intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhồi máu mạc nối lớn nguyên phát

Chia sẻ: Ro Ong Kloi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

78
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bài viết trình bày về nhồi máu nguyên phát một phần mạc nối lớn, nêu kết quả bước đầu trong chẩn đoán và xử trí nhồi máu nguyên phát một phần mạc nối lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhồi máu nguyên phát một phần mạc nối lớn vẫn còn là thách thức vì những dấu hiệu và triệu chứng không đặc hiệu và được xem như là một trong những chẩn đoán phân biệt của bệnh nhân đau hố chậu phải.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhồi máu mạc nối lớn nguyên phát

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> NHỒI MÁU MẠC NỐI LỚN NGUYÊN PHÁT <br /> Nguyễn Thanh Phong* <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Mở đầu: Nhồi máu nguyên phát một phần mạc nối lớn là nguyên nhân ít gặp ở bệnh nhân đau bụng cấp. <br /> Cho đến nay vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân, bệnh có biểu hiện lâm sàng giống như  viêm ruột thừa cấp và <br /> thường chỉ xác định được khi mổ.  <br /> Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm nêu kết quả bước đầu trong chẩn đoán và xử trí nhồi máu nguyên phát một <br /> phần mạc nối lớn. <br /> Đối  tượng‐  Phương  pháp: Hồi cứu các trường hợp nhồi máu nguyên phát một phần mạc nối lớn được <br /> điều trị tại khoa cấp cứu bệnh viện Bình Dân từ tháng 1/2010 đến tháng 8/2013. <br /> Kết quả: Có 16 bệnh nhân bao gồm 10 nữ và 6 nam, tuổi trung bình 45 (thay đổi từ 22 đến 70 tuổi). Biểu <br /> hiện lâm sàng gồm: đau hố chậu phải 8 (50%) trường hợp, hạ sườn phải 4 (25%) trường hợp, nửa bụng phải 3 <br /> (18,8%) trường hợp, quanh rốn 1 (6,2%) trường hợp, phản ứng thành bụng 14 (87,5%) trường hợp. Về cận lâm <br /> sàng, 68,8% trường hợp có bạch cầu tăng trên 10000/mm3. Siêu âm bụng kết luận được ở 4 (25%) trường hợp, <br /> trong khi CT scan bụng được thực hiện ở 7 trường hợp nhưng chỉ cho chẩn đoán chính xác được 42,8%. Có 14 <br /> (87,5%) trường hợp được mổ nội soi, 2 (12,5%) trường hợp mổ mở. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình 4,6 <br /> ngày. Có 1 (6,2%) trường hợp có biến chứng viêm hô hấp hậu phẫu ở bệnh nhân nữ 70 tuổi, không có tử vong. <br /> Kết luận: Nhồi máu nguyên phát một phần mạc nối lớn vẫn còn là thách thức vì những dấu hiệu và triệu <br /> chứng không đặc hiệu và được xem như là một trong những chẩn đoán phân biệt của bệnh nhân đau hố chậu <br /> phải. Vì thế, kiểm tra mạc nối lớn nên là động tác thường qui trong lúc mổ khi mà những nguyên nhân thường <br /> gặp của đau bụng cấp không tìm thấy. <br /> Từ khóa: nhồi máu mạc nối lớn, nguyên phát, đau hố chậu phải <br /> <br /> ABSTRACT <br /> INITIAL RESULTS IN TREATMENT PRIMARY SEGMENTAL INFARCTION <br />  OF GREATER OMENTUM <br /> Nguyen Thanh Phong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 369 ‐ 374 <br /> Background:  Primary right segmental infarction of the greater omentum is an uncommon cause of acute <br /> abdominal pain. The aetiology has been still unclear, the symptoms mimick acute appendicitis and can usually <br /> only be established during surgery. <br /> The  aim  of  the  study:  We  report  our  initial  results  in  diagnosis  and  treatment  primary  segmental <br /> infarction of the greater omentum. <br /> Methods: Having retrospectively studied of primary segmental infarction of the greater omentum treated at <br /> Binh Dan hospital from January 2010 to August 2013. <br /> Results: There were 16 patients including 10 females and 6 males with the mean age of 45 years (range 22 <br /> to 70 years). Clinical manifestations were included: right lower quadrant pain 8 (50%), right upper quadrant <br /> pain 4 (25%), right abdominal pain 3 (18.8%) and periumbilicus 1 (6.2%), abdominal tenderness 14 (87.5%). In <br /> paraclinical datas, WBC above 10000/mm3 was noticed in 68.8% of cases. Abdominal ultrasound was conclusive <br /> * Đại học Y Dược TPHCM <br /> Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thanh Phong  ĐT: 0903643310 <br /> <br /> Ngoại Tổng Quát <br /> <br /> Email: phongy89@yahoo.com <br /> <br /> 369<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> in 25%, while CT scan was done in 7 patients but correct diagnosis was obtained in only 3 patients (42.8%). 14 <br /> (87.5%)  patients  were  suffered  from  laparoscopic  surgery  and  2  (12.5%)  open  surgery.  There  was  1  (6.2%) <br /> postoperative pneumonitis in 70 year‐old female and have been no death.  <br /> Conclusion:  primary  segmental  infarction  of  the  greater  omentum  is  still  a  challenge  because  of  its <br /> nonspecific symptoms and signs, and should be included in the differential diagnosis of any patient with right <br /> lower quadrant pain. Therefore, inspection of the omentum should be a routine part of exploration when a more <br /> common cause of acute abdominal pain is not readily apparent at operation. <br /> Key words: infarction of the greater omentum, right lower quarand pain. <br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ  <br /> Nhồi máu mạc nối lớn là nguyên nhân hiếm <br /> gặp  của  đau  bụng  cấp  được  mô  tả  lần  đầu  bởi <br /> Bush(2), kể từ đó đã có 160 trường hợp được báo <br /> cáo trong y văn(11). Vào 1972, Schnur(9) chẩn đoán <br /> phân  biệt  giữa  nhồi  máu  vô  căn  nguyên  phát <br /> của mạc nối lớn với loại thứ phát là xoắn, viêm <br /> tắc  hay  thuyên  tắc  mạch.  Cho  đến  nay  nguyên <br /> nhân và sinh bệnh học của loại nguyên phát còn <br /> chưa được xác định chính xác. <br /> <br /> Mục tiêu nghiên Cứu <br /> Nhằm  nêu  kinh  nghiệm  bước  đầu  trong <br /> chẩn đoán và xử trí nhồi máu nguyên phát một <br /> phần mạc nối lớn. <br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> Đối tượng nghiên cứu <br /> Nghiên cứu hồi cứu 16 trường hợp nhồi máu <br /> nguyên phát một phần mạc nối lớn được  phẫu <br /> thuật  tại  khoa  cấp  cứu  bệnh  viện  Bình  Dân  từ <br /> tháng 1/2010 đến 8/2013. <br /> Các dữ kiện thu thập bao gồm: tuổi, giới, chỉ <br /> số  khối  cơ  thể  (BMI),  thời  gian  đau  bụng,  thời <br /> gian kể  từ  khi  khởi  phát  đau  bụng  đến  lúc  can <br /> thiệp  phẫu  thuật,  công  thức  bạch  cầu,  Hb,  siêu <br /> âm  bụng,  CTscan  bụng,  chẩn  đoán  trước  sau <br /> mổ, xử trí, tai biến biến chứng. <br /> Chỉ số BMI từ 18‐25 là bình thường, trên 25 <br /> là quá cân, trên 30 là béo phì. <br /> Các số liệu được phân tích thống kê dựa vào <br /> phần mềm SPSS 16.  <br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu <br /> Hồi cứu mô tả hàng loạt ca. <br /> <br /> KẾT QUẢ  <br /> 370<br /> <br /> Có  10  nữ  và  6  nam,  trung  bình  là  45  tuổi <br /> (22‐70),  tất  cả  mạc  nối  lớn  cắt  đi  sau  mổ  đều <br /> được gửi giải phẫu bệnh.  <br /> <br /> Chỉ số khối cơ thể (BMI) <br /> BMI trung bình: 23, BMI thấp nhất: 20, BMI <br /> cao nhất: 33. <br /> Đa  số  bệnh  nhân  là  thừa  cân  và  béo  phì <br /> (87,5%) trường hợp. <br /> <br /> Triệu chứng lâm sàng <br /> Bảng 1. Thời gian đau bụng <br /> 7 ngày<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> 1<br /> 14<br /> 1<br /> <br /> Tỉ lệ %<br /> 6,2<br /> 87,5<br /> 6,2<br /> <br /> Thời  gian  đau  bụng  trung  bình  là  4,1  ngày, <br /> ngắn nhất là 1 ngày lâu nhất là 14 ngày. <br /> Đa số bệnh nhân nhập viện vì đau bụng cấp <br /> 15 (93,8%) trường hợp. <br /> Bảng 2. Vị trí đau  <br /> Vị trí đau<br /> Hố chậu phải<br /> Hạ sườn phải<br /> Nửa bụng phải<br /> Quanh rốn<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> 8<br /> 4<br /> 3<br /> 1<br /> <br /> Tỉ lệ %<br /> 50<br /> 25<br /> 18,8<br /> 6,2<br /> <br /> Đau vùng bụng phải chiếm đa số 93,8%. <br /> Bảng 3. Đặc điểm lâm sàng <br /> Số bệnh nhân<br /> 14<br /> 4<br /> 14<br /> <br /> Đau bụng<br /> Sốt<br /> Phản ứng thành bụng<br /> <br /> Tỉ lệ %<br /> 87,5<br /> 25<br /> 87,5<br /> <br /> Bảng 4. Đặc điểm cận lâm sàng <br /> Bạch cầu >10000mm3<br /> Hb>15g/l<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> 11<br /> 8<br /> <br /> Tỉ lệ %<br /> 68,8<br /> 50<br /> <br /> Bảng 5. Kết quả siêu âm bụng <br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br /> Số bệnh nhân Tỉ lệ %<br /> <br /> Không bất thường <br /> Theo dõi viêm ruột thừa <br /> Sỏi túi mật <br /> Nhồi máu mạc nối lớn <br /> Sưng  nề  mạc  nối  hố  chậu <br /> phải <br /> Viêm mô mạc treo dưới gan <br /> Thâm  nhiễm  mô  mạc  treo <br /> đại tràng P <br /> Thoát vị rốn <br /> Các quai ruột chướng hơi <br /> <br /> 37,5<br /> 12,5<br /> 12,5<br /> 6,2<br /> 6,2<br /> <br /> 1 <br /> 1 <br /> <br /> 6,2<br /> 6,2<br /> <br /> BÀN LUẬN  <br /> <br /> 1 <br /> 1 <br /> <br /> 6,2<br /> 6,2<br /> <br /> Nhồi máu 1 phần mạc nối lớn đã được mô tả <br /> cách  nay  hơn  trăm  năm.  Theo  Grattan(5)  nhồi <br /> máu mạc nối lớn là nguyên nhân hiếm gặp đau <br /> bụng  cấp  của  trẻ  em,  hơn  85%  những  trường <br /> hợp  được  báo  cáo  trong  y  văn  xảy  ra  ở  người <br /> trưởng  thành(4).  Phần  lớn  bệnh  nhân  đau  hố <br /> chậu  phải  (90%),  nam  nhiều  hơn  nữ  (tỷ  lệ  2:1), <br /> thường xảy ra ở những người 40‐50 tuổi. <br /> <br /> Bảng 6. Chẩn đoán trước mổ <br /> Số bệnh nhân<br /> 9<br /> 2<br /> 1<br /> 4<br /> <br /> Tỉ lệ %<br /> 56,2<br /> 12,5<br /> 6,2<br /> 25<br /> <br /> Bảng 7. Vị trí mạc nối lớn bị nhồi máu <br /> Hố chậu phải<br /> Hạ sườn phải<br /> Bên phải<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> 8<br /> 7<br /> 1<br /> <br /> Tỉ lệ %<br /> 50<br /> 43,8<br /> 6,2<br /> <br /> Tất cả mạc nối lớn bị nhồi máu đều ở bên phải. <br /> Bảng 8. Phương pháp mổ <br /> PTNS cắt mạc nối lớn<br /> Mổ mở cắt mạc nối lớn<br /> PTNS cắt mạc nối lớn+<br /> cắt ruột thừa<br /> PTNS cắt mạc nối lớn+<br /> cắt túi mật<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> 5<br /> 2<br /> 7<br /> <br /> Tỉ lệ %<br /> 31,2<br /> 12,5<br /> 43,8<br /> <br /> 2<br /> <br /> 12,5<br /> <br /> Bảng 9. Kết quả giải phẫu bệnh <br /> Nhồi máu<br /> Viêm bán cấp<br /> Viêm cấp hoại tử<br /> Viêm cấp /xơ hoá<br /> Viêm hoại tử<br /> <br /> Ngoại Tổng Quát <br /> <br /> Thời  gian  nằm  viện  sau  mổ  trung  bình  4,6 <br /> ngày ngắn nhất là 1 ngày lâu nhất là 18 ngày. <br /> <br /> 6 <br /> 2 <br /> 2 <br /> 1 <br /> 1 <br /> <br /> Chúng tôi thực hiện chụp cắt  lớp  điện  toán <br /> (computed  tomography)  ở  7  bệnh  nhân.  Trong <br /> đó,  chẩn  đoán  đúng  nguyên  nhân  ở  3  (42,8%) <br /> trường hợp, 2 (28,6%) trường hợp viêm bờm mỡ, <br /> 1 (14,3%) trường hợp cho chẩn đoán bướu manh <br /> tràng  và  1  (14,3%)  trường  hợp  được  trả  lời  kết <br /> quả bình thường. <br /> <br /> Viêm ruột thừa<br /> Viêm túi mật<br /> Bướu manh tràng<br /> Nhồi máu mạc nối lớn<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> 9<br /> 3<br /> 2<br /> 1<br /> 1<br /> <br /> Tỉ lệ %<br /> 56,2<br /> 18,8<br /> 12,5<br /> 6,2<br /> 6,2<br /> <br /> Tai biến‐ biến chứng: 1 (6,2%) trường hợp có <br /> biến chứng viêm hô hấp hậu phẫu ở bệnh nhân <br /> nữ 70 tuổi điều trị nội ổn định xuất viện, không <br /> có tử vong. <br /> <br /> Dịch tễ học <br /> <br /> Trong nghiên cứu này tuổi trung bình là 45 <br /> gần giống với các nghiên cứu khác. Tỉ lệ nam/nữ <br /> = 3:5. Đau vùng bụng phải chiếm đa số (93,8%). <br /> <br /> Cơ chế <br /> Nhồi  máu  1  phần  mạc  nối  lớn  là  nguyên <br /> nhân hiếm gặp của đau bụng cấp vùng hố chậu <br /> phải.  Cho  đến  nay  vẫn  không  xác  định  được <br /> nguyên  nhân  và  tại  sao  bên  phải  mạc  nối  lớn <br /> thường bị hơn.  <br /> Nhiều tác giả cho rằng chính sự bất thường <br /> bẩm sinh mạch máu cung cấp cho phần mạc nối <br /> lớn  dưới  bên  phải  nên  dễ  gây  nhồi  máu(4), <br /> nghiên  cứu  khác  cho  rằng  do  sự  khác  biệt  về <br /> nguồn  gốc  phôi  thai  nên  mạch  máu  vùng  bờ <br /> phải mạc nối lớn nhỏ và mong manh hơn nên dễ <br /> bị kéo dài và tắc nghẽn hơn(11). <br /> Scobie(10)  cũng  cho  rằng  thiếu  máu  động <br /> mạch  tạng  cũng  là  1  yếu  tố  chính,  bệnh  nhân <br /> trong nghiên cứu của ông bị nhồi máu mạc nối <br /> lớn khi chạy marathon, nhiều mạch máu ở vùng <br /> bờ  phải  mạc  nối  lớn  ở  người  béo  phì,  chấn <br /> thương bụng kín, ăn quá nhiều, tình trạng tăng <br /> đông  máu,  ho  hay  thay  đổi  tư  thế  đột  ngột  là <br /> những  yếu  tố  thuận  lợi(7).  Ngoài  ra  do  ứ  huyết <br /> tĩnh  mạch  sau  bữa  ăn  thịnh  soạn  hay  sự  kéo <br /> căng tĩnh mạch  mạc  nối  do  mạc  nối  lớn  quá  to <br /> <br /> 371<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> cũng là yếu tố thuận lợi. <br /> Những giả thuyết này phần nào giải thích <br /> lí do tại sao bệnh này thường xảy ra ở bờ phải <br /> của  mạc  nối  lớn  (100%  trong  nghiên  cứu  của <br /> chúng tôi). <br /> Nhồi máu 1 phần mạc nối lớn chiếm 0,1% <br /> những  trường  hợp  phẫu  thuật  bụng  vì  đau <br /> bụng  cấp(7),  nhiều  yếu  tố  thuận  lợi  bao  gồm: <br /> chấn  thương,  tập  thể  thao  quá  mức  hay  dùng <br /> thuốc  nhuận  trường,  phẫu  thuật  bụng  gần <br /> đây,  sung  huyết  mạch  máu  sau  bữa  ăn,  tăng <br /> áp  lực  ổ  bụng  đột  ngột,  và  tình  trạng  tăng <br /> đông(3), đặc biệt là tình trạng béo  phì,  béo  phì <br /> làm  tăng  quá  mức  lượng  mỡ  trong  mạc  nối <br /> lớn, tăng lắng đọng mỡ trong mạch máu cung <br /> cấp  cho  mạc  nối  quá  dày.  Đa  số  bệnh  nhân <br /> trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  có  yếu  tố <br /> thuận lợi là thừa cân và béo phì (87,5%). <br /> <br /> Tần suất <br /> Nhồi  máu  mạc  nối  lớn  đôi  khi  là  vô  căn <br /> nhưng  thường  kết  hợp  với  xoắn  mạc  nối  là <br /> nguyên  nhân  hiếm  gặp  của  đau  bụng  cấp  tại <br /> bệnh viện, có khoảng 0,1% bệnh nhân được mổ <br /> với chẩn đoán là viêm ruột thừa cấp nhưng khi <br /> mổ  phát  hiện  nhồi  máu  mạc  nối  lớn  do  xoắn. <br /> Chúng  tôi  có  9(56,2%)  trường  hợp  chẩn  đoán <br /> trước mổ  là  viêm  ruột  thừa  cấp  khi  mổ  là  nhồi <br /> máu mạc nối lớn cho thấy bệnh có biểu hiện lâm <br /> sàng  giống  như  viêm  ruột  thừa  cấp  và  thường <br /> chỉ xác định được khi mổ. <br /> <br /> Chẩn đoán <br /> Biểu hiện lâm sàng nhồi máu 1 phần mạc nối <br /> lớn thì không đặc hiệu, bệnh nhân có tổng trạng <br /> tốt,  biểu  hiện  đau  bụng  cấp  hay  bán  cấp,  triệu <br /> chứng  đường  tiêu  hoá  như  buồn  nôn,  nôn  ói, <br /> chán  ăn,  tiêu  chảy  thì  ít  gặp.  Thân  nhiệt  bình <br /> thường hay tăng nhẹ.  <br /> Trong nghiên cứu này đa số bệnh nhân nhập <br /> viện  vì  đau  bụng  cấp  15  (93,8%)  trường  hợp, <br /> thời gian đau bụng trong vòng 7 ngày, chỉ có 1 <br /> (6,2%) trường hợp đau bụng kéo dài hơn 7 ngày. <br /> Khám  thực  thể  thì  không  đặc  hiệu  nhưng <br /> thường  có  phản  ứng  thành  bụng  ở  nửa  bụng <br /> <br /> 372<br /> <br /> phải  chủ  yếu  là  hố  chậu  phải,  thân  nhiệt  bình <br /> thường hay tăng nhẹ, trong đa số trường hợp có <br /> tăng  số  lượng  bạch  cầu.  Phản  ứng  thành  bụng <br /> khu  trú  nửa  bụng  phải,  công  thức  bạch  cầu  và <br /> CRP  có  thể  tăng.  Điều  này  cũng  phù  hợp  với <br /> nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  hầu  hết  bệnh  nhân <br /> khi khám đều có dấu hiệu phản ứng thành bụng <br /> (87,5%), chỉ có 25% bệnh nhân có sốt và bạch cầu <br /> tăng trong 68,8% trường hợp.  <br /> Vì vậy nhồi máu 1 phần mạc nối lớn thì khó <br /> phân biệt về lâm sàng với các bệnh bụng ngoại <br /> khoa thường gặp như: viêm ruột thừa, viêm túi <br /> mật, viêm túi thừa, viêm manh tràng. <br /> Các chẩn đoán hình ảnh là quan trọng trong <br /> chẩn  đoán  và  thiết  lập  kế  hoạch  điều  trị  thích <br /> hợp  nhất  cho  bệnh  nhân,  siêu  âm  hay  CTscan <br /> bụng là phương tiện chẩn đoán tin cậy(8). <br /> Theo  Puylaert(8)  siêu  âm  giúp  loại  trừ  viêm <br /> túi mật và trên siêu âm có hình ảnh sang thương <br /> đặc hình ovan hay hình bánh tăng âm đáng kể, <br /> ấn không xẹp tương ứng với điểm đau nhiều khi <br /> khám  nằm  quanh  rốn  hay  trước  bên  đại  tràng <br /> phải. Siêu âm doppler cho thấy hình ảnh mạch <br /> máu  trong  khối  này  và  tăng  mạch  máu  xung <br /> quanh.Trong nghiên cứu của chúng tôi siêu âm <br /> chỉ  phát  hiện  được  1  (6,2%)  trường  hợp  nhồi <br /> máu  mạc  treo  và  3(18,8%)  trường  hợp  có  hình <br /> ảnh  gợi  ý  thương  tổn  của  mạc  nối  lớn.  Vì  vậy, <br /> siêu âm bụng mặc dù theo y văn không đuợc coi <br /> là phương tiện chẩn đoán nhồi máu mạc nối lớn <br /> nhưng chúng tôi vẫn xem đó là 1 phương tiện có <br /> thể  áp  dụng  tại  các  bệnh  viện  vì  trong  nghiên <br /> cứu  của  chúng  tôi  siêu  âm  giúp  chẩn  đoán  tới <br /> 25% trường hợp. <br /> CTscan  bụng  có  vai  trò  quan  trọng  trong <br /> chẩn  đoán  nhồi  máu  mạc  nối  lớn,  giúp  chẩn <br /> đoán phân biệt với viêm ruột thừa, viêm túi mật, <br /> viêm  túi  thừa  manh  tràng.  Trên  CTscan  bụng, <br /> sang thương có giới hạn rõ với hình ảnh mô mỡ <br /> lan  giữa  các  vệt  tăng  mật  độ.  Sang  thương <br /> thường ở vị trí trước bên thành bụng phải, giữa <br /> thành bụng và đại tràng phải ở ngang hay trên <br /> rốn.  Chẩn  đoán  phân  biệt  với  viêm  ruột  thừa <br /> cấp, viêm túi thừa hay bệnh Crohn mà hầu như <br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br /> luôn luôn hiện diện là có dấu hiệu xoá mờ khu <br /> trú thành ruột. Trong nghiên cứu của chúng tôi <br /> có  7  trường  hợp  được  thực  hiện  CTscan  bụng, <br /> chẩn  đoán  đúng  nguyên  nhân  ở  3  (42,8%) <br /> trường hợp, 2 (28,6%) trường hợp viêm bờm mỡ, <br /> 1 (14,3%) trường hợp cho chẩn đoán bướu manh <br /> tràng  và  1  (14,3%)  trường  hợp  được  trả  lời  kết <br /> quả bình thường. <br /> Để chẩn đoán xác định nhiều tác giả đề nghị <br /> nội soi ổ bụng chẩn đoán và kết hợp điều trị. <br /> Về  mặt  mô  học  nhồi  máu  mạc  nối  lớn  có <br /> nhiều  hình  ảnh  khác  nhau  tuỳ  theo  thời  gian, <br /> đầu tiên là sung huyết với hoại tử mỡ, kế đến là <br /> thâm  nhiễm  lympho  và  mô  bào  cuối  cùng  là <br /> nguyên  bào  sợi  dẫn  tới  xơ  hoá  và  tạo  sẹo. <br /> Nghiên cứu của chúng tôi đa số là viêm cấp, chỉ <br /> có 1 trường hợp là viêm cấp ‐ xơ hoá trên bệnh <br /> nhân đau bụng kéo dài trên 7 ngày. <br /> <br /> Điều trị <br /> Nhồi máu 1 phần mạc nối lớn có thể điều trị <br /> bảo tồn hay phẫu thuật và vẫn còn nhiều tranh <br /> cãi  về  cách  điều  trị  đúng,  nhiều  tác  giả  ủng  hộ <br /> phẫu  thuật  vì  sẽ  giúp  làm  giảm  thời  gian  nằm <br /> viện và cải thiện triệu chứng đau của bệnh nhân <br /> nhanh hơn, hơn nữa phẫu thuật cũng có ít nguy <br /> cơ  có  biến  chứng  như  áp  xe,  dính  hay  nhiễm <br /> trùng.  Tỉ  lệ  biến  chứng  trong  nghiên  cứu  của <br /> chúng tôi là 6,2%, không có tử  vong.  Thời  gian <br /> nằm viện sau mổ trung bình 4,6 ngày. <br /> Phẫu  thuật  thám  sát  bụng  trong  những <br /> trường hợp chẩn đoán hình ảnh không rõ ràng, <br /> hay tình trạng lâm sàng của bệnh nhân xấu hơn.  <br /> Nếu  có  chỉ  định  phẫu  thuật  thì  nên  phẫu <br /> thuật nội soi vì sẽ giúp chẩn đoán và cả điều trị <br /> và có tỉ lệ biến chứng thấp(4).  <br /> Khi  chẩn  đoán  trước  mổ  không  rõ  ở  bệnh <br /> nhân đau hố chậu phải thì nội soi ổ bụng thám <br /> sát  là  phương  pháp  thích  hợp  và  tiện  lợi  trong <br /> việc quan sát toàn bộ ổ bụng giúp chẩn đoán xác <br /> định và điều trị. Phẫu thuật nội soi cắt bỏ mảng <br /> mạc  nối  bị  nhồi  máu  thì  ít  biến  chứng  và  rút <br /> ngắn thời gian hồi phục của bệnh nhân. <br /> Nếu không phát hiện bất cứ tạng nào trong ổ <br /> <br /> Ngoại Tổng Quát <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> bụng bị thương tổn mà lại có thanh dịch trong ổ <br /> bụng  thì  nên  kiểm  tra  mạc  nối  lớn  có  bị  nhồi <br /> máu không. <br /> Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  thì  tất  cả  những <br /> trường hợp nhồi máu mạc nối lớn đều can thiệp <br /> phẫu thuật. Có 14 (87,5%) trường hợp được mổ <br /> nội  soi,  2  (12,5%)  trường  hợp  mổ  mở.  Tất  cả <br /> mảng mạc nối lớn bị nhồi máu đều được cắt bỏ, <br /> có  7  (43,8%)  trường  hợp  cắt  ruột  thừa  và  2 <br /> (12,5%) trường hợp cắt túi mật kèm theo. <br /> Một số nghiên cứu khác cho rằng không nên <br /> phẫu thuật không cần thiết vì đây là bệnh tự giới <br /> hạn và hết triệu chứng sau 2 tuần. Mặt khác khi <br /> trên  CTscan  chẩn  đoán  xác  định  là  nhồi  máu <br /> mạc  nối  lớn  thì  có  thể  điều  trị  bảo  tồn  tránh <br /> được cuộc mổ là nguyên nhân tiềm ẩn dính ruột <br /> sau mổ về sau(8). Chúng tôi có 4 trường hợp nhồi <br /> máu  mạc  nối  lớn  được  chẩn  đoán  trước  mổ  và <br /> được  mổ  vì  bệnh  nhân  đau  nhiều.  Không  có <br /> trường hợp nào điều trị bảo tồn. Chúng tôi cũng <br /> đồng  ý  với  quan  điểm  của  Lardies(7)  và <br /> Tolenaar(11)  là  chỉ  định  phẫu  thuật  khi:  đau  dữ <br /> dội, kháng trị và triệu chứng lâm sàng xấu hơn.  <br /> Tai  biến‐  biến  chứng:  phẫu  thuật  cắt  bỏ <br /> mảng  mạc  nối  lớn  bị  nhồi  máu  qua  nội  soi  ổ <br /> bụng hay mổ mở thì an toàn và hiệu quả có tỉ lệ <br /> biến  chứng  thấp.  Với  sự  áp  dụng  ngày  càng <br /> nhiều phẫu thuật ít xâm hại, ngày càng có nhiều <br /> ca  được  chẩn  đoán  và  điều  trị.  Chúng  tôi  có  1 <br /> (6,2%)  trường  hợp  có  biến  chứng  viêm  hô  hấp <br /> hậu phẫu ở bệnh nhân nữ 70 tuổi điều trị nội ổn <br /> định xuất viện, không có tử vong. <br /> Phẫu thuật cắt bỏ mạc nối lớn hoại tử là điều <br /> trị  thường  dùng  khi  không  chẩn  đoán  được <br /> trước  mổ.  Cho  đến  nay  vẫn  chưa  có  phác  đồ <br /> chuẩn điều trị nhồi máu 1 phần mạc nối lớn vì <br /> vậy phần lớn trường hợp nhồi máu 1 phần mạc <br /> nối  lớn  đều  được  phẫu  thuật  nhưng  chúng  tôi <br /> tin rằng điều trị bảo tồn sẽ ngày càng chiếm ưu <br /> thế  nhờ  vào  các  phương  tiện  chẩn  đoán  hình <br /> ảnh  hiện  đại  giúp  loại  trừ  bệnh  lý  bụng  ngoại <br /> khoa khác. <br /> <br /> KẾT LUẬN  <br /> <br /> 373<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0