Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NHỒI MÁU MẠC TREO KHÔNG DO TẮC NGHẼN:<br />
MỘT TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG<br />
Nguyễn Tuấn*, Nguyễn Tấn Cường**, Võ Tấn Long**, Nguyễn Minh Hải***, Nguyễn Văn Hải**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tác giả báo cáo 1 trường hợp nhồi máu mạc treo không do tắc nghẽn. Bệnh nhân nữ, 73 tuổi, vào viện vì đau bụng cấp<br />
sau mổ gãy xương chày trái. Bệnh nhân được chẩn đóan thủng tạng rộng và được mổ khâu lỗ thủng. Tình trạng hậu phẫu<br />
tiếp tục xấu với tụt huyết áp. Vào ngày hậu phẫu thứ 7, bệnh nhân có dấu hiệu họai tử ruột nên được mổ lại. Khi mổ thấy<br />
họai tử gần tòan bộ ruột non và đại tràng phải. Cắt phần ruột họai tử, bệnh nhân tử vong 4 ngày sau. Tác giả ôn lại Y văn về<br />
vhẩn đóan và điều trị bệnh này.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
NONOCCUSIVE MESENTERIC ISCHEMIA: REPORT 1 CASE<br />
Nguyen Tuan, Nguyen Tan Cuong, Vo Tan Long, Nguyen Minh Hai, Nguyen Van Hai<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 229 - 232<br />
Authors reported a case of nonocclusive mesenteric ischemia. A 73 year-old female admitted because of acute abdomen<br />
after surgical treatment for left tibia fracture. She was diagnosed of having perforated peptic ulcer and was operated to close<br />
perforation. Her postoperative period was complicated with persistent shock. On the 7thpostop day, she had signs of bowel<br />
gangrene so she was reoperated to resect gangrenous bowel which invovled nearly total of small bowel and right colon. The<br />
patient died 4 days after that. Authors also reviewed diagnosis and treatment of this disease.<br />
giá khả năng sống của ruột và cắt những phần<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
ruột hoại tử hoặc thiếu máu kéo dài không hồi<br />
Thiếu máu mạc treo không do tắc nghẽn<br />
phục(1,10).Chúng tôi trình bày một trường hợp<br />
(Nonocclusive mesenteric ischemia), hoặc “hoại<br />
nhồi máu mạc treo không do tắc nghẽn và qua<br />
tử ruột mà có mạch máu mạc treo thông<br />
đó giúp nhìn lại vấn đề chẩn đoán và điều trị<br />
thoáng”, là một tình trạng hiếm gặp, do các<br />
bệnh này.<br />
mạch máu nhỏ bị co thắt nặng, liên tục gây ra<br />
BỆNH ÁN LÂM SÀNG<br />
thiếu máu ruột(1,10). Chụp động mạch mạc treo và<br />
truyền thuốc giãn mạch (papaverine) trực tiếp<br />
Bệnh nhân Nguyễn Thị B, 73 tuổi, số hồ sơ là<br />
vào động mạch mạc treo là cách điều trị duy<br />
07027628, vào viện ngày 09/04/2007, ra viện ngày<br />
nhất cho thấy có hiệu quả trong việc làm giảm<br />
21/04/2007.<br />
sự co thắt mạch máu mạc treo, cải thiện hoàn<br />
Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Chợ<br />
toàn tình trạng thiếu máu ruột nên tạo cơ hội<br />
Rẫy từ tuyến dưới với bệnh cảnh là đau bụng<br />
cứu sống ruột và làm giảm tỉ lệ tử vong. Để việc<br />
một ngày sau khi được mổ đóng đinh nội tủy<br />
điều trị thuốc giãn mạch có hiệu quả, cần phải<br />
xương chày do gãy hở hai xương cẳng chân trái<br />
chẩn đoán đúng tình trạng bệnh ở giai đoạn sớm<br />
ba ngày. Lúc vào viện, bệnh nhân mê, mạch<br />
trước khi có nhồi máu ruột(1,3,8,10). Phẫu thuật<br />
120/phút, huyết áp 80/50 mmHg, nhiệt độ 370C<br />
đóng vai trò thứ yếu trong thiếu máu ruột không<br />
và nhịp thở 20/phút. Xét nghiệm máu có số<br />
do tắc nghẽn và được dùng riêng cho việc đánh<br />
lượng bạch cầu là 3400/mm3, tỉ lệ bạch cầu đa<br />
* Khoa Ngoại, Bệnh viện Hoàn Mỹ<br />
** Bộ môn Ngoại Đại học Y dược tp HCM<br />
*** Khoa Ngoại Tiêu Hóa bệnh viện Chợ Rẫy<br />
<br />
Ngoại Tổng quát<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ bản Soá 4 * 2007<br />
nhân trung tính 77,6%, nồng độ hemoglobin 8,3<br />
g/dl, BUN 31 mg/dl và creatinin 2,0 mg/dl. Siêu<br />
âm bụng thấy có ít dịch ở hai hố chậu. Trên<br />
phim bụng đứng có liềm hơi dưới hoành hai<br />
bên. Lúc này được chẩn đoán là viêm phúc mạc<br />
do thủng tạng rỗng và chỉ định mổ mở bụng. Ổ<br />
bụng có nhiều dịch và thức ăn, thủng ổ loét hành<br />
tá tràng có đường kính 1,5 cm. Tiến hành khâu<br />
lỗ thủng, rửa bụng và dẫn lưu. Sau mổ bệnh<br />
nhân được theo dõi và điều trị tại khoa săn sóc<br />
tăng cường trong tình trạng hôn mê và thở máy.<br />
Diễn tiến lâm sàng có sốt từ 38 đến 390C, mạch<br />
thay đổi từ 100 đến 140/phút, huyết áp dao động<br />
từ 60/00 đến 90/50 mmHg. Bụng chướng dần và<br />
ấn đau không rõ, có nhiễm trùng vết mổ. Chụp<br />
bụng đứng có nhiều quai ruột giãn, chướng hơi.<br />
Bệnh nhân được nuôi ăn đường tĩnh mạch hoàn<br />
toàn, bồi hoàn nước và chất điện giải, kháng sinh<br />
đường tĩnh mạch với Forkaxim 2g/ ngày,<br />
Netromycin 0,1g/ngày. Bệnh nhân được dùng<br />
thuốc vận mạch liên tục từ sau mổ với<br />
Noradrenaline và Dopamine liều cao. Hậu phẫu<br />
ngày 7, có khoảng 800 ml dịch nâu đỏ chảy qua<br />
ống dẫn lưu. Lúc này, bệnh nhân được chỉ định<br />
mổ lại với chẩn đoán theo dõi bục chỗ khâu lỗ<br />
thủng ổ loét hành tá tràng. Vào ổ bụng có nhiều<br />
dịch hôi thối, gần toàn bộ ruột non tím đen và có<br />
nhiều chỗ hoại tử đến ½ phải của đại tràng<br />
ngang nghi do thiếu máu mạch treo. Có xì lỗ nhỏ<br />
chỗ khâu hành tá tràng. Tiến hành khâu tăng<br />
cường lỗ thủng, cắt gần toàn bộ ruột non (còn lại<br />
10 cm hỗng tràng) và đại tràng phải hoại tử và<br />
đưa hai đầu ra ngoài. Không thấy huyết khối<br />
trong lòng mạch. Giải phẫu bệnh lý là hoại tử<br />
thành ruột non trên nền thiểu dưỡng xơ mạch<br />
mạc treo. Sau mổ bốn ngày, tình trạng lâm sàng<br />
bệnh nhân diễn tiến nặng, suy đa cơ quan và<br />
được thân nhân xin về.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Xuất độ của thiếu máu mạc treo cấp do bởi<br />
thuyên tắc, huyết khối, và tình trạng không tắc<br />
nghẽn chiếm khoảng 0,1% bệnh nhân nhập viện,<br />
và có tỉ lệ tử vong chung khoảng 60-100%(1,10).<br />
<br />
Ngoại<br />
Tổng quát<br />
2<br />
<br />
Nghieân cöùu Y hoïc<br />
<br />
Ước tính khoảng 20% trường hợp thiếu máu<br />
mạc treo cấp là không do nguyên nhân tắc<br />
nghẽn(2,8,10).<br />
<br />
Cơ chế bệnh sinh<br />
Có nhiều lý thuyết cho rằng nguyên nhân<br />
của thiếu máu mạc treo không tắc nghẽn gồm<br />
có: sự co thắt mạch máu mạc treo liên tục, thiếu<br />
ô-xy ruột, tổn thương do tái tưới máu sau giai<br />
đoạn thiếu máu, tăng nhu cầu chuyển hóa của<br />
ruột và nhiễm trùng(2). Trong thiếu máu mạc treo<br />
không do tắc nghẽn, các nhánh nhỏ của động<br />
mạch mạc treo bị co thắt làm ngưng tưới máu<br />
ruột, gây ra thiếu máu và nhồi máu ruột trong<br />
khi mạch máu lớn vẫn còn thông thoáng. Nếu<br />
can thiệp không kịp thời, diễn tiến tự nhiên của<br />
thiếu máu mạc treo không tắc nghẽn là một sự<br />
tiến triển từ thiếu máu ruột đến nhồi máu xuyên<br />
niêm mạc, cuối cùng dẫn đến thủng ruột, viêm<br />
phúc mạc, và tử vong(5,6,7,9). Tất cả các dạng thiếu<br />
máu mạc treo cấp có thể tiến tới nhồi máu ruột<br />
trong vòng vài giờ từ khi bắt đầu có triệu chứng;<br />
do đó, việc tiếp cận tích cực đã được tán thành<br />
cả trong chẩn đoán và điều trị bước đầu bất cứ<br />
lúc nào có sự nghi ngờ về lâm sàng.<br />
<br />
Chẩn đoán<br />
Vì bệnh hiếm khi xảy ra, nên một chẩn đoán<br />
trước mổ chính xác thiếu máu ruột không do tắc<br />
nghẽn đòi hỏi phải có sự nghi ngờ cao ở bệnh<br />
nhân có yếu tố nguy cơ. Những nghiên cứu<br />
trước đây đã nhận ra những yếu tố nguy cơ đối<br />
với bệnh nhân trên 50 tuổi, có bệnh van tim hoặc<br />
xơ vữa động mạch, suy tim ứ huyết kéo dài, rối<br />
loạn nhịp tim, có bệnh cảnh tụt huyết áp trước<br />
đó, hoặc mới xảy ra nhồi máu cơ tim(8,10).<br />
Chướng bụng hoặc xuất huyết tiêu hóa<br />
không thể giải thích được có thể là những chỉ<br />
điểm duy nhất của thiếu máu ruột cấp, đặc biệt<br />
ở bệnh nhân thiếu máu mạc treo không do tắc<br />
nghẽn. Có đến 25% bệnh nhân này không có đau<br />
bụng. Ở những bệnh nhân được cứu sống sau<br />
hồi sức tim phổi có kết quả cấy máu dương tính<br />
và tiêu chảy nên được nghi ngờ là có thiếu máu<br />
<br />
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ bản Soá 4 * 2007<br />
mạc treo ở giai đoạn sớm. Chướng bụng, trong<br />
khi không có ở giai đoạn sớm của thiếu máu<br />
mạc treo, thì thường là dấu hiệu đầu tiên của<br />
nhồi máu ruột sắp xảy đến(1).<br />
Trong nghiên cứu của Howard và cộng sự(2),<br />
đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất (77%),<br />
chướng bụng (54%), ấn bụng đau (54%), tăng<br />
bạch cầu (54%), và tụt huyết áp (54%). Tiền sử<br />
bệnh tăng huyết áp hoặc bệnh mạch vành tương<br />
ứng là 62% và 54%.<br />
Phương tiện chẩn đoán chính của bệnh này<br />
là chụp mạch máu (angiography), bốn tiêu<br />
chuẩn đáng tin cậy trên hình chụp mạch máu để<br />
chẩn đoán co thắt mạch máu mạc treo đã được<br />
xác định là (1) hẹp tại gốc các nhánh của động<br />
mạch mạc treo tràng trên; (2) có những chỗ giãn,<br />
hẹp luân phiên của các nhánh động mạch mạc<br />
treo, dấu hiệu “chuỗi xúc xích” (string of<br />
sausage sign); (3) co thắt những cung mạch máu<br />
mạc treo; (4) giảm sự đổ đầy các mạch máu dưới<br />
niêm mạc. Chỉ định chụp mạch máu được thực<br />
hiện càng sớm càng tốt, khi lâm sàng nghi ngờ<br />
có tình trạng thiếu máu mạc treo cấp. Nếu chẩn<br />
đoán đúng là thiếu máu ruột cấp không do tắc<br />
nghẽn thì qua catheter chụp động mạch chúng ta<br />
tiến hành truyền ngay thuốc giãn mạch<br />
(papaverine) vào trực tiếp động mạch mạc treo<br />
mong tránh được tình trạng thiếu máu ruột tiếp<br />
diễn đến nhồi máu(1,3,8,10).<br />
Bệnh nhân của chúng tôi 73 tuổi, có tụt huyết<br />
áp kéo dài sau mổ vùng bụng, hôn mê, thở máy<br />
được điều trị tại phòng hồi sức và dùng thuốc<br />
vận mạch Noradrenaline và Dopamine liều cao<br />
liên tục sau mổ để nâng huyết áp. Do không thể<br />
khai thác được bệnh sử nên việc chẩn đoán chủ<br />
yếu dựa vào theo dõi các dấu hiệu sinh tồn và<br />
thăm khám. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là tụt<br />
huyết áp, chướng bụng. Những triệu chứng này<br />
có thể thấy ở những bệnh nhân sau mổ viêm<br />
phúc mạc. Điều này làm khó khăn cho việc chẩn<br />
đoán dẫn đến chẩn đoán trễ khi dịch dẫn lưu có<br />
màu nâu đỏ, lúc này thì ruột đã nhồi máu.<br />
<br />
Ngoại Tổng quát<br />
<br />
Nghieân cöùu Y hoïc<br />
<br />
Điều trị<br />
Như đã đề cập trên, nếu được chẩn đoán ở<br />
giai đoạn thiếu máu ruột thì có thể hồi phục<br />
hoàn toàn với điều trị truyền thuốc giãn mạch<br />
(papaverine) trực tiếp vào động mạch mạc treo.<br />
Khi đã có hiện tượng nhồi máu ruột hoặc có<br />
bằng chứng của viêm phúc mạc thì cần phải mổ<br />
bụng thám sát ngay sau khi có chẩn đoán. Mục<br />
đích của mổ bụng là đánh giá tình trạng thiếu<br />
máu ruột, khả năng hồi phục của ruột và tiến<br />
hành cắt bỏ phần ruột nhồi máu hoặc không thể<br />
sống được(2,8).<br />
Bệnh nhân của chúng tôi được phát hiện ở<br />
giai đoạn trễ, tuy nhiên chẩn đoán trước mổ là<br />
bục chỗ khâu lỗ thủng hành tá tràng nên phải<br />
mổ lại. Trong mổ chúng tôi phải đối mặt với một<br />
tình trạng khó xử là hoại tử toàn bộ ruột non và<br />
đại tràng do thiếu máu. Việc chọn lựa cắt bỏ<br />
toàn bộ ruột hay để lại tổn thương là vấn đề khó<br />
khăn vì hậu quả thường dẫn đến tử vong sau<br />
mổ.<br />
<br />
Kết quả<br />
Tỉ lệ tử vong sau mổ của bệnh này khoảng<br />
70-90%(1,3,4,10). Bệnh nhân của chúng tôi diễn tiến<br />
đến suy đa cơ quan, thân nhân xin về sau mổ 4<br />
ngày, và tử vong ngay sau đó.<br />
Tiên lượng của thiếu máu mạc treo không do<br />
tắc nghẽn là xấu nhất trong ba loại nguyên nhân<br />
gây thiếu máu ruột cấp, vì bệnh diễn tiến âm<br />
thầm, với những triệu chứng lâm sàng không<br />
đặc hiệu lại kèm thêm nhiều bệnh nền nặng.<br />
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào kết quả chụp mạch<br />
máu mạc treo. Tuy nhiên, không phải ở đâu và<br />
lúc nào cũng chụp được mạch máu để chẩn<br />
đoán sớm. Do đó, bệnh thường được chẩn đoán<br />
ở giai đoạn trễ khi mà chỉ được điều trị bằng<br />
phẫu thuật cắt bỏ ruột hoại tử.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
Boley SJ, Kaleya RN. Mesenteric ischemic disorders. In:<br />
Maingot’s abdominal operations. 10th ed: 655-689.<br />
Howard TJ, Plaskon LA, Wiebke EA, et al. Nonocclusive<br />
mesenteric ischemia remains a diagnostic dilemma. Am J<br />
Surg. 1996; 171: 405-408.<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ bản Soá 4 * 2007<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
9.<br />
10.<br />
<br />
Kozuch PL, Brandt LJ. Review article: diagnosis and<br />
management of mesenteric ischemia with an emphasis on<br />
pharmacotherapy. Aliment Pharmacol Ther. 2005; 21: 201-215.<br />
Malazgirt Z, Arik N, Guven H, et al. Nonocclusive<br />
mesenteric infarction: a rare complication of continuous<br />
ambulatory peritoneal dialysis. Grand Rounds. 2002; 2: 5052.<br />
Mansour MA. Management of acute mesenteric ischemia.<br />
Arch Surg. 1999; 134: 328-330.<br />
Merida MAA, Gomez JM, Miller MH, et al. Identification<br />
of risk factors for perioperative mortality in acute<br />
mesenteric ischemia. World J Surg. 2006; 30:1579-1585.<br />
Oldenburg WA, Lau LL, Rodenberg TJ, et al. Acute<br />
mesenteric ischemia – A clinical review. Arch Intern Med.<br />
2004; 164:1054-1062.<br />
Piqué JM. Management of gut ischemia. Indian J<br />
Gastroenterol. 2006; 25 (supp 1): S39-S42.<br />
Sreenarasimhaiah J. Diagnosis and management of<br />
intestinal ischaemic disorders. BMJ. 2003; 326: 1372-1376.<br />
Sternbach Y, Perler BA. Acute mesenteric ischemia. In:<br />
Zuidema D, Yeo CJ. Shackelford’s surgery of the<br />
alimentary tract. 5th ed: 17-31.<br />
<br />
Ngoại<br />
Tổng quát<br />
4<br />
<br />
Nghieân cöùu Y hoïc<br />
<br />
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ bản Soá 4 * 2007<br />
<br />
Ngoại Tổng quát<br />
<br />
Nghieân cöùu Y hoïc<br />
<br />
5<br />
<br />