Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất Tập 58, Kỳ 3 (2017) 121-134<br />
<br />
121<br />
<br />
Nhận diện sự tồn tại của mặt mô phỏng đáy biển (BSR), những<br />
thách thức còn tồn tại trong công tác thăm dò Gas Hydrate<br />
Lê Ngọc Ánh 1,*<br />
1 Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất<br />
<br />
THÔNG TIN BÀI BÁO<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Quá trình:<br />
Nhận bài 26/3/2016<br />
Chấp nhận 02/5/2017<br />
Đăng online 28/6/2017<br />
<br />
Mặt phản xạ mô phỏng đáy biển (BSR) xuất hiện tương đối song song với<br />
đáy biển, đảo pha so với phản xạ đáy biển và thường cắt qua các phản xạ<br />
trầm tích. Có hai loại BSR chính, BSR liên quan đến gas hydrate và BSR liên<br />
quan đến quá trình diagenesis. (i) BSR liên quan đến gas hydrate được xem<br />
như là một dấu hiệu trực tiếp để nhận biết sự tồn tại của gas hydrate, được<br />
hình thành do sự tồn tại của khí tự do bên dưới đáy của đới gas hydrate ổn<br />
định, bị khống chế bởi điều kiện nhiệt độ và áp suất; (ii) BSR được hình thành<br />
do quá trình diagenesis, liên quan đến quá trình chuyển đổi opal A/opal CT.<br />
Thêm vào đó BSR có thể xuất hiện dạng kép, khi cùng lúc có hai BSR tương<br />
đối song song, BSRp và BSRs. Trong hầu hết trường hợp, BSRp thường liên<br />
quan đến gas hydrate ở trạng thái cân bằng ổn định, còn BSRs có thể là tàn<br />
dư của BSR để lại khi điều kiện nhiệt - áp thay đổi. Ngoài ra BSRs cũng có<br />
thể là BSR tạo ra do sự tồn tại hydrate của hỗn hợp metan và các thành<br />
phần nặng hơn. Sự xuất hiện BSR kép như là một dấu hiệu chỉ ra sự linh<br />
động của hydrate để thích nghi với sự thay đổi điều kiện nhiệt động dẫn đến<br />
giải phóng khí metan. Việc nghiên cứu tiềm năng gas hydrate dựa vào BSR<br />
cần hết sức cẩn thận, tránh nhầm lẫn giữa các loại BSR và cơ chế hình thành<br />
chúng, dẫn đến đánh giá sai triển vọng gas hydrate. Nghiên cứu về BSR tại<br />
thềm lục địa Cameroon phát hiện thấy mặt phản xạ mô phỏng đáy biển trải<br />
rộng và liên tục trên diện tích khoảng 350km2. Sự xuất hiện của BSR liên<br />
quan đến gas hydrate quan sát được cùng các vết lõm đáy biển (pockmark)<br />
và các cột khí (pipe). BSR có sự bất ổn (nâng lên) quan sát được tại các khe<br />
rãnh đáy biển có thể liên quan đến sự dịch chuyển của cột khí từ dưới lên<br />
làm gia tăng nhiệt độ cục bộ dẫn đến đới GHSZ mất ổn định và đáy của GHSZ<br />
dịch chuyển lên trên thiết lập trạng thái cân bằng mới. Tàn dư của BSR<br />
không quan sát thấy tại khu vực này.<br />
<br />
Từ khóa:<br />
gas hydrate, BSR liên quan<br />
đến gas hydrate, BSR liên<br />
quan đến diagenesis, BSR<br />
kép<br />
<br />
© 2017 Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tất cả các quyền được bảo đảm.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Sự xuất hiện của các phản xạ địa chấn cắt qua các<br />
tập trầm tích thường liên quan đến quá trình địa<br />
_____________________<br />
*Tác giả liên hệ.<br />
E-mail: lengocanh@humg.edu.vn<br />
<br />
chất xảy ra sau lắng đọng trầm tích. Chúng được<br />
biết đến như mặt mô phỏng đáy biển đáy biển<br />
(Bottom Simulating Reflector - BSR), được hình<br />
thành bởi các quá trình bị chi phối bởi độ sâu đáy<br />
biển, hay nói cách khác là phụ thuộc vào nhiệt độ<br />
và áp suất của trầm tích. Mặt mô phỏng đáy biển<br />
<br />
122<br />
<br />
Lê Ngọc Ánh /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 121-134<br />
<br />
thông thường được biết đến liên quan đến sự tồn<br />
tại của gas hydrate. Tuy nhiên một nguyên nhân<br />
khác ít được đề cập đến là do quá trình diagenesis<br />
của trầm tích giàu silic (Berndt và nnk, 2004).<br />
Mặt BSR liên quan đến quá trình diageneis tạo<br />
ra do sự gia tăng trở kháng (acoustic impedance)<br />
của trầm tích giàu silic tại các giai đoạn khác nhau<br />
của quá trình diagensis, từ trạng thái opal A sang<br />
opal CT và cuối cùng là quartz (Kastner, Keene và<br />
Gieskes, 1977). Ứng với mỗi trạng thái của quá<br />
trình chuyển hóa, trầm tích sẽ gia tăng mật độ dẫn<br />
đến gia tăng trở kháng. Vì vậy mà BSR liên quan<br />
đến quá trình diagenesis có cùng pha (polarity)<br />
với mặt phản xạ đáy biển. Trong khi đó, BSR liên<br />
quan đến gas hydrate tạo ra do sự giảm trở kháng<br />
giữa gas hydrate và khí tự do tích tụ bên dưới đới<br />
gas hydate ổn định (Singh và nnk, 1993; Pecher và<br />
nnk, 1996). Do đó, BSR này ngược pha với mặt<br />
phản xạ đáy biển.<br />
BSR liên quan đến gas hydate hình thành tại<br />
ranh giới giữa trầm tích chứa gas hydate phía trên<br />
và trầm tích chứa một lượng nhỏ vài phần trăm<br />
khí tự do bên dưới (Miller và nnk, 1991; Singh và<br />
nnk, 1993; MacKayet và nnk, 1994; Andreassen và<br />
nnk, 1995; Paull và nnk, 1996; Tinivella và nnk,<br />
1998). Bởi vậy, BSR được xác định là đáy của đới<br />
gas hydate ổn định. Tuy nhiên, gas hydrate chỉ ổn<br />
định ở điều kiện nhiệt-áp nhất định theo biểu đồ<br />
cân bằng pha, độ sâu của BSR vì vậy mà cũng sẽ bị<br />
khống chế bởi điều kiện nhiệt độ và áp suất. Nếu<br />
có sự thay đổi nhiệt độ và áp suất đáy biển, BSR có<br />
thể sẽ thay đổi vị trí, dịch lên hoặc xuống tạo mặt<br />
BSR mới, tương ứng với sự dịch chuyển theo<br />
phương thẳng đứng của của đáy đới gas hydate ổn<br />
định (Delisle và nnk, 1998). Một số quan sát cho<br />
thấy sự tồn tại cùng lúc của hai mặt BSR (BSR<br />
‘kép’). Như vậy khi BSR dịch chuyển sang trạng<br />
thái cân bằng mới thì tàn dư của BSR có thể vẫn<br />
còn tồn tại tại một số vị trí.<br />
Hiện nay vẫn còn nhiều câu hỏi về bản chất<br />
của sự dịch chuyển BSR. Một trong số đó là tàn dư<br />
của BSR (BSR ban đầu) có thể tồn tại bao lâu, hay<br />
mất bao lâu để mặt BSR mới có thể đạt trạng thái<br />
ổn định (cân bằng). Một số tác giả cho rằng điều<br />
này sẽ phụ thuộc vào yếu tố thời gian liên quan<br />
đến hiện tượng khuếch tán khí tạo thành dòng của<br />
khí tách ra từ gas hydate khi điều kiện cân bằng bị<br />
phá vỡ (Foucher và nnk, 2002; Bangs và nnk,<br />
2005). Tuy nhiên đây vẫn còn là câu hỏi chưa có<br />
giải đáp thỏa đáng.<br />
<br />
Để giúp cho việc định hướng trong công tác<br />
tìm kiếm thăm dò gas hydate chính xác và hiệu<br />
quả, mục tiêu của bài báo chủ yếu thảo luận về 2<br />
vấn đề chính: sự xuất hiện của không chỉ một BSR<br />
mà là hai mặt phản xạ BSR tương đối song song<br />
với nhau (sự tồn tại BSR ‘kép’) và BSR liên quan<br />
đến quá trình diagenesis hay gas hydate. Từ đó<br />
đưa ra những giả thuyết để giải thích về cơ chế<br />
hình thành các loại BSR và cách nhận biết chúng<br />
trên tài liệu địa chấn. Cuối cùng tác giả sẽ áp dụng<br />
lý thuyết để nghiên cứu trên một khu vực cụ thể là<br />
ngoài khơi Cameroon thuộc tây Phi.<br />
2. BSR liên quan đến quá trình diagenesis hay<br />
gas hydate<br />
2.1. Cách nhận diện BSR liên quan đến gas<br />
hydate trên tài liệu địa chấn<br />
BSR là mặt phản xạ khá đặc biệt thường<br />
tương đối song song với đáy biển. Ở bài báo này<br />
quy ước mặt phản xạ đáy biển là mặt phản xạ có<br />
pha phản xạ dương. Mặc dù BSR có thể được biết<br />
đến với pha phản xạ dương (positive polarity) liên<br />
quan đến quá trình diagenesis (Hein và nnk,<br />
1978), nhưng hầu hết BSR được đề cập đến có pha<br />
phản xạ âm (negative polarity) liên quan đến gas<br />
hydate (Miller và nnk, 1991). Mặt BSR hình thành<br />
tại ranh giới giữa gas hydrate phía trên và khí tự<br />
do bên dưới. Gas hydate đóng vai trò như tấm<br />
chắn để giữ khí tự do bên dưới (Miller và nnk,<br />
1991). Mặt BSR được tạo ra do sự giảm trở kháng<br />
âm khi truyền sóng từ gas hydate có mật độ lớn<br />
hơn đến đới khí tự do có mật độ thấp. Do chỉ cần<br />
một lượng nhỏ khí xuất hiện trong trầm tích sẽ<br />
làm giảm đáng kể vận tốc truyền sóng, vì vậy mặt<br />
BSR liên quan đến gas hydate thường là mặt phản<br />
xạ mạnh, tương đối rõ ràng, dễ nhận diện (Pecher<br />
và nnk, 1996; Singh và nnk, 1993).<br />
BSR là dấu hiệu chủ yếu để xác định sự tồn tại<br />
gas hydate được nhận biết chủ yếu trên tài liệu địa<br />
chấn như đã được Berndt và nnk (2014) tổng hợp<br />
cụ thể và có thể được minh họa theo tài liệu của Le<br />
và nnk (2015) như sau (Hình 1):<br />
(1) Nghịch đảo biên độ so với phản xạ đáy biển<br />
(2) Gần như song song với đáy biển<br />
(3) Thường cắt qua phản xạ của trầm tích (những<br />
trầm tích song song với sườn dốc sẽ khó nhận diện<br />
BSR cắt qua trầm tích vì góc cắt giữa BSR và trầm<br />
tích nhỏ)<br />
<br />
Lê Ngọc Ánh /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 121-134<br />
<br />
123<br />
<br />
Hình 1: Mặt cắt địa chấn minh họa cho sự đảo pha của phản khi cắt qua BSR, từ biên pha phản xạ<br />
âm (bên dưới BSR) sang pha dương (trên BSR) (Le và nnk, 2015). Xem vị trí mặt cắt trên Hình 7.<br />
<br />
Hình 2: Mặt cắt địa chấn của bể trầm tích Voring thể hiện mặt phản xạ BSR1 liên quan đến quá trình<br />
diagenesis chuyển hóa opal A thành opal CT. Sự tồn tại của mặt BSR2 vẫn chưa được giải thích rõ<br />
ràng, có thể liên quan đến quá trình mất nước của khoáng vật smectite (Berndt và nnk, 2004).<br />
(4) Gia tăng độ sâu cùng với sự gia tăng mực nước<br />
biển<br />
(5) Tồn tại đới phản xạ trắng phía trên và đới phản<br />
xạ mạnh bên dưới BSR<br />
Ngoài ra, BSR còn được quan sát thấy liên<br />
quan đến một số hiện tượng như phụt khí tạo<br />
pockmarks do đới gas hydate đóng vai trò chắn tốt<br />
gây dị thường áp suất cao cho các thân cát chứa<br />
<br />
khí ngay bên dưới BSR (Le và nnk, 2015), xuất<br />
hiện kề cần với khu vực phát triển diapir (Serie và<br />
nnk, 2016). Một điểm đáng chú ý là hiện tượng<br />
phản xạ trầm tích có thể đảo pha khi cắt qua mặt<br />
BSR. Le và nnk (2015) có đưa ra một ví dụ về hiện<br />
tượng đảo pha của trầm tích khi cắt qua BSR (Hình<br />
1). Hiện tượng này được minh giải do tồn tại tập<br />
khí nông với biên độ phản xạ mạnh.<br />
<br />
124<br />
<br />
Lê Ngọc Ánh /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 121-134<br />
<br />
Khi tập khí này tồn tại trong đới gas hydate ổn<br />
định sẽ cho phản xạ dương nhưng khi tồn tại bên<br />
dưới đới gas hydrate ổn định sẽ cho biên độ phản<br />
xạ âm.<br />
Sự đảo pha của sóng phản xạ khi cắt qua BSR<br />
có thể được giải thích do sự thay thế nước bằng<br />
hydrocarbon có thể dẫn đến sự đảo pha của phản<br />
xạ từ dương sang âm. Nếu như khí dịch chuyển<br />
vào một vỉa chứa mỏng, vỉa chứa sẽ bão hòa khí và<br />
chuyển thành vỉa chứa gas hydate nếu nó nằm<br />
trong đới gas hydate ổn định. Mức độ tập trung<br />
gas hydate càng cao trong trầm tích sẽ tạo trở<br />
kháng càng lớn (ρV) so với trầm tích xung quanh,<br />
tạo phản xạ có biên độ dương tại nóc của vỉa chứa<br />
gas hydrate. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của vỉa khí<br />
sẽ làm giảm mật độ và kéo theo giảm trở kháng,<br />
dẫn đến đảo ngược pha tạo phản xạ âm. Việc đảo<br />
pha này cũng được xem như một dấu hiệu trực<br />
tiếp nhận biết sự tồn tại của hydrocarbon (Direct<br />
Hydrocabon Indicator - DHI) tương tự như điểm<br />
sáng (bright spot) hoặc điểm mờ (dim spot)<br />
(Upadhyay, 2004).<br />
2.2. Cách nhận diện BSR liên quan đến<br />
diagenesis trên tài liệu địa chấn<br />
BSR liên quan đến diagenesis gây ra do quá<br />
trình chuyển đổi opalA/opalCT/quartz đã được<br />
quan sát thấy khá phổ biến ở bể trầm tích Voring<br />
ngoài khơi Na Uy, trên diện tích khoảng 40 000<br />
km2. Theo Berndt và nnk (2004), mặt BSR liên<br />
quan đến diagenesis có những đặc điểm như sau:<br />
(1) Cùng biên độ với phản xạ đáy biển (phản xạ<br />
dương)<br />
(2) Gần như song song với đáy biển<br />
(3) Thường cắt qua phản xạ của trầm tích<br />
BSR gần như song song với đáy biển và vì vậy<br />
mà thường cắt qua các phản xạ trầm tích (BSR1<br />
trên Hình 2). BSR liên quan đến diagenesis xuất<br />
hiện với phản xạ dương do sự tăng trở kháng âm,<br />
điều này cũng hợp với logic khi mật độ của trầm<br />
tích tăng cùng với quá trình chuyển đổi từ opal A<br />
sang opal CT (Hein và nnk, 1978). Nhiệt độ bắt gặp<br />
BSR khoảng 16 - 37,5oC chính là nhiệt độ xảy ra<br />
quá trình chyển đổi opal A sang opal CT (Grutzner<br />
& Mienert, 1999; Kuramoto và nnk, 1992).<br />
2.3. Phân biệt BSR tạo bởi gas hydate và BSR tạo<br />
bởi quá trình diagenesis<br />
Mặt phản xạ BSR từ lâu đã được xem như là<br />
<br />
dấu hiệu trực tiếp để xác định sự tồn tại của gas<br />
hydate. Tuy nhiên, BSR không chỉ được tạo ra do<br />
sự tồn tại của gas hydate mà còn có thể được tạo<br />
ra do quá trình diagenesis (Hình 2). Về cơ bản các<br />
mặt mô phỏng đáy biển này giống nhau trên băng<br />
địa chấn và rất dễ nhầm lẫn, khó phân biệt.<br />
Berndt và nnk (2014) đã nghiên cứu và rút ra<br />
những đặc điểm cơ bản để phân biệt sự tồn tại của<br />
BSR liên quan đến quá trình diagenesis và BSR liên<br />
quan đến gas hydate, giúp cho giảm thiểu rủi ro<br />
cho công tác khoan khi khoan qua gas hydates và<br />
túi khí cũng như hiểu rõ hơn về đặc điểm thạch<br />
học liên quan đến từng loại BSR.<br />
Những đặc điểm này đã được công nhận rộng<br />
rãi và xem như những tiêu chí để nhận biết loại<br />
BSR, có thể tóm tắt lại như trong Bảng 1.<br />
Tiêu chí đầu tiên dễ dàng nhận biết nhất là sự<br />
khác biệt về pha phản xạ, BSR liên quan đến gas<br />
hydate xuất hiện một cách rõ ràng với pha phản xạ<br />
âm do tồn tại của khí tự do bên dưới gas hydrate<br />
trong khi đó BSR liên quan đến diagenesis xuất<br />
hiện kém rõ ràng hơn với pha phản xạ dương do<br />
quá trình chuyển hóa opal A/opal CT.<br />
Độ sâu của BSR cũng được sử dụng để phân<br />
biệt 2 loại BSR. BSR liên quan đến gas hydrate<br />
thường gia tăng độ sâu bên dưới đáy biển cùng với<br />
sự gia tăng độ sâu nước biển (độ sâu bị khống chế<br />
bởi điều kiện ổn định của gas hydate). Bên cạnh<br />
đó, BSR liên quan đến diagenesis có độ sâu thường<br />
không đổi dưới đáy biển hay thậm chí giảm dần<br />
cùng với sự gia tăng độ sâu nước biển do quá trình<br />
chuyển đổi sớm của opal tại áp suất lớn hơn. Nhìn<br />
chung BSR liên quan đến quá trình diagenesis sẽ<br />
tồn tại ở độ sâu lớn hơn BSR liên quan đến gas<br />
hydate vì chúng xuất hiện ở nhiệt độ khoảng 35 50oC trong khi đó gas hydate không ổn định ở<br />
nhiệt độ lớn hơn 25oC.<br />
Nếu biết thành phần thạch học, thì đây cũng sẽ là<br />
tiêu chí dùng để phân biệt được BSR loại gì. BSR<br />
liên quan đến diagenesis chỉ xuất hiện tại các trầm<br />
tích giàu silic để có thể xảy ra quá trình chuyển đổi<br />
