Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
NHẬN XÉT CÁC RỐI LOẠN NỘI TIẾT CỦA BỆNH NHÂN<br />
CÓ BƯỚU TUYẾN THƯỢNG THẬN TRƯỚC PHẪU THUẬT<br />
Trần Quang Nam*, Nguyễn Thy Khuê**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Chẩn đoán và xử trí rối loạn nội tiết của bướu thượng thận ở miền nam Việt Nam hiện nay chưa<br />
thống nhất. Cần có nghiên cứu đánh giá rối loạn nội tiết trước phẫu thuật của bướu thượng thận để rút kinh<br />
nghiệm cải thiện việc xử trí những trường hợp này.<br />
Mục tiêu: Đánh giá các rối loạn nội tiết của các bệnh nhân có bướu thượng thận trước phẫu thuật.<br />
Phương pháp: Hồi cứu mô tả hàng loạt ca.<br />
Đối tượng: Bệnh nhân được chẩn đoán có bướu thượng thận nhập viện đã phẫu thuật cắt bướu từ 4/2002<br />
tới 3/2006.<br />
Kết quả: Có 102 bệnh nhân (BN), 60 người là nữ, tỉ số nữ/nam là 1,4/1. Tuổi trung vị là 43 (15 tới 74<br />
tuổi). Ghi nhận 54/102 BN được phát hiện bướu thượng thận tình cờ. Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là<br />
tăng huyết áp 43,1% và đau hông lưng 44,1%. Kích thước bướu thượng thận trung bình là 56,5 ± 32,1 mm, nhỏ<br />
nhất là bướu tiết aldosterone 20,3 ± 11 mm. Bướu thượng thận tiết hormon có ở 56/102 bệnh nhân (54,9%),<br />
trong đó 41 là pheochromocytoma, 10 là hội chứng Conn và 5 là hội chứng Cushing. Ở nhóm bệnh nhân<br />
pheochromocytoma 45,5% trường hợp có catecholamin niệu 24 giờ tăng >=2 lần so với giới hạn trên của bình<br />
thường, 44,5% có catecholamin niệu 24 giờ tăng < 2 lần hoặc không tăng. Tất cả bệnh nhân hội chứng Conn đều<br />
THA và hạ kali máu. Có 16/41 BN pheochromocytoma có huyết áp bình thường trước mổ, trong số này có 10<br />
bệnh nhân bị THA cơn trong khi mổ cần dùng thuốc hạ áp tĩnh mạch.<br />
Kết luận: Trong nghiên cứu này tỉ lệ bướu thượng thận tiết hormon khá thường gặp (54,9%). Số bệnh<br />
nhân được chẩn đoán bướu thượng thận tình cờ chiếm 52,9%. Chỉ đo catecholamin nước tiểu 24 giờ sẽ không<br />
phát hiện được một tỉ lệ đáng kể pheochromocytoma.<br />
Từ khóa: bướu thượng thận, phẫu thuật cắt bướu thượng thận.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ENDOCRINE DISORDERS IN PATIENTS WITH ADRENAL TUMORS BEFORE SURGERY<br />
Tran Quang Nam, Nguyen Thy Khue<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 240 - 247<br />
Background: In south Viet Nam management of endocrine disorders of adrenal tumors is still controversial.<br />
There is a need to study hormonal dysfunctions in these patients, in order to improve management of adrenal<br />
tumors.<br />
Objectives: to assess hormonal dysfunctions in patients with adrenal tumors before surgery.<br />
Method: retrospective case series report.<br />
Participants: Patients with adrenal tumors admitted to hospital and had adrenalectomy from April 2002 to<br />
March 2006.<br />
Results: 102 patients (60 female), female to male ratio was 1.4/1. Median age was 43 (15-74). 54/102<br />
patients had adrenal incidentaloma. Common manifestations were hypertension (43.1%) and flank pain (44.1%).<br />
* Bộ môn nội tiết, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, ** Bộ môn nội tiết, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: Ths. Trần Quang Nam<br />
ĐT: 0908386382<br />
Email: tranqnam@yahoo.com<br />
<br />
240<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Mean size of tumor was 56.5 ± 32.1 mm. Aldosterone-secreting adrenal tumor size was smallest (20.3 ± 11 mm).<br />
56/102 patients (54.9%) had hormone-secreting adrenal tumors (41 pheochromocytoma, 10 Conn’s syndrome<br />
and 5 Cushing’s syndrome. Among subgroup of patients with pheochromocytoma, only 45.5% of cases had 24urine catecholamine equal or greater than 2 upper limit of reference range.<br />
Conclusion: In this study hormone-secreting adrenal tumors were frequent (54.9%). Proportion of adrenal<br />
incidentaloma was 52.9%. Many cases with pheochromocytoma will be missed if only 24-urine catecholamine<br />
measurement is used for screening of pheochromocytoma.<br />
Keywords: adrenal tumor, adrenal surgery.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tần xuất hiện mắc của bướu thượng thận<br />
tình cờ khoảng 3% ở tuổi trung niên, tăng tới<br />
10% ở người già(6). Bướu thượng thận tiết<br />
hormon có thể là: tăng tiết cortisol, cường<br />
aldosteron nguyên phát, tăng tiết androgen,<br />
bướu tủy thượng thận (pheochromocytoma).<br />
Những loại bướu này cần được chẩn đoán tăng<br />
tiết hormon gì trước khi có dự tính phẫu thuật<br />
cắt bỏ bướu(10).<br />
Ở Việt nam, khoảng 10 năm trở lại đây việc<br />
phát hiện và xử trí các khối bướu tuyến thượng<br />
thận đã được cải thiện đáng kể nhờ đã đo được<br />
một số hormon thượng thận. Trong thời đại của<br />
sự phát triển kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như<br />
chụp cắt lớp điện toán (CLĐT) và chụp cộng<br />
hưởng từ hạt nhân (CHTHN) có độ phân giải<br />
ngày càng tốt nên tạo điều kiện dễ dàng phát<br />
hiện các khối bướu thượng thận ngay cả khi còn<br />
nhỏ. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và điều trị rối<br />
loạn nội tiết của bướu thượng thận chưa có đồng<br />
thuận chung. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu<br />
này nhằm mục đích đánh giá các rối loạn nội tiết<br />
của các bệnh nhân có bướu thượng thận trước<br />
phẫu thuật.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đây là nghiên cứu hồi cứu hàng loạt ca<br />
thực hiện tại bệnh viện Bình Dân và Bệnh viện<br />
Chợ Rẫy.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
1) Những bệnh nhân được chẩn đoán có<br />
bướu thượng thận nhập viện đã phẫu thuật cắt<br />
bướu từ 4/2002 tới 3/2006.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
2) Đã có kết quả giải phẫu bệnh là khối<br />
bướu thượng thận hoặc tổn thương tại tuyến<br />
thượng thận (ví dụ: ung thư di căn tới tuyến<br />
thượng thận).<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
1) Trước mổ chẩn đoán bướu thượng thận<br />
nhưng không được phẫu thuật vì các lý do như:<br />
bệnh nhân từ chối phẫu thuật, bệnh lý đi kèm<br />
nặng, quá chỉ định.<br />
2) Giải phẫu bệnh của khối bướu là tổn<br />
thương khác không thuộc tuyến thượng thận.<br />
3) Không có kết quả giải phẫu bệnh.<br />
Các bệnh nhân được thu thập các số liệu sau:<br />
tuổi, giới tính, hoàn cảnh phát hiện, các triệu<br />
chứng, tiền căn bệnh lý; Các dấu hiệu lâm sàng:<br />
tăng huyết áp (THA), tăng huyết áp cơn, hội<br />
chứng Cushing, yếu liệt cơ; xét nghiệm sinh hóa:<br />
ion đồ máu, đo nồng độ hormon tuyến thượng<br />
thận trong máu và nước tiểu, nghiệm pháp động<br />
chẩn đoán tăng tiết hormon (nếu có làm); kết<br />
quả hình ảnh học (chụp CLĐT, chụp CHTHN);<br />
chẩn đoán trước mổ; diễn tiến phẫu thuật;<br />
phương pháp phẫu thuật; giải phẫu bệnh.<br />
Chúng tôi tìm được 138 hồ sơ bệnh án của<br />
các bệnh nhân có chẩn đoán là bướu thượng<br />
thận nhập viện. Trong số đó có 102 bệnh án đủ<br />
tiêu chuẩn chọn lựa, còn 36 bệnh án bị loại do<br />
không đáp ứng được tiêu chuẩn chọn vào<br />
nghiên cứu.<br />
Các giá trị tham chiếu của xét nghiệm: Kali<br />
máu 3,5 – 5,0 mmol/L; Cortisol máu sáng: 6,219,4 mcg/dL; Catecholamin máu: