NHIÊN LIỆU TRONG SẢN XUẤT XI MĂNG<br />
<br />
Trong quy trình sản xuất xi măng, nhiên liệu đóng một vai trò quan trọng,<br />
thậm chí có tính quyết định tới chất lượng sản phẩm cũng như quá trình<br />
tối ưu hóa sản xuất. Chúng tôi xin phép mở chuyên đề giới thiệu lý<br />
thuyết cơ bản về nhiên liệu trong công nghệ sản xuất xi măng trích từ<br />
Giáo trình của PGS-TS Nguyễn Đăng Hưng, Trường Đại học Bách khoa<br />
Hà Nội.<br />
Nhiên liệu đóng vai trò quan<br />
trọng Phần 1 – THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT NHIÊN LIỆU<br />
<br />
1. Thành phần nhiên liệu<br />
<br />
Nhiên liệu có hai phần: Phần cháy được là các chất hữu cơ phức tạp và phần không cháy được là tro xỉ<br />
và hơi ẩm.<br />
<br />
Thành phần của phần cháy được phụ thuộc vào thành phần chất nguyên thủy tạo ra nhiên liệu đó: Ví dụ<br />
than đá, dầu mỏ có thành phần khác nhau do nguồn gốc tạo thành chúng khác nhau. Thành phần nhiên<br />
liệu rắn và lỏng được biểu thị bằng phần trăm khối lượng nguyên tố và ký hiệu thành phần nguyên tố đó.<br />
Độ tro là những khoáng không cháy được của nhiên liệu ký hiệu là A% và độ ẩm ký hiệu là W%.<br />
<br />
Có 4 loại thành phần nhiên liệu: thành phần hữu cơ, thành phần cháy, thành phần khô và thành phần làm<br />
việc. Trong bảng 1 cho 4 loại thành phần với ký hiệu của chúng.<br />
<br />
Thành phần nhiên liệu theo ký hiệu<br />
<br />
<br />
Tên thành phần Ký hiệu Thành phần nguyên tố (%) Tổng cộng (%)<br />
Thành phần hữu cơ H Ch, Hh, Oh, Nh 100<br />
Thành phần cháy C Cc, Hc, Oc, Nc, Sc 100<br />
Thành phần khô K Ck, Hk, Ok, Nk, Sk, Ak 100<br />
Thành phần làm việc L Cl, Hl, Ol, Nl, Sl, Al, Wl 100<br />
<br />
Thông thường các số liệu về nhiên liệu đều cho dưới dạng khô, vì độ ẩm của chúng thay đổi theo thời tiết.<br />
Trong kỹ thuật lại cần đến thành phần làm việc. Khi chuyển đổi thành phần khô, thành phần cháy sang<br />
thành phần làm việc ta áp dụng công thức sau:<br />
<br />
<br />
Từ thành phần khô (% khối lượng):<br />
<br />
<br />
100 - Wl<br />
Cl = Ck %<br />
100<br />
<br />
Từ thành phần cháy (% khối lượng):<br />
<br />
<br />
100 - Al - Wl<br />
Cl = Cc %<br />
100<br />
<br />
Các thành phần khác cũng tính tương tự.<br />
<br />
<br />
Khi đã biết thành phần làm việc của than, chẳng hạn C l1, Hl1, ... Wl1, song kiểm tra thực tế độ ẩm không<br />
phải là Wl1 mà là Wl2 do mưa gió hoặc bảo quản. Do đó thành phần nhiên liệu sẽ thay đổi thành C l2, Hl2 ...<br />
và thành phần mới tính theo:<br />
100 - Wl2<br />
Cl2 = Cl1 %<br />
l<br />
100 - W 1<br />
<br />
Thành phần khí khác tính tương tự.<br />
<br />
2. TÍNH CHẤT CỦA NHIÊN LIỆU.<br />
<br />
Từ các tính chất của nhiên liệu không những ta biết được nhiệt lượng tỏa ra khi cháy mà còn tìm được<br />
điều kiện tốt nhất khi cháy cũng như tổ chức việc vận chuyển và bảo quản chúng trong kho. Ngoài ra cũng<br />
căn cứ vào tính chất của nhiên liệu mà ta lựa chọn nhiên liệu thích hợp với mỗi kiểu lò nung khác nhau.<br />
<br />
2.1 - Nhiệt sinh hay nhiệt trị của nhiên liệu<br />
<br />
Tính chất của nhiên liệu là khả năng tạo ra nhiệt lượng khi cháy, tính chất này được biểu thị bằng nhiệt trị.<br />
Nhiệt trị là nhiệt lượng tỏa ra khi cháy hoàn toàn một kg nhiên liệu rắn hay lỏng hoặc Kj/kg hay kcal/kg.<br />
<br />
Đơn vị thường dùng ở nước ta là Kcal, do đó có thể chuyển đổi như sau:<br />
<br />
Kcal / kg = 4,187 Kj / kg<br />
<br />
Kcal / h = 1,163 W = 1,163 J / s = 3,968 Btu / h<br />
<br />
Lượng nhiệt tỏa ra khi cháy nhiên liệu là kết quả của các phản ứng tỏa nhiệt do quá trình oxi hóa các<br />
nguyên tố riêng biệt của nhiên liệu. Nhưng đồng thời cũng có những quá trình thu nhiệt cùng tiến hành<br />
song song như sấy khô, phân hủy các hợp chất phức tạp thành hợp chất đơn giản hơn. Cho nên nhiệt trị<br />
chính là tổng của các hiệu ứng nhiệt này tính theo một đơn vị khối lượng (hay thể tích của nhiên liệu khí).<br />
Người ta phân biệt nhiệt trị cao Q cl và nhiệt trị thấp Qtl, nhiệt trị cao không tính đến nhiệt tiêu tốn để bốc hơi<br />
của nước khi cháy hydro. Nhiệt trị thấp có tính đến lượng nhiệt này.<br />
<br />
<br />
Nhiệt trị của nhiên liệu phụ thuộc nhiều vào thành phần của nhiên liệu và dao động trong một khoảng lớn.<br />
Lượng nhiệt tỏa ra nhiều nhất là từ hydro, sau đó là carbon; cho nên nhiên liệu nào giàu thành phần này<br />
thì nhiệt trị càng cao. Ví dụ mazut, xăng, dầu hóa có nhiệt trị cao và đạt đến 41000 Kj/kg, nhiên liệu khí<br />
nhận được khi gia công dầu mỏ, chứa tới 98% hydrocarbon và hydro nên nhiệt trị gần bằng 36000 Kj/m 3.<br />
<br />
<br />
Nhiệt trị nhiên liệu rắn tăng lên theo tuổi hình thành của chúng. Tuổi càng lớn thì hàm lượng carbon càng<br />
lớn và hàm lượng oxi càng nhỏ. Ví dụ, củi hay than bùn có nhiệt trị khoảng 18840 Kj/kg và nhiên liệu già<br />
hơn, như than đá có nhiệt trị khoảng 35580 Kj/kg. Tro xỉ và lượng ẩm đều hạ thấp nhiệt trị của nhiên liệu.<br />
<br />
<br />
Trong kỹ thuật, cần phải so sánh tiêu tốn nhiệt riêng cho một đơn vị khối lượng (hay thể tích) sản phẩm khi<br />
nung sấy hay gia công nhiệt ở các lò khác nhau; cho nên người ta dùng khái niệm đơn vị nhiên liệu tiêu<br />
chuẩn hay quy ước. Đó là nhiên liệu “Tưởng tượng” có nhiệt trị bằng 29300Kj/kg (7000Kcal/kg).<br />
<br />
<br />
Để chuyển nhiên liệu bất kỳ nào đó sang nhiên liệu quy ước ta sử dụng hệ số nhiên liệu.<br />
<br />
<br />
K = Qtl/29300 (1-4)<br />
<br />
<br />
Trong đó: Qtl là nhiệt trị nhiên liệu rắn hay lỏng Kj/kg hoặc nhiên liệu khí Kj/m 3. Nếu nhiệt trị không dùng<br />
đơn vị Kj/kg mà dùng Kcal/kg thì:<br />
K = Qtl /7000<br />
<br />
<br />
2.2 - Vai trò lưu huỳnh trong nhiên liệu<br />
<br />
Lưu huỳnh trong nhiên liệu thường có ở ba dạng:<br />
<br />
a. Hợp chất hữu cơ<br />
<br />
b. Hợp chất sulfua sắt FeS2<br />
c. Sulphat CaSO4, FeSO4.<br />
Lưu huỳnh trong hợp chất hữu cơ, sulffua là thành phần cháy được của nhiên liệu S+O 2 = SO2 và tỏa<br />
ra 9240 Kj/kgS.<br />
<br />
Lưu huỳnh ở dạng sulphat không cháy được, hàm lượng của nó trong nhiên liệu không đáng kể. Như<br />
vậy chỉ có lưu huỳnh ở phần cháy được mới là chất bốc của nhiên liệu.<br />
<br />
Hàm lượng chung của lưu huỳnh trong nhiên liệu thiên nhiên dao động như sau:<br />
<br />
Củi gỗ 0 ¸ 2%<br />
<br />
<br />
Than bùn 0,2 ¸ 2,0%<br />
<br />
<br />
Than nâu 1,0 ¸ 1,5%<br />
<br />
<br />
Than đá 0,2 ¸ 7,0%<br />
<br />
<br />
Antraxit 0,1 ¸ 5,0%<br />
<br />
<br />
Dầu mỏ 0 ¸ 3,0%<br />
<br />
<br />
Mặc dù lưu huỳnh cháy được và tỏa nhiệt, nhưng sự có mặt của lưu huỳnh sẽ làm giảm chất lượng nhiên<br />
liệu vì sản phẩm cháy của nhiên liệu SO2 sẽ làm ô nhiễm môi trường và đôi khi có hại trực tiếp đến vật liệu<br />
gia công trong lò.<br />
<br />
Nhiên liệu có trên 5 ¸ 7% lưu huỳnh, giá trị sử dụng của nó trong công nghiệp rất kém. Than nâu có chứa<br />
lưu huỳnh dễ bị tả vụn trong không khí, vì FeS 2 bị ôxi hóa thành Fe(SO 4)3 là cho than bị vỡ vụn. Dầu mỏ<br />
chứa lưu huỳnh ở dạng nguyên tố S, mercaptan, disulfua, sulfua, những chất cháy này ăn mòn kim loại.<br />
<br />
Đặc biệt trong lò quay đốt bằng nhiên liệu chứa nhiều lưu huỳnh sẽ gây nên hiện tượng ngưng đọng muối<br />
sunphat kiềm làm tắc cyclon, đường ống. Điều này gây trở ngại cho hoạt động bình thường của lò vì phải<br />
phá các điểm tắc đó. Chính vì vậy mà hệ trao đổi nhiệt của lò quay phải trang bị các song khí nén để phá<br />
các tảng phối liệu bị đóng cục. Việc phá các điểm tắc này phải tuân thủ nghiêm khắc qui trình để tránh gây<br />
ra tổn thương đáng tiếc.<br />
<br />
Cuộc đâú tranh chống ô nhiễm môi trường và luật môi trường đã không cho phép sử dụng than hay nhiên<br />
liệu chứa nhiều SO2 trong khói lò. Đây cũng là vấn đề đáng quan tâm khi lựa chọn nhiên liệu dùng trong<br />
lò.<br />
<br />
(Còn nữa)<br />
<br />
<br />
Trích từ GT Hệ thống lò quay hiện đại.<br />
<br />
PGS-TS Nguyễn Đăng Hưng<br />
Tối ưu hóa quá trình cháy.<br />
<br />
Việc sử dụng vòi đốt đa kênh đã chở thành phổ biến tại các nhà máy xi<br />
măng. đây cũng chính là biện pháp tốt nhất để sử dụng trong tương lai<br />
đáp ứng việc sử dụng các nhiên liệu thay thế cho các loại nhiên liệu hiện<br />
có.<br />
<br />
<br />
<br />
Tuy nhiên có hàng loạt các vấn đề nảy sinh cần quan tâm, đó là việc hình<br />
thành lớp cola, chất lượng clinker và tuổi thọ của gạch chịu lửa. Có 2 biện<br />
pháp để giải quyết các vấn đề nêu trên: Thay đổi thành phần phối liẹu hoặc sử<br />
Hình 1 - Tam giác cơ bản dụng vòi đốt phù hợp.<br />
Việc thay đổi thành phần phối liệu chỉ có thể được giải quyết trong khoảng hẹp (ảnh hưởng đến chất<br />
lượng clinker) nên giải pháp sử dụng vòi đốt phù hợp là hiệu quả hơn cả.<br />
Mỗi hệ vòi đốt/lò nung/ thành phần phối liệu nhất định phải được phù hợp theo 3 khía cạnh cơ bản, theo<br />
các nghiên cứu mới nhất, đó là:<br />
- Chất lượng - clinhker xác định bằng kính hiển vi, cường độ xi măng và các điều kiện thiết đặt.<br />
- Chi phí - nhiên liệu, tiêu hao điện, nghiền, việc mất mát sản phẩm khi phải dừng lò.<br />
- Môi trường – kết hợp của các giới hạn khí thảiphát xạ như: NOx, SOx, THC, các hạt rắn, CO…<br />
Quá trình cháy tại vòi đốt chính được tối ưu hóa tại vị trí trong tam giác cơ bản.<br />
<br />
<br />
Các vấn đề thường gặp:<br />
Sự kết hợp giữa nhiên liệu, ngọn lửa, lò nung và nguyên liệu có thể dẫn đến việc hình thành các vòng<br />
(vòng bờ côn) trong lò, bề dầy gạch chịu lửa trở nên quá dầy, hoặc một vài biến đổi về chất lượng clinker.<br />
Theo mô hình toán học của Greco thì quá trình nung nguyên liệu theo chiều dài lò sẽ tạo ra 2 pik nhiệt độ.<br />
Hiện tượng này sẽ làm tăng các vòng bờ côn trong thân lò tại vùng nhiệt độ thấp giữa 2 pik. Hiệu ứng này<br />
sẽ tránh được một cách tối thiểu nếu có sự phù hợp tương ứng giữa nhiên liệu và không khí phun vào lò<br />
qua vòi đốt chính.<br />
Hình 2 - Giản đồ nhiệt theo chiều dài của lò nung.<br />
Vấn đề tạo ra bờ côn và ảnh hưởng đến lớp<br />
lót gạch chịu lửa xuất hiện mạnh khi các hạt<br />
cốc mịn (tạo ra do quá trình cháy nhiên liệu)<br />
được phun vào lò. Sự bắt cháy, phân hủy do<br />
nhiệt, nhiệt phân và các đặc tính cháy của<br />
cốc là rất khác nhau đối với các loại than và<br />
dầu. Đối với các vòi đốt có thiết kế đơn giản<br />
không có khả năng điều chỉnh thích ứng cao<br />
cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng clinker<br />
và gạch chịu lửa do bức xạ nhiệt và các phản<br />
ứng giữa ngọn lửa, phối liệu và vật liệu làm<br />
gạch chịu lửa.<br />
Bức xạ nhiệt.<br />
Một yếu tố hết sức quan trọng khi phân tích<br />
quá trình cháy là bức xạ nhiệt ngọn lửa. Bức<br />
xạ này rất mạnh ảnh hưởng bởi mức độ tập trung và kích thước cỡ hạt nhiên liệu phân bố tại vị trí cháy<br />
(Hình 3).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khí động lực ngọn lửa.<br />
Theo các nguyên lý chung, dòng chảy rối, vận tốc phun và dạng hình học cũng như đặc tính nhiên liệu sẽ<br />
tạo ra hình dạng ngọn lửa. Theo cách này (từ gió thứ cấp và sơ cấp) được phun vào tạo ra dòng hỗn loạn<br />
và các vòng tuần hoàn nội và ngoại của ngọn lửa qua đó khống chế được các vị trí của 2 pik ngọn lửa.<br />
Các vòng tuần hoàn chịu ảnh hưởng bởi không chỉ các thành tố vận tốc mà chúng còn chịu ảnh hưởng<br />
của cấu trúc (dạng thiết kế) của đầu vòi đốt). Hình 4 cho thấy các vòng tuần hoàn này trong cùng khu vực<br />
thuộc zone nung của 2 đầu vòi đốt có cấu trúc hình học rất khác nhau nhưng hoạt động trong cùng điều<br />
kiện nhiên liệu như nhau, cùng vận tốc phun.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Quá trình cháy của một hạt lỏng.<br />
Một hạt cháy thường tạo ra các ngọn lửa khuếch tán xung quanh nó (Hình 5). Như vậy đã tạo ra một vùng<br />
bay hơi nhiên liệu xung quanh hạt cháy. Nhiên liệu và ô xy khuếch tán theo hướng ngược nhau tạo ra một<br />
vùng bay hơi xác định tỷ lệ cháy. Theo lý thuyết thời gian cháy tỷ lệ nghịch bậc ba với đường kính hạt ban<br />
đầu.<br />
<br />
<br />
Hình 5 - Sự cháy của một hạt nhiên liệu.<br />
<br />
Quá trình cháy của một hạt rắn<br />
Quá trình cháy của một hạt rắn sảy ra theo bốn bước,tuỳ<br />
thuộc nhiệt độ và mức độ phân huỷ.<br />
<br />
<br />
Bước thứ nhất<br />
Đây là quá trình gia nhiệt và nhiệt phân của hạt, sản phẩm<br />
tạo ra là hyđrocacbon bay hơi bao phủ lấy hạy cháy. Như<br />
vậy không có phản ứng trên bề mặt hạt vì trên bề mặt hạt<br />
lúc này chỉ có pha khí (CO2và H2O hình thành).Thành phần<br />
chất bay hơi chiếm ưu thế tại giai đoạn này.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6 - Quá trình cháy của một hạt rắn.<br />
<br />
Bước thứ hai (nhiệt độ lên đến 13000C)<br />
Tại bước này có phản ứng tại phần ngoài bề mặt hạt khi cháy CO.CO được tạo ra trên bề mặt hạt do kết<br />
quả của phản ứng C + 1/2 O 2=> CO.<br />
<br />
<br />
Bước thứ ba (nhiệt độ lên đến 13000C)<br />
Tại bước này có phản ứng tại phần bề mặt hạt khi cháy CO mãnh liệt. Tại vị trí giữa hạt và phản ứng nơI<br />
bề mặt có nồng độ O2 thấp đến mức dẫn đến C cháy trên bề mặt hạt theo phản ứng C + CO 2 = 2CO. Nhìn<br />
chung CO nằm ngay trên bề mặt hạt làm tăng độ rỗng cho phép CO 2 phân tán được.<br />
<br />
<br />
Bước thứ tư (kết thúc quá trình cháy)<br />
Tại bước này tiếp tục xảy ra quá trình cháy CO giảm và nồng độ O 2 tăng hầu như chỉ còn CO2 và O2.Như<br />
vậy C cháy trên bề mặt hạt theo phản ứng<br />
C + CO2 => 2CO và C + 1/2 O2 --> CO.<br />
Hình 7 - Cơ chế cháy trong các đám bao phủ.<br />
<br />
Quá trình cháy của các đám bao phủ<br />
Trong lò nung xi măng, thông tường, các hạt không cháy độc lập chúng cháy trong các đám bao<br />
phủ.H.H.Chiuet lý giải cơ chế cháy của các đám bao phủ các hạt lỏng vào năm 1982, tại Hội thảo chất đốt<br />
lần thứ 19 trong bài viết “ Quá trình cháy theo đám của các hạt lỏng ’’ Theo lý thuyết này có bốn cơ chế<br />
dẫn đến cháy theo đám, chúng tuỳ thuộc vào hệ số phân tán và số lượng hạt.<br />
- Cháy lớp vỏ ngoài : Sự cháy sảy ra bên ngoài đám bao phủ và chỉ các hạt nằm ngoài bề mặt bay hơi bị<br />
phân tán trong môi trường ôxi. Vùng 1.<br />
- Cháy đám bên ngoài : Sự cháy xuất hiện chỉ bên ngoài đám bao phủ,nhưng có các chất bay hơi từ bên<br />
trong hoặc sản phẩm khí hoá nhiên liệu tham gia. Vùng 2.<br />
- Cháy đám bên trong : Các hạt nhỏ nằm gần bề mặt cháy độc lập nhưng có một lượng đáng kể các chất<br />
bay hơi hoặc bị khí hoá trong lõi của đám bao phủ không bị cháy.<br />
Vùng 3.<br />
- Các hạt cháy độc lập : hầu hết các hạt được cháy độc lập. Vùng 4.<br />
Các hạt được phun với lượng lớn ở ngay tại khu vực đầu vòi đốt, khu vực này có chỉ số phân tán nhỏ bởi<br />
vậy sự cháy lớp vỏ xuất hiện ở vùng này (Vùng 1). Tuy nhiên với tỷ lệ nhiên liệu và không khí thích hợp,<br />
vùng 1 có thể bị thu ngắn lại và vùng 2 chiếm chỗ của nó. Như vậy đối với nhiên liệu và hỗn hợp không khí<br />
tốt, có độ hỗn loạn cao, và có các vòng tuần hoàn thì sự cháy ban đầu rất mạnh dẫn đến tạo ra pik nhiệt<br />
độ thứ nhất.<br />
Sau đó là đến các vùng có độ hỗn loạn cao hơn, lượng ôxi lớn hơn sản phẩm cháy bắt đầu hình thành từ<br />
các phản ứng, liên quan đến các đám mây của hạt. Trong quá trình việc phân tán ôxi tiến hành về phía<br />
vùng cháy (Vùng 3) Tuy vậy quá trình trao đổi nhiệt vẫn tiếp tục, nhiệt độ ngọn lửa thấp hơn. Pik thứ hai<br />
xuất hiện chỉ khi có đủ lượng ôxi tương tác với nhiên liệu, các hạt sẽ cháy độc lập và quá trình “ Tái bốc<br />
cháy’’ lại diễn ra (Vùng 4)<br />
Để khống chế pik nhiệt độ thứ hai, cũng như kéo dài thời gian cháy lần hai, điều quan trọng là phải “ phá<br />
vỡ ’’ cơ chế phân tán và thay thế bằng cơ chế đối lưu, như vậy có thể cho phép ôxi phối trộn với nhiên liệu<br />
nhanh hơn.<br />
<br />
<br />
Tối ưu hoá quá trình cháy tại vòi đốt chính<br />
Sự cháy hai giai đoạn bị khống chế bởi việc tối ưu hoá sự cháy tại vòi đốt chính. Tại vị trí này có thể đạt<br />
được độ phân tán, tỷ lệ nhiên liệu/ không khí, các vòng tuần hoàn trong và ngoài, độ rối loạn của các hạt<br />
và tỷ lệ cháy. Với nhiên liệu thích hợp và phun theo gió sơ cấp, điều có thể thấy là có thể khống chế được<br />
vận tốc và nhiệt độ trong lò, chiều dài ngọn lửa và khoảng cách giữa các pik và tối ưu hoá quá trình cháy<br />
tại vòi đốt chính.<br />
Để tối ưu hoá quá trình cháy điều quan trọng là vị trí đúng đặt vòi đốt chính trong lò.<br />
“ Làm thế nào’’ để xác định vị trí đúng của vòi đốt chính phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong bài viết này<br />
không để cập đến.<br />
<br />
<br />
Kết luận<br />
Vấn đề cháy trong lò xi măng là vấn đề phức tạp vá chiệu ảnh hửng của nhiều nhân tố. Sự phức tạp của<br />
vấn đề trên đã được khẳng định tuy nhiên, nếu dùng phương pháp loại trừ có thể chắc chắn khống chế tốt<br />
hệ thống đốt nhiên liệu. Giải pháp dùng phương pháp loại trừ cần gắn chặt với sự phát triển của công<br />
nghệ và khoa học để đưa ra các giải pháp sử lý các vấn đề :<br />
- Đưa ra các thông tin đầy đủ về các đặc tính của vòi đốt.<br />
- Xác định phạm vi phân tích.<br />
- Các mô hình toán học.<br />
Thông qua đó xác định những biện pháp để tối ưu hoá quá trình cháy và quá trình sản xuất trong một<br />
điều kiện nhiên liệu nhất định cũng như các tính chất của phối liệu và ảnh hưởng của quá trình tới môi<br />
trường nằm trong khoảng nhất định.<br />
<br />
<br />
TS Clemente Greco, Công ty Tư vấn C. Greco Termica Fluidos, Brazil.<br />
Theo TTKHKT XM dịch từ World Cement.<br />
<br />
<br />
THIẾT BỊ LÀM LẠNH CLINKER<br />
<br />
Đây là loại thiết bị làm lạnh Clinker đơn giản nhất hiện nay nhưng cho hiệu<br />
suất cao, phù hợp với cỡ lò quay trung bình 2500 - 3000 tấn clinker/ngày.<br />
Công nghệ đã được các Viện thiết kế xi măng Trung quốc nghiên cứu và<br />
phát triển và hiện ứng dụng khá phổ biến ở Trung quốc. Xin giới thiệu có<br />
tính chất tham khảo.<br />
<br />
Hiệu suất làm lạnh có 1. Nguyên lí làm việc và đặc điểm<br />
thể ảnh hưởng nhiều<br />
đến chất lượng clinker Máy làm nguội kiểu ghi HCFC-2500 là máy làm nguội kiểu răng lược đời thứ 3<br />
được khai thác sử dụng công nghệ mới nhất, với những tính năng như kỹ thuật<br />
ưu việt, độ tin cậy cao nên càng thích ứng với các yêu cầu của các nhà máy xi măng qui mô lớn. Cho đến<br />
nay đã có hơn 30 chiếc máy làm nguội kiểu răng lược dòng điều khiển dòng máy HCFC được đưa vào sử<br />
dụng, kỹ thuật của nó có trình độ quốc tế niên đại 90.<br />
Đặc điểm:<br />
- Giảm thiểu hiện tượng ”hồng hà”, tiêu trừ ”người xếp tuyết”.<br />
- Hình thức kết cấu tấm răng lược tiên tiến, không chỉ dễ dàng lắp ráp, mà còn giảm thiểu sự rò<br />
nguyên liệu mịn, chống ăn mòn tấm răng lược, kéo dài tuổi thọ sử dụng.<br />
- Van làm kín liệu kiểu mới giảm thiểu sự rò rỉ không khí. Kết cấu đơn giản, duy tu thuận tiện.<br />
- Cấp gió làm nguội theo từng khu vực, nâng cao chất lượng gió làm nguội, nâng cao nhiệt độ gió<br />
lần 2, tiết kiệm năng lượng rõ rệt.<br />
- Thiết bị vận hành đáng tin cậy, thao tác lò ổn định.<br />
2. Nguyên lí làm việc:<br />
Căn cứ vào độ dày lớp nạp liệu lên sàn răng lược, tình trạng phân bổ kích cỡ hạt clinke, để chia ra các<br />
vùng làm nguội hợp lí và để điều chỉnh gió làm nguội thích hợp, chỉ có các khu vực nhỏ mới có thể khiến<br />
cho không khí được phân bổ đồng đều, giữa gió mát và clinke được trao đổi nhiệt hết mức. Với lượng gió<br />
làm nguội nhỏ nhất và quá trình làm nguội có hiệu quả cao nhất đối với một lượng clinke nhất định, giảm<br />
thấp lượng gió làm nguội đơn vị nhằm giảm thiểu lượng không khí dư thừa, cuối cùng đạt mục đích thu hồi<br />
nhiệt hiệu quả nhất.<br />
Clinke đã nung chín chảy ra từ lò xuống sàn làm nguội. Sàn răng lược do các rầm di động và các rầm cố<br />
định đan xen nhau, dưới sự di chuyển qua lại của các tấm răng lược, clinke được rải đều ra khắp sàn làm<br />
nguội, hình thành một lớp liệu có độ dày nhất định. Gió làm nguội từ đường ống không khí dưới sàn nguội,<br />
đi qua máy bù trượt thổi vào rầm không khí, thổi lên trên vào trong lớp nguyên liệu, tiến hành làm nguội<br />
clinke. Sau khi làm nguội clinke thì gió mát trở thành gió nóng, gió nóng nhất trở thành không khí đốt (gió<br />
lần hai) thổi vào lò, gió lần 3 thì nạp vào Lò phân giải; một phần gió nóng dùng để sấy khô, lượng gió nóng<br />
nhiệt độ thấp còn lại thì qua xử lí hút bụi rồi thoát vào không khí.<br />
Clinke được làm nguội liên tục trong quá trình các tấm răng lược chuyển động qua lại. Sau khi làm nguội,<br />
clinke cục nhỏ chảy qua các thanh răng lược vào bên trong máy vận chuyển phía sau máy làm nguội, các<br />
viên to thì được nghiền nhỏ bằng máy nghiền, làm nguội lần nữa mới vào máy vận<br />
chuyển, clinke mịn qua khe và lỗ răng lược chảy vào van làm kín liệu điện động, thiết<br />
bị đo độ cao vật liệu đo chỉnh tới một độ cao nhất định thì nguyên liệu chảy vào máy<br />
xích kéo chuyển đi.<br />
3. Đặc điểm thiết kế:<br />
A. Sàn nguội:<br />
Gồm có 2 đoạn là đoạn thu hồi nhiệt và đoạn làm nguội. Sử dụng truyền động 2 đoạn với các đặc điểm là:<br />
Đoạn thu hồi nhiệt và đoạn làm nguội độc lập với nhau, cách thức điều chỉnh linh hoạt, dễ dàng cho việc<br />
điều chỉnh độ chính xác các thông số công nghệ;<br />
Đoạn thứ nhất là đoạn thu hồi nhiệt, có thể thao tác lớp vật liệu dầy, dễ dàng cho việc thu hồi nhiệt, nhiệt<br />
độ gió lần 2, lần 3 cao và thao tác lò ổn định, hiệu quả nhiệt cao, có lợi cho đốt than có chất lượng kém;<br />
Đoạn thứ 2 là đoạn làm nguội, thao tác với lớp vật liệu mỏng, có lợi cho việc làm nguội clinke, nhiệt độ vật<br />
liệu đầu ra thấp, hiệu quả làm nguội tốt. Đoạn này được trang bị quạt hạ thế, tiết kiệm điện, hiệu quả rõ<br />
rệt.<br />
Căn cứ theo yêu cầu công nghệ, với các khu vực khác nhau sử dụng các loại tấm răng lược khác nhau,<br />
khu thu hồi nhiệt sử dụng tấm CPG, CFG, khu làm nguội sử dụng tấm CAG tỉ lệ lọt liệu thấp kiểu mới.<br />
Toàn bộ máy làm nguội sử dụng các tấm răng lược kiểu mới, không có tấm răng lược lỗ tròn kiểu cũ. Mặc<br />
dùng giá thành chế tạo có tăng lên nhưng nâng cao được sự tiên tiến, tính ổn định và tuổi thọ sử dụng của<br />
máy làm nguội.<br />
B. Hệ thống xung độc đáo:<br />
Sáu hàng phía trước của sàn nguội là các rầm cố định, với kiểu cấp gió xung nên nâng cao tính ổn định<br />
của máy làm nguội, có lợi cho việc trộn lẫn clinke mịn và thô, lớp nguyên liệu trên sàn nguội càng đồng<br />
đều, hiệu quả làm nguội càng được nâng cao.<br />
Tấm răng lược tổ hợp : hoàn toàn tiêu trừ các vết nứt do giãn nở vì nhiệt độ cao, kéo dài tuổi thọ sử dụng<br />
của tấm răng lược, có hướng chảy không khí tốt hơn.<br />
Điều tốc truyền động: sử dụng hình thức điều tốc biến tần.<br />
Máy bù trượt: có thể bù sàn nguội di chuyển trong không gian ba chiều, tính thích ứng mạnh mẽ, tuổi thọ<br />
sử dụng dài.<br />
Kỹ thuật điều chỉnh khống chế đo kiểm hoàn thiện: khẳng định sự vận hành của máy làm nguội càng thêm<br />
tin cậy.<br />
<br />
<br />
<br />
Thiết bị lò quay sản xuất xi măng<br />
<br />
Lò quay đã được Frederik Ransome đưa vào giới thiệu cho ngành công<br />
nghiệp xi măng. Với phát minh của ông, đầu tiên Frederik Ransome nhận<br />
bằng phát minh tại Anh (bằng phát minh tại Anh số 5442 ngày 2/5/1885,<br />
với tên gọi: Sự tiến bộ trong thiết bị công nghệ sản xuất xi măng v.v…)<br />
và sau đó tại Mỹ (bằng phát minh tại Mỹ số 340.357 ngày 19/8/1886 dưới<br />
đầu đề: Thiết bị sản xuất xi măng, v.v…).<br />
Cấu trúc của lò quay kiểu<br />
mới<br />
Lò quay này sử dụng khí ga để đốt, sau đó sử dụng dầu mỏ <br />
trước khi việc đốt bằng than mịn được đem vào sử dụng. Các lò quay xi măng đầu tiên có <br />
đường kính khoảng 1,8 ¸ 2,0m, chiều dài khoảng 19 ¸ 25m, với năng suất vào khoảng 30 ¸ 50 <br />
tấn clinker/ngày.<br />
Ransome đã sử dụng các lớp lót bằng gạch để việc trao đổi nhiệt của khí trong lò với vật <br />
liệu cấp vào lò đạt hiệu quả cao nhất và cho đến ngày nay lớp lót gạch kiểu này được sử <br />
dụng rộng rãi trong các lò quay xi măng.<br />
Khi tăng nhiệt độ của liệu cấp vào lò, quá trình phản ứng lý học và hoá học xảy ra như <br />
sau:<br />
100oC Bay hơi nước tự do<br />
<br />
> 500oC Bay hơi nước liên kết<br />
<br />
> 900oC Phân huỷ CaCO3 thành CaO và CO2<br />
Phản ứng hoá học giữa CaO, Al2O3, Fe2O3 và SiO2 tạo ra CA, CF, C2F, C2S, C3A,...<br />
<br />
> 1.200oC Tạo thành pha lỏng<br />
<br />
> 1.280oC Tạo thành C3S và hoàn thiện phản ứng của CaO (C2S và CaO tan vào pha lỏng và tác <br />
dụng với nhau trong pha lỏng để tạo ra C3S)<br />
<br />
Trong pha lỏng CaO cũng tác dụng với các ôxit khác tạo thành những khoáng xi măng <br />
khác với tốc độ nhanh hơn so với phản ứng cùng loại ở thể rắn.<br />
Quá trình phản ứng pha lỏng để tạo ra C3S phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ nung, trung <br />
bình nhiệt độ nung tăng lên 50oC thì tốc độ phản ứng tạo thành C3S tăng gấp hơn hai lần, vì <br />
vậy để tăng hàm lượng C3S thì nhiệt độ của Zôn nung phải được duy trì ở khoảng 1.450oC.<br />
Ban đầu sau khi công bố bằng phát minh, lò quay được chế tạo có đường kính không đổi <br />
theo suốt chiều dài lò, sau đó được cải tiến với đường kính Zôn nung mở rộng; rồi đến lò quay <br />
với đường kính Zôn canxi hoá mở rộng; lò quay với đường kính Zôn nung và Zôn canxi hoá mở <br />
rộng; lò quay với Zôn sấy, Zôn canxi hoá và Zôn nung mở rộng...<br />
Mục đích của việc mở rộng các zôn của lò là kéo dài thời gian lưu vật liệu trong từng zôn <br />
riêng biệt; đồng thời cũng nhằm mục đích giảm tốc độ khí trong đó làm cho quá trình trao đổi <br />
nhiệt của khí lò với vật liệu tốt hơn. Tuy nhiên, nguyên nhân này đã làm thay đổi tốc độ <br />