opal A/opal CT. Thêm vào đó, BSR liên quan đến<br />
gas hydrate không tồn tại trong trầm tích<br />
glacigenic debris flow hoặc rất mịn (Bunz và nnk,<br />
2003).<br />
Biên độ phản xạ địa chấn của hai loại BSR<br />
cùng có sự thay đổi cường độ nhưng với những<br />
nguyên nhân khác nhau. BSR liên quan đến gas<br />
hydate có thể xuất hiện cùng với vùng phản xạ<br />
trắng phía trên BSR do sự đông cứng của khối gas<br />
<br />
Lê Ngọc Ánh /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 121-134<br />
<br />
hydrate (Chand & Minshull, 2004) và gia tăng<br />
biên độ phản xạ bên dưới BSR gây bởi khí tự do bị<br />
nhốt bên dưới BSR.<br />
Điều này tạo sự tương phản mạnh của trở<br />
kháng và tạo BSR có biên độ mạnh. Ngược lại nếu<br />
không có hoặc có không đáng kể lượng khí bị nhốt<br />
dưới BSR, mặt BSR sẽ có biên độ yếu (Le và nnk,<br />
2015). BSR liên quan đến quá trình diagenesis<br />
cũng có sự thay đổi cường độ phản xạ như vậy,<br />
liên quan chủ yếu đến sự phân bố của silic trong<br />
trầm tích (Berndt và nnk, 2004).<br />
<br />
125<br />
<br />
3. BSR ‘kép’<br />
Phản xạ kép BSRs (tồn tại hai mặt phản xạ BSR<br />
tương đối song song với nhau) liên quan đến gas<br />
hydate đã được phát hiện ở nhiều khu vực trên thế<br />
giới tiêu biểu như ngoài khơi Oregon (Bangs và<br />
nnk, 2005), Nankai slope (Foucher và nnk, 2002),<br />
thềm lục địa Na Uy (Andreassen và nnk, 2000);<br />
phía Tây biển Ross (Geletti and Busetti, 2011).<br />
Những nghiên cứu này đã chỉ ra sự tồn tại của hai<br />
mặt phản xạ BSR nằm ở các độ sâu khác nhau<br />
(Hình 3 và Bảng 2).<br />
<br />
Bảng 1: Dấu hiệu nhận biết BSR liên quan đến gas hydate và BSR liên quan đến quá trình diagenesis (theo<br />
Berndt và nnk, 2004)<br />
BSR liên quan đến gas hydate<br />
<br />
BSR liên quan đến quá trình diagenesis<br />
<br />
Độ sâu<br />
<br />
Tăng dần cùng với gia tăng mực nước<br />
biển<br />
<br />
Thường không thay đổi hoặc thậm chí giảm dần cùng với sự<br />
gia tăng mực nước biển.<br />
Thường nằm sâu hơn<br />
<br />
Nhiệt độ<br />
<br />
< 25oC<br />
<br />
~ 35oC - 50oC<br />
<br />
Phản xạ<br />
<br />
Đảo pha, ngược với phản xạ đáy biển<br />
<br />
Cùng pha với phản xạ đáy biển<br />
<br />
Thạch học<br />
<br />
Không xuất hiện cùng với trầm tích hạt Xuất hiện trong các trầm tích giàu silic để quá trình chuyển<br />
rất mịn<br />
đổi từ opal A sang opal CT diễn ra.<br />
<br />
Hình 3. (a) Tuyến địa chấn dài 1,5km cắt qua đỉnh sườn dốc chứa gas hydate. BSRp song song và<br />
đảo pha với đáy biển, cắt qua các phản xạ. BSRs nằm dưới BSRp khoảng 20m - 40m và gần như<br />
song song với BSRp, có cùng pha với BSRp nhưng biên độ phản xạ yếu hơn và không liên tục. (b)<br />
Mô hình địa chấn CMP tại vị trí 243 trên tuyến địa chấn (a) được xây dựng để biểu diễn mô hình<br />
vận tốc và mật độ minh họa cho BSRp và BSRs (Bangs và nnk, 2005).<br />
<br />