Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP NHIỄM TRÙNG VẾT MỔ<br />
SAU CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ<br />
Nguyễn Tuấn Như, Lương Hữu Đăng**<br />
TÓM TẮT<br />
Giới thiệu: Chúng tôi mô tả một trường hợp nhiễm trùng vết mổ sau cấy ốc tai điện tử với một quá trình<br />
điều trị khá phức tạp.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả 1 trường hợp bệnh.<br />
Kết quả: Bệnh nhân nam, 18 tháng, điếc sâu hoàn toàn 2 tai được chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử.<br />
Sau phẫu thuật vết thương không lành,bệnh nhân đã trải qua 2 lần phẫu thuật để cắt lọc vết thương, rửa sạch<br />
toàn vùng mổ và chuyển vạt cân cơ thái dương để che kín điện cực. Tình trạng nhiễm trùng được xác định<br />
nguyên nhân là do Acinetobacter.<br />
Kết luận: Trong trường hợp vết thương nhiễm trùng thì nên mở vết thương để bơm rửa vết thương trước.<br />
Nếu điện cực bị bộc lộ thì nên sử dụng vạt cân đủ để che kín điện cực.<br />
Từ khóa: nhiễm trùng vết mổ cấy ốc tai, vạt cân cơ thái dương.<br />
ABSTRACT<br />
A CASE REPORT OF A POST-COCHLEAR IMPLANT WOUND INFECTION<br />
Nguyen Tuan Nhu, Luu Huu Dang<br />
Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 29 - 33<br />
Introduction: We describe a complicated case of a post – cochlear implant wound infection<br />
Method: A case report<br />
Result: An 18 months age boy with bilateral deafness was indicated for cochlear implant operation. After<br />
surgery, the wound did not heal so he had suffered from 2 more operations. The purpose of operation is to<br />
debridement and to use temporal fascia flap to cover the electrode. Acinetobacter is cultured from wound infection.<br />
Conclusion: In case that wound infection happens, debridement should be done carefully. The temporal<br />
fascia flap should be used to cover the electrode.<br />
Key words: post-cochlear implant wound infection, temporalis muscle flap.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ thành công sử dụng ốc tai điện tử Nucleus 22(1).<br />
Từ thời điểm đó đến nay, hơn 120.000 trường<br />
Ốc tai điện tử là một thiết bị điện tử giúp<br />
hợp phẫu thuật cấy ốc tai điện tử đã được thực<br />
phục hồi sức nghe cho những bệnh nhân bị nghe<br />
hiện trên toàn thế giới. Tỉ lệ biến chứng do phẫu<br />
kém từ mức độ nặng đến điếc sâu hoàn toàn.<br />
thuật được báo cáo đến nay tương đối thấp và<br />
Thiết bị này được chế tạo dựa trên nguyên tắc<br />
cho thấy rằng đây là một phẫu thuật tương đối<br />
tạo ra những kích thích điện tác động lên dây<br />
an toàn so với các phẫu thuật khác.<br />
thần kinh thính giác, thay thế cho chức năng của<br />
ốc tai đã bị hư hại. Kỷ nguyên của phẫu thuật Tuy nhiên cũng giống như tất cả các cuộc<br />
cấy ốc tai điện tử đa kênh được bắt đầu từ năm phẫu thuật khác, cấy ốc tai điện tử cũng có<br />
1984 với ca phẫu thuật đầu tiên được thực hiện những nguy cơ biến chứng riêng của nó. Các<br />
<br />
<br />
* Đại học Y dược TPHCM Bộ môn TMH, Đại học y dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: BS. Lương Hữu Đăng ĐT: 01234396177 Email: dang167@yahoo.com<br />
<br />
<br />
Tai Mũi Họng 29<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016<br />
<br />
biến chứng sau mổ là một trong những vấn đề cấy tương đối khả quan. Mặc dù đã nắm bắt khá<br />
khó khăn và phức tạp nhất đối với người phẫu hoàn chỉnh quá trình chuyển giao công nghệ của<br />
thuật viên, thường liên quan đến độ phức tạp các chuyên gia nước ngoài cũng như đã có<br />
của cuộc mổ, tay nghề của phẫu thuật viên cũng những sự chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng trong quá<br />
như nguy cơ liên quan đến việc đưa một vật lạ trình phẫu thuật, chúng tôi cũng đã gặp phải<br />
lớn vào trong cơ thể. một số trường hợp biến chứng sau phẫu thuật.<br />
Theo tác giả Cohen(3) các biến chứng của Thường các biến chứng chủ yếu tập trung vào<br />
phẫu thuật thường được chia thành 2 nhóm: nhóm nguy cơ thấp. Tuy nhiên chúng tôi cũng<br />
nhóm có nguy cơ cao nếu các biến chứng nặng đã gặp một trường hợp nhiễm trùng vết mổ sau<br />
thường đòi hỏi phải nằm viện điều trị lâu ngày cấy ốc tai điện tử với một quá trình điều trị khá<br />
và có thể đòi hỏi kết hợp thêm phẫu thuật khác phức tạp.<br />
và nhóm có nguy cơ thấp nếu các biến chứng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
nhẹ có thể theo dõi tại nhà hoặc không cần điều<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
trị gì thêm. Thường các biến chứng nặng có thể<br />
Mô tả 1 trường hợp bệnh.<br />
gặp phải bao gồm: phản ứng với thuốc gây mê,<br />
nhiễm trùng tại chỗ hoặc toàn thân, chảy máu, Đối tượng nghiên cứu<br />
tổn thương dây thần kinh mặt, mất khả năng Chúng tôi trình bày 1 trường hợp nhiễm<br />
nghe còn lại của tai được cấy, vết thương lành trùng vết mổ sau cấy ốc tai tại bệnh viện Nhi<br />
không tốt, vôi hóa tai trong, chóng mặt tạm thời Đồng 1 vào tháng 6/2013.<br />
hoặc kéo dài, viêm màng não hay cần phải thám Bệnh nhân nam, 18 tháng. Cân nặng: 14 kg.<br />
sát đặt lại khi điện cực cấy không hoạt động... Chẩn đoán: Điếc sâu 2 tai. Thời gian mang máy<br />
Trong một nghiên cứu tại Birmingham trợ thính : 03 tháng. Các xét nghiệm kiểm tra tiền<br />
(Anh)(4), tỉ lệ biến chứngsau phẫu thuật thuộc phẫu không phát hiện bất thường. CT - MRI :<br />
nhóm nguy cơ cao được báo cáo vào khoảng không bất thường.<br />
3,2% trên 100 bệnh nhân được cấy ốc tai điện tử. Nhập viện : 20/06/2013. Phẫu thuật cấy ốc tai<br />
Một nghiên cứu tương tự tại Izmir (Thổ Nhĩ : 24/06/2013. Thời gian nằm viện: 36 ngày.<br />
Kỳ)(6) trên 227 ca cấy ốc tai điện tử được thực Hậu phẫu ngày thứ 7phù nề quanh vết mổ.<br />
hiện ở trẻ em cho kết quả tỉ lệ biến chứng của<br />
Hậu phẫu ngày thứ 10 (Vancomycine).<br />
nhóm nguy cơ cao và thấp lần lượt là 12,33% và<br />
6,6%. Trong một báo cáo tại Manchester (Anh) từ<br />
tháng 6/1998 đến tháng 6/2002 trên 240 bệnh<br />
nhân được cấy ốc tai điện tử, tỉ lệ biến chứng<br />
tương đối khá cao, với 6,25% ở nhóm có nguy cơ<br />
cao và 25,45% ở nhóm có nguy cơ thấp. Trong<br />
một thử nghiệm nhỏ trên nhóm 30 bệnh nhân<br />
được cấy ốc tai tại Ý(1) ghi nhận có 2 trường hợp<br />
gặp biến chứng với nguy cơ cao chiếm 6,6%.<br />
Tại bệnh viện Nhi Đồng 1, chúng tôi đã bước<br />
đầu triển khai phẫu thuật cấy ốc tai điện tử trên Hình 1: Hậu phẫu ngày thứ 14 :<br />
nhóm những bệnh nhi nghe kém nặng và sâu - Cắt lọc đóng lại vết thương- Cấy dịch vết<br />
với mong muốn phục hồi sức nghe và ngôn ngữ thương.<br />
cho các bé. Trong thời gian từ năm 2010 đến nay, Hậu phẫu ngày thứ 17: Vi khuẩn đa kháng:<br />
chúng tôi đã thực hiện được 32 ca cấy ốc tai điện Acinetobacter. Hội chẩn: Nhiễm, Vi sinh. Điều<br />
tử với hầu hết các trường hợp đều có kết quả sau trị : Imipenem.<br />
<br />
<br />
30 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Hậu phẫu ngày thứ 17 Hình 3: Hậu phẫu ngày thứ 24<br />
Phẫu thuật lần 3 : Bơm rửa vết thương. Đóng<br />
cân cơ thái dương. Mở rộng vết thương. Chuyển<br />
vạt cân cơ. Đóng vết thương.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4: Phẫu thuật lần 3<br />
phát hiện bệnh lý nghe kém và việc đeo máy trợ<br />
thính trước mổ 3 tháng là phù hợp. Mặc dù có<br />
thể được điều trị sớm hơn nhưng do điều kiện<br />
chủ quan của gia đình bệnh nhân nên thời gian<br />
có chậm đi vài tháng. Đây là trường hợp thường<br />
gặp ở Việt Nam do điều kiện kinh tế xã hội còn<br />
nhiều khó khăn.<br />
Chuẩn bị trước mổ<br />
Tổng trạng của bệnh nhân rất tốt. Bé 18<br />
tháng, cân nặng 14 kg đúng chuẩn, tình trạng<br />
Hình 5: Hậu phẫu ngày thứ 32<br />
dinh dưỡng tốt. Các xét nghiệm tiền phẫu đều<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN tốt, không phát hiện gì bất thường. Các xét<br />
Chẩn đoán trước mổ nghiệm hình ảnh học cũng cho thấy các cấu trúc<br />
Bệnh nhân nam, 18 tháng, được phát hiện và giải phẫu vùng tai xương thái dương có hình<br />
chẩn đoán điếc sâu hoàn toàn 2 tai vào thời điểm ảnh tương đối bình thường. Đây là một điều<br />
12 tháng. Sau đó bé được chỉ định đeo máy trợ kiện phẫu thuật lý tưởng.<br />
thính và đã đeo máy được 3 tháng trước khi Tình trạng lúc phẫu thuật<br />
được chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử vì Cuộc phẫu thuật diễn ra hoàn toàn bình<br />
thất bại với máy trợ thính. Nhìn chung thời gian thường. Không có tai biến phẫu thuật nào được<br />
<br />
<br />
<br />
Tai Mũi Họng 31<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016<br />
<br />
ghi nhận. Vạt cân cơ thái dương<br />
Chăm sóc hậu phẫu Theo báo cáo của các tác giả khác(6,7), trong<br />
Trong vòng 7 ngày đầu tiên bệnh nhân được trường hợp bị nhiễm trùng vết thương, vạt cân<br />
chăm sóc hậu phẫu rửa vết thương mỗi ngày và cơ thái dương nên được sử dụng để có thể che<br />
dùng kháng sinh đường chích thường quy. Tuy kín được điện cực, giúp vết thương lành tốt hơn.<br />
Trong trường hợp này chúng tôi cũng đã sử<br />
nhiên vết thương xuất hiện tình trạng phù nề và<br />
dụng vạt cân cơ thái dương và đã góp phần<br />
sưng tấy đỏ nhẹ. Sau khi cắt chỉ vào ngày 10 vết<br />
thành công cho việc lành vết thương, cũng như<br />
thương chưa lành hẳn và có tình trạng chảy<br />
giúp bảo tồn được các điện cực cấy.<br />
nước và loét nhẹ, được đánh giá nhiễm trùng vết<br />
mổ và được chuyển kháng sinh Vancomycine vì Tác nhân gây bệnh<br />
nghi do Staphylococcus aureus. Theo đa số các báo Thường trong các báo cáo khác, tác nhân gây<br />
cáo về biến chứng nhiễm trùng vết mổ sau cấy bệnh thường gặp là Staphylococcus aureus(4). Đây<br />
ốc tai điện tử ở nước ngoài(2,3,4,4,5,8) đều cho kết là một tác nhân gây bệnh thường gặp đối với<br />
quả tác nhân gây bệnh là Staphylococcus aureus nhiễm trùng vết mổ.<br />
nên việc nghi ngờ và chỉ định dùng kháng sinh ở Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
thời điểm này là hợp lý. tác nhân gây bệnh lại là chủng Acinetobacter. Đây<br />
là nhóm tác nhân cơ hội thường gặp trong<br />
Tuy nhiên tình trạng vết thương không cải<br />
nhiễm trùng bệnh viện(9). Đặc điểm của chủng vi<br />
thiện và ngày càng loét rộng hơn nên được chỉ<br />
khuẩn này là tính kháng thuốc với mức độ nguy<br />
định cắt lọc và khâu lại vết thương kết hợp cấy<br />
hiểm rất cao. Điều trị thường phải kết hợp cùng<br />
vi khuẩn. Kết quả cấy dịch gợi ý tác nhân là<br />
lúc nhiều kháng sinh cóhiệu lực mạnh.<br />
Acinetobacter. Bệnh nhân sau đó được đổi<br />
Đây có thể là nhiễm trùng trong chăm sóc<br />
kháng sinh theo kháng sinh đồ với Tienam<br />
hậu phẫu hơn là khả năng nhiễm trùng trong<br />
(Imipenem) và tiếp tục bơm rửa vết thương<br />
