NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP SỎI TIẾT NIỆU TRONG ĐƯỜNG DÒ<br />
NIỆU ĐẠO TRỰC TRÀNG Ở TRẺ KHÔNG HẬU MÔN<br />
Phan Tấn Đức*, Ngô Tấn Vinh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Chúng tội giới thiệu một trường hợp bé nam 3 tuổi, nhập viện vì tiểu không tự chủ, tiền sử là<br />
không hậu môn đã phẫu thuật làm hậu môn thật. Chụp UIV và siêu âm phát hiện sỏi vùng bàng quang kích<br />
thước 4×4cm. Bé đã được phẫu thuật và phát hiện sỏi nằm trong mõm cụt trực tràng.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu lâm sàng, mô tả một cas.<br />
Kết quả: Rút ra được kinh nghiệm trong chẩn đoán sỏi tiết niệu trẻ em.<br />
Kết luận: Khi chúng ta phẫu thuật trẻ không hậu môn có rò trực tràng niệu đạo, cần phải phẫu thuật cắt<br />
đường rò.<br />
Từ khóa: Sỏi tiết niệu, đường dò niệu đạo trực tràng, không hậu môn.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
A CASE UROLITHIASIS ON THE RECTOURINARY FISTULA IN THE CHILD WITH ANORECTAL<br />
Phan Tan Duc, Ngo Tan Vinh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 6 - 2009: 164 - 166<br />
Objectives: We report a male 3 years old, were hospitalized with incontinences, anorectal were operated.<br />
IVP and ultrasound discovered a urolithiasis in pelvis with diameter 4 × 4 cm. He had operated and detected the<br />
stone in the rectourinary fistula.<br />
Methods: Case report.<br />
Results: Resulting in diagnosis urolithiasis in children.<br />
Conclusion: When we’ve operated the children with anorectal, we need repair of the rectourinary fistula.<br />
Keywords: Urolithiasis, rectourinary fistula, anorectal.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sỏi đường tiết niệu ở trẻ em tương đối hiếm<br />
gặp, đa số là sỏi xuất hiện trên nền bệnh lý<br />
chuyển hoá của trẻ em.<br />
Trong trường hợp bất sản hậu môn trực<br />
tràng dạng cao ở trẻ nam thì dạng lâm sàng có rò<br />
trực tràng niệu đạo tiền liệt tuyến là thể khó<br />
trong phẫu thuật tạo hình hậu môn thật vì phải<br />
cắt được đường rò. Nếu cắt quá gần có thể gây<br />
hẹp niệu đạo tiền liệt tuyến, nếu chừa lại quá<br />
nhiều hoặc không cắt được có thể gây nhiễm<br />
trùng tiểu tái diễn nhiều lần(1).<br />
* Bệnh viện Nhi đồng 2<br />
Địa chỉ liên lạc: BS Phan Tấn Đức,<br />
<br />
Chúng tôi trình bày một trường hợp sỏi bàng<br />
quang nhưng nằm trong đoạn cuối của trực tràng<br />
là phần rò vào niệu đạo tiền liệt tuyến. Phần trực<br />
tràng còn lại quá nhiều nên đọng nước tiểu lại và<br />
sỏi đã phát sinh ra từ đó. Đây là một trường hợp<br />
tương đối hiếm gặp và là một rút kinh nghiệm<br />
trong phẫu thuật tạo hình hậu môn thật ở trẻ bất<br />
sản hậu môn trực tràng.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Giới thiệu một trường hợp sỏi tiết niệu<br />
trong đường dò niệu đạo trực tràng ở trẻ<br />
không hậu môn.<br />
<br />
ĐT: 0908228279<br />
<br />
Email: phantanduc@yahoo.com,<br />
<br />
165<br />
<br />
BỆNH ÁN<br />
Bệnh nhi Trương Đại P 3 tuổi SNV 60262<br />
Địa chỉ: 122/27/16/7 Tôn Đản P10 Q4<br />
Nhập viện 17/11/2008 khoa Thận Niệu BV<br />
NĐ2.<br />
Lý do nhập viện: Tiểu không tự chủ.<br />
Bệnh sử: Bé tiểu không tự chủ từ nhỏ, không<br />
rõ thời gian, gần đây tiểu đục và rỉ nước tiểu liên<br />
tục nên khám và nhập khoa Thận Niệu bệnh<br />
viện Nhi Đồng 2<br />
Tiền căn: Không hậu môn đã được mổ làm<br />
hậu môn nhân tạo và hậu môn thật tại cơ sở y<br />
tế bạn.<br />
<br />
Chức năng thận: Trong giới hạn bình thường.<br />
Tổng phân tích nước tiểu: Nhiều bạch cầu<br />
trong nước tiểu.<br />
Cấy nước tiểu: Dương tính với E coli.<br />
Bé được phẫu thuật ngày 15/11/2008.<br />
Tường trình phẫu thuật: Rạch da đường<br />
Fannenstiel, vào hố chậu mở bàng quang không<br />
tìm thấy sỏi bàng quang. Hai miệng niệu quản<br />
<br />
Khám:<br />
Bé tỉnh táo, sẹo mổ vị trí hậu môn tạm lành<br />
sẹo xấu.<br />
Hậu môn thật dãn to, nhiều phân cụt trong<br />
lòng trực tràng.<br />
Không có dị tật cột sống, không có sẹo mổ<br />
vùng lưng.<br />
Cơ quan sinh dục ngoài bình thường.<br />
<br />
Cận lâm sàng<br />
UIV: Bóng cản quang vùng chậu mật độ<br />
cao hơn xương dạng sỏi bàng quang nằm ở<br />
vùng chậu.<br />
Hình ảnh đài bể thận hai bên còn dạng bình<br />
thường, hình ảnh thận đôi bên trái.<br />
<br />
nằm ở vị trí bình thường. Thám sát vùng dưới cổ<br />
bàng quang có một đường dò ra sau. Thăm dò<br />
thấy sỏi nằm trong vị trí túi thừa sau bàng quang<br />
kích thước 4 × 4cm. Nong rộng vị trí dò, dùng<br />
kềm Kocher bóp nhỏ sỏi ra và lấy qua vị trí lỗ<br />
dò. Sau mổ kiểm tra không có tổn thương hai<br />
miệng niệu quản. Mở bàng quang ra da bằng<br />
<br />
166<br />
<br />
một pezzer 20Fr, Đặt thông tiểu vào vị trí túi<br />
thừa. Đóng vết mổ từng lớp.<br />
<br />
phải cắt được đường rò để tránh những biến<br />
chứng như trên.<br />
<br />
Hậu phẫu: Bé ổn, thông mở bàng quang ra<br />
da ra rất nhiều dịch nhầy trong dạng dịch ruột.<br />
Chức năng thận trong giới hạn bình thường.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đây là một trường hợp bất sản hậu môn trực<br />
tràng có kèm rò trực tràng niệu đạo tiền liệt<br />
tuyến mà trong quá trình phẫu thuật làm hậu<br />
môn thật phần rò trực tràng niệu đạo không<br />
được cắt đi. Phần này còn quá lớn nên chứa<br />
đựng nước tiểu và hình thành hòn sỏi bên trong.<br />
<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Lê Tấn Sơn (1998) Dị dạng hậu môn trực tràng, bài giảng<br />
bệnh học và điều trị học ngoại khoa tr 325-334. Phân môn<br />
phẫu nhi – Đại Học y Dược TP hồ Chi Minh.<br />
Nguyễn Văn Đức (1989) Dị dạng hậu môn trực tràng, phẫu<br />
thuật bụng ở sơ sinh và trẻ em. Ch8, tr 68 -82. Bộ môn phẫu<br />
nhi – Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.<br />
Sutherland RS (1997) Congenital anomalies, handbook of<br />
pediatric urology, Philadelphia, p 23- 31.<br />
<br />
Trong phẫu thuật lấy sỏi bàng quang, nếu<br />
mở bàng quang không tìm thấy sỏi thì chúng ta<br />
nên làm thêm động tác khám trực tràng, kết hợp<br />
với tay trong bàng quang sẽ cảm giác được hòn<br />
sỏi nằm giữa bàng quang và trực tràng. Không<br />
nên nhanh chóng kết luận là sỏi phân mà nhanh<br />
chóng kết thúc cuộc mổ.<br />
Trong phẫu thuật lấy sỏi bàng quang, tán sỏi<br />
bằng dụng cụ có thể gây nên những thương tổn<br />
cho bàng quang và niệu quản. Do vậy để chẩn<br />
đoán thật chính xác những trường hợp này trước<br />
mổ, chúng ta nên soi bàng quang trước mổ, nó<br />
sẽ giúp chúng ta có hướng điều trị thật tốt hơn<br />
cho bệnh nhân như tán sỏi bằng laser.<br />
Hồi cứu hình ảnh UIV chúng ta thấy hình<br />
ảnh bóng đôi vùng bàng quang trong pha đổ<br />
đầy của bàng quang. Đây là những rút kinh<br />
nghiệm trong chẩn đoán hình ảnh.<br />
Trong phẫu thuật tạo hình hậu môn ở trẻ bất<br />
sản hậu môn trực tràng cần phải cắt đường rò<br />
hậu môn trực tràng để tránh biến chứng nhiễm<br />
trùng tiểu tái phát. Càng nên tránh để lại phần<br />
đại tràng gây đóng sỏi như trường hợp này và<br />
lâu dài nước tiểu kích thích có thể gây ung thư<br />
trực tràng.<br />
Trong trường hợp này rất tiếc là sau khi<br />
bệnh nhi xuất viện, không thể mời vào được để<br />
phẫu thuật cắt bỏ phần trực tràng còn lại.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Phẫu thuật làm hậu môn thật ở trẻ bất sản<br />
hậu môn trực tràng có rò trực tràng niệu đạo cần<br />
167<br />
<br />
168<br />
<br />