intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhiệm vụ nghiên cứu lịch sử Đảng và vấn đề xây dựng các nguồn sử liệu - Nguyễn Lệ Nhung

Chia sẻ: Nguyễn Lệ Nhung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

178
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nhiệm vụ nghiên cứu lịch sử Đảng và vấn đề xây dựng các nguồn sử liệu" trình bày về nhiệm vụ của việc nghiên cứu lịch sử Đảng và vấn đề xây dựng các nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử Đảng. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhiệm vụ nghiên cứu lịch sử Đảng và vấn đề xây dựng các nguồn sử liệu - Nguyễn Lệ Nhung

  1. Nhiệm vụ nghiên cứu lịch sử Đảng và vấn đề xây dựng các nguồn sử liệu Nguyễn Lệ Nhung1 1. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu lịch sử Đảng Nhiệm vụ nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử ĐCSVN nói riêng trong nhiều thập kỷ gần đây được rất nhiều người, đặc biệt là gi ới sử h ọc rất quan tâm. Điều này thể hiện ở chỗ công tác nghiên cứu l ịch s ử trong cả n ước ngày càng được mở rộng, các công trình sử học được công b ố ngày càng nhi ều, r ất phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức. Đã xuất hiện nhi ều tác ph ẩm v ề thông sử, về lịch sử Đảng, lịch sử địa phương (tỉnh, huyện, xã), l ịch s ử c ủa t ừng ngành (quân sự, điện ảnh, công an, bộ đội biên phòng,...); l ịch s ử các t ổ ch ức (ph ụ n ữ, thanh niên, mặt trận,... ), lịch sử danh nhân, v. v.... Khoa học lịch sử Đảng là một chuyên ngành của khoa h ọc l ịch s ử. Sau nhi ều năm xây dựng, ngày nay khoa học nghiên c ứu l ịch s ử ở Vi ệt Nam đã có nh ững b ước chuyển biến mới, trong đó việc nghiên cứu l ịch s ử Đảng đang đ ược đ ặt ra v ới nhiều yêu cầu cấp thiết. Thực tế nhiều năm qua cho phép chúng ta kh ẳng đ ịnh rằng, những bài học của lịch sử Đảng ta có ý nghĩa không ch ỉ v ới chính chúng ta mà cả với bạn bè quốc tế. Không chỉ với hiện t ại mà còn c ả v ới t ương lai, chúng ta tin rằng nghiên cứu lịch sử ĐCSVN sẽ đóng góp nhi ều m ặt cho phong trào cách mạng thế giới. Như mọi người đều biết, ĐCSVN ra đời đã đảm đương sứ mệnh lịch sử vẻ vang lãnh đạo cách mạng nước ta. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nh ững điều kiện xã hội cho sự hình thành và phát triển của khoa h ọc l ịch s ử n ước ta, trong đó có khoa học về lịch sử Đảng ngày càng thuận l ợi. Từ đó, vi ệc nghiên c ứu lịch sử ĐCSVN ngày càng phát triển. Nó luôn luôn gắn li ền m ột cách h ữu c ơ v ới nội dung cơ bản của lịch sử đất nước và dân tộc. Về mặt phương pháp lu ận, khoa học lịch sử Đảng được xây dựng và phát triển trên nền tảng lý luận của ch ủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chức năng chính c ủa khoa h ọc l ịch s ử Đ ảng là nhận thức đúng đắn, tái hiện khách quan, chân thực ti ến trình phát tri ển c ủa Đảng, phát hiện và tìm ra những vấn đề có tính quy lu ật, góp ph ần giáo d ục lòng yêu nước, cung cấp luận cứ khoa học cho sự lãnh đ ạo c ủa Đ ảng, cho công cu ộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay và sau này, cho vi ệc ti ếp t ục ch ỉ đ ạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Cần nói rằng, đối tượng của khoa học lịch sử nói chung là quá trình phát tri ển th ực tế của xã hội loài người, cũng như t ừng nước, t ừng dân t ộc trong toàn b ộ tính thống nhất, tính phức tạp, tính muôn màu muôn vẻ c ủa nó. Nói cách khác, đi ều đó có nghĩa là, khoa học lịch sử phải nghiên cứu sự chuyển bi ến c ụ thể c ủa các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử nói chung, l ịch sử từng dân t ộc, tìm hi ểu nh ững biểu hiện cụ thể, phong phú của cuộc đấu tranh giai c ấp trong l ịch s ử, vai trò c ủa giai cấp lãnh đạo, vai trò của Đảng cầm quyền, vai trò sáng t ạo, quy ết đ ịnh c ủa quần chúng nhân dân lao động đối với lịch sử và nhi ều vấn đề khác. Đối tượng của khoa học lịch sử Đảng là nghiên cứu quá trình ra đ ời và phát tri ển của Đảng để tìm ra các quy luật của sự phát tri ển đó. Vi ệc xác đ ịnh đ ối t ượng c ủa khoa học lịch sử Đảng đòi hỏi trong quá trình nghiên c ứu biên so ạn l ịch s ử Đ ảng phải miêu tả, giải thích bản chất các sự kiện và quá trình l ịch s ử, đ ồng th ời ph ải 1 TS. Trung tâm Nghiên cứu khoa học - Cục Lưu trữ nhà nước
  2. khám phá, tìm ra mối quan hệ, quy luật c ủa s ự phát tri ển đ ường l ối cách m ạng, của nghệ thuật lãnh đạo cách mạng. Như vậy, chức năng chung c ủa khoa h ọc l ịch sử Đảng là nhận thức xã hội, giáo dục con người, tổng kết kinh nghi ệm lãnh đ ạo cách mạng, đóng góp tích cực vào công cuộc cải t ạo xã h ội cũ, xây d ựng xã h ội mới, con người mới. Đó là việc nghiên cứu một cách khoa h ọc để bằng cách miêu tả, dựng lại quá trình trưởng thành của Cách mạng Vi ệt Nam; phân tích, đánh giá, giải thích các sự kiện và quá trình lịch sử của Đảng, và t ừ đó phát hi ện quy lu ật phát triển chung và quy luật đặc thù của s ự nghiệp cách m ạng Vi ệt Nam, c ủa Đảng ta. Chức năng nhận thức ở đây gồm hai vấn đề: một là, dựng l ại l ịch s ử Đ ảng g ần đúng như nó đã diễn ra; hai là, phát hi ện quy lu ật, đúc k ết lý lu ận và bài h ọc kinh nghiệm từ lịch sử Đảng. Hai vấn đề này có quan h ệ bi ện ch ứng v ới nhau: Có d ựng lại lịch sử đúng như nó diễn ra mới có cơ sở để phát hiện quy luật c ủa nó; đ ồng thời có nghiên cứu phát hiện được bản chất của s ự ki ện l ịch s ử, quy lu ật v ận đ ộng khách quan của nó thì mới dựng lại được gần sát đúng nh ư nó di ễn ra. Đây là nét đặc trưng của khoa học lịch sử nói chung, khoa học l ịch sử Đ ảng nói riêng. Quá trình nhận thức nói trên được lặp đi lặp lại, từ nông đến sâu, phát tri ển không ngừng. Không thể chỉ một lần đã có thể dựng l ại đ ược đúng b ức tranh c ủa l ịch s ử, cũng không thể nhận thức một lần là có thể phát hi ện đ ược đầy đ ủ b ản ch ất và quy luật của lịch sử. Chúng ta nghiên cứu lịch sử Đảng không phải ch ỉ gi ản đ ơn là ôn lại quá khứ, mà chủ yếu là nhằm hiểu đúng, hi ểu sâu cái đã qua, đ ể có đi ều kiện hiểu được cái đang và sắp diễn ra, ph ục v ụ t ốt h ơn cho vi ệc xem xét và gi ải quyết những vấn đề của Đảng, của đất nước trong hiện tại và tương lai. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, khoa h ọc l ịch s ử Đ ảng có nh ững nhi ệm v ụ chính sau đây: 1/ Quán triệt và góp phần nhận thức đúng đ ắn quá trình th ực hi ện đ ường l ối, ch ủ trương của Đảng và những kết quả đã đạt được t ừ quá trình đó. Đây chính là tính mục đích của lịch sử Đảng. Công tác nghiên cứu l ịch s ử Đảng ph ải cung c ấp tri thức về quy luật và những bài học kinh nghiệm chỉ đạo cách mạng đã qua đ ể góp phần xây dựng cơ sở thực tiễn và lý luận cho vi ệc nghiên c ứu nh ững v ấn đ ề c ơ bản trong đường lối, chủ trương của Đảng, tìm ra l ời gi ải đáp cho nh ững v ấn đ ề cách mạng hiện nay và sắp tới. 2/ Khoa học lịch sử Đảng là một phương tiện giáo dục t ư tưởng, góp ph ần xây dựng truyền thống cách mạng, truyền thụ kinh nghi ệm, b ồi d ưỡng và nâng cao lòng yêu nước cho cán bộ đảng viên, cho nhân dân và các th ế h ệ t ương lai c ủa đất nước. 3/ Dựng lại chính xác các sự kiện lịch sử đã di ễn ra trong quá trình phát tri ển c ủa Đảng, đấu tranh khắc phục những quan niệm và nh ận th ức không đúng v ề l ịch s ử, phê phán và vạch trần những luận điệu xuyên tạc lịch sử, b ảo vệ chân lý l ịch s ử Như vậy, nhiệm vụ của khoa học lịch sử Đảng là nghiên c ứu quá trình Đ ảng lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giải phóng dân t ộc và xây d ựng ch ủ nghĩa xã h ội, quá trình xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và t ổ ch ức; v ận dụng sáng t ạo ch ủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào th ực ti ễn cách m ạng Vi ệt Nam, đúc kết những vấn đề lý luận của cách mạng Việt Nam, về truy ền th ống cách m ạng của Đảng và nhân dân ta, rút ra những bài h ọc kinh nghi ệm quý báu v ề th ực ti ễn xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu lịch sử ĐCSVN càng được tiến hành một cách khách quan, trung th ực và dũng cảm bao nhiêu, càng phù hợp với l ợi ích c ủa Đ ảng, c ủa giai c ấp công nhân, của toàn dân tộc bấy nhiêu. Mu ốn vậy, đi ều c ơ b ản đ ầu tiên là nhà s ử h ọc phải tiếp cận với hiện thực lịch sử khách quan đã xảy ra, thông qua các ngu ồn s ử liệu có đủ độ tin cậy để tái tạo lại bức tranh chân th ực c ủa l ịch s ử, đ ể đánh giá được một cách trung thực, toàn diện nhiều vấn đề của l ịch s ử Đ ảng v ới t ất c ả s ự 2
  3. đa dạng, phong phú của nó. Đó là những vấn đề về vai trò c ủa Đ ảng trong cách mạng Việt Nam, trong quan hệ với các đảng cộng sản trên th ế gi ới, v ề m ối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, về sự lãnh đạo và hoạt động của Đ ảng trong đi ều kiện kinh tế thị trường và nhiều vấn đề quan trọng khác. T ất nhiên, không ph ải hiện nay mọi vấn đề của khoa học lịch sử Đảng đều đã được giải quyết t ốt. Th ực tế cho thấy, dù đã đạt được nhiều thành tựu, khoa h ọc l ịch s ử Đ ảng vẫn đ ứng trước nhiều câu hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu và làm sáng t ỏ. Thí dụ, chúng ta cần phải đánh giá như thế nào cho thật khách quan, chính xác về thời kỳ Bác Hồ chưa được Quốc tế Cộng sản tin tưởng? về vai trò c ủa đ ồng chí Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập? về cải cách ruộng đất? về H ội ngh ị Gi ơ-ne-v ơ, v ề cải tạo XHCN ở miền Nam sau giải phóng? v.v... Những vấn đề đó và hàng lo ạt vấn đề khác sẽ không thể giải quyết được nếu không d ựa vào các ngu ồn s ử li ệu. Sử liệu càng phong phú và chính xác bao nhiêu thì nghiên c ứu và tr ả l ời nh ững câu hỏi nói trên càng thuận lợi bấy nhiêu. 2. Vấn đề xây dựng các nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử Đảng Chính vì thế, vấn đề xây dựng các nguồn sử liệu là nhi ệm vụ t ất y ếu ph ải làm hi ện nay của khoa học nghiên cứu lịch sử Đảng. Trong s ố nh ững ngu ồn s ử li ệu mà chúng ta hiện có liên quan đến lịch sử ĐCSVN, tài li ệu l ưu tr ữ rõ ràng là m ột lo ại hình sử liệu không thể thay thế. Khi xem xét các nguồn sử liệu của lịch sử Đảng trong mối quan h ệ v ới nhi ệm v ụ lựa chọn tài liệu lưu trữ để bảo quản trong các kho l ưu trữ Đ ảng, có th ể kh ẳng định chắc chắn rằng, nhiệm vụ xây dựng các nguồn sử liệu trong sử h ọc v ới công tác lựa chọn tài liệu văn kiện trong lưu trữ học có mối quan hệ rất khách quan. Lĩnh vực này tìm thấy ở lĩnh vực kia một cơ sở để giải quy ết t ốt h ơn nhi ệm v ụ c ủa mình. Khi công tác nghiên cứu lịch sử Đảng đ ược đ ẩy mạnh thì đ ồng th ời nó cũng thúc đẩy sự phát triển của công tác xác định giá tr ị tài li ệu lưu tr ữ c ủa Đ ảng. V ề phần mình, công tác xác định giá trị tài liệu l ưu tr ữ càng đ ược hoàn thi ện thì gi ới sử học càng có thể có được những nguồn sử liệu giá trị ph ục v ụ cho nhi ệm v ụ nghiên cứu của mình. ở đây, trước khi đi vào vấn đề xây dựng các ngu ồn sử li ệu cho nghiên c ứu l ịch s ử Đảng, chúng tôi thấy cần phải lý giải đôi nét v ề s ử li ệu h ọc và các ngu ồn s ử li ệu, về nhiệm vụ của sử liệu học nói chung. Theo nghĩa r ộng, ngu ồn s ử li ệu là t ất c ả những gì chứa đựng các thông tin về quá khứ hoạt động của con ng ười trong đi ều kiện tự nhiên và xã hội nhất định. Nhà sử học Ba Lan Topolski đã có m ột đ ịnh nghĩa khá đầy đủ rằng: “Nguồn sử liệu là mọi thông tin v ề đ ời s ống con ng ười trong quá khứ cùng với các kênh thông tin”. Theo nghĩa nh ư v ậy, trong l ịch s ử c ủa Đảng ta, các văn kiện quan trọng như: Hiệp định Pari năm 1973, Di chúc c ủa Bác Hồ, Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao đ ộng trong nông nghiệp và toàn bộ các nguồn tài liệu lưu trữ khác đều có th ể xem là ngu ồn s ử li ệu của lịch sử Đảng, là kênh thông tin quan trọng, có thể khai thác d ưới nhi ều góc đ ộ khác nhau cùng với nhiều kênh khác nhau đ ể nghiên c ứu l ịch s ử ĐCSVN. Trong giới hạn cụ thể được nói đến ở đây, nguồn sử li ệu - l ưu tr ữ Đ ảng là nh ững tài liệu được hình thành trong quá trình hoạt đ ộng c ủa các c ơ quan, t ổ ch ức c ủa Đảng, của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và các đ ảng viên tiêu bi ểu đ ược b ảo quản cố định trong các kho lưu trữ Đảng, được phân loại, đánh giá theo yêu c ầu của việc nghiên cứu lịch sử Đảng. Những sử liệu - tài li ệu lưu tr ữ này ch ứa đ ựng nhiều thông tin về chủ trương, đường lối, sự lãnh đạo của Đ ảng đ ối v ới s ự nghi ệp cách mạng của nhân dân ta kể từ khi có Đảng, phản ánh tình hình cách m ạng Vi ệt Nam, tình hình tổ chức và xây dựng Đảng ở các cấp qua các th ời kỳ. 3
  4. Cần nhấn mạnh rằng, tài liệu lưu trữ Đảng đang có hi ện nay, đ ược sinh ra không phải nhằm mục đích để làm sử liệu, mà trước hết là do nhu cầu của th ực ti ễn cách mạng đòi hỏi. Do vậy, chúng phải được xem xét nh ư nh ững hi ện t ượng xã h ội được sinh ra trong những hoàn cảnh lịch sử nhất đ ịnh, mang d ấu ấn c ủa hoàn cảnh đó. Quan điểm này đòi hỏi phải có cái nhìn l ịch s ử khi nghiên c ứu lo ại s ử li ệu này. Thí dụ khi nghiên cứu nhóm tài li ệu văn ki ện ph ản ánh nh ững quy ết sách quan trọng về đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam của Đảng ta nh ư: Đề cương cách mạng miền Nam của đồng chí Lê Duẩn, Nghị quyết H ội ngh ị Liên khu ủy V năm 1958, Chỉ thị cuối năm 1958 của Liên khu ủy V v ề xây d ựng căn c ứ miền núi, Nghị quyết 15 ngày 13/01/1959 của Ban Ch ấp hành Trung ương; Báo cáo của các tổ chức cơ sở Đảng, các ban, ngành đoàn th ể ở Liên khu V v ề th ắng lợi của phong trào đồng khởi của nhân dân miền Nam năm 1959-1960,... chúng ta cần đặt chúng trong những điều kiện lịch sử cụ thể mà chúng đã xu ất hi ện. Nh ững tài liệu văn kiện này phản ánh rõ nét con đường phát tri ển c ủa Cách m ạng Vi ệt Nam giai đoạn 1959 - 1975 là con đường bạo lực c ủa qu ần chúng, d ựa vào l ực lượng của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với l ực l ượng vũ trang đánh đ ổ đ ế qu ốc Mỹ và tay sai, giành lấy chính quyền về tay nhân dân. V ới nh ững nh ận đ ịnh đúng đắn ấy, cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã chuyển sang m ột cục diện mới. Và từ đó, thế và lực của Cách mạng không ngừng phát tri ển. Nhóm tài liệu văn kiện này có liên quan tr ực ti ếp đến các ch ủ tr ương, đ ường l ối của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đấu tranh giành th ống nh ất n ước nhà. Chúng trở thành nguồn sử liệu khi ta đặt vấn đ ề thông qua chúng đ ể nghiên c ứu lịch sử kháng chiến ở các tỉnh miền Nam Trung b ộ nói riêng và t ổng k ết cu ộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân t ộc ta nói chung. T ừ đó có th ể th ấy rằng, khi chưa trở thành sử liệu, tài liệu văn ki ện Đảng là ph ương ti ện th ực hi ện những nhiệm vụ thực tiễn trong hoạt động có mục đích của Đ ảng. Ph ục v ụ th ực tiễn là mục tiêu đầu tiên của sử liệu. Khi nghiên c ứu s ử li ệu n ếu không đ ặt nó vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà nó đã sản sinh và th ấy đ ược hoàn c ảnh ấy đã tác động, chi phối như thế nào đối với nội dung và hình thức c ủa s ử li ệu, th ấy th ực t ại được phản ánh ở mức độ nào vào sử liệu thì sẽ không th ể hoàn thành t ốt nhi ệm vụ nghiên cứu lịch sử bởi vì chúng ta sẽ không thể thấy hết ý nghĩa c ủa m ột nguồn sử liệu cụ thể. Thông qua các nguồn sử liệu, người ta có thể nh ận th ức được bản chất của các hiện tượng và sự kiện lịch sử. Đây chính là s ự t ồn t ại khách quan, độc lập của sử liệu đối với chủ thể nh ận th ức và cho th ấy s ử li ệu có một vị trí quan trọng trong quá trình nhận th ức l ịch sử. Trở lại vấn đề xây dựng cơ sở sử liệu của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, dựa trên nguồn tài liệu lưu trữ Đảng, như trên đã nói, có liên quan ch ặt ch ẽ v ới lý lu ận xác định giá trị tài liệu. ý nghĩa của ph ương pháp s ử li ệu h ọc trong lý lu ận đánh giá chính là ý nghĩa của việc lựa chọn các nguồn tài liệu văn ki ện đ ối v ới khoa h ọc l ịch sử. Chính vì thế, giá trị của tài liệu đương nhiên không ch ỉ ph ụ thu ộc vào nh ững mục đích thực tiễn hàng ngày mà sâu xa hơn, giá tr ị đó còn ph ụ thu ộc vào v ị trí của tài liệu lưu trữ trong toàn bộ cơ sở sử liệu l ịch s ử Đảng hi ện t ại và t ương lai. Cũng chính vì thế mà muốn thực hiện tốt nhiệm vụ xây d ựng c ơ s ở s ử li ệu c ủa khoa học lịch sử Đảng dựa trên nguồn tài liệu lưu trữ Đảng, đòi h ỏi lý lu ận đánh giá hỗ trợ và giải quyết thật tốt yêu cầu lựa chọn tài liệu văn ki ện. Tất nhiên, các nguồn sử liệu của lịch sử ĐCSVN không ph ải ch ỉ có tài li ệu l ưu tr ữ. Như mọi người đều biết, việc nghiên cứu lịch sử ĐCSVN trong th ời gian qua đ ược tiến hành tại rất nhiều cơ quan, viện nghiên cứu. Các ngu ồn s ử li ệu đ ược s ử d ụng để nghiên cứu rất phong phú. Trong số đó có thể k ể đ ến các báo chí đ ịnh kỳ, các cuốn hồi ký, các tư liệu do các cơ quan nước ngoài cung cấp, các tài li ệu thu đ ược từ quá trình khảo sát thực tế của các nhà nghiên c ứu trong nhi ều th ời gian khác nhau, v.v... 4
  5. Các loại hình sử liệu của lịch sử Đảng có thể chia thành các nhóm nh ư: s ử li ệu chữ viết, sử liệu vật thật, sử liệu phim, ảnh, sử liệu truy ền mi ệng,... Tuy nhiên, cách phân chia như trên chỉ là tương đối và ước lệ. Các nhóm s ử li ệu c ần ph ải được phân loại chi tiết hơn, phù hợp hơn với nh ững đ ặc đi ểm c ủa l ịch s ử ĐCSVN và đặc điểm của mỗi nguồn sử liệu. Thí dụ: sử liệu chữ viết có thể phân lo ại thành sử liệu sách, báo chí, tài liệu lưu trữ, hoặc theo đặc đi ểm ngôn ng ữ c ủa chúng nh ư sử liệu tiếng Việt, sử liệu tiếng Nga, sử liệu tiếng Anh, sử li ệu ti ếng các dân t ộc thiểu số,... Trong các sử liệu chữ viết lại có loại bản gốc, có loại là bản sao, có lo ại d ịch và in lại. Chúng cần phải được phân biệt và đánh giá khoa h ọc tr ước khi s ử d ụng đ ể nghiên cứu lịch sử. Cũng có thể phân biệt loại hình s ử li ệu theo n ội dung c ủa chúng hoặc dựa vào một vài đặc trưng khác. áp d ụng đ ặc tr ưng nào trong s ố các đặc trưng nói trên để phân loại các nguồn sử liệu là tùy thu ộc vào nhu c ầu th ực t ế của công việc nghiên cứu, của việc sử dụng sử li ệu, đ ồng th ời cũng c ần d ựa vào những đặc điểm cụ thể của các nguồn sử liệu được nghiên c ứu. Thực t ế cho th ấy, có những sử liệu không thể phân loại theo đ ặc tr ưng này nh ưng l ại có th ể phân loại theo đặc trưng khác, thí dụ như nguồn sử liệu phim ảnh, các tài li ệu ghi âm, v.v... Đối với loại sử liệu này, chúng ta không nên phân lo ại theo đ ịa bàn mà nên phân loại theo loại hình của chúng như: phim tài li ệu, phim th ời s ự, băng ghi âm, đĩa ghi âm... Hoặc đối với nguồn sử liệu là báo, tạp chí thì chúng ta nên phân chia chúng thành báo chí trung ương, báo chí đ ịa ph ương, báo chí ngoài n ước, báo chí thời kỳ trước Cách mạng, sau Cách mạng, v. v... Như vậy, để phân loại tổng hợp toàn bộ các ngu ồn s ử li ệu c ủa l ịch s ử ĐCSVN, chúng ta cần áp dụng nhiều đặc trưng khác nhau. Vi ệc phân lo ại t ổng h ợp s ẽ giúp cho các nhà nghiên cứu có cái nhìn toàn di ện đ ối v ới các ngu ồn s ử li ệu, th ấy đ ược mối liên hệ giữa chúng với nhau và mỗi thời kỳ l ịch s ử c ụ th ể. Tuy nhiên b ất c ứ một sự phân loại chung nào cũng không thể bao g ồm h ết đ ược tính đ ặc thù c ủa các nhóm sử liệu riêng biệt. Vì vậy việc phân lo ại theo ph ạm vi t ừng ngu ồn s ử li ệu vẫn có vai trò riêng của nó. Đặc biệt là khi các nhóm s ử li ệu riêng bi ệt có kh ối lượng lớn như tài liệu lưu trữ thì sự phân loại cụ thể, chi ti ết trong nhóm là h ết s ức cần thiết. Vì thế, chúng tôi cho rằng, các ngu ồn s ử li ệu c ủa l ịch s ử ĐCSVN c ần được phân loại theo cả hai khuynh hướng: t ổng h ợp và từng ngu ồn c ụ th ể theo tính đặc thù của chúng, sao cho các ngu ồn s ử liệu sau khi phân lo ại có kh ả năng phản ánh được quy luật phát triển chung của Đảng, cũng nh ư quá trình s ưu t ầm, nghiên cứu tư liệu mà các nhà sử học đã tích luỹ được. Cần nhấn mạnh rằng, việc phân loại các nguồn sử liệu là tạo khả năng đ ể chúng ta mở rộng mối quan hệ giữa các nguồn sử liệu và s ử d ụng chúng có hi ệu qu ả trong một công trình nghiên cứu hay trong m ột th ời kỳ l ịch s ử nh ất đ ịnh. Đi ều này không chỉ ảnh hưởng đến một tác phẩm và nó cũng không ph ải là nhi ệm v ụ riêng của một nhà sử học nào. Đây là nhiệm vụ có liên quan đến m ọi công trình s ử h ọc, có ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu của tất cả các nhà s ử h ọc khi nghiên c ứu một vấn đề, một giai đoạn lịch sử của Đảng, của dân t ộc. Theo chúng tôi, trong s ố các nguồn sử liệu của lịch sử ĐCSVN, nguồn sử liệu chữ viết là có khối l ượng l ớn nhất và có ý nghĩa quan trọng nhất. Trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, có th ể nói, ngu ồn s ử li ệu là v ấn đ ề đ ầu tiên cần phải được nhận thức đúng đắn từ phía các nhà nghiên c ứu l ịch s ử nói chung, những người nghiên cứu và biên soạn lịch sử Đ ảng nói riêng. Nh ư đã nh ấn mạnh ở trên, để nghiên cứu lịch sử, các nhà sử học phải sử dụng nhi ều ngu ồn s ử liệu khác nhau: sử liệu chữ viết, sử liệu vật thật, s ử li ệu nghe nhìn, s ử li ệu truy ền miệng, v. v... Trong nguồn sử liệu chữ viết thì tài liệu l ưu tr ữ đóng m ột vai trò r ất quan trọng. 5
  6. Nhiều nhà nghiên cứu từ lâu đã khẳng định rằng, dựa vào tài li ệu lưu tr ữ, chúng ta có khả năng nghiên cứu và nhận thức sâu sắc h ơn m ột s ố v ấn đ ề trong l ịch s ử Việt Nam hiện còn chưa sáng tỏ. Hơn thế nữa, nó còn có kh ả năng đóng góp, soi sáng hàng loạt vấn đề khác nhau của lịch sử nước ta ở mọi th ời kỳ. Nhà s ử h ọc người Pháp Charles Fourniau đã đưa ra m ột nh ận đ ịnh lý thú v ề s ử li ệu là tài li ệu lưu trữ khi ông sử dụng tài liệu lưu trữ để nghiên cứu m ột v ấn đ ề trong l ịch s ử Vi ệt Nam như sau: “Nguồn tài liệu lưu trữ là một kho ch ứa đ ựng nh ững thông tin g ần như không bao giờ cạn, nếu biết khai thác và đặt chúng d ưới m ột s ự phê phán phức tạp thì những nguồn tài liệu lưu trữ này sẽ cho phép đi khá xa trong s ự nh ận thức, kể cả vấn đề đã bị tranh luận và phủ nhận. Trong quá trình nghiên cứu và biên soạn lịch sử Đảng, các nhà nghiên c ứu ph ải đụng chạm đến những sự kiện, những giai đoạn lịch sử đòi h ỏi ph ải lý gi ải chúng trên một quan điểm khoa học và bằng những ph ương pháp thích h ợp. M ỗi s ự ki ện, hiện tượng cần được nhìn nhận như là một khách thể của t ự nhiên và xã h ội, có sự phát sinh, phát triển, không phụ thuộc vào ý th ức c ủa con ng ười. Có quan đi ểm đúng đắn và phương pháp khoa học sẽ giúp cho công trình s ử h ọc không b ị r ơi vào tình trạng bị dựng nên như một bức tranh phi th ực t ế, không ph ản ánh đúng bản chất của sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu. Vấn đề thường được bàn tới trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử là c ơ s ở để nh ận th ức đúng đ ắn b ản ch ất những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra. Những sự kiện này có th ể có t ừ m ột s ố kh ả năng khác nhau: sự kiện chưa được biết tới, sự ki ện đã được bi ết nh ưng ch ưa được hiểu một cách đúng đắn; sự kiện chưa được hiểu một cách toàn di ện và đ ầy đủ. Giải quyết những vấn đề này chính là một trong nh ững nhi ệm v ụ quan tr ọng của khoa học lịch sử. Và để giải quyết đ ược nh ững nhi ệm v ụ đó m ột cách khách quan, đòi hỏi phải dựa vào các nguồn sử liệu, trong đó tài li ệu l ưu tr ữ là ngu ồn s ử liệu quan trọng. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là k ết qu ả nghiên c ứu, biên soạn lịch sử Đảng chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn sử liệu. Đi ều hi ển nhiên là nếu không có tri thức riêng của người nghiên c ứu thì s ử li ệu ch ỉ là nh ững hi ện tượng rời rạc. Nhưng ngược lại, nếu không có sử liệu thì ng ười nghiên c ứu không thể đem tri thức của mình để dựng nên một b ức tranh l ịch s ử th ực t ế. Qua đó, có thể thấy rõ ràng nguồn sử liệu là điều kiện để ng ười nghiên c ứu đ ặt v ấn đ ề và gi ải quyết vấn đề nghiên cứu lịch sử đảng một cách có hi ệu qu ả và khoa h ọc. Nó là một bộ phận của phương pháp nghiên cứu sử học. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2