cuộc mổ.<br />
mỗi ngày.<br />
Qua đó chúng tôi đã ghi nhận và có sự kiểm<br />
Sau đó 7 ngày tình trạng vết thương không soát chặt chẽ hơn trong công tác chăm sóc hậu<br />
cải thiện, thêm vào đó bộ phận điện cực cấy bị lộ phẫu vì rõ ràng đây là một giai đoạn rất quan<br />
ra ngoài nên cuối cùng chúng tôi quyết định mổ trọng trong quá trình lành thương, có thể tác<br />
lại lần 3 kết hợp: cắt lọc vết thương + bộc lộ rộng động rất lớn đến kết quả chung của cuộc mổ nếu<br />
phẫu trường để bơm rửa sạch toàn vùng mổ + xảy ra vấn đề.<br />
chuyển vạt cân cơ thái dương để che kín điện KẾT LUẬN<br />
cực. Sau đó mới tiến hành khâu da.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm lâm sàng<br />
Lần mổ thứ 3 đã cho kết quả thành công, vết của chúng tôi về xử trí một trường hợp nhiễm<br />
thương lành hoàn toàn, toàn bộ điện cực cấy trùng vết mổ sau cấy ốc tai điện tử. Trong quá<br />
không bị ảnh hưởng. Qua đó chúng tôi nhận trình phẫu thuật nên vệ sinh vết mổ thật kỹ<br />
thấy rằng trong trường hợp vết thương đã có trước khi đóng vết thương. Trong trường hợp<br />
dấu hiệu nhiễm trùng, có dấu hiệu loét không vết thương nhiễm trùng thì nên mở vết thương<br />
lành thì nên chủ động mở rộng lại vết mổ để có để bơm rửa vết thương trước, sau đó trong<br />
thể lấy sạch mô viêm nhiễm và bơm rửa vết trường hợp điện cực bị bộc lộ thì nên sử dụng<br />
thương được tốt hơn. Nếu để tình trạng nhiễm vạt cân đủ để che kín điện cực. Trong trường<br />
trùng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến tình hợp của chúng tôi vấn đề thải ghép điện cực<br />
trạng của điện cực cấy. đã không xảy ra.<br />
<br />
<br />
<br />
32 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
7. Low WK (2014). Management of major post-cochlear implant<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
wound infections. Eur Arch Otorhinolaryngol. Sep;271(9):<br />
1. Babighian G (1993). Problems in Cochlear Implant Surgery. 2409-13.<br />
Adv Otorhinolaryngol. 48:65-9 8. Luxford W, Brackmann D (1985). The history of cochlear<br />
2. Cervera-Paz FJ, Manrique M (2002). Complicaciones En: implants. In: Gray R, ed. Cochlear implants. San Diego:<br />
Manrique M, Huarte A. Implantes Cocleares.1ed Barcelona, College Hill Press, 10: 1100-6.<br />
Masson; 241-248 9. Manchanda V, Sanchaita S, and Singh NP (2010). Multidrug<br />
3. Cohen NL, Hoffman RA (1993). Surgical complications of Resistant Acinetobacter. J Glob Infect Dis. Sep-Dec; 2(3): 291–<br />
multichannel cochlear implants in North America. Adv 304.<br />
Otorhinolaryngol. 48:70-4 10. Waldman EH (2005). The avoidance and treatment of scalp<br />
4. Dutt SN, Ray J, Hadjihannas E, Cooper H, Donalds I, Proops flap complications in cochlear implant surgery. Operative<br />
D (1996). Medical and surgical complications of the second Techniques in Otolaryngology-Head and Neck<br />
100 adult cochlear implant patients in Birmingham. J Surgery, 16(2):149-153<br />
Laryngol Otol.<br />
5. Green KMJ, Bhatt YM, Saeed SR, Ramsden RT (2004).<br />
Complications following adult cochlear implantation: Ngày nhận bài báo: 20/11/2015<br />
experience in Manchester. J Laryngol Otol. 118(6):417-20.<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/11/2015<br />
6. Kandogan T, Levent O, Gurol G (2006). Complications of<br />
pediatric cochlear implantation: experience in Izmir. J Ngày bài báo được đăng: 10/02/2016<br />
Laryngol Otol. Aug;119(8):606-10.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tai Mũi Họng 33<br />