TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 66, 2011<br />
NHÂN TỐ TÁC ðỘNG ðẾN SỰ TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH QUÂN SỰ<br />
CỦA IRAN TRONG NHỮNG NĂM ðẦU THẾ KỈ XXI<br />
Nguyễn Văn Tận<br />
Trường ðại học Khoa học, ðại học Huế<br />
Trần Ngọc Vĩ<br />
Học viên cao học, Trường ðại học Sư phạm, ðại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài viết trình bày một cách khái quát quá trình tăng cường sức mạnh quân sự của Iran<br />
trong những năm ñầu thế kỉ XXI. Trên cơ sở ñó, chúng tôi tập trung phân tích nhằm làm sáng tỏ<br />
những nhân tố chủ yếu thúc ñẩy Iran tăng cường sức mạnh quân sự của mình ñó là: Sự bất ổn<br />
của tình hình quốc tế và sự tăng cường sức mạnh quân sự trên thế giới; Sự bất ổn và tăng<br />
cường mua sắm vũ khí ở khu vực Trung ðông; Chính sách ñối ngoại thù ñịch của Mỹ ñối với<br />
Iran. Qua ñó, giúp bạn ñọc có cách nhìn khách quan và tương ñối ñầy ñủ về sự tăng cường sức<br />
mạnh quân sự của Iran trong những năm ñầu thế kỉ XXI, trong bối cảnh khu vực Trung ðông<br />
ñang trở nên hết sức phức tạp và quan hệ giữa Iran với các nước phương Tây ñang ngày càng<br />
căng thẳng xung quanh chương trình hạt nhân của nước này.<br />
<br />
1. Khái quát về quá trình tăng cường sức mạnh quân sự của Iran trong những<br />
năm ñầu thế kỉ XXI<br />
Trong những năm gần ñây, các phương tiện thông tin ñã thường xuyên ñưa tin,<br />
bình luận về các cuộc tập trận, thử nghiệm và sử dụng nhiều loại vũ khí mới do Iran tự<br />
sản xuất. Nhất là khi vấn ñề hạt nhân trở nên căng thẳng (từ năm 2006) thì các cuộc tập<br />
trận và thử vũ khí của Iran cũng diễn ra thường xuyên hơn. Gần ñây nhất là các cuộc tập<br />
trận tên lửa “ðại giáo ñồ 4” (27 và 28/9/2009), cuộc tập trận phòng không “Asemane<br />
Velayat 2” (22/11/2009), cuộc tập trận “Nhà tiên tri vĩ ñại 5” (22-24/4/2010). Trong các<br />
cuộc tập trận ngoài nâng cao khả năng tác chiến cho quân ñội, Iran còn tranh thủ thử<br />
nghiệm và ñưa vào sử dụng nhiều loại vũ khí mới hiện ñại, mà trước hết là lực lượng<br />
tên lửa.<br />
Các loại tên lửa trong quân ñội Iran hết sức ña dạng, từ tên lửa phòng không vác<br />
vai Misagh 2, tên lửa chống tàu chiến C-802, tên lửa tầm ngắn là Zalzal-1 và Fajr-5 (có<br />
khẳ năng bắn tới các căn cứ quân sự của Mỹ ở vùng Vịnh cũng như miền ðông Saudi<br />
Arabia), ñến tên lửa ñạn ñạo Fajr-3 MIRV, Fajr-3. Các loại tên lửa Tondar và Fateh 110,<br />
Shahab-1 và Shahab-2 và Shahab-3 ñược Iran liên tiếp thử nghiệm. Trong ñó, Shahab-3<br />
là loại tên lửa có thể mang theo ñầu ñạn với tầm bắn từ 1.300 ñến 2.000 km, có khả<br />
139<br />
<br />
năng tấn công các mục tiêu tại I-xra-en, phần lớn các nước A-rập và một phần lãnh thổ<br />
châu Âu. Hơn thế nữa, Iran còn tuyên bố thử nghiệm thành công một khẩu ñội tên lửa<br />
phòng không ñược thiết kế trên cơ sở hệ thống S-200 mua của Nga trước ñó ñược nâng<br />
lên mức tương ñương S-300*, Hệ thống này có thể bắn hạ máy bay, tên lửa hành trình và<br />
ñầu ñạn tên lửa ñạn ñạo ở tầm bắn 145 km và ñộ cao khoảng 30.000 mét. Theo các quan<br />
