NHÂN GIỐNG IN VITRO LAN HOÀNG THẢO KÈN<br />
(DENDROBIUM LITUIFLORUM Lindl.)<br />
Phạm Văn Lộc, Lê Thị Hoài Thương<br />
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM<br />
Ngày gửi bài: 09/5/2016<br />
<br />
Ngày chấp nhận đăng: 17/5/2016<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) là loài lan rừng đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam.<br />
Nghiên cứu này xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây hoàng thảo kèn bao gồm phát sinh PLBs từ chồi, tái<br />
sinh chồi, tạo rễ. Chồi in vitro được nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung TDZ ở các nồng độ khác nhau để phát<br />
sinh protocorm like bodies (PLBs). Ở nồng độ TDZ 2,0 mg/l cho tỷ lệ phát sinh PLBs cao nhất. Chồi phát sinh<br />
tốt nhất trên môi trường MS có bổ sung TDZ 1,5mg/l. Môi trường MS có bổ sung NAA 0,5 mg/l thích hợp để<br />
tạo rễ in vitro. Kết quả này có thể được sử dụng trong nhân giống cây hoàng thảo kèn ở quy mô lớn cũng như tạo<br />
tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo trên đối tượng này.<br />
Từ khóa: Dendrobium lituiflorum, NAA, PLBs, TDZ, vi nhân giống.<br />
MICROPROPAGATION OF DENDROBIUM LITUIFLORUM Lindl.<br />
ABSTRACT<br />
Dendrobium lituiflorum Lindl. is endemic, rare and threatened Vietnam orchids. In this study, the initial<br />
protocol of Dendrobium lituiflorum micropropagation was examined; consisting of protocorm like bodies<br />
(PLBs) regeneration, shoot regeneration and rooting. In vitro shoot of Dendrobium lituiflorum were cultured on<br />
MS medium supplemented with TDZ for PLBs regeneration. PLBs efficiently developed on MS medium<br />
containing TDZ 2,0 mg/l. The highest rate of shoot regeneration was induced on MS medium supplemented with<br />
1,5 mg/l TDZ. Shoots were allowed to root in vitro on medium containing NAA 0,5mg/l. These results set the<br />
fundamentals for further studies on rapid propagation, biologically active nature compounds in these plants.<br />
Key words: Dendrobium lituiflorum, micropropagation, NAA, PLBs, TDZ.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việt Nam là quốc gia nhiệt đới, thích hợp cho sự phát triển của các loài lan. Lan rừng ở<br />
nước ta rất phong phú với nhiều chủng loại. Nhiều loài mới được phát hiện mô tả gần đây như<br />
Bulbophyllum paraemarginatum, Bulbophyllum sinhoense, Cheirostylis foliosa, Goodyera<br />
rhombodoides,… (Leonid, 2007). Trong đó hoàng thảo (Dendrobium) là chi phổ biến và có<br />
giá trị về nhiều mặt (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2008). Tại Việt Nam, có khoảng<br />
107 loài hoàng thảo đã được xác định.<br />
Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) là lan rừng đặc hữu của nước ta. Đây<br />
là một trong những loài lan đẹp và quý hiếm. Ngày nay, do nạn phá rừng và khai thác quá<br />
mức, hoàng thảo kèn đang mất dần trong tự nhiên. Vì thế nếu không có những biện pháp bảo<br />
vệ và nhân giống kịp thời, loài lan này có nguy cơ tuyệt chủng (Chowdhery, 2001).<br />
Phương pháp nhân giống lan bằng phương pháp truyền thống (gieo hạt, tách bụi,...) mất<br />
nhiều thời gian và không hiệu quả (Martin và Madassery, 2006). Dựa trên tính toàn năng của<br />
tế bào thực vật, kỹ thuật nuôi cấy mô là phương pháp được sử dụng trong nhân giống các cây<br />
trồng có giá trị với khả năng tạo ra số lượng lớn trong thời gian ngắn với chi phí thấp, tỷ lệ<br />
cây sống cao. Đây là biện pháp góp phần bảo vệ, phát triển nguồn gen của loài thực vật quý<br />
hiếm này (Hazarika, 2006).<br />
Trên thế giới đã có một số công bố nhân giống hoàng thảo kèn. Năm 2004, Chang và<br />
cộng sự đã nghiên cứu thành công môi trường và các điều kiện nuôi cấy lan hoàng thảo kèn từ<br />
hạt qua quá trình phát sinh PLBs. Năm 2008, Meera và cộng sự đã nghiên cứu quy trình nhân<br />
27<br />
<br />
giống in vitro Dendrobium lituiflorum Lindl. Qua con đường phát sinh PLBs. Năm 2009,<br />
Shivani và cộng sự đã nghiên cứu môi trường nhân nhanh lan hoàng thảo kèn bổ sung dịch<br />
chiết chuối trên môi trường KC. Chưa thấy công bố của các tác giả Việt Nam trong nhân<br />
giống in vitro loài lan này.<br />
Nghiên cứu này của chúng tôi nhằm xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây hoàng<br />
thảo kèn phục vụ cho mục đích nhân giống cây này ở quy mô lớn.<br />
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
2.1. VẬT LIỆU<br />
Nghiên cứu sử dụng chồi in vitro hoàng thảo kèn sau 60 ngày gieo hạt đang lưu giữ tại<br />
Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học Thực vật - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm<br />
Tp.HCM.<br />
2.2. PHƯƠNG PHÁP<br />
Khử trùng hạt, gieo hạt tạo chồi in vitro<br />
Quả lan được rửa sạch dưới vòi nước chảy, sau đó rửa lại với xà phòng loãng trong 20<br />
phút. Tiếp theo quả được ngâm trong cồn 70o trong 2 phút, cuối cùng ngâm trong dung dịch<br />
javel 30% trong 10 phút với và rửa lại 3 lần với nước cất vô trùng. Sau khi khử trùng, dùng<br />
dao cắt dọc theo chiều dài của quả lan, tách lấy hạt và cấy lên môi trường MS có chứa 20 g/l<br />
saccharose, 8 g/l agar, 150 ml/l nước dừa và bổ sung 0,5 mg/l BA để tạo chồi.<br />
Phát sinh PLBs từ chồi: Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ TDZ lên sự phát sinh PLBs<br />
Đoạn chồi in vitro được cấy vào môi trường MS cơ bản có bổ sung 150 ml/l nước dừa, 20<br />
g/l đường saccharose, 8 g/l agar, bổ sung TDZ ở các nồng độ khác nhau (0 ÷ 3,0 mg/l) để phát<br />
sinh PLBs.<br />
Tái sinh chồi: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ BA, TDZ lên sự tái sinh chồi từ PLBs<br />
PLBs được cấy vào môi trường MS cơ bản có chứa 150 ml/l nước dừa, 20 g/l đường<br />
saccharose, 8 g/l agar và bổ sung BA ở các nồng độ khác nhau (0 ÷ 2,5 mg/l), TDZ ở các<br />
nồng độ khác nhau (0 ÷ 2,5 mg/l) để tái sinh chồi.<br />
Tạo rễ: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ NAA lên sự tạo rễ<br />
Chồi in vitro đã đủ 2 – 3 lá thật, chiều cao khoảng 2 – 3 cm được cắt bỏ rễ, sau đó cấy<br />
vào môi trường MS cơ bản có chứa 150 ml/l nước dừa, 20 g/l đường saccharose, 8 g/l agar và<br />
bổ sung NAA các nồng độ khác nhau (0 ÷ 2,0 mg/l) để tạo rễ.<br />
Môi trường nuôi cấy:<br />
Môi trường nuôi cấy là môi trường MS cơ bản (Murashige và Skoog, 1962) có bổ sung<br />
20 g/l saccharose, 8 g/l agar, các chất điều hòa tăng trưởng thực vật tùy theo từng thí nghiệm,<br />
pH được điều chỉnh = 5,8 trước khi hấp khử trùng.<br />
Điều kiện nuôi cấy:<br />
Thời gian chiếu sáng: 16h/ngày, cường độ chiếu sáng: 2500±200 lux, nhiệt độ: 25±2 0C,<br />
độ ẩm trung bình: 70±2%.<br />
Bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu:<br />
<br />
28<br />
<br />
Các thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 5 lần lặp lại.<br />
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Statgraphics Centurion XV.I, sử dụng trắc<br />
nghiệm đa biên độ Duncan với độ tin cậy 95%.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Phát sinh PLBs từ chồi: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ TDZ lên sự phát sinh PLBs<br />
Kết quả phát sinh PLBs sau 45 ngày nuôi cấy được trình bày ở bảng 1.<br />
Bảng 1. Ảnh hưởng của nồng độ TDZ lên sự tái sinh PLBs<br />
NT<br />
<br />
Nồng độ<br />
TDZ (mg/l)<br />
<br />
Tỷ lệ phát sinh<br />
<br />
A0<br />
A1<br />
A2<br />
A3<br />
A4<br />
<br />
0,0<br />
0,5<br />
1,0<br />
1,5<br />
2,0<br />
<br />
0,0 ± 0,0a<br />
8,0 ± 4,9a<br />
20,0 ± 12,7ab<br />
36,0 ± 9,8bc<br />
52,0 ± 10,2c<br />
<br />
A5<br />
<br />
2,5<br />
<br />
40,0 ± 7,5bc<br />
<br />
A6<br />
<br />
3,0<br />
<br />
24,0 ± 4,2ab<br />
<br />
Đặc điểm PLBs<br />
<br />
(%)<br />
<br />
Không phát sinh PLBs<br />
Tạo thành cụm, nhỏ, màu xanh nhạt<br />
Tạo thành cụm, to, màu xanh đậm<br />
Tạo thành cụm, to, màu xanh đậm<br />
Hình thành riêng lẻ, to, màu xanh đậm<br />
Hình thành riêng lẻ, to, màu xanh<br />
vàng, xuất hiện chồi<br />
Tạo thành cụm, nhỏ, màu vàng nhạt,<br />
già hoá nhanh<br />
<br />
*Các mẫu tự khác nhau biểu diễn mức độ sai biệt có ý nghĩa khác nhau (theo cột) ở độ tin cậy 95%.<br />
<br />
Kết quả cho thấy trên môi trường có bổ sung TDZ tất cả mẫu cấy đều tạo PLBs. Môi<br />
trường đối chứng (không bổ sung TDZ) không tạo PLBs. Điều này chứng tỏ TDZ có hiệu quả<br />
trong kích thích tạo PLBs từ chồi hoàng thảo kèn. Nồng độ 2,0 mg/l TDZ cho tỉ lệ phát sinh<br />
PLBs cao nhất (52%). PLBs bắt đầu hình thành sau 22 ngày nuôi cấy. Khi tăng nồng độ TDZ<br />
từ 2 đến 3 mg/l, tỷ lệ phát sinh PLBs có xu hướng giảm, PLBs già hoá nhanh. Có thể do TDZ<br />
là chất có hoạt tính cytokinin và cũng có hoạt tính auxin nên khi sử dụng ở nồng độ cao<br />
thường gây ức chế sự tái sinh của mẫu dẫn đến hiện tượng mẫu chuyển sang màu vàng nâu<br />
(Dương Tấn Nhựt, 2011).<br />
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Panjan và Kamnoon (2011) phát sinh<br />
PLBs trên lan Dendrobium Dwarf trên môi trường có bổ sung 18µM TDZ cho hiệu quả phát<br />
sinh cao nhất với tỷ lệ 86,4% sau 9 tuần nuôi cấy.<br />
<br />
Hình 1. PLBs trong môi trường MS bổ sung TDZ ở các nồng độ khác nhau<br />
sau 45 ngày nuôi cấy.<br />
A. 0,0 mg/l; B. 0,5 mg/l; C. 1,0 mg/l; D.1,5 mg/l; E. 2,0 mg/l; F. 2,5 mg/l; G. 3,0 mg/l<br />
29<br />
<br />
3.2. Tái sinh chồi: Khảo sát ảnh hưởng của BA, TDZ lên sự tái sinh chồi từ PLBs<br />
Kết quả tái sinh chồi từ PLBs sau 45 ngày nuôi cấy được trình bày ở bảng 2 và hình 3.<br />
Bảng 2. Ảnh hưởng của nồng độ BA, TDZ lên sự tái sinh chồi từ PLBs.<br />
NT Nồng<br />
độ BA<br />
(mg/l)<br />
B0<br />
0,0<br />
<br />
Nồng độ<br />
TDZ<br />
(mg/l)<br />
<br />
Số chồi/mẫu<br />
<br />
0,0<br />
<br />
7,3 ± 0,9a<br />
<br />
Lớn, cao, xanh nhạt, xuất hiện rễ<br />
<br />
Đặc điểm hình thái chồi<br />
<br />
B1<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,0<br />
<br />
8,3 ± 1,5ab<br />
<br />
Lớn, cao, xanh nhạt<br />
<br />
B2<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
20,0 ± 4,4abc<br />
<br />
Lớn, cao, xanh nhạt<br />
<br />
B3<br />
<br />
1,5<br />
<br />
0,0<br />
<br />
23,7 ± 7,0c<br />
<br />
Lớn, cao, xanh nhạt<br />
<br />
B4<br />
<br />
2,0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
22,3 ± 10,7bc<br />
<br />
Lớn, cao, xanh nhạt<br />
<br />
B5<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0,0<br />
<br />
41,3 ± 4,3d<br />
<br />
Nhỏ, cao, xanh nhạt<br />
<br />
B6<br />
<br />
0,0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
21,0 ± 5,3abc<br />
<br />
Lớn, thấp, không đều, xanh đậm<br />
<br />
B7<br />
<br />
0,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
28,7 ± 4,9cd<br />
<br />
Lớn, thấp, không đều, xanh đậm<br />
<br />
B8<br />
<br />
0,0<br />
<br />
1,5<br />
<br />
32,7 ± 1,8cd<br />
<br />
B9<br />
<br />
0,0<br />
<br />
2,0<br />
<br />
18,6 ± 5,2abc<br />
<br />
Lớn, cao, không đều, xanh đậm<br />
Lớn, thấp, không đều, xanh đậm<br />
<br />
B10<br />
<br />
0,0<br />
<br />
2,5<br />
<br />
6,7 ± 2,0a<br />
<br />
Lớn, thấp, không đều, xanh nhạt<br />
<br />
*Các mẫu tự khác nhau biểu diễn mức độ sai biệt có ý nghĩa khác nhau (theo cột) ở độ tin cậy 95%.<br />
<br />
Kết quả thí nghiệm cho thấy trên môi trường MS bổ sung nồng độ BA và TDZ khác nhau<br />
cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa các nghiệm thức. Đối với khả năng tạo chồi ở cây lan hoàng<br />
thảo kèn thì BA tỏ ra kém hiệu quả hơn TDZ.<br />
Sau 45 ngày nuôi cấy, trên môi trường không bổ sung BA và TDZ các mẫu PLBs vẫn<br />
cảm ứng tạo chồi. Tuy nhiên chồi mới xuất hiện chậm, số lượng ít, kích thước to và có rễ.<br />
Trên các môi trường có bổ sung TDZ đều có sự hình thành chồi mới. Khi tăng nồng độ TDZ<br />
(0÷) số lượng chồi hình thành tăng dần. Khả năng tạo chồi cao nhất đạt được trên môi trường<br />
bổ sung 1,5 mg/l TDZ. Tỷ lệ mẫu cấy tạo chồi có xu hướng giảm khi tiếp tục tăng nồng độ<br />
TDZ đến 2,5 mg/l, những chồi tạo ra có hình dạng không rõ ràng. Do TDZ là một chất có hoạt<br />
tính cytokinin mạnh và cũng có hoạt tính auxin nên khi dùng ở nồng độ cao sẽ gây ức chế sự<br />
tái sinh của mẫu (Dương Tấn Nhựt, 2011). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của<br />
Nguyễn Thanh Tùng và cộng sự (2010) khi sử dụng TDZ để tái sinh chồi từ PLBs lan hoàng<br />
thảo thân gãy (Dendrobium aduncum). Kết quả cho thấy trên môi trường TDZ bổ sung 2,0<br />
mg/l TDZ cho hiệu quả tái sinh cao nhất (3 chồi/mẫu). Nhìn chung, trên môi trường có bổ<br />
sung TDZ khả năng tái sinh chồi cao và nhanh, tuy nhiên có chồi tạo ra nhỏ, thấp và không<br />
đồng đều.<br />
Trên môi trường có bổ sung BA, chồi tái sinh từ PLBs chậm hơn và số lượng chồi tạo ra<br />
trên mẫu ít hơn so với trên TDZ. Điều này tạo thuận lợi cho quá trình kéo dài chồi bởi các<br />
chồi không phải cạnh tranh dinh dưỡng, do đó các chồi hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần<br />
30<br />
<br />
thiết và phát triển cao hơn. Khi tăng nồng độ BA từ 0÷2,5 mg/l số lượng chồi tăng dần. Trên<br />
môi trường có bổ sung 2,5 mg/l BA cho số chồi được tạo thành cao nhất (41,3 chồi/mẫu).<br />
<br />
A<br />
<br />
0,5 cm<br />
<br />
B<br />
<br />
0,5 cm<br />
<br />
C<br />
<br />
0,5 cm<br />
<br />
D<br />
<br />
0,5 cm<br />
<br />
E<br />
<br />
0,5 cm<br />
<br />
F<br />
<br />
0,5 cm<br />
<br />
Hình 2. Chồi trên môi trường MS bổ sung TDZ với các nồng độ khác nhau sau<br />
45 ngày nuôi cấy.<br />
A. 0,0 mg/l; B. 0,5 mg/l; C. 1,0 mg/l; D.1,5 mg/l; E. 2,0 mg/l; F. 2,5 mg/l.<br />
<br />
Hình 3. Chồi trong môi trường MS bổ sung BA với các nồng độ khác nhau sau 45 ngày<br />
nuôi cấy.<br />
A. 0,0 mg/l; B. 0,5 mg/l; C. 1,0 mg/l; D.1,5 mg/l; E. 2,0 mg/l; F. 2,5 mg/l<br />
Tạo rễ: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ NAA lên sự tạo rễ<br />
Kết quả tạo rễ sau 30 ngày nuôi cấy được trình bày ở bảng 3<br />
Bảng 3. Ảnh hưởng của nồng độ NAA lên sự tạo rễ cây hoàng thảo kèn<br />
Nồng độ NAA<br />
Số lượng rễ/cây<br />
Chiều dài rễ (cm)<br />
NT<br />
(mg/l)<br />
C0<br />
<br />
0<br />
<br />
5,7 ± 1,3a<br />
<br />
0,88 ± 0,13a<br />
<br />
C1<br />
<br />
0,5<br />
<br />
15,3 ± 1,9c<br />
<br />
2,18 ± 0,19c<br />
<br />
C2<br />
<br />
1,0<br />
<br />
10,3 ± 0,9b<br />
<br />
1,71 ± 0,15bc<br />
<br />
C3<br />
<br />
1,5<br />
<br />
7,7 ± 0,3ab<br />
<br />
1,31 ± 0,22ab<br />
<br />
C4<br />
<br />
2,0<br />
<br />
5,3 ±1,2a<br />
<br />
1,00 ± 0,26a<br />
<br />
*Các mẫu tự khác nhau biểu diễn mức độ sai biệt có ý nghĩa khác nhau (theo cột) ở độ tin cậy 95%.<br />
<br />
Kết quả cho thấy môi trường không bổ sung NAA rễ vẫn hình thành. Điều này chứng tỏ<br />
auxin nội sinh được hình thành ở chồi và di chuyển xuống dưới gốc để cảm ứng tạo rễ.<br />
31<br />
<br />