Nhận thức về bạo lực giới trong gia đình trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
lượt xem 3
download
Bài viết "Nhận thức về bạo lực giới trong gia đình trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương" nghiên cứu nhận thức của người phụ nữ đang sống với chồng về bạo lực giới trong gia đình, để xác định được nhận thức về các biểu hiện, hậu quả của bạo lực giới trong gia đình gây ra, cũng như nhu cầu của người bị bạo lực giới trong gia đình trên địa bàn huyện Phú Giáo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhận thức về bạo lực giới trong gia đình trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
- NHẬN THỨC VỀ BẠO LỰC GIỚI TRONG GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG Nguyễn Huyền Châu1 1. Email: nguyenducchauanh123@gmail.com. TÓM TẮT Bạo lực về giới trong gia đình là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống, nhận thức về bạo lực giới trong gia đình được nhiều nhà nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, với nhiều đối tượng khác nhau. Mặc dù phụ nữ, nam giới, trẻ em trai và trẻ em gái đều có thể trở thành nạn nhân của bạo lực giới trong gia đình; tuy nhiên, phụ nữ và trẻ em gái thường là nạn nhân chủ yếu. Vì vậy, trong bài viết này tác giả nghiên cứu nhận thức của người phụ nữ đang sống với chồng về bạo lực giới trong gia đình, để xác định được nhận thức về các biểu hiện, hậu quả của bạo lực giới trong gia đình gây ra, cũng như nhu cầu của người bị bạo lực giới trong gia đình trên địa bàn huyện Phú Giáo. Từ đó, có những giải pháp phù hợp nhằm góp phần giảm thiểu bạo lực giới trong gia đình, đảm bảo quyền con người, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của các thành viên trong gia đình nói chung và của người phụ nữ - người vợ nói riêng. Từ khóa: Bạo lực giới; Gia đình; Giới. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bạo lực gia đình từ lâu đã trở thành một vấn nạn xã hội gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng mà trước hết là vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, làm suy giảm chất lượng cuộc sống nói chung. Bạo lực gia đình là biểu hiện của các mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa người lớn và trẻ em trên toàn thế giới. Bạo lực gia đình làm xói mòn các giá trị truyền thống tốt đẹp, tác động xấu đến môi trường giáo dục thế hệ trẻ, ảnh hưởng đến sự an toàn lành mạnh của cộng đồng và trật tự xã hội. Hiện nay, bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu và xã hội Việt Nam cũng không là ngoại lệ, để lại nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho xã hội, gia đình và mỗi thành viên. Bạo lực gia đình tạo nên những rạn nứt, đổ vỡ, không những gây ra nhiều đau khổ cho các thành viên trong gia đình, mà còn có những hậu quả nặng nề cho xã hội. (Lâm Giàu, 2017) Thời gian gần đây, bạo lực gia đình nói chung và bạo lực giới trong gia đình nói riêng ngày càng thu hút sự quan tâm của xã hội. Bạo lực giới trong gia đình được hiểu là bạo lực nhằm vào một người trên cơ sở đối xử phân biệt giới hoặc giới tính trong gia đình. Nó bao gồm các hành động gây tác hại hoặc gây đau đớn về thể xác, tinh thần hay tình dục, gồm cả sự đe dọa thực hiện những hành vi này, sự cưỡng bức và tước đoạt tự do dưới các hình thức khác nhau. Mặc dù phụ nữ, nam giới, trẻ em trai và trẻ em gái đều có thể trở thành nạn nhân của bạo lực giới trong gia đình; tuy nhiên, phụ nữ và trẻ em gái thường là nạn nhân chủ yếu. Theo Nghiên cứu Quốc gia về BLGĐ đối với phụ nữ ở Việt Nam được Chính phủ Việt Nam và LHQ 387
- công bố ngày 25/11/2010: cứ ba phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34 %) cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ có hoặc từng có gia đình hiện đang phải chịu một trong hai hình thức bạo hành này chiếm 9 %. Nếu xem xét đến cả ba hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ chồng - thể xác, tình dục và tinh thần, thì có hơn một nửa (58 %) phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia đình kể trên. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị người khác lạm dụng. Thời gian qua, tình hình dịch Covid-19 không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề tới du lịch, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh mà còn khiến BLGĐ, phần lớn là bạo lực với phụ nữ diễn ra nhiều hơn. Chỉ tính riêng từ đầu năm tới nay, số cuộc gọi của phụ nữ bị bạo hành đến đường dây nóng của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) tăng 130% so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam. Số lượng nạn nhân được hỗ trợ giải cứu và tiếp nhận vào Ngôi nhà bình yên, nhà tạm lánh thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tăng 80% so cùng kỳ năm 2020. Đánh giá về thực trạng BL đối với phụ nữ và trẻ em vì tác động đại dịch Covid-19 do các tổ chức LHQ UNFPA, UN Women, UNICEF thực hiện năm 2020 đã cho thấy, cứ 3 phụ nữ thì có hơn 1 người từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực (thể xác, tình dục, tinh thần hay kiểm soát hành vi, kinh tế) do chồng/bạn tình gây ra. Chính vì vậy mà trong bài viết này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu nhận thức của người phụ nữ đang sống với chồng về bạo lực giới trong gia đình, để xác định được nhận thức về các biểu hiện, hậu quả của bạo lực giới trong gia đình gây ra, cũng như nhu cầu của người bị bạo lực giới trong gia đình trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khảo sát và nghiên cứu trường hợp với 200 phụ nữ đang sống với chồng theo 3 khu vực sinh sống: khu vực thị trấn, khu vực vùng ven thị trấn và khu vực xã vùng sâu trên địa bàn huyện Phú Giáo; trong đó, phụ nữ sống ở thị trấn (thị trấn Phước Vĩnh) là 67 người (tỉ lệ 33,5%); phụ nữ sống ở vùng ven thị trấn (xã An Bình) là 67 người (tỉ lệ 33,5%) và phụ nữ sống ở xã vùng sâu (xã An Long) là 66 người (tỉ lệ 33%); Phỏng vấn sâu 05 phụ nữ trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu sử dụng hỗn hợp cả phương pháp định lượng và định tính, phương pháp định lượng được sử dụng chủ yếu là khảo sát bằng bảng hỏi và phương pháp định tính là phỏng vấn sâu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này tác giả sử dụng kết quả khảo sát định lượng để phân tích. 3. NỘI DUNG 3.1. Nhận thức về giới tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Trong những năm qua bình đẳng giới là khái niệm luôn được Đảng, nhà nước và nhân dân ta quan tâm, nó có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục và chăm sóc trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và phân biệt được sự khác biệt giữa giới tính và giới. Theo Điều 5 của Luật Bình đẳng giới (2006), khái niệm giới và giới tính được hiểu như sau: giới là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội; giới tính là khái niệm chỉ các đặc điểm sinh học 388