chức Mỹ, Iran ñã tiếp nhận các tên lửa hiện ñại từ CHDCND Triều Tiên, gọi là BM-25,<br />
vốn có tầm bắn lên ñến 4.000 km.<br />
Cùng với tên lửa, Iran giới thiệu các loại máy bay do nước này tự sản xuất. Máy<br />
bay chiến ñấu Saegheh ra ñời năm 2006 (hiện nay ñang ñược sản xuất hàng loạt loại thế<br />
hệ thứ 4 và thứ 5 với tính năng kỹ thuật và chiến thuật ñược ñánh giá là tốt hơn máy bay<br />
F-18 của Mỹ). Máy bay không người lái Karra còn gọi là “Sứ giả thần chết”, có thể chở<br />
4 tên lửa hành trình có tầm bay 1.000 km, ñược giới thiệu (22-8-2010).<br />
Ngoài ra, Iran ñã mua máy bay tiêm kích loại J-7M, máy bay vận tải quân sự Y12 của Trung Quốc... Mua các máy bay chiến ñấu và máy bay tiếp dầu trị giá ít nhất 1 tỷ<br />
USD từ Nga, bao gồm 250 máy bay chiến ñấu tầm xa Su-30. Với thỏa thuận trên ñã<br />
nâng khả năng không lực của Iran lên ngang bằng với khả năng không lực của Israen.<br />
Iran ñang tiến hành nâng cấp các loại máy bay hiện có như máy bay tiêm kích F-14<br />
Tomcat do Mỹ sản xuất sẽ ñược trang bị thêm bom thông minh thế hệ mới Qased do<br />
Iran chế tạo, máy bay tiêm kích Mig-29 nhập về từ Nga...<br />
Ngoài việc tăng cường sức chiến ñấu trên không, thì Iran cũng tăng cường sức<br />
mạnh của lực lượng lục quân, hải quân. Lực lượng lục quân cũng ñược trang bị thêm<br />
các loại ñại bác 155mm, xe tăng hạng trung T95 từ Trung Quốc, hệ thống pháo phản lực<br />
bắn loạt (MLRS), nâng cấp xe tăng T-72 của Liên Xô trước ñây thành xe tăng Safir-74<br />
của Iran...<br />
Sức chiến ñấu của hải quân cũng ñược cải thiện ñáng kể. Iran ñã tự chế tạo ñược<br />
tàu ngầm hạng trung Ghaem thế hệ mới có khả năng bắn các loại ngư lôi và tên lửa với<br />
ñội ñặc nhiệm trên tàu (2008). Sản phẩm mới trong cuộc tập trân ngày 22 ñến 24-42010, chiến hạm “siêu tốc” Ya Mahdi, chiến hạm này có thê tàng hình trước các hệ<br />
thống ra ña ñể tấn công phá hủy các mục tiêu.<br />
Ngày 23/8/2010, Iran ñã khai trương các dây chuyền sản xuất hàng loạt hai loại<br />
tàu tấn công cao tốc trang bị tên lửa là Seraj và Zolfaghar. Các loại tàu tàu ngầm mini<br />
Ghadeer do nước này sản xuất, dễ dàng hoạt ñộng trong vùng nước nông, hay tàu chiến<br />
hiện ñại như 3 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga cũng ñược trang bị cho hải quân. Sức<br />
<br />
*<br />
<br />
S-300 là tổ hợp tên lửa phòng không do Nga chế tạo, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu tên lửa ñạn ñạo,<br />
và ñược coi là một trong những hệ thống tên lửa chống máy bay mạnh nhất hiện tại. Ra-ña của nó có khả<br />
năng ñồng thời theo dõi ñến 100 mục tiêu, hoặc 12 trong khi tham gia. Thời gian triển khai S-300 là 5<br />
phút. Các tên lửa S-300 là các vòng kín và không cần bảo trì trong suốt thời gian sử dụng chúng.<br />
<br />
140<br />
<br />
mạnh của hải quân Iran ñược nâng cao khi nước này ñã khánh thành một căn cứ hải<br />
quân mới tại cảng Jask vào ngày 27/10/2010, ñây là căn cứ có tầm quan trọng chiến<br />
lược nằm ở phía ðông Eo biển Hormuz, miền Nam Iran.<br />
Như vậy, một ñiều dễ nhận thấy là các loại vũ khí mới trang bị cho quân ñội của<br />
Iran chủ yếu là do nước này tự sản xuất. Từ năm 1992, ngành công nghiệp quân sự Iran<br />
ñã tự sản xuất ñược các loại xe tăng, vũ khí, trang bị cá nhân, các tên lửa dẫn hướng,<br />
các tầu ngầm, các máy bay chiến ñấu.<br />
2. Những nhân tố chủ yếu thúc ñẩy sự tăng cường sức mạnh quân sự của Iran<br />
Việc Iran liên tiếp tập trận, thử vũ khí, nâng cao khả năng tác chiến của các lực<br />
lượng, ñồng thời có những tuyên bố cứng rắn với những lực lượng “thù ñịch” có phải là<br />
dấu hiệu bất bình thường không? ðể lí giải ñiều ñó, chúng ta hãy ñặt Iran trong bối cảnh<br />
quan hệ quốc tế và trong khu vực.<br />
2.1. Sự bất ổn của tình hình quốc tế và sự tăng cường sức mạnh quân sự trên<br />
thế giới.<br />
Trong thập kỉ ñầu sau “Chiến tranh lạnh”, chi phí quân sự toàn cầu giảm khoảng<br />
30%, nhưng bước vào những năm ñầu thế kỉ XXI, chi tiêu quốc phòng của toàn thế giới<br />
không ngừng tăng (2007 ñã là 1140,5 tỷ USD). Vậy những lí do nào tạo nên sự thay ñổi<br />
ñó?<br />
Trước hết việc tăng ngân sách quốc phòng là do nền kinh tế thế giới ñã có sự<br />
phát triển nhất ñịnh, những mục tiêu cần bảo vệ ngày càng nhiều, phạm vi lợi ích quốc<br />
gia không còn nằm trọn trong phạm vi lãnh thổ. Cho nên, việc ñầu tư cho quốc phòng<br />
ñể ñảm bảo lợi ích quốc gia là một nhu cầu tất yếu. Ngoài ra vũ khí, trang bị quân sự, kĩ<br />
thuật tác chiến của quân ñội nhiều nước ñã trở nên lạc hậu trước những thành tựu mới<br />
của khoa học quân sự. Việc chính phủ các nước ưu tiên trong trang bị mới cho quân ñội<br />
nhằm nâng cao hiệu quả chiến ñấu là ñiều dễ hiểu.<br />
Tuy nhiên, một trong những nhân tố làm tăng ngân sách chi cho quốc phòng là<br />
do sự bất ổn của tình hình thế giới khi bước vào thế kỉ XXI. Tình hình ñó ñã ñược cựu<br />
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Bzrezinski khái quát bằng 4 chữ “rối ren toàn cầu”. Một<br />
thống kê cho thấy, hiện tại mỗi năm thế giới xảy ra hơn 140 cuộc xung ñột, chiến tranh<br />
[1]. Trong mười năm cuối của thế kỉ XX và cho ñến hôm nay, thế giới chưa một ngày<br />
nào không có tiếng súng. ðặc biệt, khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước ABM, Hiệp ước START 2,<br />
tiến hành xây dựng lá chắn tên lửa phòng thủ tên lửa NMD, thực hiện chiến lược an<br />
ninh quốc gia mới, thì an ninh thế giới bị ñe dọa nghiêm trọng, khởi ñầu cho một cuộc<br />
chạy ñua vũ trang mới.<br />
Trong thời kì cầm quyền, Tổng thống Bush công bố một kế hoạch khổng lồ với<br />
100 tỷ USD, nhằm chinh phục vũ trụ phục vụ mục ñích quốc phòng, quân sự và hàng<br />
loạt chương trình, dự án phát triển máy bay, tên lửa, hàng không mẫu hạm có ñộ tiên<br />
141<br />
<br />
tiến “vượt trước thời ñại”. Ngày 20-2-2008, Mỹ phóng tên lửa chiến lược SM.3 phá vỡ<br />
một vệ tinh mà họ cho là hết hạn sử dụng ñã thúc ñẩy cuộc chạy ñua vũ trang và quân<br />
sự hóa khoảng không vũ trụ, tạo nguy cơ “chiến tranh giữa các vì sao” hết sức nguy<br />
hiểm cho an ninh, hòa bình của thế giới. Báo cáo của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ<br />
Mỹ (GAO) ñưa ra ngày 30/3/2009, thì chỉ tính riêng trong tài khóa 2008, 96 dự án quân<br />
sự lớn nhất (chủ yếu dùng ñể phát triển máy bay, tên lửa, tàu chiến và một số thiết bị<br />
khác) ñã tiêu tốn 1.600 tỷ USD, cao hơn 25% so với dự toán ban ñầu [9]...<br />
ðối phó với hành ñộng ñơn phương của Mỹ, nhiều cường quốc và cả những<br />
nước nhỏ tăng cương các biện pháp nâng cao sức mạnh quốc phòng, thực hiện hiện ñại<br />
hóa quân ñội; ñồng thời, tăng cường mở rộng hợp tác, tập hợp lực lượng, tạo “ñối<br />
trọng” ñể bảo vệ an ninh, lợi ích quốc gia và ñối phó với mưu ñồ và các hành ñộng ngăn<br />
chặn, kiềm chế của Mỹ.<br />
Nước Nga ñã tuyên bố hiện ñại hóa quân ñội vào năm 2011, hiện ñại hóa vũ khí<br />
trong giai ñoạn 2007 – 2015 với trị giá 198 tỷ USD và liên tiếp tăng chi ngân sách (năm<br />
2009 là 26%, năm 2010 là 8,5%). Trung Quốc và Ấn ðộ hiện là hai nhà nhập khẩu vũ<br />
khí ñứng ñầu thế giới, lần lượt chiếm 11% và 7% thị phần thế giới. Từ sau Chiến tranh<br />
lạnh ñến nay, ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng từ 10% ñến 20% hàng năm. Năm<br />
2009, chính quyền Trung Quốc tăng cho ngân sách quốc phòng 14,9%. Nhật Bản ñã<br />
chuyển Cục Phòng vệ thành Bộ Quốc phòng (9/1/2007) và trong thời gian gần ñây luôn<br />
duy trì mức chi tiêu quốc phòng từ 40 – 50 tỷ USD mỗi năm. Anh và Australia lại có<br />
chiến lược ñầu tư mạnh cho lực lượng hải quân, khi Anh có kế hoạch với 39,6 tỷ USD<br />
ñể mua bốn tàu ngầm hạt nhân. Australia chi 72 tỷ USD ñể hiện ñại hóa quân ñội trong<br />
vòng mười năm. Các nước và vùng lãnh thổ phải chấp nhận cuộc ñua mua sắm khi Iraq<br />
chi 1,6 tỷ USD (2009), ðài Loan ñã chi 3,2 tỷ USD (2009)... ñể mua vũ khí.<br />
Tình hình nói trên ñã làm cho chi phí quân sự trên toàn cầu tăng lên nhanh<br />
chóng. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm - Thụy ðiển<br />
(SIPRI), chi phi quân sự toàn cầu năm 2008 là 1464 tỷ USD (năm 2007 là 1140,5 tỷ<br />
USD), tương ñương với 2,4% tổng sản phẩm nội ñịa (GDP) toàn cầu hay 217 USD/ñầu<br />
người. Trong ñó Mỹ và Trung Quốc là hai nước chi mạnh tay nhất cho vũ khí năm 2008,<br />
lần lượt là 607 tỉ USD và 84,9 tỷ USD. So với năm 2000, ngân sách quốc phòng năm<br />
2009 tăng 1,5 lần, nhiều nước trên thế giới tăng mạnh; Mỹ tăng 75,8%, Saudi Arabia –<br />
66,9%, Ấn ðộ - 67,3%, Nga – 105%, Trung Quốc lập kỉ lục với 217% [3]...<br />
Một số nước chi cho ngân sách quốc phòng ñã ở mức không bình thường. Nếu<br />
ñem chi tiêu quốc phòng so với tổng thu nhập quốc dân hàng năm thì trong năm 2007,<br />
CHDCND Triều Tiên ñang dẫn ñầu với 25%, tiếp ñến là Saudi Arabia 10%, Israel 9%,<br />
Thổ Nhĩ Kì 5,3%...<br />
2.2. Sự bất ổn và tăng cường mua sắm vũ khí ở khu vực Trung ðông.<br />
Iran ñang sống trong một khu vực hội tụ của những mâu thuẫn lớn, là khu vực<br />
142<br />
<br />
bất ổn và thường xuyên có các cuộc chiến tranh xung ñột. Từ khi chiến tranh thế giới<br />
thứ hai ñến nay khu vực này chưa bao giờ có ñược hòa bình. Các cuộc chiến tranh, xung<br />
ñột quy mô lớn liên tiếp diễn ra* , bản thân Iran cũng là nước phải gánh chịu một cuộc<br />
chiến tranh dài ngày với Iraq (1980 – 1988).<br />
Mặt khác, kẻ thù của Iran ñang xuất hiện từ mọi hướng. Tại Iraq, một chính phủ<br />
“dân chủ” ñang ngày càng ổn ñịnh và chính phủ này có thể khuyến khích các phong trào<br />
chống lại Iran. Tại Lebanon, Hezbollah – một ñối tác của Iran – ñã thất bại trong nổ lực<br />
giành quyền kiểm soát ñất nước và ñang bị kiềm chế. Các quốc gia người Sunni như<br />
Saudi Arabia, Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, ñều coi Iran là quốc gia<br />
của người Shi’ite – như một kẻ thù sắc tộc [10].<br />
Trong bối cảnh ñó, ñể giảm bớt căng thẳng, tại hội nghị giải trừ quân bị ở<br />
Geneva ñại biểu Iran ñã ñề nghị nên có “Một thảo thuận an ninh khu vực, ñược quốc tế<br />
bảo ñảm, dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc” [6].<br />
Nguy hiểm hơn, nước có lực lượng quân sự mạnh nhất khu vực, Israel luôn coi<br />
Iran là thù ñịch. Nguyên Thủ tướng Israel Netanyahu ñã phát biểu: Nước Cộng hòa Hồi<br />
giáo Iran chính là ðức quốc xã ở Trung ðông. Israel ñã có nhiều hành ñộng làm cho thế<br />
giới lo ngại bởi tín hiệu cho một cuộc tấn công quân sự sắp xảy ra, nhất là sau khi ông<br />
Ahmadinejad lên làm Tổng thống Iran (người luôn có những tuyên bố cứng rắn chống<br />
Israel), như cuộc tập trận với Hy Lạp trong năm 2008, hay các tàu chiến và tàu ngầm<br />
của Israel ñược triển khai tuần tra ở kênh ñào Suez trong năm 2009.<br />
Cũng như Mỹ, Israel chưa bao giờ loại trừ khả năng tấn công quân sự Tehran<br />
nhằm buộc nước này từ bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi mà họ và các cường<br />
quốc phương Tây khác nghi ngờ nhằm chế tạo vũ khí hạt nhân. Khả năng Iran bị Israel<br />
tấn công vì chương trình hạt nhân là không nhỏ vì Israel ñã tấn công vào các cơ sở hạt<br />
nhân của Syria vào tháng 9/2007.<br />
Tình trạng bất ổn, căng thẳng, thù ñịch, ñang ñấy các nước Trung ðông vào một<br />
cuộc chạy ñua mua sắm “chóng mặt” và trở thành khu vực có chi phí quân sự ñứng<br />
hàng thứ tư thế giới chỉ sau Bắc Mỹ, châu Á – Thái Bình Dương, Tây Âu.<br />
Nổi bật trong các dự án mua vũ khí ở khu vực phải kể ñến là sự kiện ñầu năm<br />
2006, Nga ñã ñàm phán ñể bán các máy bay chiến ñấu, tên lửa và xe tăng trị giá 7,5 tỷ<br />
USD cho Algeria. Sau ñó Putin ñã ñàm phán với Lybia một thỏa thuận bán vũ khí trị giá<br />
2,5 tỷ USD. Năm 2007, Israel nhận ñược cam kết viện trợ của chính quyền Mỹ với<br />
khoảng 30 tỷ USD trong 10 năm. Hàng năm ngoài nguồn vũ khí ñược cung cấp bởi các<br />
<br />
*<br />
<br />
4 cuộc chiến tranh giữa các nước A rập với Israel (lần thứ nhất vào năm1948, lần thứ hai vào năm 1956,<br />
lần thứ ba vào năm 1967, lần thứ tư vào năm 1973). Chiến tranh Iran – Iraq (từ 1980 – 1988). Chiến tranh<br />
vùng Vịnh (1990 – 1991), chiến tranh Afghanistan (2001), chiến tranh Iraq (2003), chiến tranh giữa Israel<br />
và Hezbollah năm 2006 ở Lebanon.<br />
<br />
143<br />
<br />