chuyển động của liệu trong lò, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình vận hành của lò nung. Trong <br />
các zôn, liệu bị ứ đọng tại chỗ chuyển tiếp từ Zôn mở rộng sang Zôn tiếp theo làm mức tăng <br />
mức chà sát làm gạch chịu lửa tại phần này bị mài mòn nhanh hơn và hàm lượng bụi tăng lên <br />
theo. Mặt khác, việc chế tạo phần chuyển tiếp đắt hơn nhiều so với phần lò thẳng đều. Hơn <br />
nữa, quá trình xây lớp lót của phần thu hẹp là công việc rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi các <br />
gạch chịu lửa phải có hình dáng đặc biệt. Từ kinh nghiệm thực tế cũng như các tính toán lý <br />
thuyết có thể đưa ra nhận xét rằng các lò quay có đường kính đều theo suốt chiều dài lò là <br />
hiệu quả hơn cả. Vì vậy, trên thế giới hiện nay các nhà cung cấp chỉ cung cấp những lò quay <br />
có đường kính đều nhau theo suốt chiều dài lò nung.<br />
2.1. Lò quay dài phương pháp ướt.<br />
Lò quay với vỏ thép hình trụ tròn, trục lò được đặt nghiêng từ 3,5 4% so với phương <br />
nằm ngang. Lò quay dài phương pháp ướt có tỷ lệ chiều dài/đường kính (L/D) khoảng từ 30/1 <br />
đến 38/1. Tuỳ theo hàm lượng nước trong bùn phối liệu và thành phần hoá học của bùn phối <br />
liệu mà suất tiêu hao nhiệt nằm trong khoảng 13001650 Kcal/kg clinker. Nhiệt độ của khí thải <br />
của các lò quay dài phương pháp ướt vào khoảng từ 150230oC. Nồng độ bụi trong khí thải vào <br />
khoảng 15 gam/Nm3. Tổn thất áp suất trong lò vào khoảng 150 – 180mmH2O. Hệ thống trao <br />
đổi nhiệt trong lò phần lớn là các vòng xích trao đổi nhiệt được treo bên trong lò. Năng suất <br />
riêng của lò dài phương pháp ướt có xích trao đổi nhiệt vào khoảng 0,45 – 0,58 tấn/m3.ngày.<br />
Để tăng năng suất, đồng thời giảm suất tiêu hao nhiệt của lò, người tìm cách giảm hàm <br />
lượng nước trong bùn phối liệu. Có hai phương pháp để làm giảm hàm lượng nước trong bùn <br />
phối liệu như sau:<br />
Phương pháp hoá học: Bằng cách dùng hoá chất để pha loãng bùn phối liệu<br />
Phương pháp cơ học: Bằng cách khử nước trong bùn phối liệu trong các phin lọc, ép <br />
lọc để tạo thành bánh có độ ẩm 1820%.<br />
Bằng các phương pháp khử nước cơ học trong bùn phối liệu cho phép giảm được chiều <br />
dài của lò quay phương pháp ướt ngắn lại (phương pháp bán khô).<br />
Kinh nghiệm thực tế đã chứng minh, cứ giảm được 1% độ ẩm của bùn phối liệu thì tăng <br />
được năng suất của lò nung lên 1,5%, đồng thời giảm được khoảng 1% tiêu hao nhiệt năng để <br />
nung luyện clinker.<br />
2.2. Lò quay dài phương pháp khô.<br />
Lò quay dài phương pháp khô đã được phát triển khá mạnh ở Mỹ. Ban đầu, các lò quay <br />
có chiều dài khoảng 140160m, không sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt bên trong, dẫn đến nhiệt <br />
độ khí thải ra khỏi lò vào khoảng 7007500C. Do đó cần thiết phải sử dụng hệ thống phun <br />
nước để giảm nhiệt độ dòng khí thải trước khi đi vào thiết bị thu bụi. Để tận dụng lượng <br />
nhiệt thừa trong khí thải người ta đã thiết kế các hệ thống trao đổi nhiệt bên trong lò. Các hệ <br />
thống trao đổi nhiệt trong lò là các cơ cấu bằng gốm hoặc bằng kim loại.<br />
Lắp đặt cơ cấu trao đổi nhiệt trong lò với mục đích là phân chia vật liệu cấp cho lò cũng <br />
như khí nóng trong lò thành 3 hoặc 4 khoang riêng biệt để tăng bề mặt tiếp xúc và trao đổi <br />
nhiệt giữa khí nóng và vật liệu đạt hiệu quả cao hơn. Các cơ cấu trao đổi nhiệt bằng gốm <br />
được lắp đặt ở vùng lò có nhiệt độ khí lò cao từ 10001200 0C, vùng này có sự chênh lệch nhiệt <br />
độ lớn giữa nhiệt độ khí và nhiệt độ của bột liệu và do đó tại vùng này sự trao đổi nhiệt đạt <br />
hiệu quả cao nhất.<br />
Việc sử dụng các cơ cấu gốm lắp đặt trong lò làm tăng năng suất lò quay lên tới 812%, <br />
đồng thời làm giảm suất tiêu hao nhiệt riêng xuống từ 812%. Nhiệt độ khí thải lò giảm xuống <br />
chỉ còn 6006500C. <br />
Nhiệt độ khí thải của các lò quay dài phương pháp khô có lắp đặt hệ thống xích vào <br />
khoảng 380 4000C với dòng khí thải này, bột liệu cấp vào lò có hàm lượng ẩm lên tới 13% thì <br />
vẫn được sấy khô mà không cần phải gia nhiệt thêm. <br />
Tuy nhiên, việc sử dụng các cơ cấu trao đổi nhiệt trong lò bằng gốm cũng như bằng kim <br />
loại đều dẫn đến việc tăng trở lực của dòng khí chuyển động trong lò làm tăng chi phí điện <br />
năng cho quạt khói lò. <br />
2.3. Lò quay Lepol (bán khô)<br />
Việc phát minh ra lò Lepol vào năm 1928 đã có ý nghĩa đáng kể trong lĩnh vực sản xuất <br />
clinker phương pháp khô khi mà quan điểm tiết kiệm nhiệt năng. Thuật ngữ “Lepol” được tạo <br />
ra từ tổ hợp âm tiết đầu tên của nhà phát minh (Otto Lellep) với tên gọi của công ty Polysius; <br />
sau này đã giành được bằng sáng chế và phương pháp này được tiếp tục phát triển. Chiến <br />
tranh thế giới thứ 2 xảy ra, mức tiêu hao nhiệt của lò Lepol giảm xuống hơn 50% so với các <br />
loại lò khác. Điều này dẫn đến việc 120 lò Lepol đã được cung cấp và lắp đặt với công suất <br />
600 tấn clinker/ngày, mức tiêu hao nhiệt vào khoảng 1000 kcal/kg clinker. Sau năm 1950, lò <br />
Lepol được cải tiến với chu trình khí kép thì khoảng hơn 300 lò Lepol nữa đã được lắp đặt với <br />
công suất 3000 tấn clinker/ngày, đồng thời nhiệt lượng tiêu hao cũng đã giảm xuống chỉ còn <br />
khoảng 800 kcal/kg clinker. <br />
Năng suất riêng của lò Lepol chu trình khí đơn vào khoảng từ 1,0–1,3 tấn/m3.ngày và <br />
Năng suất riêng của lò Lepol chu trình khí kép vào khoảng từ 1,4–1,8 tấn/m3.ngày.<br />
Đặc điểm chủ yếu của phương pháp này là sử dụng cho lò quay ngắn làm việc kết hợp <br />
với ghi vận chuyển liệu; ghi vận chuyển này được dòng khí nóng tới 1000 0C của lò truyền vào <br />
và được bao phủ bởi lớp vật liệu dầy 1520 cm ở dạng viên hoặc dạng bột. Nhiệt độ dòng khí <br />
thải qua ghi khoảng 1000C, nhờ khả năng lọc của các hạt nằm trên, lượng bụi đem theo khí <br />
thải ra ngoài rất thấp và như vậy nhiệt độ thấp cũng như hàm lượng hơi nước trở thành điều <br />
kiện thuận lợi cho việc lọc bụi tĩnh điện. <br />
Xuân Tuân<br />
Tạp chí xi măng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất xi măng<br />
Phòng Kỹ thuật TCT (sưu tầm)- Đăng trên Tạp chí Xi măng quí IV/2004<br />
<br />
I. Nguyên lý của việc sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất xi măng<br />
<br />
1. Nguyên lý về thành phần vật chất<br />
Chất thải ở dạng nguyên liệu hay nhiên liệu sau quá trình đốt cặn b• còn lại có thành phần vật chất<br />
phù hợp với thành phần xi măng như: CaO, SiO2, Al2O3, Fe2O3 …<br />
<br />
2. Nguyên lý xử lý ô nhiễm môi trường<br />
Để thiêu huỷ chất thải an toàn và hợp lý, phải thiêu đốt ở nhiệt độ cao. Quá trình thiêu đốt nhiệt độ cao<br />
thực chất là phân huỷ bằng nhiệt các phân tử hữu cơ và biến chúng thành CO2 và nước. Để đạt được<br />
tình trạng phân huỷ hoàn toàn cần có nhiệt độ đủ cao, cung cấp đủ ôxy, thời gian lưu cháy và điều<br />
kiện trộn tốt. Các lò chuyên dụng và lò xi măng đều có thể đáp ứng được các yêu cầu này. Tuy nhiên,<br />
thông thường lò nung xi măng đạt được thời gian lưu cháy lâu hơn (6-10 giây) và nhiệt độ cao hơn<br />
(>1.4000C) so với các lò đốt chất thải chuyên dụng. Mặt khác, ở lò nung xi măng tính kiềm của xi<br />
măng sẽ trung hoà axít clohydric và các axit dạng khí khác sinh ra trong quá trình đốt cháy chất thải.<br />
Do vậy, lò nung xi măng là một loại lò đạt hiệu suất phá huỷ rất cao cũng như hiệu quả làm sạch khí<br />
thải ưu việt. Đó cũng là lý do vì sao lò nung xi măng là lý tưởng đối với việc thiêu đốt chất thải.<br />
<br />
II. Các vấn đề môi trường cần quan tâm khi sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu trong<br />
sản xuất xi măng<br />
<br />
1. Phát thải khí<br />
- Ô nhiễm bụi<br />
- Ô nhiễm do khí độc: kim loại, HCl, Dioxin/Furan, SO2, NOX, CO.<br />
<br />
2. Các vấn đề khác<br />
- Ô nhiễm do khâu quản lý chất thải<br />
- Ô nhiễm do tiếp xúc trực tiếp của người tham gia xử lý hoặc thiêu đốt chất thải.<br />
- Ô nhiễm do sự cố môi trường xảy ra trong quá trình vận hành.<br />
Trong quá trình thiêu đốt chất thải trong lò nung xi măng cần quan tâm đến các thông số kỹ thuật sau<br />
(xem bảng 1 và bảng 2).<br />
Bảng 1: Các giới hạn đạt được khi thiêu đốt chất thải trong lò xi măng<br />
STT Thông số Các giới hạn đạt được<br />
1 Hướng dẫn thiết kế<br />
1.1 Nhiệt độ đốt cháy thiết kế nhỏ nhất Chất thải halogen hoá và chất thải đa nhân: 13000C<br />
Chất thải phi halogen hoá và đơn nhân: 11000C<br />
1.2 Thời gian lưu tối thiểu 2 giây<br />
2 Hướng dẫn vận hành<br />
2.1 Nhiệt độ hoạt động để đốt cháy thấp nhất Chất thải halogen hoá và chất thải đa nhân: 12000C<br />
Chất thải phi halogen hoá và đơn nhân: 10000C<br />
2.2 Nồng độ ôxi nhỏ nhất tại đầu ra của buồng thứ cấp 3%<br />
2.3 Nồng độ khí CO lớn nhất (trung bình 10 phút đo) 50ppmdv(phần triệu theo thể tích khô)<br />
2.4 Sự phân huỷ nhỏ nhất và hiệu suất phân huỷ Hợp chất độc gốc clo hoá: 99,9999%<br />
Hợp chất độc gốc phi clo hoá: 99,99%<br />
3 Hướng dẫn thiết kế hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí<br />
3.1 Nhiệt độ đầu vào hệ thống kiểm soát bụi < 1400C<br />
> điểm sương của axit<br />
3.2 Nồng độ bụi tròng ống khói < 20 mg/m3<br />
3.3 Nồng độ axit clohydric trong ống khói < 75 mg/m3 hoặc > 90% loại bỏ<br />
4 Giới hạn thải của ống khói<br />
4.1 Độ mờ đục của tấm kính Lớn nhất là 5%<br />
4.2 Tổng Polychlorinated<br />
dibezo-p-dioxins (PCDD) and Polychlorinated dibenzofurans (PCDF) < 0,5 mg/m3 (TEQ)<br />
Bảng 2: Thông tin kỹ thuật cho việc thiêu đốt chất thải nguy hại<br />
Các chỉ tiêu đốt chất thải quan trọng Thành phần hoá<br />
Phân tích sau cùng C, H, O, H2O, S và tro<br />
Kim loại Ca, Na, K, Cu, V, Ni, Fe, Pb, Hg<br />
Halogen Cholorides, bromides, fluorides<br />
Nhiệt trị kJ/kg<br />
Thành phần rắn Kích cỡ, dạng và số lượng<br />
Thành phần lỏng Độ nhớt, trọng lượng riêng và tập chất<br />
Thành phần khí Tỷ trọng và tạo chất<br />
Tỷ lệ hữu cơ %<br />
Các tính chất đặc biệt ăn mòn, phản ứng, dễ cháy<br />
Lượng xử lý Tối đa, trung bình, tối thiểu<br />
Độc tính Gây ung thư, độc cho nước …<br />
III. Lợi ích của việc sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất xi măng<br />
<br />
1. Lợi ích kinh tế trước mắt<br />
- Lò nung xi măng sẽ tận dụng được nhiệt năng từ việc đốt cháy các chất thải thay thế tiết kiệm<br />
khoảng 20-25% nhiên liệu cho quá trình đốt.<br />
- Có thể đưa vào lò nung clinker một lượng nhất định khoảng 5-10% chất thải để thiêu huỷ. Các chất<br />
thải này sẽ là thành phần phụ gia cho xi măng, trong quá trình thiêu đốt các chất này sẽ tương tác<br />
hoặc kết hợp với nguyên liệu xi măng và không ảnh hưởng đến thành phần xi măng. Như vậy sẽ góp<br />
phần tiết kiệm 5-10% nguồn tài nguyên nguyên liệu phục vụ sản xuất xi măng.<br />
<br />
2. Lò nung xi măng hoạt động ở nhiệt độ cao (>1.4000C), có khả năng xử lý được nhiều loại<br />
chất thải, trong đó có nhiều loại chất thải nguy hại với khối lượng lớn. Mặt khác, do thành phần<br />
xi măng có tính kiềm cao nên có khả năng trung hoà axit clohydric và các axit dạng khí khác sinh ra<br />
trong quá trình đốt cháy khí thải, thời gian lưu cháy trong lò khoảng 6-10 giây. Do vậy, lò nung xi<br />
măng là một loại lò đạt hiệu suất phá huỷ rất cao cung như hiệu quả làm sạch khí thải rất lớn, kể cả<br />
đối với Dioxin, Furan.<br />
IV. Các bước tiến hành và yêu cầu bảo vệ môi trường của quá trình sử dụng chất<br />
thải làm nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất<br />
<br />
1. Lựa chọn chất thải<br />
Các chất thải được sử dụng trong lò nung xi măng gồm:<br />
- Dầu đã qua sử dụng<br />
- Bùn cặn (công nghiệp lọc dầu, nhà máy hoá chất, sản xuất giấy ...)<br />
- Dung môi đ• qua sử dụng<br />
- Sơn<br />
- Thuốc trừ sâu có nguồn gốc hữu cơ<br />
- Bùn xưởng in<br />
- Dầu axit/chất lỏng kiềm thải bỏ<br />
- Tro từ các nhà máy công nghiệp, các quá trình thiêu đốt.<br />
- Lốp xe thải<br />
- Cao su thải<br />
- Nhựa<br />
- Vinyl<br />
- Giấy/gỗ thải<br />
- Bùn cặn sau xử lý nước thải<br />
- Chất thải vô cơ<br />
- Xỉ<br />
- Cát đúc khuôn, cát từ xưởng đúc thải bỏ<br />
Các chất thải không được xử dụng trong lò nung xi măng:<br />
- Chất thải là các axit mạnh (sulfuric, nitric, clohydric...)<br />
- Chất thải là các kiềm mạnh (Na2O, K2O)<br />
- Chất nổ<br />
- Chất phóng xạ<br />
- Chất thải y tế<br />
- Pin<br />
- Chất thải axit khoáng<br />
- Chất thải điện tử<br />
- Kim loại vụn<br />
Các yêu cầu chất thải khi sử dụng trong lò nung xi măng<br />
- Nhiệt trị: không nhỏ hơn 12700 kJ/kg chất thải.<br />
- Độ ẩm: càng nhỏ càng tốt<br />
- Tổng lượng kiềm tính theo tổng K2O và Na2O nhỏ hơn 4%.<br />
- Tổng lượng Cl nhỏ hơn 500ppm<br />
- Hàm lượng kim loại bay hơi có nhiệt độ nóng chảy thấp: nhỏ hơn 1000 ppm, tuy nhiên riêng Hg, Cr,<br />
As và Cd nhỏ hơn 150 ppm.<br />
- Nếu chất thải ở dạng rắn thì yêu cầu kích thước càng nhỏ càng tốt. Khi chất thải có kích thước to<br />
hơn (như lốp xe cũ) cũng có thể được sử dụng khi lắp thêm thiết bị để nạp.<br />
<br />
2. Xử lý trung gian chất thải trươc khi đưa vào lò nung xi măng (tiền xử lý)<br />
- Các loại chất thải khi đưa vào thiêu đốt trong lò nung xi măng cần phải được tiền xử lý sao cho phù<br />
hợp với các thiết bị của lò nung.<br />
- Tuỳ thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng công nghệ sản xuất xi măng mà việc tiền xử lý được áp<br />
dụng theo phương pháp thích hợp , đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm và các tiêu<br />
chuẩn về môi trường cho phép.<br />
- Khi chất thải có hàm lượng PCBS lớn hơn 50 ppm, cần tiền hành những thí nghiệm về quá trình đốt<br />
kèm theo qua trình quan trắc cẩn thận để khẳng định khỉ thải đạt tiêu chuẩn về PCB. Nếu không thì<br />
phải tiến hành pha lo•ng nhiên liệu này bằng loại nhiên liệu không có PCBS.<br />
<br />
3. Vận chuyển và lưu giữ chất thải trước khi đưa vào lò nung xi măng<br />
Vận chuyển chất thải đến nhà máy xi măng<br />
- Việc vận chuyển chất thải đến nhà máy xi măng phải tuân thủ theo các quy chế quản lý chất thải<br />
nguy hại của nhà nước.<br />
Tiếp nhận và lưu giữ chất thải trong khu vực nhà máy xi măng<br />
- Khu vực tiếp nhận và lưu giữ chất thải phải có dấu hiệu cảnh báo<br />
- Khu vực lưu giữ chất thải trong nhà máy xi măng phải đảm bảo an toàn về mặt xây dựng, kết cấu và<br />
phù hợp với bản chất và khối lượng của chất thải thu nhận.<br />
- Các loại chất thải khác nhau phải được lưu giữ ở những khu vực nhỏ khác nhau và mỗi khu vực<br />
nhỏ chứa từng loại chất thải phải có dấu hiệu cảnh báo an toàn.<br />
- Các thùng chứa chất thải dạng rời (không bao bì) phải có dung tích ít nhất lớn hơn thể tích chất thải<br />
10%, phải được chế tạo từ vật liệu phù hợp với chất thải lưu giữ, kết cấu phải đảm bảo an toàn và<br />
hợp lý trong thao tác (nạp chất thải và lấy chất thải). Với những loại chất thải dễ biến đổi thể tích trong<br />
quá trình lưu giữ phải có bao bì thứ cấp đề phòng tràn chất thải.<br />
- Phải có hệ thống mái, che chắn và thoát nước mưa đảm bảo nước mưa không xâm nhập vào chất<br />
thải.<br />
- Phải có hệ thống tường hoặc đê bao hay mương đề phòng sự cố.<br />
- Phải có hệ thống thông gió và chiếu sáng phù hợp<br />
V. Khi đưa chất thải vào lò nung xi măng<br />
Trước khi chính thức sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu trong lò nung xi măng cần tiến<br />
hành đốt thử nghiệm nhằm xác định các chế độ tối ưu, xác định các tác động của việc đốt các chất<br />
thải đến môi trường và đến sức khoẻ của con người.<br />
Quá trình đốt thử nghiệm cần thực hiện các bước sau:<br />
1. Lập kế hoạch đốt thử nghiệm:<br />
Xác định tính chất và thành phần của chất thải đem đốt, kỹ thuật lấy và phân tích mẫu, điều kiện vận<br />
hành của lò nung, thiết bị kiểm soát và quan trắc môi trường. Kế hoạch này là căn cứ để kiểm tra hiệu<br />
quả việc xử lý chất thải và xác lập các điều kiện vận hành lò nung.<br />
Kế hoạch đốt thử nghiệm chất thải bao gồm 6 phần:<br />
Mô tả nhà máy, lò nung xi măng và hệ thống kiểm soát:<br />
- Vị trí nhà máy: Cần mô tả rõ vị trí của nhà máy dự định đốt chất thải, giấy phép đầu tư, công suất<br />
đốt, nguồn điện sử dụng, môi trường dân cư xung quanh nhà máy.<br />
- Nguyên liệu: Cần mô tả rõ các nguồn nguyên liệu khai thác và sử dụng cho nhà máy, lượng nguyên<br />
liệu sử dụng trong ngày, tháng, năm, phương thức vận chuyển, chế biến.<br />
- Chuẩn bị nguyên liệu thô: phương thức chuẩn bị, tỉ lệ pha trộn, yêu cầu đạt được trước khi đưa vào<br />
nung.<br />
- Hệ thống xử lý nhiệt: mô tả cấu tạo, công suất của tháp tiền nung, vị trí lấy mẫu, các thông số cơ<br />
bản của các luồng khí.<br />
- Hệ thống điều khiển trung tâm: mô tả đầy đủ hệ thống kiểm soát trung tâm, chức năng các bộ phận<br />
của hệ thống điều khiển.<br />
Mô tả đặc tính chất thải được sử dụng đốt thử nghiệm:<br />
Cần mô tả rõ nguồn gốc của chất thải, tính chất của chất thải, lượng chất thải được sử dụng để đốt,<br />
có kèm theo kết quả phân tích mẫu chất thải trước khi đưa vào lò đốt.<br />
Thời gian biểu đốt thử nghiệm:<br />
Nhà máy cần lập một thời gian biểu chi tiết cho việc đốt thử nghiệm chất thải, bao gồm: thời gian<br />
chuẩn bị, kiểm tra lò đốt, thời gian vận chuyển lưu giữ chất thải, thời gian đốt, thời gian thực hiện đo<br />
khí thải trước, trong và sau khi đốt, thời gian phân tích và báo cáo kết quả đốt thử nghiệm.<br />
Thủ tục khí đốt chất thải:<br />
Các điều kiện vận hành của lò nung và hệ thống điều khiển được đề cập trong phần thủ tục khi đốt<br />
chất thải bao gồm:<br />
- Nhiệt độ đầu lò<br />
- Hàm lượng CO tại đầu lò<br />
- Hàm lượng O2 tại đầu lò<br />
- Loại chất thải và lưu lượng cho vào lò<br />
- Hiệu suất nhiệt<br />
- Lưu lượng khí vào lò<br />
- Lưu lượng nhiên liệu vào lò<br />
- Khối lượng và chất lượng clinker<br />
- Nhiệt trị và thành phần clo của chất thải<br />
Lấy mẫu theo dõi quá trình hoạt động của lò:<br />
Phương pháp lấy, phân tích và kiển soát mẫu cần được tiến hành theo đúng các tiêu chuẩn của Việt<br />
Nam hoặc tham khảo áp dụng các tiêu chuẩn của Mỹ hoặc Canada.<br />
Các thông số cần được xác định trong quá trình đốt thử nghiệm bao gồm:<br />
- Nhiệt độ, tốc độ gió và lưu lượng khí<br />
- Thành phần độ ẩm khí ở ống khói lò<br />
- Ôxy, CO2 và CO phát thải từ ống khói<br />
- Tổng lượng các thành phần hữu cơ dễ bay hơi, ôxit nitơ, SO2 , tổng các hạt rắn.<br />
- Hydrogen chloride và chlorine<br />
- Các kim loại<br />
- Dioxin, Furan, PCBS và các hydrocacbon để mạch vòng dễ bay hơi (PAHS).<br />
Cần lấy mẫu khí thải 8 giờ trước khi cho chất thải vào lò và 8 giờ sau khi hoàn tất đốt thử nghiệm để<br />
so sánh. Trong quá trình đốt, cứ 2 giờ 1 lần kể từ khi cho chất thải vào lò cần lấy mẫu nhiên liệu thô,<br />
nhiên liệu hoá thạch và bụi để phân tích các chỉ tiêu sau: As, Be, Cd, CO, Cr, Cu, Hg, Mn, Ni, Pb, Sb,<br />
Se, Sn, Te, Tl, V, Cl, F, Si, Al, Fe, Ca, Mg, K, Na và SO2.<br />
Cần lấy và phân tích 2 hợp chất Fenobucab và Fipronil nhằm xác định sự phân huỷ hoàn toàn của<br />
chất thải.<br />
Hoạt động của lò và các thiết bị điều khiển liên quan sẽ đượctheo dõi trong suốt quá trình đốt thử<br />
nghiệm.<br />
Kiểm soát chất lượng chất thải:<br />
Các thành phần cơ bản của sơ đồ kiểm soát chất thải cho việc đốt thử nghiệm, bao gồm:<br />
- Tiêu chuẩn chất thải<br />
- Kiểm soát việc giao nhận chất thải<br />
- Quy trình lấy mẫu và lưu giữ chất thải<br />
Đê đảm bảo an toàn, quá trình đốt thử nghiệm chất thải cần lựa chọn chất thải nguy hai đặc trưng cho<br />
các loại chất thải nguy hại hiện có ở nước ta. Tiêu chuẩn cho các chất thải nguy hại dạng lỏng dùng<br />
đốt thử nghiệm luôn được đối chiếu với 4 yếu tố cốt yếu của kiểm soát chất lượng chất thải: vận hành<br />
nhà máy, chất lượng sản phẩm, sức khoẻ và an toàn, tác động môi trường.<br />
<br />
2. Vận hành nhà máy:<br />
- Trong quá trình đốt: cần thường xuyên kiểm soát độ ẩm, thành phần tro, lưu huỳnh, kiềm, halogen,<br />
nhiệt trị.<br />
- Trong quá trình tiền sử lý: cần thường xuyên kiểm soát độ nhớt hoặc tỷ trọng, thành phần chất rắn,<br />
pH, tính không trộn lẫn, điểm chớp cháy…<br />
<br />
3. Chất lượng chất thải:<br />
Thành phàn tro, lưu huỳnh, halogen, kim loại nặng, các nguyên tố gây trở ngại, cho lò như kiểm, phốt<br />
phát, các bon, phóng xạ.<br />
<br />
4. An toàn sức khoẻ:<br />
Trong quá trình đốt cần kiểm soát các chất như: PCB, kim loại nặng, xianua, thuốc trừ sâu, phóng xạ,<br />
chất lây nhiễm, sợi amiăng và kiểm soát giới hạn điểm chớp cháy, độ pH.<br />
<br />
5. Tác động đến môi trường:<br />
- Phát thải khí quyển: kim loại nặng, cacbon hữu cơ dễ bay hơi, lưu huỳnh, halogen, cianua, nitrogen,<br />
amoniăc.<br />
- Thành phần nước thải và tro lắng: kim loại nặng, các chất hữu cơ, các thành phần hoà tan khác.<br />
Nguồn: VNCC<br />
<br />
<br />
<br />
Phòng bệnh hơn chữa bệnh<br />
Bài viết của Lina Mazeika, 3L&T Inc, USA đăng trên tạp chí xi măng quốc tế, số 2/2006<br />
<br />
Người dịch: Dương Đức Hùng - Phòng Tổ chức Hành chính, CCID<br />
<br />
Ảnh hưởng kinh tế từ tổn thất do ăn mòn đã trở thành một vấn đề lớn ở nhiều nhà máy xi măng. Ăn mòn làm nhà máy<br />
ngừng hoạt động, lãng phí các nguồn liệu quý giá, thiệt hại sản phẩm, giảm hiệu quả, bảo dưỡng đắt đỏ, xâm hại môi<br />
trường cũng như đe doạ an toàn. Nhiều người sử dụng trên thế giới đã khắc phục thực trạng này bằng việc sử dụng<br />
một thế hệ mới các vật liệu chống ăn mòn. Sau khi ứng dụng nhiều lần các loại vật liệu này trong túi lọc đang bị ăn<br />
mòn hiện tại, nhiều người sử dụng đã đi đến kết luận rằng thời gian tốt nhất để ngăn sự ăn mòn là trước nó bắt đầu.<br />
Bài báo này minh hoạ một vài ứng dụng các vật liệu này trong túi lọc mới ở châu Âu, châu Phi và Bắc Mỹ.<br />
<br />
Cách tốt nhất để chống ăn mòn là hiểu rõ cơ chế ăn mòn cụ thể, sau đó mới có thể tìm được biện pháp bảo vệ phù<br />
hợp. Ăn mòn đối với các thiết bị hạn chế ô nhiễm trong nhà máy xi măng xảy ra khi khí công nghệ chứa hơi ẩm, SO3,<br />
SO2, CO2, HCL và NOx hoạt động ở gần nhiệt độ ngưng tụ. Thêm một sự rắc rối xảy ra khi có sự dao động lớn trong<br />
nhiệt độ khí đi vào túi lọc. Ở nhiệt độ thấp hơn thì ăn mòn trở nên nghiêm trọng còn ở nhiệt độ cao hơn thì xảy ra sự<br />
thoái hoá do nhiệt đối với lớp lót chống ăn mòn.<br />
<br />
Thiệt hại do ăn mòn<br />
Thép các- bon bị ăn mòn rất nhanh khi tiếp xúc với khí ống xả a-xít ướt, thậm chí thép không gỉ cũng bị ăn mòn<br />
nghiêm trọng nếu clorua có trong khí.<br />
<br />
Các thiết bị hạn chế ô nhiễm như lọc bụi túi, lọc bụi tĩnh điện thường xuyên hỏng hóc do bị ăn mòn. Những bộ phận<br />
liên quan như tháp điều hoà, đường ống, quạt, ống khói cũng bị hư hại.<br />
<br />
Một đặc tính chung là, các thiết bị hoạt động ở phần cuối bộ phận làm lạnh trong công nghệ bị ăn mòn nặng nhất. Khu<br />
vực này tiếp xúc với hơi ngưng tụ, đặc biệt là khi dò dỉ khí lạnh, nhiệt độ bên ngoài thấp và tình trạng ngừng hoạt động<br />
thường xuyên xảy ra.<br />
<br />
Các xu hướng ăn mòn gần đây<br />
Ăn mòn trở nên nghiêm trọng hơn khi hợp chất a-xít tập trung cao hơn trong khí bị đốt cháy. Các nguồn này thường là<br />
hàm lượng lưu huỳnh trong liệu cấp hoặc nhiên liệu, hàm lượng clorua trong liệu cấp hoặc trong không khí gần biển<br />
và CO2, NOx từ quá trình đốt cháy. Tổn thất kim loại tích luỹ có thể lên đến 1,0mm/năm, hậu quả là nhiều trường hợp<br />
kim loại bị phá huỷ trong vòng chưa đến 5 năm.<br />
<br />
Gần đây có ít nhất bốn xu hướng làm cho ăn mòn ở các nhà máy xi măng trở nên trầm trọng hơn. Các nhà tư vấn tài<br />
chính cho rằng hiệu suất quá khứ không đảm bảo cho kết quả tương lai. Về phương diện ăn mòn thì những kết quả<br />
tương lai này rõ ràng là xấu đi. Các xu hướng này là:<br />
<br />
Lượng lưu huỳnh cao hơn trong nhiên liệu: Chi phí nhiên liệu là chi phí hoạt động chính trong một nhà máy xi<br />
măng. Một cách để giảm chi phí là sử dụng nguồn nhiên liệu rẻ hơn như than cốc. Thường thì hàm lượng lưu<br />
huỳnh dao động trong khoảng 5 đến 6%, trong quá trình đốt cháy, chất lưu huỳnh này sản ra lượng SO2,<br />
SO3 nhiều hơn.<br />
<br />
Sự chuyển đổi từ lọc bụi tĩnh điện sang lọc bụi túi: Do các quy định về môi trường ngày càng nghiêm ngặt<br />
hơn nên nhiều lọc bụi tĩnh điện đang dần được chuyển đổi hoặc thay thế bằng lọc bụi túi. Phía sạch của các<br />
lọc bụi bị ăn mòn nhiều hơn do có ít bụi kiềm hơn để trung hoà a-xít.<br />
<br />
Lọc bụi tốt hơn: Vải lọc bụi mới hiện nay trở nên hiệu quả hơn và có thể giảm bụi thải dưới 50mg/t3. Khí sạch<br />
hơn sẽ có tính a-xít nhiều hơn bởi vì lượng hạt kiềm để trung hoà a-xít ít hơn.<br />
<br />
Đốt nhiều hơn các nhiên liệu thay thế: Ngày càng nhiều nhà máy xi măng đang đốt các loại chất thải khác<br />
nhau như một cách để giảm chi phí nhiên liệu và tăng doanh thu. Đây có thể là nguồn có lượng lưu huỳnh<br />
lớn hơn và thậm chí là nguồn có nhiều clorua hơn. Cả hai chất này có khuynh hướng làm tăng sự ăn mòn<br />
thép, clorua thậm chí còn phá huỷ thép không gỉ.<br />
<br />
Hạn chế ăn mòn<br />
Lớp lót bảo vệ thông thường<br />
Nhiều lớp lót bảo vệ đã được phát triển trong quá khứ. Các loại vật liệu lót epoxit có thể chịu được tác động của việc<br />
ngưng tụ a-xít ở các mức độ khác nhau. Silicone có thể chịu được nhiệt độ cao hơn nhưng vẫn bị tách lớp. Acrylics,<br />
alkyds hay polyesters sẽ không thể chịu được nhiệt độ hoạt động bình thường.<br />
<br />
Cách thức hoạt động không mong đợi điển hình của các lớp lót là sự thoái hoá do oxy hoá hoặc phân lớp từ bề mặt<br />
thép. Sự hư hại do oxy hoá xảy ra khi các thiết bị công nghệ hoạt động ở nhiệt độ trên 150oC (300oF). Sự ăn mòn cắt<br />
chân răng