- của nam, nữ. Qua đó, giới tính chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về phương diện sinh học, có sẵn từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi (trừ trường hợp có sự can thiệp của y học). Ví dụ: nam giới có thể làm thụ thai, nữ giới có thể sinh con và cho con bú. Khác với giới tính, giới không mang tính bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình sống, học tập của con người từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Nói cách khác, giới được thể hiện thông qua các hành vi được hình thành từ sự dạy dỗ và thu nhận từ gia đình, cộng đồng và xã hội, là vị trí, vai trò của nam và nữ mà xã hội mong muốn, kỳ vọng ở phụ nữ và nam giới liên quan đến các đặc điểm và năng lực nhằm xác định thế nào là một người nam giới hay một phụ nữ (hoặc trẻ em trai, trẻ em gái) trong một xã hội hay một nền văn hóa nhất định. Ví dụ: phụ nữ làm nội trợ, thêu thùa, chăm sóc con cái, nam giới xây dựng nhà cửa, làm kinh tế, chính trị,… Những hành vi này không phải là hành vi hay kỹ năng bẩm sinh mà do họ được xã hội, gia đình, cộng đồng dạy dỗ để làm việc đó vì xã hội cho rằng như vậy là phù hợp với thiên chức phụ nữ hoặc nam giới. Bảng 3.1. Đánh giá nhận thức về giới tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương TT Nội dung ĐTB ĐLC Thứ bậc Nam, nữ có vị trí và vai trò ngang nhau về mọi mặt, mọi lĩnh vực trong 1 3.68 0.82 1 đời sống xã hội và gia đình 2 Giới là đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ 3.58 0.78 2 3 Giới là sự khác biệt giữa nam và nữ về phương diện sinh học 3.57 0.79 3 Nam và nữ bình đẳng với nhau trong việc tham gia bàn bạc và đưa ra 4 3.49 0.79 4 quyết định Nam và nữ có quyền bình đẳng trong việc tiếp cận và kiểm soát nguồn 5 3.48 0.86 5 lực và các lợi ích 6 Giới tính của con người thay đổi theo thời gian sống 3.46 0.88 6 7 Ngoài giới tính nam và nữ thì còn giới tính thứ ba 3.40 0.72 7 8 Giới và giới tính là một 3.39 0.81 8 9 Đứa trẻ mới sinh ra là đã xác định giới tính 3.37 0.80 9 Nam, nữ đều bình đẳng với nhau trong việc thụ hưởng thành quả của sự 10 3.34 0.71 10 phát triển 11 Cá nhân có thể chuyển đổi giới tính của mình được thông qua phẫu thuật 3.00 0.87 11 Điểm trung bình 3.43 0.80 (Nguồn tác giả khảo sát tháng 3/2021) Bảng 3.1 cho kết quả khảo sát nhận thức về giới tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương thì đa số người dân hiểu về khái niệm giới là “nam, nữ có vị trí và vai trò ngang nhau về mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội và gia đình” xếp thứ bậc cao nhất (thứ bậc 1), với ĐTB=3.68 điểm; ĐLC=0.82. Ngày nay, với sự thông tin rộng rãi của các phương tiện truyền thông đại chúng, những quy định rất rõ ràng của Nhà nước về quyền bình đẳng trong mọi mặt đời sống xã hội giữa nam và nữ đã tác động rất lớn đến nhận thức của người dân. Phần lớn người được khảo sát hiểu rõ về khái niệm bình đẳng giới, nam và nữ đều được tiếp cận với giáo dục, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị... không còn sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính, phụ nữ và nam giới cùng có địa vị bình đẳng trong xã hội. Nhận thức xếp thứ bậc thứ 2 là “giới là đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ” chiếm ĐTB=3.58 điểm; ĐLC=0.78 và xếp thứ bậc 3 là “giới là sự khác biệt về mặt sinh học” với ĐTB=3.57 điểm; ĐLC=0.79. Điều này cho thấy mặc dù đa số người được khảo sát đã nhận thức 389
- đúng về giới; tuy nhiên, song song đó vẫn còn không ít người được khảo sát còn nhầm lẫn giữa giới và giới tính. Vấn đề này xuất phát từ nhận thức đã tồn tại rất lâu của người dân, mặc dù ngày nay người dân đã bắt đầu tiếp cận thêm nhiều thông tin về liên quan đến giới tuy nhiên họ vẫn chưa hiểu một cách chính xác. Để có thể thay đổi tư duy của mỗi người thì cần phải có một thời gian dài. Đó là lý do vì sao người được khảo sát tại địa bàn hiểu đồng nhất giới là sự khác nhau cả về phương diện sinh học và xã hội của nam và nữ. Nhận thức “Nam và nữ bình đẳng với nhau trong việc tham gia bàn bạc và đưa ra quyết định” xếp thứ bậc 4 với ĐTB khá cao là 3.49 điểm và ĐLC=0.79. Điều này xuất phát từ việc người dân hiểu được quyền và nghĩa vụ trong quan hệ giữa nam và nữ; bởi bình đẳng chính là điều kiện quan trọng nhất để hai cá nhân quyết định cùng chung sống và xây dựng một gia đình hạnh phúc. Khác với quan hệ nam và nữ trong các chế độ xã hội xưa, nữ giới thường chấp nhận phục tùng, ít khi được tham gia vào những quyết định quan trọng. Ngày nay, bình đẳng đã là thước đo sự phát triển của xã hội, là một giá trị mới nhân văn của gia đình hiện đại, là tiêu chí đánh giá một gia đình hạnh phúc. Việc thực hiện bình đẳng được thể hiện trong mọi khía cạnh của đời sống như cùng bàn bạc về công việc gia đình, chăm sóc con cái; được thỏa mãn những nhu cầu cá nhân, trao đổi, tham gia vào quá trình ra quyết định trong gia đình cũng như bình đẳng, tôn trọng trong đời sống tình dục của nhau. Cũng giống như nhận thức nam và nữ có quyền bình đẳng trong việc tham gia bàn bạc và ra quyết định, nhận thức “Nam và nữ có quyền bình đẳng trong việc tiếp cận và kiểm soát nguồn lực và các lợi ích” xếp thứ bậc 5, ĐTB=3.48 điểm; ĐLC=0.86. Bình đẳng trong việc tiếp cận các lợi ích và nguồn lực được thể hiện ở các lĩnh vực như y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản, giải trí…Nếu lúc trước chỉ có nam giới mới được đi học, được đầu tư về giáo dục thì ngày nay người dân đã nhận thức rõ được việc cả nam giới và nữ giới cần phải bình đẳng trong việc tiếp cận các lợi ích và cần được đầu tư ngang nhau, không còn tư tưởng trọng nam khinh nữ. Một bộ phận người dân được khảo sát cho rằng “giới tính thay đổi theo thời gian sống” xếp thứ bậc 6, ĐTB=3.46 điểm; ĐLC=0.88. Điều này cho thấy nhận thức về giới tính của người dân cũng bắt đầu có sự thay đổi. Ngoài ra, người dân còn có những nhận thức khác về giới như “ngoài giới tính nam và nữ thì còn giới tính thứ ba” xếp thứ bậc 7, ĐTB=3.40 điểm ; ĐLC=0.72 cho thấy với sự lan truyền nhanh thông tin trên báo chí, truyền thông, các trang mạng xã hội thì người dân đã quen với cụm từ “giới tính thứ ba”; tuy nhiên, quá trình thay đổi các đặc điểm giới thường cần nhiều thời gian bởi vì nó đòi hỏi một sự thay đổi trong tư tưởng, nhận thức, thói quen và cách cư xử vốn được coi là mẫu mực của cả xã hội. Sự thay đổi về mặt xã hội này thường diễn ra chậm và phụ thuộc vào mong muốn và quyết tâm thay đổi của con người. Xếp thứ bậc 8 là nhận thức “giới và giới tính là một”, ĐTB=3.39 điểm; ĐLC=0.81. Điều này cho thấy vẫn còn nhiều người nhẫm lẫn và chưa phân biệt được sự khác biệt giữa giới và giới tính. Nhận thức “Đứa trẻ mới sinh ra là đã xác định giới tính” xếp thứ bậc 9, ĐTB=3.37 điểm; ĐLC=0.80 cho thấy phần lớn người dân hiểu đúng về vấn đề này; tuy nhiên vẫn có một số trường hợp nhận thức chưa đúng. Với nhận thức “Nam, nữ đều bình đẳng với nhau trong việc thụ hưởng thành quả của sự phát triển” xếp thứ bậc 10, ĐTB=3.34 điểm; ĐLC=0.71 so với nhận thức bình đẳng về việc ra quyết định hay tiếp cận nguồn lực. Điều này xuất phát từ quan niệm rất lâu đó là nam giới là người 390
- nắm tài chính trong gia đình, tài sản làm ra thì nam giới là người quản lý do đó nó vẫn còn ảnh hưởng đến quyền bình đẳng trong hưởng thụ thành quả làm ra ở một bộ phận người dân. Xếp thứ bậc 11 là nhận thức “Cá nhân có thể chuyển đổi giới tính của mình được thông qua phẫu thuật”, ĐTB=3.00 điểm và ĐLC=0.87. Cùng với sự phát triển của nền y học, điều kiện và chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao, người dân ngày càng có nhu cầu tăng thỏa mãn về đời sống tinh thần mà điển hình là nhu cầu được xã hội công nhận về đặc điểm giới tính của mình. Số liệu thống kê cho thấy, tại địa bàn được khảo sát người dân đã bắt đầu có những nhận thức đúng về giới; tuy nhiên chưa được sâu rộng, vẫn còn một bộ phần lớn người dân chưa hiểu rõ về giới từ đó dẫn đến những góc nhìn sai lệch về vị trí, vai trò của giới. 3.2. Nhận thức về bạo lực giới trong gia đình tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Để tìm hiểu nhận thức của những người phụ nữ đang sống với chồng tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương về bạo lực giới trong gia đình, nghiên cứu tìm hiểu thông qua những nội dung cụ thể như sau: 3.2.1. Nhận thức về các hình thức bạo lực giới trong gia đình tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Bạo lực giới xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau và được hiểu bao hàm nghĩa rộng hơn là BLGĐ. Vì không chỉ có phụ nữ và trẻ em chịu ảnh hưởng của bạo lực giới mà cả nam giới và trẻ em trai cũng chịu ảnh hưởng của bạo lực giới. Hiện nay, bạo lực giới ngày càng gia tăng mặc dù nhận thức về bạo lực giới của người phụ nữ được cải thiện; tuy nhiên, để nhận thức đúng không phải là điều dễ dàng. Điều này xuất phát từ nhều nguyên nhân nhưng nổi bật nhất là những nguyên nhân xuất phát từ nhận thức của người phụ nữ, phong tục tập quán và những tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả khảo sát cho thấy bạo lực giới đang xảy ra dưới nhiều hình thức, được biểu hiện như bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế và bạo lực về tình dục: 7 6 2 5 1 1 1 4 1.15 1.16 1.16 1.16 3 2 2.95 3.1 3.1 3.1 1 0 Bạo lực về thể Bạo lực về tinh Bạo lực về kinh Bạo lực về tình xác thần tế dục Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Thứ bậc Biểu đồ 3.1. Nhận thức các hình thức bạo lực giới trong gia đình tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (Nguồn tác giả khảo sát tháng 3/2021) Kết quả khảo sát dựa trên biểu đồ 3.1 cho thấy hình thức bạo lực kinh tế, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục đều xếp thứ bậc 1 với số ĐTB=3.10 điểm; ĐLC=1.16; với ĐTB=3.10 điểm thì kết quả khảo sát trên cho thấy tình trạng bạo lực giới trong gia đình với các hình thức 391
- bạo lực kinh tế, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục đang ở mức độ 4 “Nhiều”. Các hình thức bạo lực này phần lớn không nhìn thấy được và rất ít khi bị tố giác bởi nó không gây ra các vết thương như hình thức bạo lực thể xác. Qua đó, bạo lực kinh tế là hành vi cưỡng bức với thủ đoạn muốn kiểm soát các thành viên khác trong gia đình nhằm tạo tình trạng lệ thuộc về tài chính, các hành vi ngược đãi có thể là cắt giảm quá mức chi tiêu sinh hoạt trong gia đình hoặc ngăn cản người trong gia đình có việc làm ổn định, không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng; kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình hoặc nguồn tài chính chung của gia đình nhằm tạo cho thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính; buộc thành viên gia đình đóng góp tài chính vượt quá khả năng của họ; đập phá tài sản riêng của mình nhằm gây áp lực về tâm lý đối với thành viên trong gia đình; có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên gia đình hoặc tài sản chung của gia đình và chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình; chiếm đoạt tài sản chung của gia đình để sử dụng vào mục đích cá nhân. Điều này gây thiệt hại và đau khổ không kém gì hành vi bạo lực về thể chất. “Bạo lực về tinh thần” cũng chiếm điểm trung bình tương tự trên địa bàn khảo sát. Bạo lực tinh thần phổ biến nhưng nó khó nhận dạng hơn bạo lực thể chất bởi vì nó không sử dụng vũ lực thông thường như đánh đập, hành hạ, mà chủ yếu sử dụng lời nói chì chiết, nhục mạ, hạ thấp phẩm giá nạn nhân, kiểm soát các hoạt động của nạn nhân, lợi dụng vị thế của mình trong gia đình để gây áp lực, buộc người kia phải tuân theo mình, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Khác với bạo lực thể chất diễn ra ở tất cả các nhóm đối tượng người dân, bạo lực tinh thần thường diễn ra ở nhóm người có điều kiện kinh tế phát triển, có trình độ học vấn cao vì họ được tiếp cận với nhiều phương tiện truyền thông đại chúng, hiểu rõ những quy định của pháp luật, họ ý thức rõ về việc bạo lực về thể xác là vi phạm pháp luật và dễ dàng bị người khác nhìn thấy được, do đó họ lựa chọn cách tác động đến tinh thần để làm tổn hại đến đối phương, với những hành vi tác động đến tinh thần sẽ dễ dàng tránh né trách nhiệm. Để ngăn chặn triệt để bạo lực tinh thần ngoài những quy định phòng, chống bạo lực ra thì rất cần những người bị bạo lực tố cáo các hành vi bạo lực với cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, “bạo lực về tình dục” cũng là một vấn đề đáng quan tâm tại địa bàn khảo sát khi chiếm điểm trung bình và độ lệch chuẩn tương đương với bạo lực kinh tế và bạo lực tinh thần. Bạo lực tình dục là hành vi rất dễ xảy ra sau khi đã xảy ra bạo lực tinh thần hoặc bạo lực thể chất; biểu hiện bệnh hoạn của người gây bạo lực với ý định kiểm soát và sỉ nhục cao nhất đối với phụ nữ. Hiện nay, tuy xã hội ngày càng phát triển, ý thức về nhu cầu bảo vệ bản thân được nâng cao nhưng với một số trường hợp khi bị bạo lực tình dục, họ vẫn còn những rào cản về mặt tâm lý, họ lo lắng, sợ hãi dẫn đến bao che, giấu giếm, không dám tố cáo những hành vi bạo lực tình dục dẫn đến vấn đề này vẫn còn đang âm thầm tồn tại trong xã hội và các cơ quan chính quyền nhà nước vẫn chưa nắm rõ đúng thực trạng những trường hợp đang xảy ra trên địa bàn để có thể có những can thiệp kịp thời. Từ kết quả khảo sát trên, có thể hiểu được lý do vì sao tình trạng BLGĐ theo số liệu báo cáo thống kê của Phòng Văn hóa Thông tin huyện Phú Giáo năm 2019 trên toàn huyện ghi nhận chỉ 11 vụ BLGĐ tại 11 hộ được phát hiện và can thiệp (bạo lực tinh thần 4 vụ, bạo lực thân thể 7 vụ; 11 trường hợp đều do nam giới gây ra với nữ giới) (Báo cáo của Phòng Văn hóa thông tin huyện Phú Giáo, 2019) và năm 2020 toàn Huyện chỉ ghi nhận 9 vụ BLGĐ tại 9 hộ được phát hiện và can thiệp (bạo lực tinh thần 3 vụ, bạo lực thân thể 6 vụ; 9 trường hợp trên đều do nam giới gây ra với nữ giới) (Báo cáo của Phòng Văn hóa thông tin huyện Phú Giáo, 2020). Qua đây cho thấy phần lớn các vụ việc BLGĐ được phát hiện và xử lý có hình thức bạo lực về mặt thể chất; bạo 392
- lực tinh thần ít được tố giác; riêng 2 hình thức bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục trên địa bàn huyện hoàn toàn không có sự tố giác hay phát hiện xử lý nào từ nạn nhân lẫn địa phương. Hình thức bạo lực thể xác, xếp thứ bậc 2, sau cả hình thức bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục với ĐTB=2.95 điểm; ĐLC=1.15. Bạo lực thể xác là việc sử dụng bất kỳ hành động cố ý nào gây thương tích hoặc làm chấn thương cho người khác đang là hành vi phổ biến tại địa phương. Bạo lực thể xác trong gia đình đang xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi không phụ thuộc trình độ học vấn, không chỉ xuất hiện ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn mà còn nảy sinh ở những gia đình điều kiện kinh tế tốt, ở những cặp vợ chồng mới kết hôn hay cả những đôi vợ chồng sống cùng nhau hàng chục năm. Thói quen sử dụng vũ lực để giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng trong gia đình đã diễn ra thường xuyên, mặc dù được chính quyền nhắc nhở. Do đó, bạo lực về thể xác vẫn còn xảy ra trên địa bàn huyện Phú Giáo ở mức độ 3 “Bình thường” căn cứ theo bảng quy ước ở mục 2.1.2. 3.2.2. Nhận thức về các hành vi bạo lực giới trong gia đình tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Kết quả khảo sát nhận thức về các hành vi bạo lực giới trong gia đình tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương như sau: Bảng 3.2. Nhận thức về các hành vi bạo lực giới trong gia đình tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương TT Các hành vi ĐTB ĐLC Thứ bậc 1 Ném đồ vật vào người 3.68 0.82 1 2 Ép buộc sinh con khi không đủ sức khỏe 3.58 0.78 2 3 Ép buộc quan hệ tình dục 3.57 0.79 3 4 Xô đẩy ngã 3.49 0.79 4 5 Đánh bằng bất cứ vật gì 3.48 0.86 5 6 Kéo tóc, bóp cổ 3.40 0.72 6 7 Đập phá, hủy hoại tài sản trong gia đình 3.39 0.81 7 8 Hình thức khác 3.37 0.80 8 9 Tát vào mặt 3.34 0.71 9 10 Tổn hại về tính mạng, sức khỏe 3.30 0.67 10 11 Đánh đập, hành hạ, ngược đãi 3.14 1.05 11 12 Chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm 2.97 1.06 12 13 Kiểm soát thu nhập, kinh tế 2.94 1.04 13 14 Cô lập, ghẻ lạnh gây căng thẳng, ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng 2.90 1.05 14 Điểm trung bình 3.33 0.85 (Nguồn tác giả khảo sát tháng 3/2021) Kết quả khảo sát bảng 3.2 cho thấy phần lớn người được khảo sát nhận thức được các hành vi bạo lực từ ĐTB=3.68 điểm đến ĐTB thấp nhất là 2.9 điểm. Và với Điểm TBC=3.33 cho thấy các hành vi bạo lực giới trong gia đình đang ở mức độ 4 “Nhiều”. 3.3. Nhận thức về hậu quả của bạo lực giới trong gia đình Bạo lực giới trong gia đình để lại nhiều hậu quả, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em, làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, để lại những hậu quả nghiêm trọng về cả thể xác lẫn tinh thần cho nạn nhân, tổn thương tâm lý cho các thành viên trong gia đình mà còn vi phạm nghiêm trọng các quyền con người. 393
- Bảng 3.3. Nhận thức về hậu quả của bạo lực giới trong gia đình tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương TT Hậu quả ĐTB ĐLC Thứ bậc 1 Buồn chán 4.35 0.68 1 2 Gia đình tan nát, gây mất đoàn kết giữa các thành viên 4.30 0.88 2 3 Các thành viên trong gia đình có nguy cơ sa vào tệ nạn xã hội cao 4.30 0.88 2 4 Tự tử 4.22 0.77 3 5 Gây thương tật cho cơ thể 4.11 0.87 4 6 Gây mất an ninh trật tự và giảm sự phát triển kinh tế của xã hội 4.11 0.87 4 7 Gây tổn thương tinh thần 4.07 0.81 5 8 Làm giảm khả năng phát triển gia đình 4.03 0.74 6 9 Giảm uy tín gia đình 4.03 0.74 6 10 Ảnh hưởng đấn tâm lý và học tập của trẻ con trong gia đình 3.98 0.85 7 11 Ảnh hưởng đến kinh tế gia đình 3.73 0.88 8 12 Tử vong 3.70 0.92 9 13 Không muốn làm việc 3.38 0.71 10 14 Tổn hại về tính mạng, sức khỏe 3.37 0.77 11 15 Đổ vỡ hạnh phúc (ly thân, ly hôn) 3.29 0.67 12 Điểm trung bình 3.93 0.81 (Nguồn tác giả khảo sát tháng 3/2021) Theo kết quả bảng 3.3 tại địa bàn khảo sát, hậu quả của bạo lực giới được người được khảo sát trả lời rõ ràng, hậu quả của bạo lực giới được biểu hiện dưới nhiều các hình thức khác nhau cả về thể chất, tinh thần, tiền bạc và thậm chí cả mạng sống của con người. Hậu quả chiếm tỷ lệ cao nhất của bạo lực giới người được khảo sát đó là “Buồn chán” chiếm ĐTB=4.35 điểm, ĐLC=0.68. Tâm lý buồn chán của những người bị bạo lực đang là trạng thái cảm xúc được thể hiện nhiều nhất. Các hành vi bạo lực gây ám ảnh về tinh thần, luôn chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, mất tự tin, hoang mang, trầm cảm; cảm thấy cuộc sống nặng nề, căng thẳng và tuyệt vọng… Khi bị bạo lực, tinh thần của họ bị ảnh hưởng, họ chưa biết cảnh kiểm soát cảm xúc tiêu cực nên sẽ xuất hiện tâm thế buồn chán. Cảm xúc buồn chán nếu được chia sẻ và giải quyết nó sẽ không để lại hậu quả nghiêm trọng; Tuy nhiên, nếu phải chịu đựng trong một thời gian dài với các áp lực của đời sống xã hội, người bị bạo lực sẽ rơi vào các trạng thái tinh thần nghiêm trọng hơn như stress, trầm cảm hoặc tự tử… Đối với những thành viên khác trong gia đình, khi có bạo lực xảy ra, họ sẽ có xu hướng thiên về (bênh vực) một người nào đó và chống đối người còn lại, hoặc họ có thể bị tác động, lôi kéo về một trong 2 phía. Vì vậy “Gia đình tan nát, gây mất đoàn kết giữa các thành viên”, ĐTB=4.30 điểm, ĐLC=0.88 là điều rất dễ xảy ra. Bên cạnh đó, sự chán nản, bất mãn với gia đình thường xảy ra bạo lực cũng là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến “Các thành viên trong gia đình có nguy cơ sa vào tệ nạn xã hội”, với kết quả khảo sát tương đương và cùng xếp thứ bậc 2 ĐTB=4.30 điểm, ĐLC=0.88. Có thể hiểu rằng, khi tâm lý bị ảnh hưởng, dễ dẫn đến những hành vi mất kiểm soát, hay có cảm giác mặc kệ, không quan tâm đến những hậu quả là điều rất dễ xảy ra. Hay hơn thế nữa, có những trường hợp nghiêm trọng hơn là họ có cảm giác tuyệt vọng, trầm cảm, muốn kết thúc tất cả kể cả sự sống nên chọn cách “tự tử”. Qua khảo sát, “tự tử” chiếm ĐTB=4.22 điểm, ĐLC=0.77, một số điểm khá cao. Qua đây cho thấy nạn nhân 394
- của BL, đặc biệt là người phụ nữ có đủ các biểu hiện của tình trạng trầm cảm cần can thiệp trị liệu như buồn bã, khóc lóc, mệt mỏi, mất niềm vui, lo lắng bồn chồn, bi quan, thậm chí có ý nghĩ và hành vi tự tử. Với trường hợp có ý định tự tử, khi tác giả thực hiện phỏng vấn thân chủ T.T. B (biên bản vấn đàm - Phụ lục 13) đã được chị B chia sẻ rằng: “Đã có lúc em nghĩ đến cái chết để giải thoát cho bản thân thoát khỏi những hành vi bạo lực của chồng”. Đây là biểu hiện hết sức nghiêm trọng và đặc biệt nguy hiểm, cần phải có sự tác động, can thiệp kịp thời nhằm tránh gây ra hậu quả đáng tiếc. Bên cạnh đó, đối với xã hội bạo lực còn gây “Mất an ninh trật tự và giảm sự phát triển kinh tế của xã hội”, chiếm ĐTB=4.11 điểm, ĐLC=0.87. Bạo lực giới trong gia đình khi “Gây thương tật cho cơ thể” sẽ đồng nghĩa với việc tạo ra lực lượng lao động tương lai có sức khỏe thể chất và tinh thần yếu, thiếu sáng tạo, thiếu sự chủ động, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội sau này. Qua kết quả khảo sát, bạo lực còn “Gây tổn thương tinh thần” chiếm ĐTB=4.07 điểm, ĐLC=0.81 cho thấy về sức khỏe tinh thần thì người bị bạo lực luôn bị ám ảnh bởi bạo lực, chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, hoang mang, trầm cảm, đôi khi cảm thấy cuộc sống nặng nề và tuyệt vọng. Một gia đình có bạo lực sẽ làm mất đi hình ảnh tốt đẹp và “Giảm uy tín gia đình”. Với ĐTB=4.03 điểm; ĐLC=0.74. Qua đó, có thể nhận thấy những gia đình có bạo lực giới thì làm cho việc nhìn nhận, đánh giá của người ngoài vào gia đình đó sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, làm giảm uy tín của các gia đình trong xã hội. Chính vì vậy, nên nhiều gia đình có bạo lực giới vẫn âm thầm chịu đựng, không dám chia sẻ hoặc tố cáo ra bên ngoài với chính quyền địa phương vì sợ ảnh hưởng tới uy tín, sợ bị cười chê….Đây có thể vừa là hậu quả vừa là nguyên nhân làm cho bạo lực giới ngày càng gia tăng và để lại hậu quả nghiêm trọng. Một gia đình bị giảm sút về uy tín sẽ khiến các thành viên bị ảnh hưởng, dẫn đến việc “Làm giảm khả năng phát triển gia đình” chiếm tương đương ĐTB=4.03 điểm, ĐLC=0.74 theo khảo sát. Tại các gia đình có xảy ra bạo lực đã kéo theo những hệ lụy xấu, đặc biệt là ảnh hưởng đến các con. Cụ thể: “Ảnh hưởng đến tâm lý và học tập của trẻ con trong gia đình”, hậu quả này đang chiếm một tỷ lệ khá cao khi chiếm ĐTB= 3.98 điểm, ĐLC=0.85. BLGĐ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển thể chất và trí tuệ đối với trẻ. Khi chứng BLGĐ, trẻ sẽ trong tình trạng căng thẳng, sợ hãi, tâm lý tiêu cực, thiếu tập trung và không có khả năng vui chơi tích cực, lẩn tránh các mối quan hệ với các bạn cùng lứa tuổi, có xu hướng kép kín với mọi người xung quanh. Ảnh hưởng này cũng đang là một vấn đề cấp bách, cần phải được hỗ trợ khi những đứa trẻ lớn lên trong điều kiện, môi trường gia đình không lành mạnh, có bạo lực sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống và hành vi của trẻ sau này. Chán nản, không có việc làm, bị ức chế là những nguyên nhân người bị bạo lực và cả người thực hiện hành vi bạo lực dễ sa vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp, ma túy, mại dâm, cờ bạc, rượu bia. Từ đó gây “Tổn thất về mặt phát triển kinh tế của gia đình”, hậu quả này theo khảo sát chiếm tỷ lệ ĐTB khá cao là 3.73 điểm, ĐLC=0.88. Bạo lực ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế gia đình còn là vì với hành vi BLGĐ, người thực hiện hành vi bạo lực phải chi trả cho khoản nộp phạt vi phạm hành chính do gây ra hành vi bạo lực. Ngoài ra, chi phí chữa trị và phục hồi sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho nạn nhân và người chứng kiến BLGĐ cũng sẽ ảnh hưởng không đến kinh tế gia đình. BLGĐ có thể gây “các hậu quả về sức khỏe, tính mạng” với ĐTB=3.37 điểm; ĐLC=0.77 cho thấy các hành vi bạo lực thường xuyên không tránh khỏi sức khỏe bị hủy hoại, thương tích 395
- đau đớn, có thể bị khuyết tật suốt đời, thậm chí dẫn đến tử vong. Đã có không ít các vụ bạo lực xảy ra, người bạo lực không kiểm soát được hành vi của mình nên đã gây ra thương tích nặng dẫn đến người bị bạo lực tử vong. Một người bị bạo lực sẽ có tâm lý lo lắng, buồn chán và thể trạng bị tổn thương dẫn đến việc họ “Không muốn làm việc” tham gia vào hoạt động sản xuất. Hậu quả này chiếm ĐTB lên đến 3.38 điểm, ĐLC=0.71. Không chỉ vậy, BLGĐ còn gây hậu quả nghiêm trọng đến cuộc sống vợ chồng, gây “Đổ vỡ hạnh phúc (ly thân, ly hôn)” chiếm ĐTB=3.29 điểm, ĐLC=0.67 điểm. BLGĐ là một trong những nguyên nhân dẫn tới ly thân, ly hôn, làm tan vỡ nhiều gia đình. Khi cả hai vợ chồng không cùng tiếng nói, gia đình thường xuyên xảy ra bất hòa, gây bạo lực. Từ đó tâm lý bị ức chế, người bị bạo lực thường chọn hướng giải quyết cuối cùng là ly hôn, họ xem đây là cách tốt nhất để bảo vệ chính bản thân mình nhằm thoát khỏi hành vi bạo lực mà họ đã và đang chịu đựng. Có thể nói, bạo lực giới đang là một vấn đề cần phải giải quyết ngay vì nó đang gây hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tinh thần và cả thể chất của nạn nhân và những thành viên khác, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Nó cũng được xem là trở ngại lớn nhất để các quốc gia xóa bỏ bất bình đẳng giới. 3.3. Nhu cầu của người bị bạo lực giới trong gia đình tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Bên cạnh việc chỉ ra thực trạng của bạo lực giới tại địa bàn, nghiên cứu còn thu thập những mong muốn, nhu cầu của người bị bạo lực giới. Khả năng về sự vùng lên đòi bình đẳng cho bản thân là điều rất khó với họ hầu như là không thể. Do đó, họ có nhu cầu cao trong việc nhờ sự hỗ trợ, chia sẻ và tác động từ các cá nhân, đơn vị, tổ chức liên quan. Bảng 3.4. Nhu cầu cần sự hỗ trợ của người bị bạo lực giới trong gia đình tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Thứ TT Nhu cầu ĐTB ĐLC bậc 1 Mong muốn có sự can thiệp của các cơ quan đoàn thể 4.31 0.88 1 2 Mong muốn có sự can thiệp của các cơ quan tư pháp 4.12 0.86 2 3 Khác (không cần ai: phản ứng lại, cam chịu, bỏ chạy,…) 4.08 0.81 3 4 Mong muốn gia đình can thiệp, hàn gắn 3.68 0.82 4 5 Mong muốn người gây ra bạo lực sẽ bị pháp luật xử lý thật nghiêm 3.58 0.78 5 6 Dùng con để tạo áp lực, uy hiếp 3.57 0.79 6 7 Mong muốn Hội phụ nữ can thiệp 3.49 0.79 7 8 Mong muốn hàng xóm giúp đỡ 3.48 0.85 8 9 Hy vọng vào mạng internet hỗ trợ 3.40 0.72 9 10 Cần đến cơ quan, chính quyền hòa giải 3.39 0.81 10 11 Hy vọng các tổ chức xã hội giúp đỡ 3.37 0.79 11 12 Cần sự trợ giúp của NV CTXH 3.34 0.72 12 13 Cần sự chia sẻ của bạn bè 3.30 0.68 13 14 Cần đến người thân bênh vực, tạo áp lực 2.94 1.04 14 Điểm trung bình 3.51 0.81 (Nguồn tác giả khảo sát tháng 3/2021) 396
- Theo bảng 3.4, các trường hợp khảo sát cho thấy nhu cầu chiếm tỉ lệ cao nhất là cần có sự “Can thiệp của các cơ quan đoàn thể” chiếm ĐTB=4.31 điểm, ĐLC=0.88. Qua đó, các tổ chức xã hội có trách nhiệm thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống BLGĐ, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Kịp thời ngăn chặn hành vi BLGĐ, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống BLGĐ, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người có hành vi BLGĐ chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân BLGĐ. Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống BLGĐ. Tại địa bàn khảo sát cho thấy phần lớn người dân tin tưởng, các cơ quan đoàn thể tại địa phương có thể giúp họ giải quyết được vấn đề bạo lực giới trong gia đình của họ. Tiếp theo là nhu cầu có sự “Can thiệp của các cơ quan tư pháp” chiếm ĐTB=4.12 điểm và ĐLC=0.86. Qua đây cho thấy nhu cầu tìm đến cơ quan tư pháp để giải quyết vấn đề bạo lực giới trên địa bàn khảo sát cũng rất cao, chứng tỏ người dân có sự am hiểu về mặt luật pháp, họ có trình độ hiểu biết nhất định nên họ mong muốn pháp luật đứng ra bảo đảm sự an toàn cho bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, có những trường hợp khác thay vì kiên quyết nhờ vào luật pháp để xử lý, nhiều người lại muốn giải quyết vụ việc của mình trong phạm vi gia đình, họ mong muốn “Gia đình can thiệp hàn gắn” chiếm ĐTB=3.68 điểm, ĐLC=0.82. Có thể nói, gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường đầu tiên và cũng là môi trường gắn bó lâu dài nhất của con người nên khi có vấn đề cá nhân xảy ra thì nhiều người họ chỉ biết kể chuyện hay tâm sự với những người thân trong gia đình, để những người trong gia đình có thể khuyên can hoặc chỉ dạy những người gây ra bạo lực. Họ cũng không muốn vì những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình làm ảnh hưởng đến hình ảnh của họ và uy tín gia đình, do đó người bị bạo lực sẽ tìm đến những người thân ngay trong gia đình của họ để nhờ sự giúp đỡ hoặc sự can thiệp, hàn gắn. Với những trường hợp nạn nhân đã chịu đựng vượt quá giới hạn của mình và không còn mong muốn hòa giải nội bộ thì họ chọn cách tìm đến pháp luật. “Mong muốn người gây ra bạo lực sẽ bị pháp luật xử lý thật nghiêm” chiếm ĐTB=3.58 điểm và ĐLC=0.78. Qua đây, nạn nhân có nhu cầu được bảo vệ bằng việc xử lý, trừng phạt thích đáng, nhằm chấm dứt ngay hành vi của người gây bạo lực. Tuy nhiên, trái ngược với những người tin tưởng vào sự can thiệp của pháp luật và xã hội vẫn còn những người có ý định “Dùng con để tạo áp lực, uy hiếp” chiếm ĐTB=3.57 điểm, ĐLC=0.79. Nhiều người bị bạo lực, một phần do họ chưa có giải pháp giải quyết nào tốt nhất và bị ảnh hưởng về mặt tâm lý do đó họ thường lựa chọn lấy mối quan hệ thứ 3 mà cụ thể là con của họ để yêu cầu người thực hiện hành vi bạo lực chấm dứt hành vi bạo lực với mình. Có thể thấy đây là cách giải quyết mà nạn nhân thường thực hiện bằng bản năng mà họ chưa nghĩ đến hậu quả lâu dài là sẽ ảnh hưởng đến tâm lý đứa trẻ. Giải pháp này có thể có hiệu quả ngay trong thời điểm xảy ra bạo lực nhưng sẽ không có tác dụng lâu dài, tuy nhiên đây là cách không ít người ở địa bàn khảo sát chọn lựa để giải quyết vấn đề bạo lực giới trong gia đình của họ. Bên cạnh đó, với vai trò và chức năng của mình, Hội Phụ nữ trên địa bàn cũng đã cho thấy sự tin tưởng của phần lớn đối tượng được khảo sát. Mong muốn “Hội Phụ nữ can thiệp” cũng là một trong những sự lựa chọn của người được khảo sát chiếm ĐTB=3.49 điểm, ĐLC=0.79. Điều này cho thấy với chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của 397
- phụ nữ, Hội đã phát huy được vai trò của mình, từ đó có được sự tin tưởng của nhiều chị em phụ nữ tại địa phương. Tuy nhiên, trong những trường hợp cấp bách, thì “Mong muốn hàng xóm giúp đỡ” là điều hết sức cần thiết, có thể nói hàng xóm là những người có thể can thiệp một cách nhanh chóng và kịp thời nhất khi có bạo lực xảy ra, và lựa chọn này là có nhiều người được khảo sát đồng tình chiếm ĐTB=3.48 điểm, ĐLC=0.85. Khi bạo lực xảy ra, chính quyền địa phương không phải lúc nào cũng có mặt kịp thời để giải quyết, hoặc hòa giải nên sự can thiệp hỗ trợ từ những người sống xung quanh, hàng xóm là rất cần thiết vì ngay trong thời điểm diễn ra bạo lực người gây ra bạo lực và những người bị bạo lực khó có thể kiểm soát được hành vi của mình, từ đó dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, sự quan tâm hỗ trợ từ những người sống xung quanh (hàng xóm - láng giềng). Ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng, người dùng internet ngày càng nhiều, mạng xã hội trở thành công cụ khá phổ biến để mọi người có thể chia sẻ đời sống cá nhân, tâm tư, tình cảm và có nhiều người cũng đã sử dụng mạng xã hội để tố cáo và lên án những hành vi bạo lực trong gia đình, ngoài cộng đồng và xã hội. Kết quả khảo sát nhu cầu tìm sự “Giúp đỡ từ mạng internet” chiếm ĐTC=3.40 điểm và ĐLC=0.72. Theo họ, khi chưa tìm được những giải pháp hay sự giúp đỡ từ những người xung quanh, người bị bạo lực thường sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… đưa những thông tin hình ảnh họ bị bạo lực, nhằm tố cáo hành vi của người gây ra bạo lực hay nhờ vào sức ép, ý kiến chia sẻ của cộng đồng mạng xã hội để tìm kiếm sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân can thiệp, xử lý người gây bạo lực phải chấm dứt hành vi của mình. Với mong muốn “Cơ quan, chính quyền hòa giải” chiếm ĐTB=3.39 điểm, ĐLC=0.81; mong muốn “Tổ chức xã hội giúp đỡ” chiếm ĐTB=3.37 điểm và ĐLC=0.79. Điều này chứng tỏ người bị bạo lực nhận thức rõ quyền được bảo vệ của mình, họ không muốn tình trạng bạo lực tiếp tục diễn ra và có mưu cầu hàn gắn mối quan hệ với người thực hiện hành vi bạo lực. Những người bị bạo lực chưa biết cách tự hòa giải hay chưa đủ khả năng tự giải quyết mâu thuẫn trong gia đình, họ sẽ tìm đến các cơ quan chính quyền nhờ hòa giải, khuyên ngăn người thực hiện hành vi bạo lực giúp họ với hi vọng vợ chồng họ có thể hiểu nhau và chia sẻ với nhau nhiều hơn, thay vì dùng hành vi bạo lực để giải quyết vấn đề. Nhu cầu cần đến sự “Trợ giúp của NV CTXH” chiếm ĐTB=3.34 điểm và ĐLC=0.72. Có thể nói, CTXH ở nước ta mới phát triển trong thời gian gần đây và không phải địa phương nào cũng có sự quan tâm đặc biệt đối với vai trò của NV CTXH. Tuy nhiên, người được khảo sát vẫn nhận thức được phần nào sự hiện diện và vai trò của NV CTXH. Tại địa bàn huyện Phú Giáo cũng vậy, hoạt động của NV CTXH tuy chưa có nhiều cơ hội để phát huy được hết vai trò và chức năng của mình nhưng đã phần nào được người dân biết đến qua một số hoạt động tuyên truyền, can thiệp hỗ trợ tại địa phương. Điển hình là một số trường hợp BLGĐ hay các vụ việc xâm hại trẻ em xảy ra trên địa bàn huyện và đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ không ít của NV CTXH. Đáng chú ý nhất là trường hợp chị T.T.H tại thị trấn Phước Vĩnh (năm 2019) đã chủ động liên hệ nhờ sự giúp đỡ từ NV CTXH (N.T.L.H). Qua đó, NV CTXH đã đưa chị H đi giám định thương tật do chồng gây ra, tố giác hành vi bạo lực đến cơ quan chức năng sau thời gian dài cam chịu hành vi BLGĐ. Qua đây, cơ quan chức năng đã tiến hành xử phạt đối với người chồng gây bạo lực. Đồng thời, qua thời gian dài kết nối nguồn lực giúp thân chủ điều trị vết 398
- thương và trị liệu tâm lý kết hợp tuyên truyền, gắn kết mối quan hệ vợ chồng của chị T.T.H. Đến nay, tình trạng BLGĐ giữa vợ chồng chị T.T.H đã không còn xảy ra nhờ đã có thể tháo gở những khúc mắc trong cuộc sống vợ chồng, từ đó cả hai có thể trò chuyện, chia sẻ với nhau và cùng phấn đấu làm việc cũng như chăm sóc và nuôi dạy con cái. Có thể nói, NV CTXH có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ, tư vấn pháp luật, tư vấn và trị liệu tâm lý, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc nâng cao ý thức của người dân về giới, bạo lực giới…và trách nhiệm của người dân trong việc đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi bạo lực trong gia đình và ngoài xã hội. NV CTXH còn có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, kết nối các dịch vụ y tế cho nạn nhân bạo lực, bảo vệ quyền lợi và tư vấn cho nạn nhân bạo lực những thủ tục như giám định thương tật, trợ giúp pháp lý, kết nối tài nguyên và lập các kế hoạch để nạn nhân bạo lực có thể tái hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng và tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí và nâng cao chất lượng đời sống tinh thần. Áp lực về tâm lý, buồn chán, lo lắng khi bị bạo lực giới, người bị bạo lực có nhu cầu “Cần sự chia sẻ của bạn bè” chiếm ĐTB=3.30 điểm, ĐLC=0.68. Với nhu cầu cần người lắng nghe họ, người bị bạo lực thường tìm đến sự chia sẻ của bạn bè để được giải tỏa về mặt tâm lý cảm xúc và có thể cho lời khuyên, giải pháp để họ có thể tự giải quyết, chấm dứt vấn đề bạo lực giới đối với họ. Bạn bè xưa nay vẫn là người được nhiều người tin tưởng để chia sẻ chuyện cá nhân và gia đình, có nhiều cá nhân còn tin tưởng bạn bè hơn cả người thân trong gia đình. Họ có thể chia sẻ những chuyện thầm kín, riêng tư và cả những mâu thuẫn xảy ra trong gia đình. Thậm chí, nhiều nạn nhân của bạo lực tình dục tìm bạn bè là đối tượng chia sẻ đầu tiên vì nhiều nạn nhân bạo lực vẫn còn mặc cảm tâm lý, e ngại, sợ bị ảnh hưởng đến hình ảnh của bản thân nên chia sẻ với bạn bè để tìm lời khuyên, sự động viên, an ủi bao giờ cũng là giải pháp có hiệu quả ngay thời điểm mà họ đang bị khủng hoảng về tinh thần và cảm xúc… Bên cạnh đó, vẫn còn những trường hợp “Cần đến người thân bênh vực, tạo áp lực” chiếm ĐTB=2.94 điểm, ĐLC=1.04. Tuy nhiên, đây không phải là sự lựa chọn tối ưu do sự giúp đỡ này có thể khiến cho mâu thuẫn giữa vợ, chồng và gia đình hai bên càng trở nên căng thẳng, hoặc có thể trong cơn nóng giận, bênh vực người thân một cách thái quá, mất kiểm soát, người thân của nạn nhân và đối tượng gây bạo lực dễ xảy ra những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật thậm chí là ảnh hưởng nghiêm trọng và mặt thể chất, tính mạng. Ngoài những gợi ý về những lựa chọn nêu trên, một số trường hợp được khảo sát còn lựa chọn những “Mong muốn khác” chiếm ĐTB=4.08 điểm, ĐLC=0.81 như: ly hôn, bỏ trốn, tự vệ chống trả, im lặng cam chịu, van xin,… Nước ta đã ban hành rất nhiều các quy định và khung pháp lý để bảo vệ nạn nhân của bạo lực giới đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, nạn nhân của bạo lực giới trong gia đình vẫn rất cần được sự giúp đỡ của gia đình, cộng đồng và xã hội. Khi hành vi bạo lực đã xảy ra trong gia đình thì những thành viên gia đình vì những mối quan hệ xã hội, vì những suy nghĩ tránh “vạch áo cho người xem lưng” nên họ chưa dám tố cáo những người gây ra bạo lực vì vậy sẽ rất khó có sự can thiệp và chấm dứt triệt để các hành vi bạo lực. Do đó, họ rất cần sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ, sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 399
- 4. KẾT LUẬN Qua khảo sát thực tiễn nhận thức của người phụ nữ đang sống với chồng trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Kết quả thu được các số liệu về nhận thức của người phụ nữ về bạo lực giới trong gia đình, cũng như đánh giá về các biểu hiện mang tính phổ biến của bạo lực giới để người phụ nữ phát hiện kịp thời các biểu hiện có dấu hiệu bạo lực giới, đồng thời nghiên cứu cũng thu nhận được các số liệu về hậu quả của bạo lực giới trong gia đình một cách khách quan, từ đó làm cơ sở cho việc xem xét đề xuất các giải pháp giảm thiểu bạo lực giới sau này. Bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu về nhu cầu của người bị bạo lực giới, xem xét xem những trường hợp phụ nữ bị bạo lực giới trong gia đình như vậy họ có những nhu cầu thiết yếu nào nhất, trên cơ sở tập hợp các nhu cầu hợp lý, tác giả sẽ có giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ họ trong đời sống hằng ngày. Ngoài ra tác giả còn đưa các nội dung CTXH vào khảo sát để tìm ra số liệu thiết thực cho hoạt động CTXH có hiệu quả trong quá trình hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực giới trong gia đình. Với kết quả nghiên cứu thu được thì với các hoạt động hỗ trợ của CTXH sẽ giúp cho xã hội giảm thiểu được bạo lực giới đặc biệt là tại địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lâm Giàu (2017). Các ngành, các cấp, cần tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình, Truy cập ngày 03/01/2021 từ http://tuyengiaoangiang.vn/thong-tin-tuyen-giao/dinh- huong-tuyen-truyen/4479-cac-nganh-cac-cap-can-tang-cuong-cong-tac-tuyen-truyen-phong- chong-bao-luc-gia-dinh.html 2. Phòng Văn hóa Thông tin huyện Phú Giáo (2019). Báo cáo năm 2019. 3. Phòng Văn hóa Thông tin huyện Phú Giáo (2020). Báo cáo năm 2020. 4. Tổng Cục Thống kê (2020). Nghiên cứu Quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam. Thông cáo báo chí 5. Hội LHPN huyện Phú Giáo (2021). Văn kiện Đại hội Đại biểu Phụ nữ huyện Phú Giáo lần thứ V - Nhiệm kỳ 2021-2026. 400
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu tập huấn Công tác phòng chống bạo lực gia đình - UNODC
152 p | 218 | 44
-
Nhận thức và biểu hiện hành vi bạo lực học đường của học sinh Trung học phổ thông Thành phố Vinh
8 p | 249 | 23
-
Nâng cao nhận thức của thanh niên về phòng chống bạo lực gia đình
14 p | 157 | 18
-
Rối nhiễu tâm trí và sự liên hệ đến các hành vi vi phạm nội quy, bạo lực trong trường học của học sinh trung học tỉnh Lâm Đồng
13 p | 129 | 14
-
Báo cáo về việc thực hiện luật về bình đẳng giới, hôn nhân gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Đắk Nông
20 p | 201 | 12
-
Những người tạo nên sự thay đổi - Cẩm nang thanh niên tiên phong xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới
57 p | 18 | 7
-
Thực trang bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay
7 p | 54 | 7
-
Dự án nguồn lực chống lại bạo lực gia đình (DVRP) trong cộng đồng Châu Á / Thái Bình Dương - Tài liệu nâng cao nhận thức cho cộng đồng
5 p | 86 | 6
-
Giáo trình Bạo lực gia đình (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
60 p | 46 | 6
-
Hướng dẫn tập huấn về phòng chống bạo lực giới đối với người khuyết tật (Tài liệu giảng viên)
60 p | 24 | 5
-
Thực trạng năng lực của giáo viên trung học cơ sở về dạy học tích hợp giáo dục giới, sức khỏe sinh sản - tình dục
11 p | 61 | 5
-
Nhận thức của học sinh trung học cơ sở về một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn trường học
10 p | 75 | 4
-
Mức độ trí tuệ nhận thức của học sinh lớp 4 qua trắc nghiệm raven màu
7 p | 237 | 4
-
Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về vấn đề sức khỏe sinh sản
9 p | 45 | 3
-
Giáo trình Bạo lực gia đình (Nghề: Công tác xã hội - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
58 p | 7 | 3
-
Nhận thức của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội về các hình thức của bạo lực giới
6 p | 62 | 3
-
Khác biệt giới trong hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ thông
10 p | 51 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn