YOMEDIA
ADSENSE
Nhìn nhận thêm trường hợp Hải Triều
27
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Lịch sử đi qua, bên cạnh những đốm sáng chân lý, những tinh hoa đã trở thành di sản, bao giờ cũng để lại đằng sau những khoảng trống kiến thức, những suy đoán dở dang và cả những ấu trĩ trong lập luận
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhìn nhận thêm trường hợp Hải Triều
- Nhìn nhận thêm trường hợp Hải Triều Lịch sử đi qua, bên cạnh những đốm sáng chân lý, những tinh hoa đã trở thành di sản, bao giờ cũng để lại đằng sau những khoảng trống kiến thức, những suy đoán dở dang và cả những ấu trĩ trong lập luận. Nhưng hậu thế bao giờ cũng biết ơn lớp người khai mở, vì nhờ có họ ta mới tiếp tục điều chỉnh và bổ sung vào những gì đã có để không ngừng hoàn thiện về những mặt nào đó mà cuộc sống luôn đòi hỏi. Đối với các lĩnh vực tiêu biểu của đời sống tinh thần có quá nhiều kiểu dạng tinh tế như văn chương và triết học lại càng như thế. 1. Đi tìm nguồn gốc xã hội của văn chương Ở đây xin nhìn nhận thêm trường hợp Hải Triều mà bất cứ ai dấn thân vào con đường văn chương - dù sáng tác hay nghiên c ứu, phê bình, lý luận - ít nhiều đều biết. Đó là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hóa, nổi bật trong phong trào Mặt trận dân chủ 1936-1939, tác giả của tác phẩm lý luận phê bình văn học mác-xít đầu tiên ở Việt Nam Văn sĩ và xã hội - 1937, là cây bút năng động trong tìm tòi và đấu tranh cho nghệ thuật dân tộc theo qui luật tiến hóa. Người ta biết nhiều đến ông qua
- cuộc tranh luận bảo vệ quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”, nên các mặt khác bị mờ, thậm chí bị lãng quên. Chiều hướng tư tưởng và nguồn gốc cơ bản trong hoạt động học thuật của ông là vận dụng học thuyết mác -xít trong bước đầu tiếp thu để tìm ra nguồn gốc xã hội của nghệ thuật văn chương, chức năng và vai trò của văn nghệ đối với xã hội, với tiền đồ dân tộc... Nghệ thuật vị nhân sinh chỉ là một điểm nổi trong toàn bộ luận điểm về tư tưởng nghệ thuật mác -xít của ông. Hãy đặt Hải Triều vào bối cảnh giữa những năm ba mươi của thế kỷ trước khi nền tân học bắt đầu phát triển ở nước ta, các trường phái và trào lưu văn học Pháp và Tây Âu... cũng bắt đầu phổ biến trong các giới tân học và những người cầm bút Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố từ văn minh phương Tây. “Tân học”, đó là danh từ xuất hiện vào giai đoạn đó để phân biệt với “cựu học” theo phong cách “cửa Khổng sân Trình” và có bề dầy lịch sử trong tầng lớp kẻ sĩ Nho học. Nhưng chính cái giai đoạn bản lề này đã tạo ra những quan điểm học thuật văn chương “cựu-tân” xen kẽ, hoặc không hẳn “cựu” cũng không hẳn “tân”, rất khác với cách hiểu về sau này của chúng ta đối với văn chương và nghệ thuật. Trong tình hình ấy có một cái nhìn biện chứng về giá trị nhân văn mác-xít như Hải Triều, khi quan sát các hiện tượng văn chương nước nhà trong hoàn cảnh bị sống dưới ách đô hộ nước ngoài, thì thật là quí hiếm. Theo Hải Triều, “duy vật biện chứng là một thứ luận lý mới” dễ lý giải những “biến đổi trong tự nhiên giới, trong xã hội, cho đến trong tâm trí người ta, đều do mâu thuẫn và xung đột mà ra. Sự tiến hóa chính là con đẻ của mâu thuẫn”(1). Từ nhận thức đó, Hải Triều trong bài Cụ Sào Nam giải thích hai chữ văn học thế là sai lầm (Báo Đông Phương, số 893, ngày 1/11/1933) đã bác bỏ quan niệm của Sào Nam tiên sinh khi trong bài báo So sánh văn học Đông phương với Tây phươngđăng trên Tạp chí Văn học tuần san, số 2, tiên sinh đã tách văn học làm hai vế một cách cực đoan. Với khái niệm “học” của tiên sinh (học là để bắt chước, học là để cầu cho biết, học là để làm), tuy chưa đầy đủ nhưng không có gì phải tranh cãi, Hải Triều chỉ tập trung phê phán quan niệm “văn” có tính chất siêu hình của cụ: “văn của trời là thiên văn, văn của đất là địa văn, rồi mô phỏng văn trời và văn đất mà thành ra văn người là nhân văn”. Tách văn học thành hai nghĩa cũng như một số người khác “cắt nghĩa chữ Kinh ra một chữ, Tế ra một chữ”, rồi viện dẫn những câu như Kinh bang tế thế, hay kinh thế tê dân để làm cơ sở lập luận là “sai bét cả”. Đó là chưa
- kể một số khá đông người cho rằng “văn học có cái tính chất siêu nhiên bạt tục, đứng trên tất cả các chế độ xã hội và qui tắc vật chất. Vả lại nhà văn học có cái thiên tài đặc biệt khác hẳn với người thường, cho nên văn học không dính dáng gì đến kinh tế cả”. Sau khi tham khảo một số tư liệu ít ỏi thời bấy giờ, Hải Triều đã phát triển nhận thức được gợi ý từ bộ Bách khoa toàn thư của Anh và khẳng định: “Văn học chính là cái biểu hiện của tư tưởng mà nhất là tình cảm của nhân loại đối với vũ trụ và nhân sinh. Phô diễn cái tình cảm, cái tư tưởng ấy trên tấm đá, trong lóng tre, trên mặt giấy, v.v... tất cả là văn học đó”. Quan niệm ấy tuy chưa thể gọi là sâu sắc, chưa chỉ ra được cái nội hàm rộng lớn của thẩm mỹ văn chương, nhưng nhiều mặt cơ bản của nó không khác mấy so với nhận thức văn học hiện nay. Thời văn học chữ quốc ngữ mới bước đầu định hình với bao nhiêu thứ xa lạ, mới mẻ về phương pháp sáng tác, về thuật ngữ và khái niệm, đâu phải dễ dàng có được nhận thức đó. Hải Triều còn thêm rằng, “Thời đại biến đổi thì văn học cũng biến đổi. Giai cấp chống nhau thì văn học cũng chống nhau. Vì thế, trên lịch sử có thứ văn học hợp tiến hoá mà cũng có thứ văn học phản tiến hoá”. Diễn tả cho đúng cái tư tưởng, cái ý chí, cái tình cảm của mỗi giai cấp, mỗi thời đại trong lịch sử là một sứ mệnh cao cả của nhà văn học chân chính, dẫu ở thời nào cũng thế, ở xứ nào cũng thế”. Song song với phê phán đó, Hải Triều trong thư trả lời cho cây bút Thế Anh, đăng ở báo Tiếng dân của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, giải thích rõ hơn về một số mặt cốt lõi của tinh thần biện chứng theo nhận thức của mình về học thuyết Mác, như loại trừ cái tuyệt đối của sự vật, sự việc, cái bất biến của vũ trụ, cái bất di bất dịch của xã hội và nguyên nhân của những biến đổi (dịch hoá) từ trong mâu thuẫn. Đó là qui luật của tiến hoá: mọi tiến bộ đều phát sinh từ xung đột dưới nhiều dạng, rồi cái “đơn vị ưu thượng” (unité supérieur) sau đó vừa kế thừa vừa phủ định cái ưu thượng trước đó, làm thành tính phát triển theo hướng tiến hoá nhân văn. Văn chương thể hiện tư tưởng, tình cảm con người phải thể hiện cho được tinh thần biện chứng mác-xít. Với trình độ hiện nay, người ta có thể bổ sung khá nhiều vào nhận thức còn đơn giản đó, nhưng khi học thuyết Mác còn mới mẻ trên văn đàn công khai, nhận thức của Hải Triều ít ra cũng gieo mầm biện chứng vào nhận thức xã hội đang khủng hoảng cao độ về đời sống tinh thần. Văn hoá bao giờ cũng gắn với tư tưởng, vì lịch sử văn hoá là lịch sử con người, mà con người trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đi đôi với giải phóng xã
- hội, thì hệ ý thức mác-xít chẳng những kích thích văn hoá dân tộc phát triển theo hướng lành mạnh mà còn thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng. Sào Nam Phan Bội Châu là một chí sĩ vĩ đại, nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc, cũng nổi tiếng là nhà khoa bảng với hàng loạt trước tác lay động sâu sắc tình cảm cố quốc, cố hương (Lưu cầu huyết lệ tân thư, Hải ngoại huyết thư, Trùng tâm thư xã, Xã hội chủ nghĩa; bên cạnh các tiểu truyện và các công trình khảo cứu uyên thâm: Chu dịch quốc âm giải, Khổng học đăng, Việt Nam quốc sử khảo) nên uy tín của tiên sinh đã bao trùm lên mọi sự quan tâm đến học thuật. Hải Triều một mặt rất mực cung kính tiên sinh thường nghe “Ông già bến Ngự” nhận định về “thời cuộc An Nam”, nhưng mặt khác vẫn muốn sáng tỏ chân lý của văn chương trong thời buổi có nhiều lẫn lộn giữa tối-sáng. Dư luận quan tâm nhiều đến cuộc tranh luận triết học giữa Hải Triều với Phan Khôi chính là quần chúng muốn tìm đến ánh sáng tư tưởng khi cựu học lụi tàn và tân học lên ngôi. 2. Tư tưởng triết học mác-xít trong văn hoá văn chương Hải Triều với vốn Nho học từ gia đình, vốn tiếng Pháp từ trường Quốc học, và vốn hiểu biết của một thanh niên trí thức tiếp thu nhiều nguồn sách báo phương Tây và mác- xít; Phan Khôi là bậc túc nho và tự đào tạo theo hướng trí thức tân học để trở thành nhà báo nổi tiếng từ Hà Nội, Hải Phòng, đến Huế, Sài Gòn và quê hương xứ Quảng của ông. Trên sách báo công khai thời bấy giờ, Phan Khôi nổi bật với những bài báo về mối quan hệ vật chất với tinh thần, giữa nghệ thuật và dân sinh và khẳng định nguồn gốc của mọi vật chất là ở tinh thần. Ông đã từng viết rằng: “Hễ tinh thần đã đến một trình độ kia, thì vật chất cũng đến một cái trình độ kia. Tinh thần còn ở một cái trình độ này thì vật chất cũng còn ở một cái trình độ này. Theo lý ấy thì vật chất Đông phương sở dĩ kém Tây phương là tại tinh thần cũng kém Tây phương”(2). Người khởi xướng cuộc đấu tranh chống lại các quan điểm trên của Phan Khôi là Hải Triều và một số nhà cách mạng mác- xít khác. Đây thực chất không chỉ là cuộc đấu tranh về mặt học thuật mà là cuộc đấu tranh nhằm xác lập một ý thức hệ mới ở Việt Nam, khẳng định chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác là nền tảng thế giới quan và phương pháp luận của một hệ ý thức khoa học mà nhân dân Việt Nam phải tiếp thu để xây dựng nền văn hoá mới. Trong các bài: Ông Phan Khôi là một học giả duy tâm (Báo Phụ nữ tân tiến, số 1/1934), Hải Triều đã viết rằng: “Ông Phan lấy tinh thần làm căn bản, vật chất làm phụ thuộc. Tôi xin nói trái lại, vật chất
- làm căn bản, tinh thần là phụ thuộc”. “Dáng chừng ông Phan Khôi không hiểu gì về triết học cận đại đến nỗi tưởng rằng triết học chỉ là một thứ hình nhi thượng học (Méthaphesique - tức siêu hình học) mà thôi. Cho nên ông cho rằng triết học là để giải thích về nguyên lý, mà nguyên lý đối với ông là một cái mà ai muốn nói xuôi nói ngược thế nào cũng được, nghĩa là nó mù mờ trong cõi siêu hình đó thôi”. Cuộc đấu tranh này không chỉ mang lại thắng lợi về mặt học thuật, nó còn chuẩn bị tích cực về mặt lịch sử cho một hệ ý thức mới xuất hiện ở Việt Nam. Phan Khôi cố sức cạnh tranh theo con đường canh tân, hòng đuổi kịp lớp người tân học. Mặc dù vậy, ông vẫn chưa có khái niệm rõ ràng và cơ bản về văn minh vật chất với văn minh tinh thần, về mối tương quan và ranh giới giữa triết học với khoa học, về hiện tượng với nguyên lý của sự vật, về đặc điểm và những yếu tố tạo thành một chế độ chính trị. Khi chưa trang bị cho mình những mặt cần thiết ấy, thì làm sao có thể tranh luận và đi sâu vào bản chất quan điểm học thuật của mình. Ông am hiểu sâu sắc lịch sử Trung Hoa từ các đời Hạ, Thương, Chu đến Đường, Tống, Minh, Thanh; cũng am hiểu thể chế vua quan, chính sách điền địa, chế độ tô tức, địa chủ, tá điền và diễn biến của dân tộc qua các đời Đinh, Lê, Lý, Trần, hậu Lê và triều Nguyễn, nhưng lại quan niệm “nước ta không có chế độ phong kiến”, vì không có thiên tử và chư hầu, không có hoàng đế chia cắt đất đai và các vương chư hầu hàng năm cống nạp... như Trung Hoa cổ đại! Một sự nhầm lẫn quá đáng về chế độ phong kiến tập quyền hùng mạnh với chế độ phong kiến theo kiểu “nhược tiểu An Nam”! Đã thế, Phan Khôi còn bảo rằng “tinh thần có trước vật chất không phải là duy tâm”! Một sự ngộ nhận khái niệm đến lẩn quẩn không tìm ra lối thoát như thế, đã bị Hải Triều quật đổ. Chúng ta nên qui về phương pháp nhận thức và bệnh ấu trĩ của một giai đoạn có nhiều mặt tranh tối tranh sáng, hơn là suy luận đến lập trường chính trị một cách khiên cưỡng và hoàn toàn sai sự thật, như đã từng diễn ra một cách khiên cưỡng. Dù Phan Khôi có muốn canh tân đến đâu vẫn bị cái cốt lõi Nho gia tiềm ẩn trong người lôi kéo. Đặc điểm của phương Đông trước đây là coi trọng tinh thần nhân bản theo hệ ý thức phong kiến - tôn giáo, do đó toàn bộ triết lý của kẻ sĩ theo con đường Nho giáo đều chịu sự chi phối của nhân sinh quan tôn ti trật tự, khác hẳn với triết lý phương Tây thiên về thế giới quan để tạo ra tinh thần duy lý. Sự gặp gỡ giữa hai nền văn hoá Đông Tây trên đất nước
- Việt Nam từ những năm hai mươi trở đi, là sự va chạm giữa hai cách nhìn, hai khuynh hướng triết lý ấy. Sự nhận thức mơ hồ về các khái niệm triết học của Phan Khôi là dễ hiểu. Ông không phải là trường hợp đặc biệt mà tiêu biểu cho lớp nhà Nho vươn lên, vừa đả kích một mặt cái lỗi thời của Nho giáo, vừa tiếp thu cái mới mẻ của văn hoá Pháp, vừa không giải đáp nổi cái cơ sở duy lý và sức mạnh vật chất của phương Tây, do đó tình cảm dân tộc, tinh thần yêu nước cũng bị hạn chế trong cái vòng luẩn quẩn đó! Hải Triều với bộ óc thông minh và sự nhanh nhậy của phương pháp luận mác-xít thấu hiểu điều đó. Cuộc tranh luận của ông với Phan Khôi đã trực tiếp giúp ích cho những người thua cuộc nhận chân giá trị khuynh hướng mác-xít bằng sức thuyết phục của tinh thần biện chứng khoa học. Đó là qui luật phủ định của phủ định (la négation de la négation) mà Hải Triều gọi là “huỷ thể của huỷ thể”. Mọi tri giác, cảm giác, ý thức, tư duy của con người đều chịu sự tác động của thế giới vật chất mà hình thành các quan điểm và quan niệm sống còn - dù khước từ hay chấp nhận. Tất nhiên, đây mới là nhận thức nền tảng mang tính khái quát nhất, chứ không phải cái khung cứng nhắc cho mọi mô hình, định đề, chiều rộng và chiều sâu của mọi phán đoán, suy luận và lý giải. Bởi chân lý - dù thuộc chân lý nào - bao giờ cũng đi vòng vèo, không giống như đường cong véctơ trong hình học. Vào thời điểm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, khi chủ nghĩa Mác - Lênin vừa truyền bá ở Việt Nam, ít ai có thể nghĩ đến tính chất vòng vèo đó - về mặt lý thuyết - của biện chứng duy vật và lịch sử; tuy thực tiễn cách mạng trong nước và ngoài nước đầy rẫy những nghịch cảnh, éo le qua mỗi lần chuyển động. Tuy chưa có điều kiện thấy hết cái vòng vèo giữa logic hình thức và logic nội tại trong diễn biến sự việc, nhưng ít ra Hải Triều cũng nắm bắt trúng mạch cái tinh thần biện chứng mác-xít, để từ đó tạo ra một tầm nhìn khoáng đãng và khoa học. Ông chiến thắng về mặt học thuật các đối thủ của mình không mấy khó khăn, trước hết là từ việc xác lập cái tầm nhìn đó. 3. Đề cao văn học dấn thân, phụng sự đất nước Hải Triều còn khởi xướng cuộc tranh luận về mỹ học, nhân bài báo Hai quan niệm văn học của Thiếu Sơn (Tiểu thuyết thứ bảy, số 38, ngày 10/2/1935), phê phán quan niệm “văn chương có ích” và “văn chương chơi” của hai học giả Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Học đăng trên báo Nam Phong. Văn chương có ích là văn chương có “Kinh luân trong xã hội, phải bàn chuyện có quan hệ đến nhà nước để ngày sau có thể đem học
- vấn suy ra việc làm”; còn văn chương vô ích là “những lối ngâm phong vịnh nguyệt, dù hay cho quỉ khóc thần kinh cũng không đáng một đồng kẽm”! Thiếu Sơn đã bác bỏ quan điểm đó và cho rằng hai cụ Phạm, Nguyễn do chịu ảnh hưởng thuyết lập ngôn của Nho học mới có lối lập luận như thế: đã lập ngôn để giáo hoá thì thiên về học hơn văn, “dùng nghệ thuật mà phóng sự nhân sinh chứ không được dùng nghệ thuật làm cứu cánh cho nghệ thuật”. Theo Thiếu Sơn, “nhà triết học quí ở sự phát minh chân lý, nhà văn học quí ở sự trau dồi cái đẹp, đằng nào cũng đều có giá trị ngang nhau”. Thiếu Sơn tự nhận xét rằng, “chủ ý của tôi là bác ba chữ” văn chương chơi và không muốn để người trong nước còn phân biệt văn chương có ích với văn chương chơi nữa. Vả lại, làm sao lại gọi là văn chương chơi? Tại làm sao những thứ thơ ca và tiểu thuyết lại là những thứ văn chương chơi?”. Ông còn nói thêm: “... tôi tự xét ra thì bài Hai quan niệm về văn học có chỗ đứng được, mà chỗ đứng được đó lại là cái ý chính của bài” (trong bài Nhà viết tiểu thuyết, Tiểu thuyết thứ bảy, số 73, ngày 19/10/1935). Cần nhấn mạnh rằng, Thiếu Sơn cũng như Hoài Thanh, người cùng quan điểm nghệ thuật với Thiếu Sơn, đều là những trí thức yêu nước, từng bị giam cầm trong lao tù đế quốc, đã nhiều lần ca ngợi các nhà văn lớn thuộc nhiều trường phái Ánh sáng, Lãng mạn và Mác-xít Pháp (J.J. Rousseau, V. Hugo, J. Vallès, H. Barbusse, R. Rolland). Thiếu Sơn cũng đã từng ca ngợi Kép tư bền của Nguyễn Công Hoan và phương pháp tả thực - bước đầu của phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa; cũng là người từng có bài Văn học bình dân rất tiến bộ: “Thanh niên không muốn cái hạng người đông hơn hết, hữu ích hơn hết, lại là hạng người bị bạc đãi, bị bỏ quên, trong lúc những kẻ khác được thảnh thơi sung sướng mà ca hát cái cảnh đời ung dung của họ. Nhân đó mà nổi lên phong trào bình dân, cùng với những cái đi liền với nó là chủ nghĩa bình dân và văn học bình dân”(3). Nhưng mặt khác, Thiếu Sơn, trong một số bài báo đã tự xem bản thân nghệ thuật có một sức mạnh riêng, không cần phải đề cập đến “vị nhân sinh” hay nghệ thuật “cải tạo xã hội”: “Nếu trong thiên hạ còn nhiều người biết yêu mến nghệ thuật, nhờ thưởng thức những công trình của chúng tôi mà quên được những nỗi nhỏ nhen, ti tiện ở cõi đời, để sống chung với chúng tôi trong một cảnh thế giới đẹp đẽ hơn, cao thượng hơn, thì chúng tôi há lại chẳng có công với xã hội loài người đấy ư...
- Quan niệm đó của Thiếu Sơn cũng là quan niệm của Hoài Thanh và một số nhà văn tiến bộ đương thời. Đề cao tính khách quan của nghệ thuật, rằng cái đẹp nào của nghệ thuật cũng nhằm nâng cao tâm hồn con người, hướng con người đến chân - thiện - mỹ và xa lánh những cái tầm thường xấu xa. Nhưng vào thời điểm giữa những năm ba mươi, khi cách mạng lợi dụng văn đàn công khai (sau khi chính phủ bình dân lên cầm quyền ở Pháp) để truyền bá tư tưởng mác-xít, vấn đề dấn thân của nhà văn và văn chương phục vụ nhân sinh, phụng sự tổ quốc phải được nêu lên mạnh mẽ. Không thể chỉ nói đến cái đẹp tách rời ý thức dân tộc trước mắt. Mọi lĩnh vực của đời sống đều hướng vào mục tiêu giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội, nghệ thuật không thể có ngoại lệ. Đó là mục tiêu tranh luận của chiến sĩ văn hoá Hải Triều. Hơn nữa, một số nhà văn khác cùng thuộc nhóm Thiếu Sơn, tuy không loại trừ nghệ thuật có thể đề cập các vấn đề xã hội, nhưng xem phần tư tưởng chỉ là điểm phụ, mà “lòng người mới là chân lý của nghệ thuật”. Cũng có nhà văn, về phương diện tác phẩm, có nhiều mặt đáng khích lệ vì nghiêng lòng đến lớp người nghèo khổ, nhưng về mặt ngôn luận trên báo chí, do ngộ nhận, lại cho rằng chủ nghĩa cộng sản là “lai căng”, làm mất đi vẻ đẹp dân tộc! (Lan Khai). Những quan niệm như thế đã làm rối ren thêm cuộc đấu tranh cho cái đẹp chân chính của nghệ thuật, lắm khi còn phức tạp hơn cả luận điểm “tinh thần có trước vật chất có sau”. Hải Triều am hiểu văn chương, thấy được đặc điểm nghệ sĩ và nghệ thuật; đồng thời kiên quyết đấu tranh cho quan điểm nghệ thuật tiến bộ theo hệ tư tưởng mác-xít và chủ trương của Đảng lúc bấy giờ. Ông chỉ ra nguồn gốc lao động đẻ ra nghệ thuật, rằng nghệ thuật thuộc thượng tầng kiến trúc, là sản phẩm xã hội, dù muốn hay không nó vẫn mang theo đặc điểm dân tộc và thời đại sản sinh ra nó. Ngay từ năm 1933, sống trong lòng cuộc đấu tranh cho nghệ thuật vị nhân sinh, vì hệ ý thức mới của một nền văn hoá tiến bộ và lành mạnh, Hải Triều đã hết sức đề cao tự do sáng tạo nghệ thuật. Trong một bài viết về tác phẩmLầm than của Lan Khai, ông nói: “Bao giờ và ở chỗ nào cũng thế, nhà văn cần phải có tự do mới có thể sáng tạo được những công trình bất hủ. Gạch ra một con đường buộc họ phải theo là một sự điên cuồng. Mặc dầu họ có gây dựng một tác phẩm đúng như cái khuôn khổ đã định, thì tác phẩm ấy phần nhiều cũng có vẻ ngượng nghịu, cơ giới, không chút gì sinh sắc”(4). Tinh thần đổi mới tư duy về nghệ thuật hiện nay, dù phát triển đến đâu thì quan
- niệm về sáng tạo nghệ thuật trên đây vẫn sống mãi với một nền văn hoá, nghệ thuật vì nhân dân. Chẳng những thế, Hải Triều còn nhận định khác hẳn với các cuộc tranh luận trước đây và cả sau này về tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Ông không chống lại quan niệm “quốc hồn quốc túy” của Truyện Kiều, cũng không nghĩ đến sau này nhiều nhà nghiên cứu đã cố gò ép Nguyễn Du vào con đường “phản ánh hiện thực” một cách máy móc. Khá là chính xác khi ông nhận định một cách khách quan rằng “Nguyễn Du khóc thương thân thế của Thuý Kiều ở Trung Quốc, chẳng qua là để giải tỏ cái thân éo le của mình cùng bao nhiêu nỗi đắng cay trong thời Hậu Lê. Chúng ta nhớ rằng, Nguyễn Du ra làm quan với triều Nguyễn là điều bất đắc dĩ, vì cha ông là người được ăn lộc nhà Lê, ông không nỡ làm điều thất tín theo quan niệm Nho gia: tôi trung không thờ hai vua. Hiện thực ở đây là nỗi lòng trắc ẩn trong một con người tương ứng với cái éo le của một tài sắc vẹn toàn: vì gặp cơn bĩ của vận nhà phải chịu cảnh đầy đoạ tấm thân. Ngày nay, đọc lại những bài viết về hệ tư tưởng và văn hoá- nghệ thuật của Hải Triều cách đây trên 60 năm, nhất là những bài trong tranh luận học thuật trước và trong thời kỳ Mặt trận dân chủ 1936-1939, chúng ta vẫn còn thấy sức sống mang tính dân tộc và thời đại của nó. Cách mạng Việt Nam đã bao lần sang trang, chuyển giai đoạn và biến cố trên thế giới đã xảy ra dồn dập, một số bài viết trên đây tuy không còn phù hợp, nhưng tinh thần biện chứng khoa học và giá trị nền tảng của văn hóa, nghệ thuật cách mạng mà Hải Triều đã đề cập, vẫn được chúng ta gìn giữ và phát triển theo qui luật tiến hóa. Cùng với thời Hải Triều, một số trí thức có xu hướng mác-xít cũng có nhiều bài báo hoặc chuyên khảo ngắn giới thiệu Mác, Engels, Lênin và chủ nghĩa duy vật biện chứng, như Bùi Công Trừng, Trần Hữu Độ, Phạm Văn Điều, Hoàng Văn Dân, Phan Văn Hùm... Hàng loạt tờ báo tiếng Pháp, tiếng Việt, như Le travail (Lao động), Notre voix (Tiếng nói chúng tôi), Hồn trẻ, Bạn dân, Nhành lúa, v.v... đặc biệt là các tờ báo do Đảng lãnh đạo như Dân chúng và Tin tức, đều trực tiếp hoặc gián tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và động viên tinh thần cách mạng của quần chúng. Song phải thấy rằng, Hải Triều là người đã khởi xướng và gây ấn tượng mạnh mẽ nhất trong lòng bạn đọc, bởi ông trực tiếp đương đầu tranh luận với các “chiến tướng văn hóa” về tư tưởng và nghệ thuật và đã chiến thắng vang dội qua lập luận sắc sảo, trên cơ sở thực tiễn và biện chứng khoa học.
- Cái lệch lạc, cũ kỹ của một khuynh hướng văn hóa lỗi thời nhất định phải nhường bước cho một khuynh hướng tiến bộ hình thành, theo qui luật tiến hóa
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn