intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận xét một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sởi tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên (2014)

Chia sẻ: ViAnkara2711 ViAnkara2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

56
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 34 bệnh nhân sởi điều trị tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2014. Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sởi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận xét một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sởi tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên (2014)

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016<br /> <br /> NHẬN XÉT M T SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG<br /> BỆNH SỞI TẠI BỆNH VIỆN ÐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN (2014)<br /> <br /> Lương Thị Quỳnh Nga*, Nguyễn Thị Mai Huyền**, CNĐD Trần Thị Phượng**<br /> *<br /> Trường ĐHYD Thái Nguyên<br /> **<br /> Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 34 bệnh nhân sởi điều trị tại bệnh viện Đa khoa<br /> Trung ương Thái Nguyên năm 2014. Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ<br /> học, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sởi. Kết quả: Độ tuổi dưới 9 tháng và<br /> trên 15 mắc sởi chiếm tỉ lệ cao nhất và bằng nhau là 29,4%. Giới nam 52,9% cao<br /> hơn so với ở nữ là 47,1%. 100% bệnh nhân có triệu chứng phát ban và sốt chiếm;<br /> viêm họng chiếm 82,3%; viêm kết mạc mắt là 76,5%; tiêu chảy là 55,9% và viêm<br /> mũi xuất tiết chiếm 44,1%. Bệnh nhân có thời gian khởi phát từ 1 đến 3 ngày<br /> chiếm tỉ lệ cao nhất là 94,1%; thời gian phát ban toàn thân từ 1 đến 3 ngày chiếm<br /> 64,7%; thời gian tồn tại ban từ 3 đến 6 ngày chiếm 61,8%. Viêm phổi là biến<br /> chứng gặp nhiều nhất chiếm 44,1%. Có 29,4% bệnh nhân có số lượng bạch cầu<br /> tăng trên 10 G l; 5,9% bạch cầu giảm dưới 4 G/l và 20,6% bệnh nhân có tiểu cầu<br /> tăng trên 400 G l. Bệnh nhân có men SGOT tăng chiếm tỉ lệ 91,2%; SGPT tăng<br /> chiếm tỉ lệ 35,3%.<br /> Từ h a: Sởi, dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, Thái Nguyên.<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Sởi là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, gây bệnh nặng, để lại biến<br /> chứng suốt đời và tử vong. Trước khi có vaccine phòng, trên 90% trẻ dưới 15 tuổi mắc<br /> sởi. Ước tính mỗi năm trên toàn thế giới, bệnh sởi gây ra hơn 2.000.000 ca tử vong và<br /> khoảng 15.000 đến 60.000 trường hợp mù lòa. Trong năm 2000, Tổ chức Y tế Thế giới<br /> ước tính có khoảng 535.000 trẻ tử vong vì bệnh sởi, chiếm đến 5% trong tổng số tử vong<br /> ở trẻ dưới năm tuổi, mà phần lớn ở các nước đang phát triển [12]. Từ cuối năm 2014,<br /> dịch Sởi đã bùng phát ở nhiều nước trên thế giới và tiếp tục kéo dài đến năm 2015, trong<br /> đó có cả các nước châu Âu [13]. Tính trong năm 2014, đã có 194 nước trên thế giới có<br /> dịch sởi, với 360.230 trường hợp nghi sởi và tổng số ca mắc là 199.570 [14].<br /> Tại Việt Nam, dịch sởi đã bùng phát trở lại từ cuối năm 2013. Tính đến ngày 17 tháng<br /> 8 năm 2014, cả nước ghi nhận 34.688 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 63/63 tỉnh,<br /> thành phố, trong đó 5.571 trường hợp mắc sởi xác định, 147 trường hợp tử vong liên<br /> quan đến sởi. Hơn thế nữa dịch sởi diễn biến rất phức tạp, nặng nề, xảy ra ở trẻ dưới 1<br /> tuổi với số lượng lớn, biến chứng xuất hiện ở thời điểm sớm của bệnh và đặc biệt biến<br /> chứng viêm phổi do sởi rất nặng nề. Đứng trước tình hình như vậy chúng tôi tiến hành<br /> nghiên cứu đề tài với mục tiêu:<br /> Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sởi điều<br /> trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên n m 2014.<br /> 2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu<br /> 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu<br /> Bệnh nhân Sởi điều trị tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2014, số<br /> lượng: 34.<br /> 36<br /> Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Sởi của Bộ Y tế<br /> năm 2014 [1]:<br /> - Yếu tố dịch tễ: có tiếp xúc với bệnh nhân sởi, có nhiều người mắc bệnh sởi cùng lúc<br /> trong gia đình hoặc trên địa bàn dân cư.<br /> - Lâm sàng: sốt, ho, viêm long (đường hô hấp, kết mạc mắt, tiêu hóa), hạt Koplik và<br /> phát ban đặc trưng của bệnh sởi.<br /> - Xét nghiệm phát hiện có kháng thể IgM đối với vi rút Sởi.<br /> 2.2. Th i gian v địa điểm<br /> Năm 2014, tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.<br /> 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.<br /> 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện, có chủ đích.<br /> 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu<br /> - Đặc điểm dịch tễ: tuổi, giới.<br /> - Đặc điểm lâm sàng: sốt (mức độ sốt: cao, vừa, nhẹ); viêm long (viêm mũi xuất tiết,<br /> viêm họng, viêm kết mạc mắt, tiêu chảy), thời gian khởi phát; phát ban (thời gian phát<br /> ban, thời gian tồn tại ban); biến chứng (viêm phổi, viêm phế quản, các biến chứng khác).<br /> - Đặc điểm cận lâm sàng: tổn thương trên phim X quang, số lượng bạch cầu máu, số<br /> lượng tiểu cầu máu và men gan.<br /> 2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu<br /> Các thông tin được ghi vào phiếu điều tra bệnh nhân (hỏi, khám lâm sàng, tham khảo<br /> hồ sơ bệnh án).<br /> 2.6. Xử lý số liệu<br /> Theo phương pháp thống kê y học.<br /> 3. Kết quả<br /> 3.1. Đặc điểm dịch tễ<br /> Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi<br /> Tuổi Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)<br /> Dưới 9 tháng 10 29,4<br /> 9 đến 18 tháng 8 23,5<br /> 18 tháng đến 15 tuổi 6 17,7<br /> Trên 15 tuổi 10 29,4<br /> Tổng số bệnh nhân 34 100<br /> Nhận xét: độ tuổi dưới 9 tháng và trên 15 tuổi mắc sởi chiếm tỉ lệ cao nhất và bằng<br /> nhau là 29,4%. Độ tuổi từ 18 tháng đến 15 tuổi có tỉ lệ mắc bệnh thấp nhất chiếm 17,7%.<br /> Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới<br /> Giới Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)<br /> <br /> Nam 18 52,9<br /> <br /> Nữ 16 47,1<br /> <br /> Tổng số bệnh nhân 34 100<br /> <br /> 37<br /> Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016<br /> <br /> Nhận xét: tỉ lệ mắc bệnh sởi ở nam 52,9% cao hơn so với ở nữ là 47,1%.<br /> 3.2. Đặc điểm lâm sàng<br /> Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng lâm sàng<br /> Triệu chứng khác Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)<br /> <br /> Viêm xuất tiết mũi 15 44,1<br /> <br /> Viêm họng 28 82,3<br /> <br /> Viêm kết mạc mắt 26 76,5<br /> <br /> Tiêu chảy 19 55,9<br /> <br /> Phát ban 34 100<br /> <br /> Sốt 34 100<br /> <br /> Tổng số bệnh nhân 34 100<br /> <br /> Nhận xét: 100% bệnh nhân có triệu chứng phát ban và sốt, tiếp đến là viêm họng<br /> chiếm 82,3%; viêm kết mạc mắt là 76,5%. Tiêu chảy và viêm mũi xuất tiết ít gặp hơn chỉ<br /> chiếm tương ứng là 55,9%; 44,1%.<br /> Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng sốt<br /> Mức độ sốt Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)<br /> <br /> Cao 19 55,9<br /> <br /> Vừa 15 44,1<br /> <br /> Tổng số bệnh nhân 34 100<br /> Nhận t: bệnh nhân sốt cao chiếm tỉ lệ cao nhất là 55,9%, còn lại là sốt vừa chiếm 44,1%.<br /> Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo thời gian khởi phát<br /> Thời gian khởi phát (ngày) Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)<br /> <br /> Từ 1 đến 3 32 94,1<br /> <br /> Từ 4 đến 5 2 5,9<br /> <br /> Tổng số bệnh nhân 34 100<br /> <br /> Trung bình 1,79 ± 0,79<br /> <br /> Nhận xét: bệnh nhân có thời gian khởi phát từ 1 đến 3 ngày chiếm tỉ lệ cao nhất là<br /> 94,1%; thời gian khởi phát trung bình là 1,79 ± 0,79 ngày; ngắn nhất là 1 ngày và dài<br /> nhất là 5 ngày.<br /> Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo thời gian phát ban toàn thân<br /> 38<br /> Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016<br /> <br /> Thời gian phát ban toàn thân(ngày) Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)<br /> Từ 1 đến 3 22 64,7<br /> Từ 4 đến 6 12 35,3<br /> Trung bình 3,09±1,05<br /> Tổng số bệnh nhân 34 100<br /> Nhận xét: thời gian phát ban toàn thân từ 1 đến 3 ngày chiếm tỉ lệ cao nhất 64,7%; thời<br /> gian phát ban trung bình là 3,09±1,05 ngày; ngắn nhất là 1 ngày và dài nhất là 6 ngày.<br /> Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo thời gian t n t i ban<br /> Thời gian t n t i ban (ngày)<br /> Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)<br /> Từ 3 đến 6 ngày 21 61,8<br /> Trên 6 đến 14 ngày 13 38,2<br /> Trung bình 6,15±1,54<br /> Tổng số bệnh nhân 34 100<br /> Nhận xét: thời gian tồn tại ban từ 3 đến 6 ngày chiếm tỉ lệ cao nhất là 61,8%, thời<br /> gian tồn tại ban trung bình là 6,15±1,54; ngắn nhất là 3 ngày và dài nhất là 14 ngày.<br /> Bảng 3.8. Phân bố bệnh nhân theo biến chứng<br /> Tên biến chứng Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)<br /> <br /> Không có 11 32,4<br /> <br /> Viêm phế quản 3 8,8<br /> <br /> Viêm phổi 15 44,1<br /> <br /> Biến chứng khác (viêm thanh quản, viêm ruột, 14,7<br /> 5<br /> viêm loét giác mạc, viêm tai giữa)<br /> Tổng số bệnh nhân 34 100<br /> <br /> Nhận xét: viêm phổi là biến chứng gặp nhiều nhất chiếm 44,1%; tiếp đó là viêm phế<br /> quản chiếm 8,8% và 32,4% bệnh nhân không có biến chứng.<br /> 3.3. Đặc điểm cận lâm sàng<br /> Bảng 3.9. Phân bố bệnh nhân theo tổn thƣơng trên phim X quang<br /> Phim X quang Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)<br /> <br /> Có tổn thương 15 44,1<br /> <br /> Không có tổn thương 19 55,9<br /> <br /> Tổng số bệnh nhân 34 100<br /> <br /> Nhận xét: tỉ lệ bệnh nhân có tổn thương trên phim X quang chiếm khá cao là 44,1%;<br /> <br /> 39<br /> Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016<br /> <br /> Bảng 3.10. Phân bố bệnh nhân theo số lƣợng b ch cầu trong máu<br /> Số lƣợng b ch cầu (G/l) Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)<br /> <br /> > 10 10 29,4<br /> <br /> 4 - 10 22 64,7<br /> <br /> 400 7 20,6<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2