Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
NHẬN THỨC CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VỀ<br />
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ NHU CẦU ÁP DỤNG<br />
CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ<br />
CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA<br />
Hồ Xuân Thủy*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Những chuẩn mực kế toán đầu tiên của Việt Nam ban hành năm 2001 đến nay vẫn chưa<br />
được cập nhật và sửa đổi. Bộ Tài Chính vừa ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế<br />
độ kế toán doanh nghiệp, mặc dù có nhiều cải tiến mới tiệm cận hơn với IFRS, nhưng cũng chỉ dừng<br />
lại ở góc độ thông tư hướng dẫn, chưa điều chỉnh toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam<br />
(VAS). Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp khi tham chiếu văn bản pháp quy để xử lý công việc<br />
kế toán, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Do đó, nghiên cứu đánh giá VAS áp dụng cho<br />
SMEs và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho SMEs (IFRS for SMEs) là rất cần thiết trong bối<br />
cảnh hiện nay. Mục tiêu của bài viết này nhằm xác định quan điểm của các kế toán trưởng SMEs về<br />
VAS, về chất lượng thông tin báo cáo tài chính của SMEs trong thời gian vừa qua và xác định nhu<br />
cầu cần áp dụng IFRS for SMEs. Dữ liệu thu thập thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi với 358<br />
kế toán trưởng của SMEs ở TP.HCM và một số tỉnh lân cận. Kết quả phân tích thống kê đã khẳng<br />
định chất lượng thông tin báo cáo tài chính SMEs không đáng tin cậy và VAS chỉ phù hợp với SMEs<br />
ở mức trung bình. Cho nên, SMEs ủng hộ xây dựng chuẩn mực kế toán riêng cho SMEs và có nhu<br />
cầu áp dụng IFRS for SMEs khá cao. Kết quả phân tích này rất hữu ích cho các nhà chuyên môn<br />
nghề nghiệp, các nhà ban hành quy định kế toán trong quá trình thay đổi, cải tiến các quy định về<br />
kế toán cho SMEs Việt Nam.<br />
Từ khóa: Chuẩn mực kế toán Việt Nam, báo cáo tài chính, SMEs, IFRS for SMEs<br />
<br />
PERCEPTIONS OF SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTITIES REGARDING<br />
VIETNAMESE ACCOUNTING STANDARDS AND THE NEED OF<br />
IMPLEMENTING THE INTERNATIONAL FINANCIAL REPORTING<br />
STANDARDS FOR SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTITIES<br />
ABSTRACT<br />
The very first Vietnamese accounting standards (VAS) introduced in 2001 has remained<br />
without updates and modifications since then. Although the Ministry of Finance recently issued<br />
the Circular 200/2014/TT-BTC regarding entity accounting regulations with some updates in line<br />
with the IFRS, it was but a superficial instruction without rational modifications to the current<br />
<br />
*<br />
<br />
GV.NCS. Trường Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM. Email: hoxuanthuy@uel.edu.vn<br />
<br />
22<br />
<br />
Nhận thức của doanh nghiệp . . .<br />
<br />
Vietnamese Accounting Standard (VAS). This fact has caused substantial difficulties to entities, in<br />
particular small and medium-sized entities (SMEs), when referring to legal procedures in daily<br />
accounting activities and hence has justified the current demand for researches about VAS for SMEs<br />
and the International Financial Reporting Standards (IFRS) for SMEs. This paper, therefore, aims<br />
to determine the general perceptions of Chief Accountants in many SMEs about VAS, the quality<br />
of recent financial reports of their SMEs, and the need for implementing IFRS for SMEs. Data are<br />
collected from questionnaires to 385 Chief Accountants of SMEs in HCM City and neighbouring<br />
provinces. Our analysis shows that financial reports from SMEs are of unreliable qualities and<br />
the level of compatibility of VAS to SMEs can only be rated “average”. Therefore, we conclude<br />
that SMEs are largely in favour of a separate set of accounting standards and that the need of<br />
implementing of IFRS for SMEs is considerably high. Our findings are particularly useful for<br />
professional experts and accounting regulators to amend and improve accounting regulations and<br />
policies for SMEs in Vietnam.<br />
Keywords: Vietnamese accounting standards, financial reporting, SMEs, IFRS for SMEs<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
SMEs là thành phần kinh tế nhiều tiềm<br />
năng và là xương sống cho sự phát triển của<br />
cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.<br />
Vì thế, thông tin kế toán được cung cấp bởi<br />
các doanh nghiệp (DN) này là đặc biệt quan<br />
trọng [24]. Chuẩn mực kế toán thích hợp sẽ<br />
giúp DN lập báo cáo tài chính (BCTC) có chất<br />
lượng đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho<br />
các đối tượng sử dụng thông tin. VAS được<br />
ban hành đầu tiên năm 2001. Mặc dù, VAS<br />
được xây dựng trên cơ sở của IFRS nhưng<br />
đã lạc hậu do không được cập nhật, sửa đổi<br />
trong một thời gian dài và còn khác biệt quá<br />
nhiều so với IFRS nên không thể đảm bảo<br />
cung cấp thông tin có thể so sánh với các DN<br />
khác trên thế giới. Trong thời gian vừa qua,<br />
Bộ Tài Chính (BTC) ban hành thông tư (TT)<br />
200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán<br />
DN [4], dù có nhiều cải tiến mới tiệm cận hơn<br />
với IFRS nhưng cũng chỉ dừng lại ở góc độ<br />
thông tư hướng dẫn, chưa điều chỉnh toàn bộ<br />
VAS. Hơn nữa, thông tư đề cập “những nội<br />
dung tại các thông tư hướng dẫn VAS không<br />
trái với TT 200/2014/TT-BTC thì vẫn còn<br />
<br />
hiệu lực”. Điều này gây khó khăn cho các<br />
DN khi tham chiếu văn bản pháp quy để xử lý<br />
công việc kế toán, đặc biệt là SMEs trong quá<br />
trình áp dụng VAS vì BTC không quy định bỏ<br />
quyết định (QĐ) số 48/2006/QĐ-BTC mà chỉ<br />
yêu cầu SMEs tự dựa vào TT 200/2014/TTBTC để kế toán cho phù hợp.<br />
Mặt khác, SMEs Việt Nam (VN) ngày càng<br />
tăng cường tham gia vào các hoạt động quốc<br />
tế, yêu cầu thông tin tài chính minh bạch trở<br />
nên bức thiết. “Chiến lược kế toán- kiểm toán<br />
đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030” được Thủ<br />
tướng Chính phủ phê duyệt theo QĐ 480/2013/<br />
QĐ-TTg cũng đã xác định quan điểm là “hoàn<br />
thiện khuôn khổ pháp lý hệ thống chuẩn mực”,<br />
“hòa nhập với thông lệ quốc tế” [10]. Vì thế,<br />
cũng như các quốc gia khác, Việt Nam cũng<br />
đang có những áp lực về hội tụ kế toán quốc tế.<br />
Trong bối cảnh đó, việc thực hiện nghiên cứu<br />
về VAS và IFRS for SMEs dựa trên nhận thức<br />
của SMEs là thật sự cần thiết trong điều kiện<br />
hội tụ kế toán quốc tế diễn ra mạnh mẽ đồng<br />
thời IFRS for SMEs đã ban hành và được áp<br />
dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là<br />
các quốc gia đang phát triển.<br />
23<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
Người tạo lập thông tin BCTC của SMEs<br />
là một trong những thành phần quan trọng nhất<br />
đóng vai trò quyết định sự thành công quá trình<br />
áp dụng VAS cũng như hội tụ với kế toán quốc<br />
tế ở VN. Bài viết này nhằm thu thập quan<br />
điểm của kế toán trưởng (KTT) SMEsvề VAS<br />
hiện hành, về chất lượng thông tin BCTC của<br />
SMEs trong thời gian vừa qua và xác định nhu<br />
cầu của SMEs cần hội tụ với IFRS for SMEs.<br />
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích<br />
thống kê dựa trên dữ liệu được thu thập thông<br />
qua bảng câu hỏi khảo sát 358 KTT SMEs ở<br />
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…<br />
Kết quả nghiên cứu này thật sự cần thiết và thu<br />
hút sự quan tâm của các nhà chuyên môn nghề<br />
nghiệp kế toán và các nhà ban hành chuẩn<br />
mực trong quá trình xem xét, cải tiến các quy<br />
định kế toán cho SMEs VN vì thiếu hụt các<br />
nghiên cứu đánh giá VAS áp dụng cho SMEs<br />
trong thời gian vừa qua.Đồng thời,kết quả của<br />
nghiên cứu cũng góp phần bổ sung thêm vào<br />
các nghiên cứu trước quan điểm về nhu cầu<br />
cần áp dụng IFRS for SMEs của một quốc gia<br />
đang phát triển với đặc thù áp dụng IFRS còn<br />
khá hạn chế như VN.<br />
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT<br />
2.1. VAS và các quy định pháp lý về kế<br />
toán cho SMES Việt Nam<br />
Tại VN, SMEs đóng vai trò quan trọng<br />
trong nền kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập<br />
cho người lao động, và đóng góp cho ngân<br />
sách Nhà nước (NN). Vì thế, NN đã ban hành<br />
nhiều chính sách, quy định để hỗ trợ SMEs<br />
phát triển. Theo đó, xác định tiêu chí phân<br />
loại SMEs, bắt đầu bằng Công văn số 681/<br />
CP-KTN ngày 20/6/1998 [13]. Theo quy định<br />
này, SMEs là DN có số lao động bình quân<br />
dưới 200 người và vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng.<br />
Tiếp sau, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày<br />
23/11/2001 quy định tiêu chí chính thức phân<br />
<br />
loại SMEs cũng dựa trên vốn và lao động [12].<br />
Đó là, SMEs là DN có vốn đăng ký không<br />
quá 10 tỷ đồng và số lao động không quá 300<br />
người. Hiện nay, SMEs đã được phân loại chi<br />
tiết hơn theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP, chia<br />
thành 3 nhóm siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo từng<br />
lĩnh vực kinh doanh dựa vào số lượng lao<br />
động hoặc quy mô vốn xác định theo tổng tài<br />
sản trên bảng cân đối kế toán [11].<br />
Song song đó, các quy định về kế toán<br />
liên quan đến SMEs cũng được ban hành.<br />
Đầu tiên phải kể đến là chế độ kế toán cho<br />
SMEs ban hành theo quyết định số 1171/TC/<br />
QĐ-CĐKT ngày 23/12/1996 [8], sau đó là<br />
quyết định số 144/TC/QĐ-CĐKT quy định<br />
sửa đổi bổ sung chế độ kế toán theo quyết<br />
định 1171/TC/QĐ-CĐKT ngày 21/12/2001<br />
giúp SMEs có những hướng dẫn cụ thể trong<br />
xử lý công việc kế toán [7]. Để hội nhập với<br />
kế toán quốc tế, xây dựng khuôn khổ pháp lý<br />
về kế toán cho các DN, được sự trợ giúp của<br />
Liên minh Châu Âu, trong gần 7 năm nghiên<br />
cứu và triển khai, những VAS đầu tiên của<br />
VN đã được ban hành vào năm 2001. Cho<br />
đến nay, đã có tất cả 26 VAS được ban hành.<br />
Sau khi hoàn tất việc ban hành VAS, BTC<br />
cũng đã ra các quyết định về chế độ kế toán<br />
DN cho DN lớn (QĐ 15/2006/QĐ-BTC) và<br />
SMEs (QĐ 48/2006/QĐ-BTC) [5],[6]. Theo<br />
quyết định 48/2006/QĐ-BTC, trong 26 VAS,<br />
quy định áp dụng VAS cho SMEs được chia<br />
thành 3 nhóm, nhóm các VAS áp dụng đầy<br />
đủ, áp dụng không đầy đủ và nhóm các VAS<br />
không áp dụng đối với SMEs [6]. Tuy nhiên,<br />
đối tượng sử dụng thông tin và nhu cầu thông<br />
tin kế toán đối với SMEs mang tính đặc thù<br />
không giống các DN có quy mô lớn. Do đó, áp<br />
dụng chung VAS với những quy định giảm trừ<br />
dẫn đến thông tin kế toán dàn trải, không đáp<br />
ứng tập trung nhu cầu thông tin cho nhóm đối<br />
24<br />
<br />
Nhận thức của doanh nghiệp . . .<br />
<br />
tượng này. Một số VAS không áp dụng hoặc<br />
áp dụng không đầy đủ đã gây tình trạng thiếu<br />
quy định để tham chiếu khi xử lý công việc kế<br />
toán nhưng mặt khác vẫn tồn tại một số quy<br />
định không cần thiết. Trong xu thế hội nhập<br />
kế toán quốc tế ngày càng mạnh mẽ, VN cũng<br />
đã có những nỗ lực để hoàn thiện hệ thống<br />
chuẩn mực kế toán. Dự thảo chỉnh sửa, bổ<br />
sung các nội dung liên quan đến 8 chuẩn mực<br />
kế toán đã ban hành lấy ý kiến. TT 200/2014/<br />
TT-BTC về chế độ kế toán cho DN cũng đã<br />
ban hành vào ngày 22/12/2014 với các quy<br />
định phù hợp hơn với IFRS [4]. Tuy nhiên, sự<br />
khác biệt giữa VAS và IFRS vẫn còn khá xa<br />
và tốc độ hội tụ được đánh giá còn chậm. Mặt<br />
khác, BTC cũng chỉ mới dừng lại ở thông tư<br />
hướng dẫn chế độ kế toán, chưa có sự đổi mới<br />
toàn diện liên quan đến hệ thống chuẩn mực<br />
kế toán. Đồng thời, QĐ 48/2006/QĐ-BTC<br />
vẫn còn hiệu lực với những quy định cũ đã<br />
gây nhiều khó khăn cho SMEs trong giai đoạn<br />
hiện nay [6].<br />
2.2. IFRS FOR SMES và áp dụng IFRS<br />
FOR SMES trên thế giới<br />
Toàn cầu hóa đã thúc đẩy nhu cầu cần<br />
chuẩn mực BCTC riêng cho SMEs. SMEs<br />
ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động<br />
quốc tế, nhu cầu thông tin BCTC đáng tin cậy<br />
vả có thể so sánh được với các DN khác trên<br />
thế giới nảy sinh đòi hỏi phải có những quy<br />
định, chuẩn mực kế toán có có chất lượng.<br />
IFRS là một bộ chuẩn mực được đề nghị áp<br />
dụng. Tuy nhiên, SMEs bị hạn chế về nguồn<br />
lực, đồng thời không có nhiều nghiệp vụ phức<br />
tạp như các DN lớn nên việc áp dụng IFRS<br />
trở nên không cân xứng giữa chi phí và lợi<br />
ích. Với mục tiêu cung cấp cho SMEs trên<br />
toàn thế giới một bộ chuẩn mực phù hợp<br />
giúp SMEs thuận lợi hơn khi tham gia vào<br />
thị trường quốc tế, tháng 7/2009, Hội đồng<br />
<br />
Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đã ban<br />
hành IFRS for SMEs. IFRS for SMEs là bộ<br />
chuẩn mực độc lập, dài 230 trang, trình bày<br />
thành 35 phần cho từng chuẩn mực. IFRS for<br />
SMEs đơn giản hơn IFRS về cả yêu cầu công<br />
bố, đo lường và phương pháp ghi nhận, đồng<br />
thời chú ý đến sự cân đối giữa chi phí và lợi<br />
ích khi áp dụng cho SMEs.<br />
Quyết định áp dụng IFRS for SMEs là<br />
tự nguyện, tuy nhiên IASB mong muốn bộ<br />
chuẩn mực này sẽ được chấp nhận rộng rãi<br />
trên toàn thế giới. Theo IASB, SMEs là: “các<br />
công ty không có trách nhiệm giải trình công<br />
khai và phát hành BCTC cho đối tượng bên<br />
ngoài DN”. IASB cho rằng, các quốc gia khi<br />
chấp nhận áp dụng IFRS for SMEs sẽ tự quyết<br />
định tiêu chí DN phù hợp nên áp dụng [16].<br />
Theo Pacter [23], từ khi ban hành đến năm<br />
2011, 74 quốc gia đã tiếp nhận và đang xây<br />
dựng lộ trình áp dụng trong 3 năm tiếp theo.<br />
Lý do một số quốc gia vẫn chưa áp dụng<br />
IFRS for SMEs được Ploybut [25] đề cập là:<br />
quốc gia đã có chuẩn mực BCTC cho SMEs,<br />
IFRS for SMEs quá phức tạp cho SMEs có<br />
quy mô nhỏ hay SMEs thích chuẩn mực kế<br />
toán quốc gia hơn vì phù hợp với kế toán<br />
thuế. Các quốc gia đã áp dụng IFRS for<br />
SMEs thường theo hai cách thức phổ biến là<br />
áp dụng hoàn toàn không sửa đổi như Nam<br />
Phi, Singapore, Philippines, Campuchia hoặc<br />
là có điều chỉnh nhưng không nhiều cho phù<br />
hợp với điều kiện của quốc gia như Hồng<br />
Kông, Brazil. Một số quốc gia khác cũng đã<br />
có kế hoạch cho việc áp dụng như Anh, mặc<br />
dù đã ban hành chuẩn mực kế toán quốc gia<br />
riêng cho các công ty chưa niêm yết nhưng<br />
cũng xây dựng dự thảo sửa đổi bộ chuẩn mực<br />
này dựa trên IFRS for SMEs và dự kiến áp<br />
dụng bắt đầu năm 2015[17], [18]. Malaysia từ<br />
tháng 2/2014 đã ban hành chuẩn mực BCTC<br />
25<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
cho SMEs (MPERS) xây dựng dựa trên IFRS<br />
for SMEs và dự kiến áp dụng năm 2016[20].<br />
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước<br />
BCTC cho SMEs và chuẩn mực BCTC<br />
riêng cho SMEs bắt đầu thu hút sự quan<br />
tâm mạnh mẽ của các nhà nghiên cứu từ đầu<br />
những năm 2000, khi dự án xây dựng IFRS for<br />
SMEs được IASB ban hành. Các nghiên cứu<br />
trước được tổng quan trong bài viết này xoay<br />
quanh những vấn đề về BCTC cho SMEs và<br />
nhu cầu cần áp dụng IFRS for SMEs.<br />
Maingot & Zeghal [19] thực hiện nghiên<br />
cứu đánh giá nhận thức của 600 KTT, chủ<br />
DN, nhà quản lýSMEs Canada về những khó<br />
khăn khi lập BCTC và sự lựa chọn của các<br />
đối tượng này về mô hình BCTC tốt nhất cho<br />
SMEs Canada. Sử dụng phương pháp định<br />
lượng thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi<br />
đóng và thu được 162 bảng trả lời. Kết quả<br />
của nghiên cứu cho thấy mục đích lập BCTC<br />
của SMEs chủ yếu cho thuế và ngân hàng.<br />
SMEs nhận định chuẩn mực kế toán hiện<br />
hành quá phức tạp, tốn nhiều chi phí cho việc<br />
tuân thủ và không thích hợp cho SMEs. SMEs<br />
đề nghị áp dụng một bộ chuẩn mực kế toán<br />
chung cho tất cả DN nhưng có yêu cầu giảm<br />
trừ cho SMEs. Những yêu cầu giảm trừ được<br />
tán thành nhiều nhất là giảm những quy định<br />
phức tạp và giảm yêu cầu công bố, đồng thời<br />
bắt buộc SMEs phải kiểm toán BCTC.Kết<br />
quả nghiên cứu tương tự, Dang et al [15] thực<br />
hiện nghiên cứu định tính khi thực hiện phỏng<br />
vấn với 19 chuyên gia gồm cả người tạo lập<br />
và người sử dụng thông tin của BCTC SMEs<br />
về đối tượng sử dụng thông tin và nhu cầu của<br />
đối tượng sử dụng thông tin BCTC của SMEs<br />
VN. Kết quả cho thấy cơ quan thuế và các<br />
cơ quan NN khác là đối tượng chính sử dụng<br />
BCTC của SMEs. BCTC chủ yếu được lập<br />
để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, không sử<br />
<br />
dụng cho mục đích kinh tế. Chất lượng thông<br />
tin BCTC thấp vì chủ DN không nỗ lực để<br />
tăng chất lượng thông tin mà còn chi phối đến<br />
kế toán để cung cấp những thông tin không<br />
chính xác phục vụ cho mục đích thuế.<br />
Ngoài ra, Atik [2] khám phá nhận thức của<br />
chủ sở hữu, nhà quản lý và KTT của SMEs<br />
Thổ Nhĩ Kỳ về IFRS for SMEs. Phương pháp<br />
chọn mẫu thuận tiện được sử dụng để gửi bảng<br />
câu hỏi khảo sát đến gần 2.700 SMEs. 216<br />
chủ DN, nhà quản lý và kế toán viên SMEs<br />
phản hồi với tỷ lệ 8%. Kết quả khảo sát khẳng<br />
định SMEs chủ yếu lập BCTC cho mục đích<br />
thuế và SMEs rất ủng hộ việc áp dụng IFRS<br />
for SMEs.<br />
Bunea et al [9] cũng thực hiện xác định<br />
quan điểm của các kế toán viên (KTV) SMEs<br />
Romania về BCTC của SMEs. Dữ liệu được<br />
thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát 190 KTV.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn một nửa<br />
đối tượng khảo sát khẳng định chuẩn mực<br />
kế toán hiện hành không phù hợp với SMEs<br />
và Romania cần xây dựng chuẩn mực BCTC<br />
riêng cho SMEs với những quy định đơn giản<br />
hơn. Tuy nhiên, không nhiều KTV cho rằng<br />
IFRS for SMEs là bộ chuẩn mực đơn giản<br />
thích hợp với SMEs. Nghiên cứu này cũng<br />
khẳng định đối tượng chính sử dụng thông tin<br />
BCTC của SMEs là cơ quan thuế, chủ DN và<br />
những đối tượng cung cấp vốn cho hoạt động<br />
của SMEs.<br />
Albu et al [1] khám phá nhận thức của các<br />
đối tượng có liên quan đến BCTC của SMEs ở<br />
4 quốc gia mới nổi là Séc, Hungary, Romania<br />
và Thổ Nhĩ Kỳ về việc áp dụng IFRS for<br />
SMEs bằng phương pháp định tính thông qua<br />
phỏng vấn sâu. Nghiên cứu cho thấy hầu hết<br />
các các chuyên gia đều tán thành quá trình hội<br />
tụ với IFRS for SMEs.<br />
Tại VN, liên quan đến kế toán cho SMEs,<br />
26<br />
<br />