Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP U SỢI ĐÀN HỒI DẠNG NHÚ <br />
Trần Vũ Minh Thư*, Lê Trung Hiếu*, Chu Trọng Hiệp*, Hứa Thị Ngọc Hà**, Phạm Nguyễn Vinh*,*** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
U sợi đàn hồi dạng nhú ở tim là u nguyên phát, lành tính, hiếm gặp. Là u loại u trên van thường gặp nhất. <br />
Ngày nay, u sợi đàn hồi dạng nhú có thể phát hiện dễ dàng qua siêu âm tim. Triệu chứng lâm sàng thay đổi từ <br />
không triệu chứng đến các biến chứng nặng do thuyên tắc. <br />
Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một trường hợp bệnh nhân nam 57 tuổi được chẩn đoán u sợi đàn <br />
hồi dạng nhú trên lá vành phải van động mạch chủ. U được phát hiện sau khi nhồi máu não xảy ra. Bệnh nhân <br />
được phẫu thuật cắt u để ngừa biến cố thuyên tắc tái phát. Bệnh nhân hồi phục tốt sau phẫu thuật. Chúng tôi <br />
thảo luận về tiếp cận chẩn đoán, bệnh học của u sợi đàn hồi dạng nhú và hướng điều trị của loại u này. <br />
Từ khóa: u sợi đàn hồi dạng nhú <br />
<br />
SUMMARY <br />
PAPILLARY FIBROELASTOMA: REPORT OF A CASE <br />
Tran Vu Minh Thu, Le Trung Hieu, Chu Trong Hiep, Hua Thi Ngoc Ha, Pham Nguyen Vinh <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 201 ‐ 205 <br />
Papillary fibroelastomas are uncommon primary benign cardiac tumors. Papillary fibroelastomas are the <br />
most common tumor of cardiac valves. Currently, these tumor are recognized frequently by echocardiography. <br />
The clinical presentation may be asymptomatic or severe due to embolic complications. <br />
We report a case of 57‐year‐old man with a papillary fibroelastoma attached to the right cusp of aortic valve. <br />
This tumor was detected after cerebral infarction. The patient underwent surgery to preventr embolic <br />
complications. We discuss the diagnostic approaches, histopathology of papillary fibroelastomas and management. <br />
Key words: papillary fibroelastoma <br />
<br />
GIỚI THIỆU <br />
U sợi đàn hồi dạng nhú là u lành tính, hiếm <br />
gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 10% các loại u nguyên <br />
phát ở tim(4‐17). Mức độ phổ biến đứng hàng thứ <br />
hai sau u nhầy. Thường được phát hiện tình cờ <br />
hoặc sau tình trạng thuyên tắc(6,8). Thuyên tắc là <br />
do những mảnh vỡ từ u hoặc huyết khối trên u. <br />
Chính vì vậy, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời <br />
để tránh biến chứng do u là điều rất cần thiết. <br />
Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một <br />
trường hợp u sợi đàn hồi dạng nhú được chẩn <br />
đoán sau khi có biến cố thuyên tắc từ tim. Bệnh <br />
<br />
nhân này đã được phẫu thuật để lấy đi khối u. <br />
Chúng tôi thảo luận về đặc điềm mô học và cách <br />
tiếp cận điều trị khi đã chẩn đoán u sợi đàn hồi <br />
dạng nhú. <br />
<br />
CA LÂM SÀNG <br />
Bệnh nhân nam, Nguyễn Ngọc Q. 57 tuổi <br />
Địa chỉ: 97 Đường số 1, Bình Trị Đông B, <br />
quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh SNV:<br />
<br />
13.0225<br />
Bệnh sử: Bệnh nhân bị yếu nửa người bên <br />
trái và được chẩn đoán nhũn não vào năm 2010. <br />
Bệnh nhân hồi phục hoàn toàn 2 năm sau đó. <br />
<br />
*Bệnh viện tim Tâm Đức, **Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh <br />
***Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
Tác giả liên lạc: BS Trần Vũ Minh Thư <br />
ĐT: 0918335212 <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
<br />
<br />
Email: thutvm@yahoo.com <br />
<br />
201<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Ông tái khám đều với bác sĩ chuyên khoa thần <br />
kinh và được khuyên khảo sát thêm về tim <br />
mạch để tìm nguyên nhân thuyên tắc từ tim. <br />
<br />
Hình 2). Chức năng tâm thu thất trái và thất <br />
phải tốt. Các van tim bình thường, không hẹp <br />
hở van. <br />
<br />
02/2013, bệnh nhân khám chuyên khoa <br />
tim. Không có triệu chứng lâm sàng bất <br />
thường nào liên quan đến hệ tim mạch và thần <br />
kinh được tìm thấy. Nhịp tim 80 lần/phút, <br />
huyết áp 130/80mmHg, nhiệt độ 37ºC. Không <br />
có âm thổi ở tim. <br />
<br />
Sau đó, bệnh nhân được chỉ định chụp <br />
MSCT động mạch vành. Kết quả không hẹp <br />
động mạch vành. <br />
<br />
Kết quả siêu âm tim qua thành ngực và siêu <br />
âm tim qua thực quản cho thấy có một khối echo <br />
dày, mật độ không đồng nhất, trên lá vành phải <br />
van động mạch chủ, kích thước 12x10mm, di <br />
động, có cuống, hiện diện trong lòng động mạch <br />
chủ ở cả hai thì tâm thu và tâm trương (Hình 1, <br />
<br />
Hình 1: Siêu âm tim qua thực quản cho thấy u có <br />
cuống, kích thước 12x10mm trên lá vành phải van <br />
động mạch chủ (Æ). <br />
<br />
Kết quả của các xét nghiệm huyết học, sinh <br />
hóa máu, nước tiểu trong giới hạn bình thường. <br />
Yếu tố thấp, cặn Addis trong giới hạn bình <br />
thường. <br />
Chụp võng mạc không phát hiện điểm Roth. <br />
Dựa vào những chi tiết trên, chúng tôi chẩn <br />
đóan đây là một trường hợp u sợi đàn hồi dạng <br />
nhú. <br />
<br />
Hình 2: Siêu âm qua thực quản thể hiện khối u di động <br />
trên van động mạch chủ (Æ). <br />
<br />
Ngày 21/01/2013, Bệnh nhân được phẫu <br />
thuật khẩn với mở xương ức đường giữa ngực, <br />
tuần hoàn ngoài cơ thể. Mở nhĩ phải và động <br />
mạch chủ, bộc lộ van động mạch chủ. Một khối <br />
u mềm, hình cầu trên lá vành phải van động <br />
mạch chủ, có cuống (Hình 3) được lấy đi thành <br />
công. Siêu âm tim thời kỳ hậu phẫu cho thấy <br />
chức năng tâm thu thất phải và thất trái bình <br />
thường, không rối loạn chức năng van. Bệnh <br />
nhân xuất viện sau phẫu thuật 14 ngày. <br />
Mẩu mô lấy đi có kích thước 10x12mm, <br />
dạng nhầy vàng, dễ vỡ (Hình 4). Bề mặt có <br />
nhiều tua nhỏ. Trong nước, u trông giống như <br />
con sứa biển (Hình 5). <br />
<br />
Hình 3: Hình ảnh trong lúc phẫu thuật cho thấy một <br />
khối u có cuống nhỏ trên lá vành phải van động mạch <br />
chủ. <br />
<br />
<br />
<br />
202<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Hình 4: Hình đại thể của khối u sau khi cắt đi. <br />
<br />
Hình 5: Hình ảnh khối u trong nước giống con sứa biển. <br />
trơn trưởng thành, không có mạch máu (Hình <br />
Khảo sát mô học (mã số: Y1659/2013 – Bộ <br />
7). Nhuộm hóa mô miễn dịch: CD34 (+) ở các tế <br />
môn Giải Phẫu Bệnh, Đại học Y Dược TP. <br />
bào phủ các nhú, Actin (+) ở các tế bào cơ trơn <br />
HCM), mô u gồm các nhú tân sinh được bao bọc <br />
trong lõi nhú (Hình 8) Kết luận: U lành sợi đàn <br />
bởi các tế bào nội mô mạch máu (Hình 6); lõi <br />
hồi dạng nhú (papillary fibroelastoma). <br />
nhú gồm mô sợi collagen dày và các tế bào cơ <br />
<br />
Hình 6: Hình ảnh mô học biểu lộ u sợi đàn hồi dạng <br />
nhú có các nhú chia nhánh được bao phủ bởi các tế bào <br />
nội mô (H&Ex100). <br />
<br />
Hình 7: Hình ảnh mô học cho thấy các nhú được bao <br />
bọc bởi những tế bào nội mạc, collagen và những tế bào <br />
cơ trơn ở trong lõi vô mạch trung tâm (H&Ex100). <br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
Hình 8: (A) Nhuộm hóa mô miễn dịch cho thấy CD34(+) ở các tế bào phủ các nhú, (B) Actin(+) ở các tế bào cơ <br />
trơn trong lõi nhú. <br />
tuổi(11,18). Là loại u trên van thường gặp nhất <br />
BÀN LUẬN <br />
chiếm tỷ lệ 73‐85%. Chúng thường hiện diện <br />
U sợi đàn hồi dạng nhú có thể xảy ra ở mọi <br />
nhiều nhất trên van động mạch chủ và van hai <br />
lứa tuổi từ sơ sinh đến 83 tuổi, trung bình là 60 <br />
lá, kế tiếp là buồng tim và van động mạch <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
203<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
phổi(18,11). <br />
Sinh bệnh học của u sợi đàn hồi dạng nhú <br />
chưa được xác định rõ. Nhiều giả thuyết được <br />
đặt ra. U này được xem là tổ chức tân sinh, <br />
hamartoma, có nguồn gốc từ huyết khối, và đáp <br />
ứng của nội mạc cơ tim đối với nhiễm trùng hay <br />
chấn thương liên quan đến huyết động(9,10). Sự <br />
hiện diện của fibrin, hyaluronic acid, và các sợi <br />
đàn hồi được dát mỏng bên trong các nhú khi <br />
nhuộm hóa mô miễn dịch ủng hộ giả thuyết u <br />
sợi đàn hồi dạng nhú có liên quan đến sự hình <br />
thành huyết khối(1,9). Một nghiên cứu đã chứng <br />
minh u này có thể liên quan đến thể mạn tính <br />
của viêm nội tâm mạc do siêu vi qua sự hiện <br />
diện của những tế bào dendritic và <br />
cytomegalovirus ở một số bệnh nhân(2). <br />
U có kích thước thay đổi từ 2‐28mm, trung <br />
bình là 8mm, 99%