intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận thức của người dân Bến Tre về sức khỏe cộng đồng dưới tác động của biến đổi khí hậu (Điển cứu: xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre)

Chia sẻ: Angicungduoc2 Angicungduoc2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

101
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trích từ đề tài nghiên cứu “Nhận thức của người dân Bến Tre về sức khỏe cộng đồng dưới tác động của biến đổi khí hậu” tại xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Biến Tre. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng biến đổi khí hậu (BĐKH) không chỉ tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân mà còn ảnh hưởng thông qua các yếu tố thuộc về hành vi lối sống của họ, cụ thể ở đây là những thói quen trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Về mặt nhận thức, đa phần người dân ở xã Tân Trung đã nhận thức được một cách tổng quát và đơn giản nhất khi đại đa số đều cho rằng BĐKH có thể đưa đến những nguy cơ đối với sức khỏe (mức độ 1). Tuy nhiên, nhận thức như vậy là chưa đầy đủ và mang tính cảm tính khi người dân thường nghĩ đến những vấn đề về ô nhiễm môi trường và những tác hại trước mắt về sinh kế như dừa bị mất mùa hay dịch bệnh trên gia súc. Trong khi đó, những rủi ro khó nhận diện bằng mắt thường như sức khỏe, bệnh tật lại ít được quan tâm. Điều này có thể xuất phát từ những niềm tin đã lạc hậu về những thói quen trong sinh hoạt như đi cầu cá hay xả thải trực tiếp ra môi trường là không gây hại cho sức khỏe.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận thức của người dân Bến Tre về sức khỏe cộng đồng dưới tác động của biến đổi khí hậu (Điển cứu: xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre)

NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN BẾN TRE VỀ SỨC KHỎE<br /> CỘNG ĐỒNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU<br /> (Điển cứu: xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre)<br /> ThS. Nguyễn Thị Thanh Tùng <br /> <br /> ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền <br /> TÓM TẮT:<br /> Bài viết trích từ đề tài nghiên cứu “Nhận thức của người dân Bến Tre về<br /> sức khỏe cộng đồng dưới tác động của biến đổi khí hậu” tại xã Tân Trung,<br /> huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Biến Tre. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng biến đổi khí<br /> hậu (BĐKH) không chỉ tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân mà còn ảnh<br /> hưởng thông qua các yếu tố thuộc về hành vi lối sống của họ, cụ thể ở đây là<br /> những thói quen trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Về mặt nhận thức, đa<br /> phần người dân ở xã Tân Trung đã nhận thức được một cách tổng quát và đơn<br /> giản nhất khi đại đa số đều cho rằng BĐKH có thể đưa đến những nguy cơ đối<br /> với sức khỏe (mức độ 1). Tuy nhiên, nhận thức như vậy là chưa đầy đủ và mang<br /> tính cảm tính khi người dân thường nghĩ đến những vấn đề về ô nhiễm môi<br /> trường và những tác hại trước mắt về sinh kế như dừa bị mất mùa hay dịch<br /> bệnh trên gia súc. Trong khi đó, những rủi ro khó nhận diện bằng mắt thường<br /> như sức khỏe, bệnh tật lại ít được quan tâm. Điều này có thể xuất phát từ những<br /> niềm tin đã lạc hậu về những thói quen trong sinh hoạt như đi cầu cá hay xả<br /> thải trực tiếp ra môi trường là không gây hại cho sức khỏe. Ở một phương diện<br /> khác, mạng lưới xã hội trong việc cung cấp thông tin liên quan đến rủi ro sức<br /> khỏe do ảnh hưởng của BĐKH chưa được khai thác và vận dụng trong khi đây<br /> là những kênh thông tin rất gần gũi với người dân. Từ đó, nghiên cứu cho rằng<br /> để thay đổi nhận thức của người dân cần phát huy vai trò của cộng đồng thông<br /> qua mạng lưới xã hội thực hiện những chiến dịch tuyên truyền sâu rộng trong<br /> nhân dân về rủi ro sức khỏe.<br /> Từ khóa: nhận thức, sức khỏe cộng đồng, biến đổi khí hậu<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM.<br /> <br /> Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM.<br /> <br /> <br /> <br /> 598<br /> PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> I. Đặt vấn đề<br /> Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí<br /> quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển trong hiện tại và tương lai bởi các<br /> nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học,<br /> BĐKH đã và đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu gây tác động mạnh mẽ đến mọi<br /> quốc gia và sự sống trên trái đất. BĐKH làm cho thiên tai, thảm họa, nhất là<br /> bão lụt, hạn hán, động đất, sóng thần ngày càng gia tăng về tần suất, cường độ<br /> và quy mô 1.<br /> Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của<br /> BĐKH do địa hình rừng núi, bờ biển dài, nhiều sông suối và khí hậu nhiệt đới.<br /> Chính vì thế, nước ta phải gánh chịu những hệ quả khắc nghiệt bởi thiên tai với<br /> tần suất ngày càng gia tăng. Ước tính sẽ có khoảng 70% dân số phải đối mặt<br /> với những rủi ro vì bão, mưa lớn và lũ lụt 2, trong đó người dân vùng đồng bằng<br /> sông Cửu Long là một trong ba cộng đồng dễ bị tổn thương nhất bởi BĐKH.<br /> BĐKH tác động trực tiếp đến sức khỏe con người thông qua mối quan hệ<br /> trao đổi vật chất, năng lượng giữa cơ thể người với môi trường xung quanh, dẫn<br /> đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và phản ứng của<br /> cơ thể với các tác động đó. Như vậy, nơi nào người dân sinh sống, lao động<br /> càng gần gũi và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên thì càng bị ảnh hưởng bởi<br /> những hệ lụy của BĐKH đến sức khỏe cũng như mọi mặt đời sống. Bến Tre là<br /> một trong những địa phương ven biển thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long,<br /> có mạng lưới kênh rạch dày đặt, được xác định là một trong những tỉnh thành<br /> chịu tác động nặng nhất bởi hiện tượng nước biển dâng, xâm nhập mặn và hạn<br /> hán. Vì phần đông dân số vẫn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp,<br /> bản thân cộng đồng còn duy trì nhiều phong tục tập quán, hành vi, lối sống phụ<br /> thuộc vào thiên nhiên, nên những ảnh hưởng của BĐKH đến đời sống và sức<br /> khỏe của người dân Bến Tre càng trở nên sâu sắc. Đặc biệt, nhận thức của<br /> người dân Bến Tre về các vấn đề liên quan đến BĐKH nói chung và tác động<br /> của BĐKH đến sức khỏe cộng đồng nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, họ<br /> vẫn chưa có cách bảo vệ cũng như nâng cao sức khỏe nhằm thích ứng với<br /> những diễn biến khó lường của BĐKH.<br /> <br /> <br /> 1<br /> Nguyễn Văn Thắng (2010), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, Viện Khoa học Khí<br /> tượng Thủy văn và Môi trường, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội<br /> 2<br /> Ứng phó với biến đổi khí hậu. (2016), http://climatechange.edu.vn<br /> <br /> <br /> 599<br /> II. Nội dung<br /> 2.1. Nhận thức chung về sức khỏe và biến đổi khí hậu<br /> a. Nhận thức chung về sức khỏe<br /> Theo tổ chức Y tế Thế giới “sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện<br /> về thể chất, tinh thần và xã hội, không phải chỉ bao gồm tình trạng không có<br /> bệnh hay thương tật” 1, vì vậy việc nhận thức đúng về sức khỏe và tầm quan<br /> trọng của sức khỏe đối với mỗi cá nhân, gia đình, xã hội có ý nghĩa vô cùng<br /> quan trọng bởi nó sẽ quyết định hành vi sức khỏe. Trước khi đi sâu phân tích,<br /> đánh giá nhận thức của người dân về sức khỏe cộng đồng dưới tác động của<br /> BĐKH, nhóm nghiên cứu tìm hiểu nhận thức chung của người dân về sức khỏe.<br /> Với câu hỏi: “Theo ông/bà sức khỏe là gì?”, kết quả thu được như sau:<br /> có 57.8% số người trả lời cho rằng sức khỏe là không có bệnh tật, 36.7% lựa<br /> chọn phương án sức khỏe là trạng thái thoải mái về mặt thể chất, còn lại chỉ có<br /> 3.3% quan niệm sức khỏe là trạng thái thoải mái về mặt tinh thần. Qua đó cho<br /> thấy, nhận thức của người dân về sức khỏe chỉ đơn giản là khỏe mạnh về mặt<br /> thể chất hay nói cách khác là không có bệnh tật. Điều này ít nhiều ảnh hưởng<br /> đến hành vi sức khỏe, người dân không có thói quen chủ động phòng ngừa và<br /> nâng cao sức khỏe để hạn chế những ảnh hưởng của BĐKH mà chủ yếu là đến<br /> khi có bệnh mới tập trung vào việc điều trị bệnh.<br /> Tuy nhiên, có thể nhận thấy một điểm khá tích cực là khi nghiên cứu đưa<br /> ra khái niệm “Sức khỏe không chỉ là không có bệnh tật mà còn là trạng thái<br /> thoải mái cả về mặt thể chất, tinh thần và xã hội” để lấy ý kiến của người dân<br /> thì có tới 97.8% người tham gia trả lời phỏng vấn đồng ý với khái niệm này, chỉ<br /> có 1 trường hợp không đồng ý và 1 trường hợp không biết. Như vậy, người dân<br /> khá cởi mở trong việc tiếp nhận các thông tin mới chứ không hề cứng nhắc, bảo<br /> thủ. Nếu có điều kiện được tiếp cận với các nguồn thông tin đáng tin cậy, nhận<br /> thức của người dân về sức khỏe sẽ được nâng lên.<br /> b. Nhận thức chung về biến đổi khí hậu<br /> Bên cạnh nhận thức chung về sức khỏe, nghiên cứu tìm hiểu nhận thức<br /> chung của người dân về BĐKH. Tiến hành đo lượng mức độ thường xuyên<br /> <br /> 1<br /> Worth Health Organization (2006), Constitution of the World Health Organization – Basic<br /> Documents, Forty-fifth edition, Supplement, October 2006<br /> <br /> <br /> <br /> 600<br /> PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> nghe nói đến vấn đề “biến đổi khí hậu”, kết quả cho thấy gần 50% số người<br /> được hỏi cho biết họ thường xuyên được nghe, 33.3% thỉnh thoảng nghe. Điều<br /> này thể hiện phần đông dân số đều có nhận thức về vấn đề BĐKH ở một mức<br /> độ nhất định, chỉ có số ít (17.8%) chưa bao giờ nghe nói đến.<br /> Mặc dù tỷ lệ dân số chưa bao giờ nghe chỉ chiếm số ít, tuy nhiên đây là<br /> vấn đề đáng lưu tâm, vì rất có thể từ sự thiếu nhận thức của một bộ phận nhỏ<br /> trong cộng đồng nhưng đưa đến những hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng<br /> cho môi trường và sức khỏe con người.<br /> Biểu đồ 1: Nhận thức về các hiện tượng do BĐKH gây ra/có liên quan<br /> <br /> <br /> <br /> Thời tiết bất thường<br /> <br /> Nhiệt độ tăng<br /> <br /> Ô nhiễm không khí<br /> <br /> Bão<br /> <br /> Mưa<br /> <br /> Xâm nhập mặn<br /> <br /> Nước nhiễm phèn<br /> <br /> Hán hán<br /> <br /> Ngập lụt<br /> <br /> Nước biển dâng<br /> <br /> Thủy triều<br /> <br /> 0 20 40 60 80<br /> <br /> <br /> <br /> Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài, 2016<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Liên quan đến nhận thức của người dân về BĐKH, nhóm nghiên cứu<br /> quan tâm đến việc người dân có nhận thức được những hiện tượng thiên nhiên<br /> do BĐKH gây ra hoặc gián tiếp gia tăng ảnh hưởng. Theo đó, hiện tượng xâm<br /> nhập mặn được đưa ra với tỷ lệ cao nhất 75.6%, điều này được giải thích một<br /> cách hợp lý là do năm 2016 tình trạng xâm nhập mặn tại xã Tân Trung nói<br /> riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung diễn biến phức tạp và ảnh hưởng<br /> <br /> <br /> 601<br /> nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Bão và ngập lụt cũng lần lượt được lựa<br /> chọn với tỷ lệ khá cao (45.1% và 41.5%), tiếp theo là tình trạng thời tiết thất<br /> thường và mưa (36.6% và 32.9%). Một số hiện tượng khác có liên quan đến<br /> BĐKH được người dân nhận thức: nước biển dâng (22.0%); hạn hán (20.7%);<br /> nước nhiễm phèn (17.1%); nhiệt độ tăng (15.9%); ô nhiễm không khí (9.8%);<br /> thủy triều (3.7%). Những hiện tượng ít được người dân đề cập thường do một<br /> hoặc nhiều trong số các nguyên nhân: thứ nhất là do các phương tiện/kênh<br /> truyền thông ít đưa tin; thứ hai là do những hiện tượng đó không gây ra nhiều<br /> ảnh hưởng tại thực tế địa phương; thứ ba là do các hiện tượng đó vốn đã diễn ra<br /> thường xuyên từ trước đến nay nên người dân không cho rằng có liên quan đến<br /> BĐKH (ví dụ: hiện tượng thủy triều dâng).<br /> 2.2. Nhận thức về tình hình sức khỏe và biến đổi khí hậu tại địa<br /> phương<br /> a. Nhận thức về tình hình sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng<br /> đồng<br /> Nhận thức về tình hình sức khỏe của chính bản thân người cung cấp<br /> thông tin, trong số những người tham gia trả lời thì 33.4% có sức khỏe tốt và<br /> rất tốt, 36.7% sức khỏe bình thường và một tỷ lệ gần tương đương là những<br /> người có sức khỏe kém với 30%. Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, nghiên cứu<br /> để người dân tự đánh giá sự thay đổi sức khỏe của bản thân trong thời gian vừa<br /> qua, kết quả thu được đặt ra một số lo ngại khi chỉ có 12.2% số người được hỏi<br /> có sức khỏe tốt hơn/tốt hơn rất nhiều, trong khi đó có tới 42.2% cho rằng sức<br /> khỏe của bản thân tệ hơn và thậm chí là tệ hơn rất nhiều.<br /> Biểu đồ 2: Tình hình sức khỏe của người tham gia khảo sát<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nguồn: kết quả khảo sát<br /> đề tài, 2016<br /> <br /> 602<br /> PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Kết quả khảo sát cho thấy, so với khi đánh giá tình hình sức khỏe của cá<br /> nhân, tình hình sức khỏe của gia đình và cộng đồng có vẻ khả quan hơn khi tỷ<br /> lệ gia đình có sức khỏe tốt hơn/tốt hơn rất nhiều là 14.4%, tương tự đối với<br /> cộng đồng là 15.6%, cao hơn khi đánh giá tình hình sức khỏe cá nhân ở cùng<br /> tiêu chí. Tuy nhiên, số người trả lời cho rằng sức khỏe của gia đình/cộng đồng<br /> hiện nay tệ hơn trước đây chiếm tỷ lệ hơi cao, đối với gia đình là 23.3% và<br /> cộng đồng là 25.6%.<br /> Để rõ hơn về tình hình sức khỏe của người dân, nhóm nghiên cứu tiến<br /> hành tìm hiểu những bệnh mà người dân thường mắc nhất. Kết quả khảo sát cho<br /> thấy, với bệnh thông thường như cảm, ho, sổ mũi, nhức đầu được đánh giá là<br /> bệnh thường mắc nhất với tỷ lệ người trả lời lên đến 91%. Thực tế, đây là<br /> những bệnh/triệu chứng bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa hay khi<br /> thời tiết có sự thay đổi (từ nắng nóng chuyển sang mưa hoặc ngược lại). Thời<br /> tiết thay đổi thất thường, còn gây ra những chứng bệnh về cơ/xương/khớp, bệnh<br /> này có liên quan đến yếu tố thời tiết (khi thời tiết thay đổi người bệnh thường<br /> cảm thấy cơ thể đau nhức), điều này giải thích tại sao các bệnh về cơ, xương,<br /> khớp được lựa chọn trong nhóm những bệnh thường mắc (ở vị trí thứ hai sau<br /> các bệnh thông thường như: cảm ho, sổ mũi, nhức đầu) với tỷ lệ 53.3%. Đứng<br /> thứ ba là các bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp với 25,6% tỷ lệ lựa chọn.<br /> Ngoài ra, bệnh sốt siêu vi, sốt xuất huyết cũng là bệnh được nhiều người lựa<br /> chọn (18.7%).<br /> Đã có những nghiên cứu chứng minh mối liên hệ giữa các bệnh tiểu<br /> đường, tim mạch, huyết áp với yếu tố thời tiết hay cụ thể đang được đề cập ở<br /> đây là BĐKH. Riêng các bệnh sốt siêu vi, sốt xuất huyết là những bệnh không<br /> chỉ liên quan tới khí hậu/thời tiết, mà hơn hết nó chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi<br /> môi trường sống. Như vậy, thông qua đánh giá của người dân cho thấy, hầu hết<br /> những bệnh thường mắc trong năm là những chứng bệnh liên quan trực tiếp với<br /> yếu tố thời tiết, khí hậu, môi trường… Trong bối cảnh BĐKH như hiện nay,<br /> thời tiết thường xuyên thay đổi, kéo theo những hệ lụy tiêu cực về môi trường<br /> nên việc ảnh hưởng đến sức khỏe là điều không thể tránh khỏi.<br /> Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là các bệnh được kể trên đều được người<br /> dân cho rằng có chiều hướng tăng so với trước đây. Đơn cử như các bệnh cảm,<br /> ho, sổ mũi, nhức đầu được 79% số người có trả lời chọn là “tăng”. Về thời<br /> điểm thường xảy ra dịch bệnh trong năm, kết quả thảo luận từ công cụ lịch thời<br /> vụ cho thấy, khoảng từ tháng 4 đến tháng 7 thì dịch bệnh về cảm cúm và tay<br /> <br /> <br /> 603<br /> chân miệng thường diễn ra do ảnh hưởng của nắng nóng và xâm nhập mặn kéo<br /> dài. Thời điểm thứ hai được người dân đề cập là từ tháng 10 – tháng 12 hàng<br /> năm vì đây là thời điểm thường xảy ra ngập úng, ẩm thấp nên muỗi dễ sinh sôi<br /> nảy nở và xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết. Trong các phỏng vấn sâu, người<br /> dân còn đề cập tới bệnh ung thư xuất hiện nhiều ở địa phương và theo suy nghĩ<br /> của họ thì nguyên nhân không phải là do BĐKH: “Ở đây mà cái trường hợp<br /> như mà biến đổi khí hậu thì thường thường chú thấy thì vấn đề ảnh hưởng vấn<br /> đề cảm cúm là nó nhiều, rồi vấn đề viêm mũi đồ này kia cũng nhiều mà cái<br /> chứng bệnh thường xuất hiện ở đây...” [H.V.H, nam, 51 tuổi, trưởng ấp]<br /> Bên cạnh do tác động của BĐKH thì kết quả quan sát tại thực địa cho<br /> thấy, bệnh tật của người dân còn do ảnh hưởng bởi những thói quen sinh hoạt<br /> cũ còn tồn đọng. Người dân địa phương vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như đi<br /> cầu cá đã tồn tại từ lâu như một tập quán và người dân coi như một lẽ thường<br /> tình (có hơn 50% số hộ gia đình trong mẫu khảo sát vẫn dùng hình thức này)<br /> mặc dù chính quyền địa phương thường xuyên vận động. Ông P.V.D chia sẻ:<br /> “Chính quyền cấp xã đến cơ sở cấp ấp á thì ra sức vận động bà con nhân dân<br /> trong ấp, trong xã, trong huyện là dẹp cái cầu tiêu trên sông ngạch, mà ở đây<br /> người ta gọi là cầu tiêu cá. Tức là người ta đào cái ao để người ta thả cá<br /> xuống, người ta đi cầu nó thoải mái hơn là đi cái cầu ở ngoài. Hiện giờ này âp<br /> này vẫn phát động là trên 50% hộ dân là có hộ xí tự ngoại” [P.V.D, nam, 60<br /> tuổi, ấp Tân Ngãi]. Bên cạnh việc đi cầu cá, người dân còn có thói quen vứt rác<br /> hoặc xác gia súc, gia cầm xuống sông, kênh cũng như việc sử dụng các loại<br /> thuốc hóa chất trong nông nghiệp. Chính những thói quen này cùng với các<br /> hiện tượng xuất hiện do BĐKH như hạn hán, nhiễm mặn vào mùa khô và ngập<br /> úng kéo dài do thủy triều dâng đã làm nguồn nước bị nhiễm bẫn và là một trong<br /> những nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh. Theo logic này giữa lối sống, thói quen<br /> sinh hoạt, môi trường và BĐKH có mối quan hệ mật thiết với nhau trong tương<br /> quan với sức khỏe. Chính thói quen trong sinh hoạt sẽ làm gia tăng hoặc hạn<br /> chế những tác động của BĐKH đến sức khỏe con người.<br /> b. Nhận thức về tình hình biến đổi khí hậu tại địa phương<br /> Xã Tân Trung nằm ở phía nam của huyện Mỏ Cày Nam có điều kiện tiểu<br /> vùng kinh tế đặc trưng hệ sinh thái nông nghiệp vùng Tây Nam Bộ, khí hậu<br /> nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng<br /> 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4. Thủy văn chịu ảnh hưởng trực tiếp chế<br /> độ bán nhật triều của biển đông (cách cửa biển 45km) ngày nước lên xuống 2<br /> <br /> <br /> 604<br /> PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> lần, triều cường ngày 30 và ngày 15 âm lịch, triều kém mùng 10 và 23 âm lịch .<br /> Với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý đặc thù, xã Tân Trung chịu ảnh hưởng<br /> khá lớn bởi các hiện tượng BĐKH, thực tế này sẽ tác động đến nhận thức của<br /> người dân.<br /> Bảng 1: Các hiện tượng thiên nhiên đang diễn ra tại địa bàn nghiên<br /> cứu<br /> <br /> Hiện tượng thiên Lượt trả lời Phần trăm<br /> nhiên theo trường hợp<br /> Số lượt trả Phần trăm<br /> lời (N) (%)<br /> <br /> Thủy triều 4 1.5 4.4<br /> <br /> Nước biển dâng 12 4.6 13.3<br /> <br /> Ngập lụt 16 6.2 17.8<br /> <br /> Hạn hán 17 6.6 18.9<br /> <br /> Nước nhiễm phèn 49 18.9 54.4<br /> <br /> Xâm nhập mặn 84 32.4 93.3<br /> <br /> Mưa 19 7.3 21.1<br /> <br /> Bão 16 6.2 17.8<br /> <br /> Ô nhiễm không<br /> 4 1.5 4.4<br /> khí<br /> <br /> Nắng nóng kéo<br /> 12 4.6 13.3<br /> dài<br /> <br /> Thời tiết thất<br /> 26 10.0 28.9<br /> thường<br /> <br /> Tổng 259 100.0 287.8<br /> <br /> Nguồn: kết quả khảo sát đề tài, 2016<br /> <br /> <br /> 605<br /> Theo thông tin được người dân cung cấp, trên địa bàn xã diễn ra một số<br /> hiện tượng thiên nhiên sau: phổ biến nhất là hiện tượng xâm nhập mặn với tỷ lệ<br /> người trả lời lên đến 93.3%; tiếp theo là tình trạng nước nhiễm phèn với 54.4%<br /> lượt lựa chọn. Theo chia sẻ của ông P.V.D: “Trong vòng hai năm, thôi mình<br /> nói ngắn gọn ha, trong năm 2015 - 2016 trên cái địa bàn Tân Ngãi thì nó diễn<br /> biến rất nhiều, chưa năm nào mà nó bị xâm nhập mặn kéo dài bằng năm 2016,<br /> hơn 5 tháng là nó xâm nhập mặn không sử dụng nước được á…” [P.V.D, nam,<br /> 60 tuổi, ấp Tân Ngãi].<br /> Ngoài hiện tượng xâm nhập mặn, nước nhiễm phèn, địa phương còn bị<br /> ảnh hưởng bởi các hiện tượng thiên nhiên khác như: mưa (21.1%), hạn hán<br /> (18.9%), bão và ngập lụt (cùng 17.8%), nước biển dâng và nắng nóng kéo dài<br /> (cùng 13.3%)… Qua thông tin định lượng được người dân cung cấp, đây rõ<br /> ràng là những hiện tượng thiên nhiên điển hình phản ánh thực tế địa phương xã<br /> Tân Trung đang chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi diễn biến phức tạp của BĐKH.<br /> Các kết quả phỏng vấn sâu cũng thể hiện, trong vài năm trở lại đây những hiện<br /> tượng thời tiết thay đổi một cách rõ rệt và phức tạp khó lường như: biên độ<br /> nhiệt độ tăng cao trong giai đoạn chuyển mùa, nắng nóng kéo dài hơn so với<br /> các năm gần đây, triều cường cao hơn hàng năm, biên độ mặn cao, kéo dài gây<br /> thiếu nguồn nước sinh hoạt và dịch bệnh cho gia súc.<br /> Hầu hết người dân đều nhận định rằng, tất cả các hiện tượng thiên nhiên<br /> đề cập ở trên đều có xu hướng gia tăng về tần suất và mức độ cũng như phạm vi<br /> ảnh hưởng. Cụ thể tỷ lệ người dân đánh giá các hiện tượng thiên nhiên có xu<br /> hướng tăng như sau: thủy triều (72.2%), nước biển dâng (82.2%), ngập lụt<br /> (87.8%), hạn hán (95.6%), nước nhiễm phèn (94.4%), xâm nhập mặn (98.9%),<br /> bão (91.1%), ô nhiễm không khí (95.6%), nhiệt độ tăng (95.6%), thời tiết thất<br /> thường (97.8%). Những tỷ lệ này một lần nữa khẳng định, địa bàn nghiên cứu -<br /> xã Tân Trung đang chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các hiện tượng thiên nhiên là hệ<br /> lụy của BĐKH. Những hiện tượng điển hình được người dân nhận thức một<br /> cách rõ nét là: xâm nhập mặn, thời tiết thất thường, nhiệt độ tăng, ô nhiễm<br /> không khí, hạn hán, nước nhiễm phèn và bão.<br /> Tuy nhiên, trước những thông tin bất lợi về địa phương chịu ảnh hưởng<br /> của BĐKH, người dân vẫn chưa thực sự tin vào các thông tin mà họ được tiếp<br /> cận như lời kể của ông P.V.D: “Nói về nước biển dâng, là tầm nhìn đến năm<br /> 2020, lúc đó dường như thơ chiêu sinh đi học là năm 2013 hay 2014 gì đó. Thì<br /> người ta xuống nói về nước biển dâng và năm 2020 thì cái Bến Tre này ngập<br /> <br /> <br /> 606<br /> PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1/3 diện tích, mà chú không tin vì chú nghĩ nước như vầy thì làm sao mà ngập<br /> được” [P.V.D, nam, 60 tuổi, ấp Tân Ngãi]. Đây là trường hợp người dân đã<br /> được đi tập huấn và tuyên truyền về BĐKH nhưng vẫn không thực sự tin vào<br /> những hệ quả tiêu cực có thể xảy ra. Với người dân không có nhiều điều kiện<br /> để tiếp cận thông tin (số đông trong cộng đồng) thì liệu họ có thể nhận thức<br /> đúng vấn đề cộng đồng mình đang gặp phải và việc họ không tin hay không<br /> nhận thức đúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi nhằm thích ứng với BĐKH.<br /> 2.3. Nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe<br /> Để tìm hiểu nhận thức cũng như quan điểm của người dân về các khía<br /> cạnh liên quan đến tác động của BĐKH đối với sức khỏe, nghiên cứu lần lượt<br /> đưa ra các nhận định, đầu tiên là “Sức khỏe bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố<br /> trong đó có vấn đề biến đổi khí hậu” thì có đến 97,8 % số người trả lời đồng ý<br /> với nhận định này. Qua đó, bước đầu phản ánh người dân có nhận thức về ảnh<br /> hưởng của BĐKH đến sức khỏe.<br /> Để có minh chứng rõ ràng hơn và đo lường được nhận thức của người<br /> dân về vấn đề nghiên cứu đang quan tâm, đề tài tiến hành cho người dân so<br /> sánh mức độ tác động của tổng hòa các yếu tố (điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã<br /> hội, môi trường, lối sống, phong tục tập quán, điều kiện sống, điều kiện làm<br /> việc, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, mối quan hệ trong cộng đồng, đặc điểm cá<br /> nhân, đặc điểm gia đình và BĐKH) đến sức khỏe con người. Kết quả khảo sát<br /> định lượng cho thấy, theo người dân biến đổi khí hậu là yếu tố tác động lớn<br /> nhất tương ứng số điểm 7.52 và yếu tố đứng thứ 2 cũng có liên quan đến BĐKH<br /> là vệ sinh môi trường với mức điểm khá cao 7.48. Những thông số này đã một<br /> lần nữa thể hiện người dân thực sự nhận thức được tác động của biến đổi khí<br /> hậu đến sức khỏe và trong sự tương quan so sánh với rất nhiều các yếu tố thì<br /> BĐKH và những khía cạnh có liên quan đã được nhìn nhận một cách sâu sắc<br /> hơn.<br /> Không chỉ đề cập một cách chung chung, nhóm nghiên cứu tiếp tục tìm<br /> hiểu nhận thức của người dân về những ảnh hưởng cụ thể của BĐKH đến sức<br /> khỏe. Theo đó, những ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng này là làm giảm sức<br /> đề kháng, nhiều bệnh tật gia tăng, dễ mắc bệnh, bệnh tật ngày càng nghiêm<br /> trọng hơn, bệnh khó điều trị hơn, tinh thần căng thẳng và tai nạn thương tích.<br /> Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất được phần lớn người dân đồng tình, đó là BĐKH<br /> làm giảm sức đề kháng của cơ thể (tỷ lệ đồng tình 82.9%), khiến con người dễ<br /> <br /> <br /> <br /> 607<br /> mắc bệnh (tỷ lệ đồng tình 75.6%), cũng từ đó nhiều bệnh tật gia tăng (tỷ lệ<br /> đồng tình 59.8%).<br /> Bảng 2: Ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của biến đổi khí hậu đến<br /> sức khỏe<br /> <br /> Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức Tần Phần<br /> khỏe suất (N) trăm (%)<br /> <br /> Ảnh Giảm sức đề kháng 68 82.9<br /> hưởng trực<br /> Nhiều bệnh tật gia tăng 49 59.8<br /> tiếp<br /> Dễ mắc bệnh 62 75.6<br /> <br /> Bệnh tật ngày càng<br /> 21 25.6<br /> nghiêm trọng<br /> <br /> Bệnh khó điều trị 17 20.7<br /> <br /> Tinh thần căng thẳng 10 12.2<br /> <br /> Tai nạn thương tích 1 1.2<br /> <br /> Ảnh Môi trường ô nhiễm 51 59.3<br /> hưởng gián<br /> Thiếu nước sinh hoạt 43 50.0<br /> tiếp<br /> Phát sinh nhiều mầm bệnh 25 29.1<br /> <br /> Gây hại cây trồng vật nuôi 72 83.7<br /> <br /> Thiệt hại kinh tế 77 89.5<br /> <br /> Nguồn: Dữ liệu khảo sát của đề tài, 2016<br /> Bên cạnh ảnh hưởng trực tiếp, BĐKH còn gây ra những ảnh hưởng gián<br /> tiếp như làm môi trường ô nhiễm (59.3%), thiếu nước sinh hoạt (50.0%), phát<br /> sinh nhiều mầm bệnh (29.1%), gây hại cây trồng vật nuôi (83.7%), thiệt hại<br /> kinh tế (89.5%). Đây là những ảnh hưởng của BĐKH đến môi trường sống, đời<br /> sống sinh hoạt – sản xuất của người dân, nhưng rõ ràng từ các ảnh hưởng này<br /> sẽ tác động đến sức khỏe và cũng đưa đến hệ quả như đã đề cập bên trên. Từ tỷ<br /> <br /> <br /> 608<br /> PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> lệ đồng tình của người dân đối với các tác động gián tiếp của BĐKH đến sức<br /> khỏe phần nào thể hiện mức độ quan tâm của người dân đối với các vấn đề, ưu<br /> tiên hàng đầu vẫn là yếu tố kinh tế, tiếp theo là sản xuất canh tác, kế đến là môi<br /> trường, nước sinh hoạt và cuối cùng mới là bệnh dịch. Minh chứng rõ hơn cho<br /> nhận định này, phân tích từ kết quả thu được thông qua công cụ xếp hạng vấn<br /> đề ưu tiên cho thấy, vấn đề ưu tiên số một của người dân là giá cả chăn nuôi<br /> (heo, gà) không ổn định, cây ăn trái (dừa) bị ngập úng kết quả không cao xếp vị<br /> trí thứ hai, thứ ba là giao thông nông thôn đi lại khó khăn khi mùa nước ngập,<br /> thứ tư là tình hình nước sạch nhất là khi ngập úng xảy ra.<br /> Tìm hiểu nhận thức của người dân về tác động của BĐKH một cách cụ<br /> thể hơn, nghiên cứu tiến hành lấy ý kiến người dân về ảnh hưởng của từng hiện<br /> tượng thời tiết đến sức khỏe con người. Kết quả định lượng cho thấy, theo<br /> người dân, trong số 11 hiện tượng thời tiết điển hình ảnh hưởng đến sức khỏe<br /> thì xâm nhập mặn có tỷ lệ được lựa chọn gần như tuyệt đối 98.9%; tiếp theo là<br /> hiện tượng thời tiết thất thường với tỷ lệ 97.8%; 95.6% là tỷ lệ người dân cho<br /> rằng hạn hán, ô nhiễm không khí và nhiệt độ tăng có ảnh hưởng đến sức khỏe;<br /> bão có tỷ lệ lựa chọn tương đối cao 91.1%; còn lại các hiện tượng ngập lụt,<br /> nước biển dâng và thủy triều thì tỷ lệ lần lượt là 87.8%; 82.2% và 72.2%. Thực<br /> tế, người dân không thể đánh giá hiện tượng nào ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều<br /> ít ra sao, mà chỉ đơn giản hiện tượng càng xảy ra thường xuyên và mức độ<br /> nghiêm trọng càng cao thì sẽ ảnh hưởng càng nhiều đến sức khỏe. Chính vì năm<br /> 2016, hiện tượng xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài, nhiệt độ tăng cao diễn ra trên<br /> diện rộng và tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống, nên khi xem xét liệu có<br /> hay không khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe thì các yếu tố này được lựa chọn<br /> với tỷ lệ cao nhất.<br /> Từ những phân tích trên cho thấy người dân đã nhận thức được BĐKH<br /> có ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức nhận thức chung<br /> chung còn khi so sánh sự ảnh hưởng cũng như mức độ quan tâm của người dân<br /> đến những tác động của BĐKH đối với từng lĩnh vực đời sống thì vấn đề sức<br /> khỏe vẫn được xếp ở vị trí thứ yếu sau các mối quan tâm về sinh kế hay môi<br /> trường sống.<br /> 2.4. Nhận thức về giải pháp nâng cao sức khỏe thích ứng với biến đổi<br /> khí hậu<br /> Theo mô hình niềm tin sức khỏe, một người chỉ thực hiện hành vi sức<br /> <br /> <br /> <br /> 609<br /> khỏe khi họ thật sự có niềm tin đối với hành vi đó. Niềm tin càng cao thì khả<br /> năng thực hiện hành vi càng lớn. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã tiến hành đo<br /> lường niềm tin của người dân về khả năng có thể thực hiện các hành vi nhằm<br /> giảm tác động của BĐKH đối với sức khỏe. Nghiên cứu đã đưa ra nhận định<br /> “con người không thể làm giảm tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe”,<br /> kết quả có tới 65.6% số người được hỏi đồng ý với nhận định, nghĩa là phần<br /> đông người dân vẫn nghĩ và tin rằng không thể thay đổi được thực tế. Khi<br /> không có niềm tin đồng nghĩa với việc không có động cơ để suy nghĩ và thực<br /> hiện hành động, trong trường hợp này là suy nghĩ về việc đưa ra các giải pháp<br /> và thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe để thích ứng với BĐKH.<br /> Chính vì vậy, khi được hỏi về những giải pháp để có thể làm giảm tác<br /> động của hiện tượng này bằng câu hỏi mở, ý kiến trả lời của người dân chủ yếu<br /> thiên về hướng bảo vệ môi trường mà chưa có những suy nghĩ cụ thể trong bối<br /> cảnh của địa phương mình, cá biệt có gần 1/5 số người trả lời là “không biết<br /> làm cách nào” (18.9%) như ở bảng 2 dưới đây:<br /> Bảng 3: Giải pháp làm giảm tác động của BĐKH đến sức khỏe<br /> <br /> Giải pháp giảm tác động của BĐKH Lượt trả lời % trường hợp<br /> đến sức khỏe<br /> N %<br /> <br /> Giữ gìn vệ sinh môi trường 51 34.9 56.0<br /> <br /> Không xả thải xuống sông 23 15.8 25.6<br /> <br /> Trồng thêm cây xanh 16 11.0 17.8<br /> <br /> Nâng cao ý thức người dân về sức khỏe 22 15.1 24.4<br /> <br /> Dọn dẹp chuồng trại thường xuyên 8 5.5 8.9<br /> <br /> Không biết làm cách nào 17 11.6 18.9<br /> <br /> Khác 9 6.2 10.0<br /> <br /> Tổng 146 100.0 162.2<br /> <br /> Nguồn: Dữ liệu khảo sát của đề tài, 2016<br /> Trong số những giải pháp đưa ra, giải pháp được đề xuất nhiều nhất là<br /> <br /> <br /> 610<br /> PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> “giữ vệ sinh môi trường” với 51 lượt trả lời chiếm 56.0%, cao thứ hai với<br /> 25,6% số người trả lời là “không xả thải xuống sông”, qua đó phần nào phản<br /> ánh được thói quen sinh hoạt không hợp lý của người dân. The o mô hình niềm<br /> tin sức khỏe, kết quả này phản ánh hầu như người dân chưa nhận thức được<br /> những hành động có thể làm giảm thiểu hậu quả do BĐKH gây ra đối với sức<br /> khỏe (mức độ 3) một cách chính xác mà phần nhiều vẫn theo cảm tính và kinh<br /> nghiệm. Dữ liệu khảo sát cũng cho thấy việc “nâng cao nhận thức của người<br /> dân về sức khỏe” là giải pháp được nhiều người đưa ra (24.4%).<br /> Bên cạnh, nghiên cứu tiến hành đo lường mức độ đồng ý thông qua thang<br /> đo khoảng với khoảng giá trị từ 1 đến 5 (trong đó 1 có ý nghĩa là hoàn toàn<br /> đồng ý và 5 là hoàn toàn không đồng ý). Như vậy, giải pháp nào có điểm trung<br /> bình càng thấp thể hiện mức độ đồng ý cao và ngược lại. Kết quả, với mỗi giải<br /> pháp được đưa ra, thang điểm lựa chọn nhỏ nhất đều là 1 và lớn nhất đều là 4,<br /> nhưng có sự khác nhau về giá trị trung bình. Thông qua giá trị trung bình cho<br /> thấy, tất cả các giải pháp đều nhận được sự đồng tình cao từ phía người dân,<br /> trong đó giải pháp nhận được sự đồng tình cao nhất là nâng cao sức khỏe với<br /> mức điểm trung bình 1.54, tiếp theo là nâng cao nhận thức về sức khỏe tương<br /> ứng mức điểm trung bình 1.61, thứ ba là nâng cao nhận thức về sức khỏe dưới<br /> tác động của BĐKH 1.71 và cuối cùng là nâng cao nhận thức về vấn đề biến đổi<br /> khí hậu nói chung 1.74. Như vậy, theo ý kiến của người dân, để giảm tác động<br /> của BĐKH đến sức khỏe thì điều cần thiết và phải thực hiện trước tiên là bản<br /> thân mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng phải tự nâng cao sức khỏe, tiếp đó<br /> mới nâng cao nhận thức, về BĐKH nói chung và tác động của biến đổi khí hậu<br /> đến sức khỏe nói riêng.<br /> Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao sức khỏe để thích ứng<br /> với BĐKH, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp để lấy ý kiến của người dân<br /> thông qua thể hiện mức độ đồng ý từ 1 đến 5 (với 1 là hoàn toàn đồng ý và 5 là<br /> hoàn toàn không đồng ý, tương tự như bên trên). Các giải pháp nâng cao sức<br /> khỏe xếp theo mức độ đồng ý từ cao xuống thấp như sau: giải pháp nhận được<br /> nhiều sự đồng tình nhất là ăn uống điều độ (1.4), tiếp theo là ngủ đủ (1.48),<br /> dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn (1.58), bổ sung vi chất dinh dưỡng (1.63), lạc<br /> quan yêu đời (1.70), vui chơi giải trí (1.71), tập thể dục (1.87) và phục hồi chức<br /> năng là (2.0). Trong đó, hai giải pháp ăn uống điều độ và ngủ đủ nhận được sự<br /> đồng ý 100% từ phía người dân thể hiện qua mức điểm người dân lựa chọn chỉ<br /> dao động trong khoảng từ 1 đến 2 (giá trị nhỏ nhất là 1 và giá trị lớn nhất là 2).<br /> <br /> <br /> 611<br /> Bảng 4: Mức độ đồng ý với biện pháp để nâng cao sức khỏe<br /> <br /> Biện pháp để nâng cao sức Mức độ đồng ý<br /> khỏe<br /> Giá trị Giá trị lớn Giá trị<br /> nhỏ nhất nhất trung bình<br /> <br /> Bổ sung vi chất dinh dưỡng 1.00 5.00 1.6333<br /> <br /> Tập thể dục 1.00 5.00 1.8667<br /> <br /> Phục hồi chức năng 1.00 3.00 2.0444<br /> <br /> Ăn uống điều độ 1.00 2.00 1.4000<br /> <br /> Ngủ đủ 1.00 2.00 1.4778<br /> <br /> Dành thời gian nghỉ ngơi, thư<br /> 1.00 3.00 1.5778<br /> giãn<br /> <br /> Vui chơi giải trí 1.00 3.00 1.7111<br /> <br /> Lạc quan yêu đời 1.00 3.00 1.7000<br /> <br /> Nguồn: Dữ liệu khảo sát của đề tài, 2016<br /> Nghiên cứu còn lấy ý kiến người dân về những giải pháp để gia tăng hiệu<br /> quả điều trị bệnh (trong trường hợp bị bệnh). Kết quả cũng nhận được sự đồng<br /> tình cao từ phía người dân đối với các giải pháp, cụ thể như sau: giải pháp nhận<br /> được sự đồng tình cao nhất với mức điểm 1.39 là uống thuốc theo đơn, kế đến<br /> là tuân thủ việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ với mức điểm 1.48, ngoài<br /> ra người bệnh cần tìm hiểu để biết rõ về tình trạng bệnh tương ứng mức điểm<br /> 1.63, cùng ở mức điểm 1.69 là hai giải pháp thăm khám thường xuyên và giữa<br /> tinh thần ổn định, tránh lo lắng hoang mang.<br /> Bảng 5: Mức độ đồng ý với biện pháp để gia tăng hiệu quả điều trị<br /> bệnh<br /> <br /> Biện pháp để gia tăng hiệu quả điều trị Mức độ đồng ý<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 612<br /> PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> bệnh Giá trị Giá trị lớn Giá trị trung<br /> nhỏ nhất nhất bình<br /> <br /> Tìm hiểu để biết rõ về tình trạng bệnh 1.00 4.00 1.6333<br /> <br /> Thăm khám thường xuyên 1.00 4.00 1.6889<br /> <br /> Tuân thủ việc điều trị bệnh theo chỉ định 1.00 5.00 1.4778<br /> <br /> Uống thuốc theo đơn 1.00 2.00 1.3889<br /> <br /> Giữ tinh thần ổn định, tránh lo lắng hoang<br /> 1.00 5.00 1.6889<br /> mang<br /> <br /> Nguồn: Dữ liệu khảo sát của đề tài, 2016<br /> Ngoài nâng cao sức khỏe và đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh trong trường<br /> hợp mắc bệnh, để thích ứng với BĐKH, người dân cũng cần thực hiện một số<br /> biện pháp dự phòng, nghiên cứu lấy ý kiến từ phía người dân về các giải pháp:<br /> thứ nhất là tiêm ngừa vaccine (1.71), thứ hai là khám sức khỏe định kỳ (1.69),<br /> thứ ba là mua bảo hiểm y tế (1.63), thứ tư là dự phòng bệnh dịch – diệt muỗi,<br /> lăng quăng … (1.39), giữ vệ sinh cá nhân (1.48), vệ sinh nơi ở và môi trường<br /> xung quanh (1.69) và có lối sống lành mạnh (1.70). Như vậy, ba giải pháp nhận<br /> được sự đồng tình cao nhất là: dự phòng bệnh dịch, giữ vệ sinh cá nhân và vệ<br /> sinh môi trường xung quanh.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bảng 6: Mức độ đồng ý với biện pháp để phòng bệnh<br /> <br /> Biện pháp phòng bệnh Mức độ đồng ý<br /> <br /> Giá trị Giá trị Giá trị<br /> nhỏ nhất lớn nhất trung bình<br /> <br /> Tiêm ngừa Vaccin 1.00 3.00 1.7111<br /> <br /> <br /> <br /> 613<br /> Khám sức khỏe định kỳ 1.00 4.00 1.6889<br /> <br /> Mua bảo hiểm y tế 1.00 5.00 1.6889<br /> <br /> Dự phòng bệnh dịch (diệt ruồi, muỗi…) 1.00 2.00 1.3889<br /> <br /> Giữ vệ sinh cá nhân 1.00 5.00 1.4778<br /> <br /> Vệ sinh nơi ở và môi trường xung quanh 1.00 4.00 1.6333<br /> <br /> Có lối sống lành mạnh (không hút thuốc...) 1.00 3.00 1.7000<br /> <br /> Nguồn: Dữ liệu khảo sát của đề tài, 2016<br /> Dựa trên mô hình niềm tin sức khỏe, từ kết quả nghiên cứu định tính, định<br /> lượng thông qua các công cụ bảng hỏi, phỏng vấn sâu, công cụ đồng tham gia<br /> (PRA), cho thấy nhận thức của người dân về sức khỏe cộng đồng dưới tác động<br /> của BĐKH chủ yếu ở mức độ 1 - nhận thức chung về những nguy cơ mà biến<br /> đổi khí hậu có thể gây ra đối với sức khỏe. Người dân cũng nhận thức được một<br /> phần ở mức độ 2 - nhận thức được những hậu quả nghiêm trọng của vấn đề; và<br /> một phần ở mức độ 3 - nhận thức được những hành động có thể giảm thiểu hậu<br /> quả của vấn đề. Nghiên cứu không ghi nhận được thông tin người dân nhận<br /> thức ở mức độ 4 - nhận thức được những khó khăn trong quá trình thực hiện<br /> những hành động nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe để thích ứng với BĐKH.<br /> Tuy nhiên, một điểm tích cực, mặc dù nhận thức của người dân về sức khỏe<br /> cộng đồng dưới tác động của BĐKH còn hạn chế, nhưng họ không bảo thủ mà<br /> có sự hứng thú, tò mò với những thông tin mới. Điều này thực sự có ý nghĩa để<br /> đảm bảo rằng nếu được tiếp cận với những nguồn thông tin chính thống thông<br /> qua các hình thức phù hợp, nhận thức người dân về sức khỏe trong bối cảnh<br /> BĐKH sẽ được nâng cao.<br /> <br /> <br /> III. Kết luận<br /> Với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý đặc thù, địa bàn nghiên cứu chịu ảnh<br /> hưởng trực tiếp của những hiện tượng BĐKH, trong đó phổ biến nhất là hạn<br /> hán, xâm nhập mặn, thủy triều, nước biển dâng, ngập úng…. Những hiện tượng<br /> này đã tác động đến sức khỏe của người dân nói riêng và đời sống dân cư nói<br /> chung. Từ kết quả nghiên cứu, bước đầu có thể nhận định, BĐKH không chỉ tác<br /> <br /> <br /> 614<br /> PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> động trực tiếp đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng thông qua các yếu tố thuộc về<br /> hành vi lối sống, cụ thể ở đây là những thói quen trong sinh hoạt và sản xuất<br /> nông nghiệp, điều này phù hợp với giả thuyết đã được đưa ra ban đầu.<br /> Dưới cách tiếp cận của mô hình niềm tin sức khỏe, nghiên cứu nhận thấy<br /> người dân ở xã Tân Trung đã nhận thức được một cách tổng quát và đơn giản<br /> nhất khi đại đa số đều cho rằng BĐKH có thể đưa đến những nguy cơ đối với<br /> sức khỏe (mức độ 1). Tuy nhiên, nhận thức như vậy là chưa đầy đủ. Kết quả<br /> nghiên cứu cho thấy mặc dù người dân có nhận thức về tác động của BĐKH<br /> đến sức khỏe nhưng vẫn chỉ là những nhận thức chung chung không rõ ràng.<br /> Họ thể hiện sự lo âu trước tình cảnh ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sinh kế<br /> như dừa bị mất mùa hay dịch bệnh trên gia súc và sức khỏe. Tuy nhiên những<br /> rủi ro có thể khó nhận diện bằng mắt thường như sức khỏe, bệnh tật lại ít được<br /> quan tâm hơn. Do đó, người dân chưa thực sự nhận thức được những hậu quả<br /> nghiêm trọng mà BĐKH có thể tác động đến sức khỏe (mức độ 2). Nhận thức<br /> của người dân về sức khỏe cộng đồng dưới tác động của BĐKH chủ yếu là<br /> nhận thức cảm tính về những rủi ro mà BĐKH có thể gây ra chứ chưa thật sự<br /> nhận thức được tính nghiêm trọng cũng như lợi ích và những cản trở trong việc<br /> chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe trong bối cảnh BĐKH. Điều này, có thể<br /> xuất phát từ những niềm tin đã lạc hậu trong thói quen sinh hoạt như đi cầu cá<br /> hay xả nước thải trực tiếp ra kênh rạch phản ánh những “niềm tin sức khỏe” lạc<br /> hậu/thiếu phù hợp và cần phải thay đổi nhất là trong bối cảnh đang chịu tác<br /> động của BĐKH. Khi những niềm tin này chưa thay đổi trong bối cảnh tác động<br /> của BĐKH thì rất khó để người dân thay đổi nhận thức và hành vi của mình cho<br /> phù hợp để ứng phó với những rủi ro mới nảy sinh từ ảnh hưởng của BĐKH, Ở<br /> một phương diện khác, mạng lưới xã hội trong việc cung cấp thông tin liên<br /> quan đến rủi ro sức khỏe do ảnh hưởng của BĐKH chưa được khai thác và vận<br /> dụng trong khi đây là những kênh thông tin rất gần gũi với người dân . Từ đó,<br /> nghiên cứu cho rằng để thay đổi nhận thức của người dân cần chú trọng đến<br /> việc cải thiện cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, phát huy vai trò của cộng đồng thông<br /> qua mạng lưới xã hội bằng việc thực hiện những chiến dịch tuyên truyền sâu<br /> rộng trong nhân dân về rủi ro sức khỏe. Chính quyền địa phương cần thực hiện<br /> những mô hình thí điểm như tận dụng lợi thế về nguyên liệu từ cây dừa trong<br /> sinh hoạt và sản xuất để giảm thiểu rủi ro về sức khỏe là những giải pháp cần<br /> được quan tâm.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 615<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 616<br /> PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO<br /> TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Sách, nghiên cứu<br /> 1. Đặng Ngọc Chánh, Lê Ngọc Diệp, Ngô Khần (2012), Biến đổi khí hậu<br /> và tình hình sức khỏe của người dân tại một số xã ven biển tỉnh Bến Tre, Hội<br /> nghị khoa học kỹ thuật YTCC – YHDP, Trang 1 – 11;<br /> 2. Nguyễn Thanh Hương (2008), Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, Tài<br /> liệu học tập môn Nâng cao sức khỏe, Khoa các Khoa học hành vi và giáo dục<br /> sức khỏe, Trường đại học Y tế công cộng, Trang 11-15;<br /> 3. Nguyễn Văn Thắng (2010), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam,<br /> Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, NXB Khoa học và Kỹ<br /> Thuật, Hà Nội;<br /> Bài báo, tạp chí khoa học<br /> 1. Mai Thị Vân Anh (2010), Bảo vệ tài nguyên nước trong điều kiện biến<br /> đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh An Giang, Tạp chí Khoa học Công nghệ An<br /> Giang, trang 25-26;<br /> 2. Lê Nguyễn Đoan Khôi (2011), Nhận thức của cộng đồng về tác động<br /> của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp và các giải pháp ứng phó, Tạp chí khoa<br /> học, Đại học Huế, Số 67.<br /> Tài liệu dịch từ tác giả nước ngoài<br /> 1. Elaine M. Murphy (2004), Tăng cường hành vi có lợi cho sức khỏe,<br /> Tập san sức khỏe số 2, Văn phòng về các vấn đề liên quan đến dân số;<br /> 2. Vanessa Manceron (2013), Các quan niệm xã hội về rủi ro: một số cách sử<br /> dụng khái niệm rủi ro và bất trắc trong ngành khoa học xã hội, Viện dân tộc<br /> học và xã hội học so sánh thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp<br /> (CNRS);<br /> 3. Worth Health Organization (2006), Constitution of the World Health<br /> Organization – Basic Documents, Forty-fifth edition, Supplement, October<br /> 2006.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 617<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2