Nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng Đảng – những vấn đề nhận thức thêm 1111
lượt xem 38
download
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng đảng cộng sản. Vấn đề này được V.I. Lênin xác định trong học thuyết về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, sau đó được các đảng cộng sản của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) cũng như nhiều đảng cộng sản của phong trào cộng sản quốc tế vận dụng vào trong các hoạt động của đảng mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng Đảng – những vấn đề nhận thức thêm 1111
- Nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng Đảng – những vấn đề nhận thức thêm GS.TS MẠCH QUANG THẮNG Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng đảng cộng sản. Vấn đề này được V.I. Lênin xác định trong học thuyết về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, sau đó được các đảng cộng sản của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) cũng như nhiều đảng cộng sản của phong trào cộng sản quốc tế vận dụng vào trong các hoạt động của đảng mình. Hồ Chí Minh – lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam – coi nguyên tắc tập trung dân chủ (có lúc Hồ Chí Minh gọi là chế độ dân chủ tập trung) là nguyên tắc rất quan trọng trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh coi tập trung và dân chủ phải luôn luôn đi đôi với nhau; dân chủ phải đi đến tập trung và tập trung trên cơ sở dân chủ. Gần đây nhất, trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X năm 2006, nêu rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ”, đồng thời xác định 6 nội dung cụ thể không những về “tổ chức” mà chủ yếu là về “hoạt động” hoặc “sinh hoạt” của Đảng. Đối với nguyên tắc tập trung dân chủ, chúng tôi thấy một số điểm sau đây: - C. Mác và Ph. Ăngghen chưa đề cập thật rõ vấn đề tập trung dân chủ trong xây dựng đảng của giai cấp công nhân. C. Mác và Ph. Ăngghen là những người đầu tiên xác định tính chất hoạt động của tổ chức cộng sản. Thật ra, thời của hai ông, chưa có một đảng cộng sản cụ thể nào, chỉ có Liên đoàn những người cộng sản, không rõ tính chất đảng cộng
- sản trong một nước cụ thể. Quốc tế I là tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân, không phải là một tổ chức cộng sản. Trong Điều lệ của Đồng minh những người cộng sản, nội dung của vấn đề chế độ hay nguyên tắc tập trung dân chủ chưa rõ nét lắm; ở đó chỉ đề cập vấn đề tổ chức rồi có thể bãi miễn các thành viên, v.v. - V.I. Lênin là người đầu tiên xác định một cách rõ ràng nhất nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản (đảng cộng sản), nhưng trong điều kiện cụ thể của nước Nga và sau này là Liên Xô, việc thực hiện nó có lúc còn nặng về tập trung. Gọi là đảng kiểu mới của giai cấp vô sản là để phân biệt với đảng kiểu cũ của Quốc tế II, một Quốc tế mà sau khi Ph. Ăngghen qua đời đã sa vào cải lương. Thời kỳ của V.I. Lênin, Đảng Cộng sản (b) Nga tiến hành đại hội mỗi một năm một lần; trong Đảng có sự thảo luận dân chủ, đấu tranh về tư tưởng, lý luận mạnh mẽ. Song, nhìn chung, mặt dân chủ trong xây dựng Đảng còn chưa thật đậm. - Trong quá trình hoạt động, hiện nay, trong cương lĩnh, nhiều đảng cộng sản trên thế giới không ghi nguyên tắc này vào trong cương lĩnh chính trị của mình. Nhiều đảng cộng sản không áp dụng nguyên tắc này vào trong thực tế xây dựng đảng. - Đảng Cộng sản Việt Nam, trong Điều lệ Đại hội X, ở Điều 9, nêu 6 “nội dung cơ bản” về nguyên tắc tập trung dân chủ: Nội dung cơ bản 1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Chúng ta thấy rằng, nói đến bầu cử để lập ra cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng, tức là đã nói đến dân chủ. Và, Điều lệ Đại hội X của Đảng còn xếp tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách vào nguyên tắc này. Thực ra, nếu tách riêng cũng được. Bản thân Hồ Chí Minh có lúc nói: tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung.
- Nội dung cơ bản 2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ). Chúng ta thấy nội dung này đề cập vấn đề tổ chức, cách tổ chức và thứ tự vị trí các cấp, không thật rõ phản ánh vấn đề dân chủ. Nội dung cơ bản 3. Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình. Như vậy là tự phê bình và phê bình, là một nguyên tắc sinh hoạt Đảng, được ghép vào đây. Nội dung cơ bản 4. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương. Chúng ta thấy rằng, nội dung này hoàn toàn phản ánh tính tập trung (phản ánh ở các cụm từ: “phải chấp hành”, “phục tùng”). Nội dung cơ bản 5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết cảu Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số. Nội dung cơ bản 6. Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.
- Các nội dung này nhấn mạnh về tập trung, có đề cập vấn đề thảo luận dân chủ và đảng viên có ý kiến thiểu số có quyền bảo lưu ý kiến. Từ sự nghiên cứu lý luận, học thuyết của V.I. Lênin về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, từ thực tế hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và từ tình hình của một số đảng cộng sản trên thế giới hiện nay, chúng tôi nêu lên một cách tổng quát việc nhận thức lại về nguyên tắc này như sau: Một là: Thực ra, để cắt lát, để phân biệt thật rạch ròi đâu là dân chủ, đâu là tập trung thì rất khó, và trên thực tế không nên như vậy. Bởi vì, trong tập trung đúng đắn thì đã có dân chủ, và ngược lại, trong dân chủ đúng đắn thì cũng đã có tập trung. Hai nội dung này quyện chặt với nhau, đúng như Hồ Chí Minh nhấn mạnh: tập trung và dân chủ phải “luôn luôn đi đôi với nhau”. Thật ra, đây là một nguyên tắc có dân chủ và có tập trung quyện chặt với nhau, chứ không phải nguyên tắc gồm hai vế, hoặc có lúc hiểu nó là hai nguyên tắc nhỏ trong một nguyên tắc lớn. Như vậy, với những nội dung cơ bản trên đây, chúng tôi thấy rằng, nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu, phần dân chủ và phần tập trung đã hoà quyện hữu cơ, khăng khít với nhau. Có người còn cho rằng, mục đích của việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là phải đi đến dân chủ, còn tập trung chỉ là phương tiện. Trên thực tế hoạt động của các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, thực ra tập trung lại là mục đích cần phải đạt được để thực hiện được những nội dung trong các nghị quyết, quyết định của tổ chức Đảng. Do đó, cho rằng nội dung này là mục đích, còn nội dung kia là phương tiện thì cũng không đúng. Không có cái này là phương tiện cho cái kia. Cả hai đều có vị trí, vai trò như nhau. Chúng là hai của một, đúc liền một khối trong một nguyên tắc chỉnh thể. Có thể nói rằng, hàm lượng dân chủ trong hoạt động của đảng cộng sản càng cao bao nhiêu thì tập trung càng đúng đắn bấy nhiêu và tập trung đúng đắn hay không đúng đắn, đúng đắn đến mức độ nào thì phản ánh mức độ, chất lượng của dân chủ ở trong đảng.
- Hai là: Tập trung dân chủ ở trong đảng cộng sản ở trong điều kiện đảng cầm quyền liên quan chặt chẽ với tập trung dân chủ ngoài xã hội. Hai cái tương tác nhau. Tập trung dân chủ trong đảng cộng sản cầm quyền mà tốt thì tác động tốt vào dân chủ ngoài xã hội, vào trật tự kỷ cương của xã hội. Đồng thời, dân chủ ngoài xã hội, kỷ cương ngoài xã hội mà tốt thì có ảnh hưởng đến hoạt động của Đảng. Ba là: Trên thực tế, khi thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phải cóđiều kiện tiên quyết, mà thiếu nó thì không thể thực hiện tốt nguyên tắc này được. Đây là điều mà học thuyết về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản của V.I. Lênin chưa đề cập. Vấn đề này là do thực tế cho chúng ta rút ra. Đảng Cộng sản Liên Xô là điển hình trong mặt trái về thực hiện nguyên tắc này, do đó đã để tuột mất vai trò cầm quyền của Đảng. Một mình Tổng Bí thư đã giải tán được cả Ban Chấp hành Trung ương Đảng và dẫn đến Đảng Cộng sản Liên Xô bị tan rã, còn tập thể Đảng không thể làm gì được khi Tổng Bí thư sai lầm. Cả bộ máy Bộ Nội vụ và KGB đều đặt trực tiếp, toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà cụ thể là của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, nhưng đổ vỡ thì vẫn cứ là đổ vỡ. Vậy, vấn đề không chỉ tại cơ chế, nguyên tắc, mà cái chính là những điều kiện để thực hiện nguyên tắc. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong đảng cộng sản cũng vậy, phải có những điều kiện tiên quyết để bảo đảm cho nó được thực thi, đưa lại kết quả đúng đắn, lành mạnh, tránh được độc quyền, tránh được vô chính phủ, tránh được sự lợi dụng để mưu lợi riêng, thực hiện ý đồ cá nhân. Trên thực tế, không ít sự việc tiếng là/hình thức là thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ nhưng kỳ thực là thực hiện “ý định chỉ đạo” của một ai đó, có thể là của người bí thư, có thể là của cấp trên. Bởi vì, trong sinh hoạt Đảng, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cho nên những người có ý định xấu sẽ lợi dụng tình hình đó để chi phối. Có thể có trường hợp ý đồ của một cá nhân nào đó ở trong Đảng được
- “trốn” dưới danh nghĩa của tập thể cấp trên để thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong một tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh (theo đúng thực chất) thì thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ thường là đúng đắn, không có vấn đề gì đáng lo ngại. Nhưng, đối với những tổ chức Đảng mất đoàn kết, chia rẽ, bè phái, lục đục, số đảng viên tốt ít hơn số lừng chừng, nhất là ít hơn số đảng viên thoái hoá, biến chất, thì điều gì sẽ xảy ra khi biểu quyết “thiểu số phục tùng đa số”? Chắc chắn là ở những tổ chức Đảng như thế, số đảng viên thoái hoá, biến chất đang chiếm đa số kia sẽ lũng đoạn và số đảng viên tích cực bị thiểu số sẽ luôn luôn bị lép vế. Điều này là cực kỳ tai hại, khi biểu quyết để kết nạp những người ưu tú vào Đảng và khi biểu quyết để đưa những người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng. Đó là cái vòng xoáy tuần hoàn không làm cho tổ chức Đảng mạnh lên. Bởi vì, như thế sẽ không kết nạp được những người ưu tú vào Đảng và những đảng viên thoái hoá, biến chất vẫn ở trong Đảng, dẫn đến tổ chức Đảng yếu, từ tổ chức Đảng yếu lại dẫn đến tình trạng nguyên tắc tập trung dân chủ lại bị thực hiện lệch lạc. Tình hình đó là tình hình đảng viên đông nhưng không mạnh. Vì vậy, nguyên tắc tập trung dân chủ, về mặt nào đó, là “con dao hai lưỡi”, cần thận trọng khi thực hiện nó ở trong Đảng, ứng với từng tổ chức cụ thể trong từng lúc. Nguyên tắc đó, cái “lưỡi” tốt của nó chỉ phát huy tác dụng tốt khi tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, còn nếu không, tổ chức Đảng nào mà mất đoàn kết, chia rẽ, bè phái, lục đục thì khi thực hiện thiểu số phục trùng đa số thì sẽ dẫn đến kết quả Đảng bị suy yếu. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để thực hiện thật tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tình hình hiện nay và cũng là sự nhận thức lại, nhận thức thêm từ học thuyết về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản của V.I. Lênin là: Tổ chức đảng phải trong sạch, vững mạnh; số đảng viên trong sạch, vững mạnh, số đảng viên loại I theo cách phân loại hiện nay (tất nhiên là phân loại phải chính xác) phải chiếm đa số trong một tổ chức Đảng. Điều này bảo đảm cho sự lành mạnh khi thực hiện thiểu số phục tùng đa số.
- Không như vậy thì mọi cơ chế, mọi nguyên tắc sẽ trở thành con số không, và đau nhất là nó phản tác dụng, cho chúng ta một kết quả ngược lại. Đối với một tổ chức rối ren, mất đoàn kết, kéo bè kéo cánh, rệu rã thì khi bầu cử, khi biểu quyết sẽ cho một kết quả kém. Người tốt, người tài đáng lẽ ra được bầu, được tôn vinh thì oái oăm thay họ bị cô lập, bị bao vây, kẻ xấu “lên ngôi”. Nếu “chờ được vạ” thì “má đã sưng”. Điều này dẫn đến kết quả kém cho toàn Đảng. Tình trạng này đã xảy ra ở không ít nơi, khi đề bạt, cất nhắc cán bộ. Vẫn là tập trung dân chủ đấy, theo đúng quy trình có vẻ dân chủ, công khai, nhưng bọn cơ hội chính trị, cơ hội theo kiểu kiếm chác, vẫn được đề bạt, cất nhắc vào chức vụ này, chức vụ nọ. Họ cố tình kiếm phiếu bầu bằng nịnh hót, bằng trí trá với cấp trên, bằng cả “mỵ dân, mỵ cán bộ”. Cũng có thể có trường hợp lấy ý kiến chỉ đạo của cấp trên để làm sức ép, bóp méo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhưng, éo le thay, cấp trên có khi lại là của một cá nhân nào đó có ý đồ không trong sáng. Đã hơn 100 năm trôi qua, kể từ khi học thuyết về đảng kiểu mới của giai cấp cô sản của V.I. Lênin, trong đó có nguyên tắc tập trung dân chủ, ra đời. Nguyên tắc này đã vận hành trong thực tế và có nhiều thành công nhưng do thực hiện lệch lạc, cho nên cũng không ít những hạn chế. Có khi nghị quyết tập thể lại không đúng (Ngay cả Quốc tế III – Quốc tế Cộng sản – cũng có những nghị quyết không đúng dẫn đến thiệt hại không nhỏ cho cách mạng Việt Nam mà Hồ Chí Minh không thực hiện những nghị quyết đó cho nên bị hiểu lầm, nhưng thực tế sau này chính thực hiện những quan điểm của Hồ Chí Minh nên cách mạng Việt Nam thắng lợi). Người bảo lưu ý kiến thường bị có định kiến, bị vùi dập. Mấy ai có được bản lĩnh chính trị như Hồ Chí Minh! Vấn đề cơ bản nhất cần nhận thức lại nguyên tắc tập trung dân chủ ở trong đảng cộng sản, trên cơ sở học thuyết về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản của V.I. Lênin, chính là bảo đảm điều kiện cơ bản có tính tiên quyết là cả tập thể tổ chức Đảng phải trong sạch, vững mạnh để số đảng viên tốt chiếm số đông
- trong tổ chức. Có như thế, nguyên tắc này mới trở thành một nguyên tắc cơ bản làm cho Đảng mạnh lên, không như thế thì chính nguyên tắc này lại trở thành điều làm Đảng tan rã.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng Đảng - những vấn đề nhận thức thêm
5 p | 1975 | 568
-
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng Đảng
5 p | 736 | 140
-
Bài giảng Tập trung dân chủ nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của đảng cộng sản - GV. Đỗ Tiến Khoa
90 p | 572 | 121
-
Bài giảng Tập trung dân chủ nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng - TS. Hồ Ngọc Đăng
33 p | 484 | 88
-
Chuyên đề về Nguyên tắc tập trung dân chủ xã hội chủ nghĩaI
10 p | 224 | 57
-
Bài giảng Nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của Đảng Cộng sản
20 p | 662 | 49
-
Đề cương giới thiệu chủ đề Tư tưởng Hồ Chí Minh
25 p | 267 | 39
-
Bài giảng Lý luận và nghiệp vụ công tác Đảng - Bài 2: Tập trung dân chủ nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng
28 p | 242 | 38
-
Câu hỏi ôn tập về khoa học quản lý
8 p | 244 | 30
-
Vận dụng phong cách Hồ Chí Minh trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ vào công tác xây dựng Đảng
6 p | 127 | 29
-
Tập trung dân chủ - từ nguyên tắc cơ bản về xây dựng một Đảng Mácxít cách mạng kiểu mới của V.I. Lênin đến việc vận dụng nguyên tắc đó vào xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam của chủ tịch Hồ Chí Minh
9 p | 114 | 23
-
Về nguyên tắc tập trung dân chủ
8 p | 94 | 18
-
Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ - vấn đề sống còn của Đảng trong giai đoạn hiện nay
7 p | 27 | 8
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” ở các tổ chức cơ sở Đảng trong Đảng bộ trường Sĩ quan chính trị
3 p | 167 | 7
-
Ebook Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1945-1954): Phần 2
48 p | 14 | 5
-
Kiện toàn sinh hoạt dân chủ trong các Đảng bộ
11 p | 51 | 3
-
Bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta hiện nay
19 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn