Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tài trợ tín dụng xanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 11
download
Bài viết gồm các nội dung chính: cơ sở lý thuyết (tập trung vào các khái niệm cơ bản); các giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; các kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả; từ đó đưa ra những hàm ý chính sách và quản trị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tài trợ tín dụng xanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 30. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ TÍN DỤNG XANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ThS. Lê Phong Châu*, Phan Thị Loan*, Nguyễn Phương Thanh*, Phùng Thị Thu Hà*, Trần Thanh Trang* Tóm tắt Biến đổi khí hậu, môi trường sống ô nhiễm đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết mọi mặt của cuộc sống, trong đó có kinh tế. Vì vậy, đầu tư vào dự án xanh là một xu thế tất yếu của xã hội. Nghiên cứu này tập trung xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tài trợ tín dụng xanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Dựa trên mẫu điều tra từ 614 cá nhân là nhân viên tại các NHTM Việt Nam, các phương pháp thống kê, đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình phương trình cấu trúc (SEM) được sử dụng để phân tích và kiểm định sự tin cậy của mô hình với phương pháp Bootstrap. Kết quả cho thấy, (1) ảnh hưởng xã hội (AHXH); (2) nhu cầu vốn của các doanh nghiệp xanh; (3) khẩu vị rủi ro (KVRR); (4) năng lực tài chính (NLTC); (5) chính sách của Chính phủ (CS); (6) tiềm năng dự án (TN); (7) kinh nghiệm về tín dụng xanh của ngân hàng (KN); (8) chiến lược, tầm nhìn của nhà lãnh đạo về phát triển tín dụng xanh (CL) đều ảnh hưởng tích cực đến ý định tài trợ tín dụng xanh của NHTM . Ngoài ra, nhân tố quyết định tài trợ bị ảnh hưởng lớn nhất bởi ý định tài trợ tín dụng xanh (YD) và chính sách của Chính phủ (CS). Dựa vào kết quả nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra một số hàm ý chính sách cho phù hợp với thực tiễn cũng như khoa học. Từ khóa: Tín dụng xanh, ngân hàng thương mại, ngân hàng xanh, quyết định tài trợ 1. GIỚI THIỆU Tài chính xanh và ngân hàng xanh ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Do vậy, việc triển khai các dự án xanh sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, từ đó đem lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội, doanh nghiệp và quốc gia. * Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 373
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Như vậy, tín dụng xanh là hình thức tài chính phục vụ cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội (Mehta, 2017). Với quan điểm này, tín dụng xanh có đặc điểm là: (i) gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững của xã hội là mục tiêu phát triển nền kinh tế với hàm lượng phát thải carbon thấp – nền kinh tế tăng trưởng xanh, (ii) góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng cao tính khả thi, hiệu quả của các dự án kinh tế về phát triển xanh ở các giai đoạn khác nhau của quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh với những nhu cầu khác nhau (Dawson, 2015). Nhận thấy được tầm quan trọng đó, Gonzalez (2016) đã đề xuất đến “ngân hàng xanh” dưới giác độ cung cấp các dịch vụ ngân hàng xanh đến hiệu quả hoạt động ngân hàng cũng như góp phần bảo vệ môi trường. Ở phạm vi trong nước, nghiên cứu về vai trò của “ngân hàng xanh” của Cấn Văn Lực (2016) đã đưa ra một số chương trình ngân hàng xanh điển hình. Hồ Hạnh Mỹ (2016) đã đưa ra những cơ hội và thách thức trong phát triển tài chính xanh tại Việt Nam và đưa ra một số gợi ý nhằm phát triển hiệu quả tài chính xanh của Việt Nam. Các nghiên cứu đều tập trung vào hàm ý chính sách, nhưng chưa đề cập đến vấn đề triển khai tín dụng xanh tại các NHTM ra sao. Do đó, bài viết đánh giá một khía cạnh nghiên cứu trong đó xác định nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định tài trợ tín dụng xanh của các NHTM. Bài viết gồm các nội dung chính: cơ sở lý thuyết (tập trung vào các khái niệm cơ bản); các giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; các kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả; từ đó đưa ra những hàm ý chính sách và quản trị. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tín dụng xanh và quyết định tài trợ cho tín dụng xanh Tín dụng xanh là chiến lược tín dụng của các ngân hàng và không ủng hộ các doanh nghiệp gây ô nhiễm nặng nề (Wang và cộng sự, 2019). Ở Việt Nam, theo quan điểm của Thu Hà (2019), tín dụng xanh là việc các tổ chức tín dụng cho vay đối với các nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, sản xuất, kinh doanh mà không gây rủi ro đến môi trường, góp phần bảo vệ hệ sinh thái chung. Tín dụng xanh trong nghiên cứu này được định nghĩa là những khoản tín dụng mà ngân hàng cấp phát cho các dự án sản xuất, kinh doanh không gây rủi ro hoặc nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Trong nghiên cứu này, quyết định tài trợ được hiểu là việc một tổ chức chấp nhận tài trợ cho tín dụng xanh, bao gồm cấp vốn với một thời gian và mức lãi suất nhất định. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tài trợ tín dụng xanh 2.2.1. Ảnh hưởng xã hội Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là “sự tác động của người khác tới cảm nhận của cá nhân sẽ có tác động tới việc sử dụng công nghệ mới” (Venkatesh và cộng sự, 2003). Ảnh hưởng xã hội là một trong những yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của cá nhân và là một nhân tố quan trọng trong việc quyết định có nên thực hiện hành vi hay không. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng xã hội được hiểu là mức độ quan tâm của ngân hàng tới tín dụng xanh khi xét duyệt hồ sơ và tính hiệu quả của các dự án xanh. Ảnh hưởng xã hội là 374
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 một trong những yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của cá nhân hoặc tổ chức và là một nhân tố quan trọng trong việc quyết định có nên thực hiện hành vi hay không. Trong nghiên cứu của Venkatesh và cộng sự (2003b), nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” có ảnh hưởng tích cực đến “Ý định sử dụng”. Dựa vào những lập luận trên, có thể đề xuất giả thuyết: H1: Ảnh hưởng xã hội có mối quan hệ thuận chiều với ý định tài trợ tín dụng xanh, qua đó tác động gián tiếp tới quyết định tài trợ tín dụng xanh của ngân hàng thương mại. 2.2.2. Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp xanh Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có nhu cầu tài trợ ngắn hạn, dài hạn, thường xuyên hoặc thời vụ từ ngân hàng. Việc cấp tín dụng của ngân hàng giúp doanh nghiệp bổ sung vốn thiếu hụt đảm bảo cho doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động và mở rộng sản xuất, kinh doanh (Nguyen, 2018). Như vậy, nhu cầu vốn được hiểu là việc các doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung nguồn vốn để có thể phát triển các dự án xanh. Nhu cầu vốn sẽ có ảnh hưởng gián tiếp đến quyết định tài trợ tín dụng xanh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhu cầu đầu tư vào các dự án xanh, hoạt động bảo vệ môi trường có tác động đáng kể tới việc phát triển tín dụng xanh (Hee, 2010; Adelphi, 2016). Theo các nghiên cứu trước có thể đưa ra giả thuyết: H2: Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp xanh có mối quan hệ thuận chiều với ý định tài trợ tín dụng xanh, qua đó tác động gián tiếp tới quyết định tài trợ tín dụng xanh. 2.2.3. Khẩu vị rủi ro Khẩu vị rủi ro là khối lượng rủi ro mà một tổ chức sẵn sàng chấp nhận trong quá trình theo đuổi giá trị (COSO, 2004). Ủy ban Ổn định tài chính – FSB (2013) định nghĩa khẩu vị rủi ro là mức độ tổng hợp và loại rủi ro mà một tổ chức tài chính sẵn sàng chấp nhận trong khả năng rủi ro của mình để đạt được các mục tiêu chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Khái niệm khẩu vị rủi ro được sử dụng trong nghiên cứu này là mức độ rủi ro mà NHTM sẵn sàng chấp nhận trong quá trình quyết định tài trợ tín dụng xanh. Nhân tố này sẽ tác động gián tiếp đến quyết định tài trợ tín dụng xanh. Dựa vào những lập luận trên, có thể đề xuất giả thuyết: H3: Khẩu vị rủi ro có mối quan hệ thuận chiều với ý định tài trợ tín dụng xanh, qua đó tác động gián tiếp tới quyết định tài trợ tín dụng xanh. 2.2.4. Năng lực tài chính Năng lực tài chính là khả năng tài chính để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả, đồng thời, đó chính là thước đo thể hiện khả năng của ngân hàng trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực trong xã hội. Quy mô ngân hàng và sở hữu của ngân hàng chính là những nhân tố then chốt giúp các ngân hàng có tầm nhìn và từ đó xây dựng kế hoạch để thực hiện phát triển tín dụng xanh (Barner và Han, 2013). Nghiên cứu này cho rằng, năng lực tài chính thể hiện qua nguồn vốn của ngân hàng dành cho tín dụng xanh có đủ lớn và đảm bảo đủ để tài trợ dài hạn cho dự án xanh. Năng lực tài chính sẽ tác động gián tiếp đến quyết định tài trợ tín dụng xanh. Một số khó khăn, thách thức về tài chính mà các ngân hàng thường gặp phải trong việc trợ tín dụng xanh: thiếu vốn hoặc thiếu 375
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA nguồn tài chính dài hạn chính; các điều kiện tài chính không phù hợp để cho vay xanh. Do vậy, giả thuyết đặt ra là: H4: Năng lực tài chính có tác động tích cực đến ý định tài trợ tín dụng xanh, qua đó tác động gián tiếp tới quyết định tài trợ tín dụng xanh. 2.2.5. Chính sách của Chính phủ Chính sách là việc khu vực quản lý công thể hiện cam kết một cách chắc chắn sẽ ủng hộ một vấn đề nào đó, hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho một khu vực dịch vụ có đủ điều kiện phát triển (Nguyen và cộng sự, 2013). Phuong (2020) cho rằng, đó là vấn đề hỗ trợ của Chính phủ cho cả hệ thống ngân hàng khi tài trợ cho tín dụng xanh. Trong nghiên cứu này, chính sách của Chính phủ được phát triển từ vấn đề thể chế, và được hiểu rằng, đây là các chính sách được đưa ra bởi các cơ quan quản lý nhà nước. Một số khó khăn, thách thức về tài chính mà các ngân hàng thường gặp phải trong việc trợ tín dụng xanh: thiếu vốn hoặc thiếu nguồn tài chính dài hạn chính; các điều kiện tài chính không phù hợp để cho vay xanh. Do vậy, giả thuyết đặt ra là: H5: Năng lực tài chính có tác động tích cực đến ý định tài trợ tín dụng xanh, qua đó tác động gián tiếp tới quyết định tài trợ tín dụng xanh. 2.2.6. Tiềm năng dự án Năm 1989, khi thực hiện một cuộc điều tra thực nghiệm về Lý thuyết trật tự phân hạng, Baskin đã nhận định rằng, một dự án có khả năng sinh lợi cao sẽ có khả năng thu hút đầu tư lớn hơn, bởi lẽ mức thu nhập cao sẽ đem lại nguồn vốn nội bộ lớn hơn để đáp ứng nhu cầu đầu tư của dự án. Từ các mô hình nghiên cứu, Baskin đã cho thấy khả năng sinh lời có mối tương quan dương với đầu tư (Baskin, 1989). Kết quả mô hình cho thấy biến số khả năng sinh lời có hệ số dương, tức có mối quan hệ cùng chiều với biến số tăng trưởng của vốn đầu tư. Điều đó được hiểu rằng khi khả năng sinh lời của dự án càng lớn sẽ càng thúc đẩy dự án đầu tư nhiều hơn khiến mức tăng trưởng của vốn đầu tư tăng lên qua các năm. Trong nghiên cứu này, tiềm năng dự án là vấn đề tài trợ cho tín dụng xanh liệu có mang lại lợi nhuận hoặc giúp cho ngân hàng nhận được nhiều ưu đãi hay không. Do vậy, giả thuyết đặt ra là: H6: Tiềm năng dự án có tác động tích cực đến ý định tài trợ tín dụng xanh, qua đó tác động gián tiếp tới quyết định tài trợ tín dụng xanh. 2.2.7. Kinh nghiệm về tín dụng xanh của ngân hàng Theo Peter và cộng sự (2005), khả năng đánh giá các dự án xanh của nhân viên ngân hàng là rất quan trọng vì tác động của nó đối với các dự án tài chính. Aldelphi (2016) cho rằng, đôi khi các ngân hàng không có đủ kiến thức để ước tính xem các khoản vay cho hoạt động công nghệ xanh hay không cũng như điều tra tác động của dự án đó với môi trường. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng, kinh nghiệm về tín dụng xanh của ngân hàng bao gồm: 376
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 khả năng đánh giá các dự án xanh của nhân viên ngân hàng và ngân hàng có những lĩnh vực ưu tiên rõ ràng trong tài trợ tín dụng xanh. Đây là nhân tố tác động gián tiếp đến quyết định tài trợ tín dụng xanh. Sharma và các cộng sự (2014) cho rằng, nhận thức của nhân viên ngân hàng về tín dụng xanh là một trong những rào cản của việc triển khai cấp tín dụng xanh. Các ngân hàng có thể vẫn thiếu nhân viên đủ năng lực, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để định lượng rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ các dự án xanh và ra quyết định có cho vay hoặc không cho vay đầu tư cho một hoạt động công nghệ xanh. Do đó, có thể đưa ra giả thuyết: H7: Kinh nghiệm về tín dụng xanh của ngân hàng có tác động tích cực đến ý định tài trợ tín dụng xanh, qua đó tác động gián tiếp tới quyết định tài trợ tín dụng xanh. 2.2.8. Chiến lược, tầm nhìn của nhà lãnh đạo Nghiên cứu của Tara và cộng sự (2015) chỉ ra rằng, tầm nhìn của lãnh đạo ngân hàng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới quyết định tài trợ tín dụng xanh tại mỗi ngân hàng. Chiến lược, tầm nhìn của nhà lãnh đạo trong nghiên cứu này được hiểu là quan điểm cũng như cách nhìn nhận của nhà lãnh đạo về việc tài trợ tín dụng xanh. Đây là nhân tố tác động gián tiếp đến quyết định tài trợ tín dụng xanh. Theo Ritu (2014) và Masukujjaman (2016), việc thiết kế, xây dựng chiến lược tài trợ tín dụng xanh của mỗi ngân hàng phần lớn bị ảnh hưởng bởi nhận thức của lãnh đạo. Khi các cấp lãnh đạo của ngân hàng chưa đủ quan tâm và dành sự ưu tiên đối với tài trợ tín dụng xanh thì quá trình này sẽ gặp nhiều khó khăn (SBP, 2015). Khi nghiên cứu thực trạng tín dụng xanh tại Bangladesh, Uddin và Ahmmed (2018) cũng đã chỉ ra rằng, nguyên nhân của việc chưa cấp tín dụng xanh một phần là do giới hạn nhận thức của các lãnh đạo ngân hàng về cơ hội và lợi ích của việc tài trợ tín dụng xanh. Theo các nghiên cứu trước, có thể đưa ra giả thuyết: H8: Chiến lược, tầm nhìn của nhà lãnh đạo có tác động tích cực đến ý định tài trợ tín dụng xanh, qua đó tác động gián tiếp tới quyết định tài trợ tín dụng xanh. 2.2.9. Ý định tài trợ cho tín dụng xanh Trong các nghiên cứu trước đây về ý định hành vi, vấn đề ý định thường được hiểu như sau: Fishbein và Ajzen (1977) cho rằng, ý định hành vi là “xác suất chủ quan mà một người thực hiện hành vi”. Trong khi đó, Davis và cộng sự (1989) lại cho rằng, ý định sử dụng được định nghĩa là “mức độ cá nhân lập ra kế hoạch có ý thức thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi được chỉ định trong tương lai”. Theo Davis và cộng sự (1989), ý định sử dụng được hiểu là sự sẵn sàng một cá nhân chấp nhận sử dụng công nghệ. Định nghĩa của Davis và cộng sự (1985, 1989) được nhiều nghiên cứu sử dụng, ví dụ như nghiên cứu của Lê Hoàng Anh (2021)… Như vậy, ý định tài trợ cho tín dụng xanh trong nghiên cứu này được hiểu mức độ một tổ chức có tài trợ hay không cho tín dụng xanh. Ý định tài trợ cho tín dụng xanh sẽ tác động trực tiếp tới quyết định tài trợ tín dụng xanh. 377
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Theo các nghiên cứu trước thì có thể đưa ra giả thuyết: H9: Ý định tài trợ tín dụng xanh có tác động tích cực đáng kể đến quyết định tài trợ tín dụng xanh của ngân hàng. Hình 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tài trợ tín dụng xanh Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp xanh Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng như sau: - Phương pháp định tính: Phương pháp định tính được thực hiện theo trình tự dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu liên quan đi trước để đề xuất các giả thuyết và mô hình nghiên cứu sơ bộ. Quan trọng hơn hết đó là việc thảo luận nhóm với ba chuyên gia để bổ sung và hiệu chỉnh biến quan sát của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất để làm cơ sở thang đo và bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu cho quá trình nghiên cứu định lượng. - Phương pháp định lượng: Mẫu nghiên cứu trong nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với cỡ mẫu 614, là các cá nhân có kinh nghiệm trong tín dụng xanh đến từ các NHTM Nhà nước hay Ngân hàng TMCP. Dữ liệu được thu thập bằng khảo sát thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn gửi trực tiếp đến các chuyên gia để phỏng vấn và nhận kết quả ngay. Các kỹ thuật phân tích cơ bản (thống kê, Cronbach’s Alpha, EFA, CFA, SEM) được thực hiện bằng phần mềm SPSS 20 và AMOS 20 nhằm thể hiện được mối quan hệ giữa “Ảnh hưởng xã hội”; “Nhu cầu vốn của doanh nghiệp xanh”; “Khẩu vị rủi ro”; “Năng lực tài chính”; “Chính sách của Chính phủ”; “Tiềm năng dự án”; “Kinh nghiệm về tín dụng xanh của ngân hàng”; “Chiến lược, tầm nhìn của nhà lãnh đạo về phát triển tín dụng xanh” với “Ý định tài trợ tín dụng xanh” và “Quyết định tài trợ tín dụng xanh”. Ngoài ra, “Chính sách của Chính phủ” còn có tác động lên “Quyết định tài trợ tín dụng xanh”. 378
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Bảng 1. Kết quả thống kê mô tả Biến Nội dung Số lượng - n Tỷ lệ (%) Độ tuổi Từ 22 đến 30 tuổi 73 11,89 Từ 31 đến 40 tuổi 227 36,97 Từ 41 đến 50 tuổi 180 29,32 Trên 50 tuổi 134 21,82 Giới tính Nam 260 42,35 Nữ 354 57,65 Đơn vị công tác NHTM Nhà nước 282 45,93 Ngân hàng TMCP 332 54,07 Thời gian công tác trong tín dụng xanh Dưới 1 năm 45 7,33 Từ 1 đến dưới 3 năm 199 32,41 Từ 3 đến dưới 5 năm 240 39,09 Trên 5 năm 130 21,17 Nơi làm việc Miền Bắc 185 30,13 Miền Trung 293 47,72 Miền Nam 136 22,15 Chức vụ Nhân viên 214 34,85 Quản lý 400 65,15 Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp Bảng 1 cho thấy, trong 614 cá nhân khảo sát, có 354 nữ (chiếm tỷ lệ 57,65%) và 260 nam (chiếm tỷ lệ 42,35%); độ tuổi chủ yếu là từ 31 tuổi đến 40 tuổi (chiếm tỷ lệ 36,97%). Các cá nhân công tác nhiều hơn cả là tại các Ngân hàng TMCP (chiếm tỷ lệ 54,07%) với thời gian công tác từ 3 đến dưới 5 năm (chiếm tỷ lệ 39,09%). Nơi làm việc chủ yếu tập trung ở miền Trung (chiếm tỷ lệ 47,72%). Ngoài ra, tham gia khảo sát này cũng chủ yếu là các cá nhân ở cấp quản lý (chiếm tỷ lệ 65,15%). 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Toàn bộ các biến thuộc các nhân tố được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Nhiệm vụ của EFA nhằm khám phá cấu trúc của thang đo các nhân tố: Ảnh hưởng xã hội (AHXH); Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp xanh (NCV); Khẩu vị rủi ro (KVRR); Năng lực tài chính (NLTC); Chính sách của Chính phủ (CS); Tiềm năng dự án (TN); Kinh nghiệm về tín dụng xanh của Ngân hàng (KN); Chiến lược, tầm nhìn của nhà lãnh đạo về phát triển tín dụng xanh (CL). Sau khi thực hiện đúng quy trình EFA, các nhân tố sẽ được kiểm định để làm sạch dữ liệu. 379
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Bảng 2. Kết quả phân tích nhân tố EFA các biến độc lập Giá trị KMO 0,842 Giá trị Chi-Square 11711,794 Kiểm định Barlett’s df 595 Sig. 0.000 Nguồn: Kết quả phân tích SPSS Với kết quả phân tích nhân tố các biến thuộc các nhân tố, thu được hệ số KMO là 0,842 (lớn hơn 0,5) và Sig. = 0,000. Điều đó khẳng định giá trị KMO bảo đảm tính thích hợp của việc phân tích nhân tố khám phá và mức ý nghĩa của dữ liệu được đưa vào phân tích nhân tố. Thống kê Chi-square của kiểm định Bartlett’s có giá trị 11711,794 với mức ý nghĩa Sig. = 0,0000 50%) và hệ số hội tụ Eigenvalues của các nhân tố này là 1,489 > 1 cho thấy các biến quan sát bắt đầu có sự hội tụ ở 8 nhân tố, các nhân tố này giải thích được 69,893% biến thiên của dữ liệu khảo sát. Do đó, các nhân tố đảm bảo được khả năng đại diện cho dữ liệu khảo sát ban đầu. 4.1. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc Tương tự đối với biến phụ thuộc, với hệ số kiểm định KMO = 0,857, Sig = 0,000, phương sai trích đạt 58,593% cho thấy khả năng hội tụ và biểu diễn của các biến quan sát trong thang đo. Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA, các nhân tố về “Ý định tài trợ” và “Quyết định tài trợ” tín dụng xanh đều có tính hội tụ cao, biểu diễn tốt các biến quan sát thì bước tiếp theo sẽ tiếp tục phân tích CFA để khẳng định giá trị, độ tin cậy và tính phân biệt của thang đo. Nhóm tác giả sử dụng phần mềm AMOS 20 để phân tích nhân tố khẳng định CFA. Nhóm tiến hành chạy EFA cho tất cả các biến cho việc chạy CFA thì biến QD1 bị loại ra khỏi vì có hệ số tải nhỏ hơn 0,4; nhóm tiến hành chạy lại EFA. Sau khi chạy lại EFA, nhóm tiến hành phân tích và chạy CFA lần 1, nhóm tác giả kết luận bỏ biến QD2 nhằm cải thiện tổng phương sai trích. Sau khi loại bỏ biến QD2, nhóm tiến hành chạy CFA lần 2, kết quả được tổng hợp ở Bảng 3. Kết quả phân tích CFA cho thấy, giá trị Chi-square/df = 1,568 nhỏ hơn 3; GFI = 0,916 lớn hơn 0,9; TLI = 0,962 lớn hơn 0,9; CFI = 0,966 lớn hơn 0,9 và RMSEA = 0,030 nhỏ hơn 0,08; chỉ số AVE của nhân tố QD cũng được cải thiện (từ 0,446 tăng lên thành 0,502). Do đó, có thể nói rằng, mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường. 380
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Bảng 3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả phân tích CFA theo hệ số chuẩn hóa Độ tin cậy tổng hợp Tổng phương sai trích (Average Thang đo Các chỉ tiêu (Composite Reliabilitiy) Variance Extracted) CL 0,927 0,718 TN 0,917 0,687 Chi-square/df = 1,568 KN 0,900 0,646 GFI = 0,916 KVRR 0,843 0,532 CFI = 0,966 TLI = 0,962 NCV 0,800 0,515 RMSEA = 0,030 CS 0,840 0,514 QD 0,739 0,502 YD 0,819 0,532 AHXH 0,819 0,607 NLTC 0,767 0,525 Nguồn: Số liệu do tác giả phân tích và tổng hợp Cùng với đó, kết quả phân tích ở Bảng 3 cho thấy các giá trị độ tin cậy tổng hợp đều lớn hơn 0,7 và tổng phương sai các nhân tố đều lớn hơn 0,5. Điều này cho thấy các nhân tố đảm bảo độ tin cậy khi đưa vào phân tích. Và giá trị P-value của các hệ số tương quan từng cặp đều nhỏ hơn 0,05 (tức nhỏ hơn 5%), nên hệ số tương quan từng cặp của các khái niệm khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%. Do đó các khái niệm đạt được giá trị phân biệt. 381
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 2. Kết quả phân tích CFA theo hệ số chuẩn hóa của các nhân tố Nguồn: Kết quả phân tích AMOS Hệ số tương quan giữa các thành phần với sai lệch chuẩn của các thang đo đều khác với 1 ở độ tin cậy 95%, đạt mức ý nghĩa thống kê. Kết quả kiểm định sự tương quan của các thành phần thang đo “Ý định tài trợ” và “Quyết định tài trợ” tín dụng xanh của NHTM gồm 8 biến độc lập (“Ảnh hưởng xã hội”; “Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp xanh”, “Khẩu vị rủi ro”; “Năng lực tài chính”; “Chính sách của Chính phủ”; “Tiềm năng dự án”; “Kinh nghiệm về tín dụng xanh của ngân hàng”; “Chiến lược, tầm nhìn của nhà lãnh đạo về tín dụng xanh”) với 33 biến quan sát và biến phụ thuộc (Ý định tài trợ) với 4 biến quan sát và “Quyết định tài trợ” với 3 biến quan sát. Kết quả CFA cho thấy, thành phần của thang đo đều đạt được giá trị cấu trúc bao gồm: giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, giá trị tương đồng có sự tương quan và đạt yêu cầu về giá trị. 382
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Kế thừa từ kết quả phân tích CFA, kết quả của mô hình cấu trúc tuyến tính SEM cũng phù hợp với dữ liệu thị trường. Điều đó thể hiện qua các chỉ số ở Bảng 4 như: Giá trị Chi-square/ df = 1,564 nhỏ hơn 3; GFI = 0,915 lớn hơn 0,9; CFI = 0,966 lớn hơn 0,9; TLI= 0,963 lớn hơn 0,9; RMSEA = 0,030 nhỏ hơn 0,08. Hình 3. Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính SEM thể hiện tác động của các nhân tố Nguồn: Kết quả phân tích AMOS 383
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Bảng 4. Kết quả mô hình SEM theo hệ số chuẩn hóa Hệ số Các chỉ tiêu Mối quan hệ P-value hồi quy chuẩn hóa của mô hình Ý định
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Kiểm định này sẽ giúp đánh giá độ tin cậy của các ước lượng trong mô hình đánh giá thông qua kiểm định các hệ số hồi quy trong mô hình SEM có được ước lượng tốt hay không. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp Bootstrap với số lượng quan sát lặp lại là N = 1.000. Kết quả ước lượng từ 1.000 quan sát được tính trung bình cùng với độ lệch như trên. Căn cứ trên kết quả kiểm định Bootstrap cho thấy, giá trị của CR đều nằm trong khoảng từ -1,96 đến 1,96. Như vậy, độ lệch của các hệ số trong mô hình với 1.000 quan sát là rất nhỏ, mô hình vẫn có ý nghĩa với quan sát lớn. Do đó ước lượng mô hình là tin cậy được. 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1. Kết luận Dựa trên nền tảng các lý thuyết liên quan và các nghiên cứu đi trước liên quan đến chủ đề nghiên cứu, nhóm tác giả đã tiến hành xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu đề xuất với 9 nhân tố chính bao gồm: Ảnh hưởng xã hội (AHXH), Nhu cầu vốn của doanh nghiệp xanh (NCV), Khẩu vị rủi ro (KVRR), Chính sách của Chính phủ (CS), Năng lực tài chính (NLTC), Tiềm năng dự án (TN), Kinh nghiệm về tín dụng xanh của ngân hàng (KN), Chiến lược, tầm nhìn của lãnh đạo (CL), Ý định tài trợ tín dụng xanh (YD). Tiếp theo, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính để hiệu chỉnh và bổ sung các sai sót nếu có, sau đó tiến hành lập bảng khảo sát và tiến hành khảo sát chính thức để thu thập ý kiến của các cá nhân là cán bộ NHTM. Với cơ sở dữ liệu thu thập được, nhóm tác giả tiến hành ứng dụng phần mềm SPSS 20, AMOS 20 để phân tích; nghiên cứu đã đạt được các kết quả nhất định như sau. 5.1.1. Về mặt lý thuyết - Nghiên cứu cho thấy các khái niệm cơ bản nhất về “Ảnh hưởng xã hội”, “Nhu cầu vốn của doanh nghiệp xanh”, “Khẩu vị rủi ro”, “Chính sách của Chính phủ”, “Năng lực tài chính”, “Tiềm năng dự án”, “Kinh nghiệm về tín dụng xanh của ngân hàng”, “Chiến lược, tầm nhìn, chiến lược của lãnh đạo”, và “Ý định tài trợ tín dụng xanh”. - Nghiên cứu cung cấp các thang đo để đo lường các nhân tố: “Ảnh hưởng xã hội”, “Nhu cầu vốn của doanh nghiệp xanh”, “Khẩu vị rủi ro”, “Chính sách của Chính phủ”, “Năng lực tài chính”, “Tiềm năng dự án”, “Kinh nghiệm về tín dụng xanh của ngân hàng”, “Chiến lược, tầm nhìn, chiến lược của lãnh đạo”, và “Ý định tài trợ tín dụng xanh”. 5.1.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu là một bằng chứng cho thấy có sự tác động mạnh mẽ của rất nhiều nhân tố đến quyết định tài trợ tín dụng xanh của ngân hàng. Đối với quyết định tài trợ tài dụng xanh, có 9 nhân tố chính tác động đến quyết định tài trợ, trong đó có 2 nhân tố tác động trực tiếp đó là “Chính sách của Chính phủ”, “Ý định tài trợ tín dụng xanh”, và 7 nhân tố tác động gián tiếp qua ý định tài trợ tín dụng xanh đó là: “Ảnh hưởng xã hội”, “Nhu cầu vốn của doanh nghiệp xanh”, “Khẩu vị rủi ro”, “Năng lực tài chính”, “Tiềm năng dự án”, “Kinh nghiệm về tín dụng xanh của ngân hàng”, “Tầm nhìn, chiến lược của lãnh đạo”. Tất cả các nhân tố trên đều tác động tích cực đến “Quyết định tài trợ” tín dụng xanh (QD). 385
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 5.2. Hàm ý quản trị Dựa trên kết quả từ mô hình; để làm gia tăng “Ý định tài trợ” và hơn thế là “Quyết định tài trợ” tín dụng xanh của các NHTM Việt Nam cần có những nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa không chỉ đến từ phía NHTM, phía Chính phủ – những bên cung tín dụng – mà phải từ cả phía cầu tín dụng. Nghiên cứu đề xuất một số hàm ý như sau: - Về phía Chính phủ, cần hoàn thiện khung pháp lý, thể chế; cần có định nghĩa rõ ràng về những khoản tín dụng xanh và thuật ngữ liên quan; định hướng, có những hướng dẫn rõ ràng, nêu rõ những ưu đãi của NHTM khi tài trợ cho tín dụng xanh. - Về phía NHTM, cần thường xuyên gia tăng công tác đào tạo, huấn luyện và thực hiện những buổi chia sẻ kinh nghiệm của các nhân viên để các nhân viên có kiến thức và đủ hiểu biết về tín dụng xanh. Ngân hàng nên lập một phòng/ban quản lý rủi ro môi trường, để đánh giá được những tác động của các dự án đối với môi trường để từ đó có những quyết định phù hợp trong tài trợ tín dụng hoặc theo dõi dự án. Ngoài ra, phía ngân hàng cũng có thể kết hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc đánh giá tính “xanh” của một dự án khi tài trợ và trong suốt quá trình của dự án. - Về phía cầu tín dụng, cần tích cực tìm kiếm những dự án gây ít tác động xấu đến môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, cùng với đó đảm bảo sự “xanh” của dự án trong suốt quá trình thực hiện. Mặc dù cố gắng hoàn thiện nghiên cứu một cách tốt nhất, tuy nhiên, do sự giới hạn về thời gian và kiến thức vẫn còn những hạn chế nhất định như cỡ mẫu còn khá ít, phạm vi nghiên cứu chưa rộng, do đó, các nghiên cứu sau có thể gia tăng cỡ mẫu và mở rộng phạm vi nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adelphi (2016), Green Finance in Asia: Five new country studies show opportunities for small businesses. 2. Coso (2004), The Enterprise Risk Management - Integrated Framework, PricewaterhouseCoopers. 3. Davis, F. D., Bagozzi, R. P. & Warshaw, P. R. J. M. s. (1989), User acceptance of computer technology: a comparison of two theoretical models, 35(8), 982 - 1003. 4. Fishbein, M. & Ajzen, I. (1977), Belief, attitude, intention, and behavior: An introduction to theory and research. 5. FSB. (2013), Principles for An Effective Risk Appetite Framework. Financial Stability Board, http://www.fsb.org/ wp-content/uploads/r_131118.pdf 386
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 6. John Barner và Tingcun Han (2013), Exploring Green Finance Incentive in China, Final report, w.w.w.pwccn.com 7. Lê Hoàng Anh (2021), Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 8. Masukujjaman, M., Siwar, C., Mahmud, M., & Alam, s. s. (2015), Banker’s perception on green banking-an empirical study on islamic banks in bangladesh. Management & Marketing Journal, 13(2). 9. Noh, Hee Jin (2010), Strategies of Developing Green Finance, Seoul: Korea Capital Market Institute (KCMI). 10. Nguyen, T. V., Le, N. T. & Bryant, S. E. (2013), “Sub-national institutions, firm strategies, and firm performance: A multilevel study of private manufacturing firms in Vietnam”, Journal of World Business, 48(1), 68 - 76. 11. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2018), “Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, Tạp chí Khoa học - Đại học Đồng Nai, số 10, 107 - 121. 12. Phuong, N. (2020), “Factors affecting the development of green banks in Vietnam”, Accounting, 6(6), 991 - 1000. 13. Ritu (2014), Green Banking: Opportunities and Challenges, International Journal of Informative & Futuristic Research, 34 - 37. 14. Ritu (2014), “Ngân hàng xanh: Cơ hội và thách thức”, Tạp chí quốc tế về Nghiên cứu thông tin và tương lai, tr. 34 - 37. 15. Rose, P. và S. Hudgins (2015), Bank management and financial services, The McGraw− Hill, USA. 16. Tran, T. T. T., & Ngo A.P, Nguyen T.T., Green Bank in Vietnam: Level of Development and Determinants. 17. Tran, T. T. T., & Tran, T. H. Y. (2015), “Green bank: International experiences and Vietnam perspectives”, Asian Social Science, 11(28), 188 -199. 18. Venkatesan, S. (2004), “Abrogating the holder in due course doctrine in subprime mortgage transactions to more effectively police predatory lending”, Legislature and Public Policy, Vol. 7, 198 - 200. 19. Venkatesh, V., M. G. Morris, G. B. Davis và F. D. J. M. q. Davis (2003b), “User acceptance of information technology: Toward a unified view”, MIS Quarterly, Vol. 27, No. 3 (Sep. 2003), 425 - 478. 20. Wang, e., Liu, x., wu, j. & Cai, d. (2019), Green Credit, Debt Maturity, and Corporate Investment - Evidence from China. Sustainability, 11, 583. 387
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
4 p | 350 | 33
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh huởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Huế
9 p | 247 | 30
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng cung ứng dịch vụ thẻ của khách hàng cá nhân tại Việt Nam
3 p | 189 | 18
-
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Smartbanking - Nghiên cứu thực nghiệm tại BIDV - Chi nhánh Bắc Sài Gòn
15 p | 90 | 15
-
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển - chi nhánh Hậu Giang
16 p | 100 | 11
-
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ của khách hàng tại Hải Phòng
16 p | 71 | 9
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại BIDV chi nhánh Đồng Tháp
8 p | 78 | 8
-
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại Thành phố Cần Thơ
8 p | 11 | 6
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng cá nhân tại Tp. Hồ Chí Minh
16 p | 116 | 6
-
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân - nghiên cứu tại Hà Nội
13 p | 45 | 4
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ tại Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
16 p | 108 | 4
-
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán tại các trường đại học
14 p | 17 | 4
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành kế toán của sinh viên
9 p | 16 | 3
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Phòng giao dịch Hiệp Bình
6 p | 11 | 2
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Văn Thánh
5 p | 9 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng của khách hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 10 | 2
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân tại Hải Phòng
15 p | 7 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua Bảo hiểm nhân thọ Sun Life tại thành phố Hà Nội
5 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn