Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA BỆNH NHÂN BỆNH KHÔNG LÂY <br />
TẠI TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG CHẤN THƯƠNG VÀ BỆNH KHÔNG LÂY, <br />
NĂM 2013 <br />
Bùi Thị Hy Hân*, Dương Thị Minh Tâm*, Diệp Thị Thùy Vân*, Lê Đình Trọng Nhân* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Bệnh không lây đang là mối quan tâm hàng đầu của ngành y tế tại các nước trên thế giới chính <br />
bởi những hệ lụy về sức khỏe và những gánh nặng kinh tế. Việt Nam đã có những nổ lực phòng chống các bệnh <br />
không lây, tuy nhiên vẫn chưa có thể tìm hiểu được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân mắc bệnh không <br />
lây. Nghiên cứu nhằm xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhóm đối tượng này để có thể nâng cao chất <br />
lượng chăm sóc và chất lượng cuộc sống. <br />
Mục tiêu: Xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân mắc bệnh không lây (tim mạch, đái tháo <br />
đường, COPD) tại Trung tâm phòng chống chấn thương và các bệnh không lây, năm 2013. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang với 251 đối tượng mắc các bệnh không lây (tim <br />
mạch, đái tháo đường, COPD) đến khám tại Trung tâm phòng chống chấn thương và các bệnh không lây. <br />
Kết quả: Bệnh tim mạch luôn đứng đầu với tỷ lệ mắc cao. Vẫn còn một số ít bệnh nhân còn dửng dưng chủ <br />
quan với tình trạng bệnh của mình, biết mà không điều trị. Những thông tin về cách phòng ngừa, dấu hiệu bệnh <br />
và cách chữa trị là những thông tin y tế mà người cao tuổi, đặc biệt bệnh nhân mắc bệnh không lây mong muốn <br />
nhận được. Đa số bệnh nhân đều có khả năng chi trả bao gồm chi phí y tế và chi phí phi y tế. Nhu cầu về các dịch <br />
vụ chăm sóc sức khỏe như tư vấn dinh dưỡng, chế độ ăn uống chiếm tỷ lệ cao. <br />
Kết luận: Cần phải tập trung công tác truyền thông và cung cấp những thông tin cần thiết theo nhu cầu <br />
của bệnh nhân mắc bệnh không lây. Tăng cường cung cấp các dịch vụ tư vấn dinh dưỡng cho đối tượng này tại <br />
các phòng khám bệnh không lây. <br />
Từ khóa: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân bệnh không lây <br />
<br />
SUMMARY <br />
HEALTH CARE NEEDS OF PATIENTS WITH NON‐COMMUNICABLE DISEASES AT THE CENTER <br />
FOR INJURY AND NON‐COMMUNCABLE DISEASES PREVENTION AND CONTROL, 2013 <br />
Bui Thi Hy Han, Duong Thi Minh Tam, Diep Thi Thuy Van, Le Dinh Trong Nhan <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 79 – 86 <br />
Background: Noncommunicable diseases are the leading concern of the health sector in countries around the <br />
world because of their consequences on health and economic burden. Although Vietnam has made efforts to <br />
prevent non‐communicable diseases, health care needs of patients with non‐communicable diseases are not still <br />
studied. The study aimed to determine the health care needs of this group to be able to improve the quality of <br />
health care and quality of life. <br />
Objectives: To determine the health care needs of patients with non‐communicable diseases (cardiovascular, <br />
diabetes, COPD) at the center for injury and non‐communicable diseases prevention and control, 2013 <br />
Methods: A cross‐sectional study with 251 patients suffering from non‐communicable diseases (cardiovascular, <br />
diabetes, COPD) examined at the center for injury and non‐communicable diseases prevention and control <br />
* Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: Ths. Bùi Thị Hy Hân <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
ĐT: 0932424098 <br />
<br />
Email: buithihyhan@gmail.com <br />
<br />
79<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Result: Cardiovascular diseases always stand at the top with the highest incidence.There is still have a small <br />
number of patients who ignore their health, are aware of their own disease, but do not seek to treatments. The <br />
information about prevention, signs and treatment approach are most concerned by older people, especially non‐<br />
communicable disease patients. Most patients are able to pay includes the cost of direct and indirect medical costs. <br />
Health care services such as nutrition counseling, dietary needs contributed a high proportion. <br />
Conclusion: Health care sector should focus on health education campaigns and provide the necessary <br />
information based on the needs of patients suffering from non‐communicable diseases. Moreover, strengthening <br />
provide nutrition counseling services for objects in the non‐communicable disease clinic should be obtained. <br />
Keywords: Health care needs, non‐communicable disease patient. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Bệnh không lây đang là một vấn đề đặc biệt <br />
đáng quan tâm do xu hướng bùng nổ trên toàn <br />
thế giới và những hệ lụy nghiêm trọng về sức <br />
khỏe và những gánh nặng kinh tế mà nó mang <br />
lại. Trong năm 2008, tổng cộng có hơn 57 triệu ca <br />
tử vong trên toàn thế giới, trong đó 36 triệu ca <br />
(chiếm 63%) do các bệnh không lây gây ra như <br />
bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và <br />
bệnh hô hấp mạn tính(13). Các ca tử vong do bệnh <br />
không lây được dự đoán sẽ gia tăng 15,0% từ <br />
năm 2010 đến 2020 (đến 44 triệu ca tử vong). Sự <br />
gia tăng cao nhất sẽ ở Tây Thái Bình Dương (12,3 <br />
triệu ca tử vong) và Đông Nam Á (10,4 triệu ca <br />
tử vong)(14). Việt Nam cũng không thoát khỏi xu <br />
hướng đó, cụ thể, số ca mắc và tử vong của các <br />
bệnh không lây và tai nạn, ngộ độc, chấn thương <br />
ngày càng gia tăng, trong khi các bệnh lây có xu <br />
hướng giảm: Từ năm 1976 đến 2010, tỷ lệ hiện <br />
mắc bệnh không lây gia tăng từ 39,0% năm 1986 <br />
lên 71,5% năm 2010, trong khi tỷ lệ hiện mắc các <br />
bệnh lây giảm từ 59,2% xuống còn 19,8%(2). <br />
Trong khi đó, sự phát triển của xã hội kèm <br />
theo nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân <br />
ngày càng tăng cao. Họ mong muốn được chẩn <br />
đoán, điều trị đúng bệnh và có thể khỏi bệnh <br />
thật nhanh để có thể quay trở lại với công việc <br />
và cuộc sống, nhưng nhu cầu phòng bệnh, phát <br />
hiện sớm để chữa trị vẫn chưa được quan tâm ở <br />
người dân, bệnh trở nên nặng hơn khi đó mới <br />
đến khám tại các bệnh viện tuyến trên gây quá <br />
tải trầm trọng. Trung tâm phòng chống chấn <br />
thương và các bệnh không lây ‐ Viện Vệ sinh ‐ Y <br />
tế công cộng được thành lập trong những năm <br />
<br />
80<br />
<br />
gần đây nhằm chăm sóc, nâng cao sức khỏe của <br />
người dân để đáp ứng phần nào nhu cầu chăm <br />
sóc sức khỏe của họ. Với tình hình đó, Viện Y tế <br />
công cộng quyết định thực hiện nghiên cứu này <br />
nhằm đánh giá nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở các <br />
đối tượng đang mắc bệnh không lây để xác định <br />
nhu cầu và mong muốn của người dân đến <br />
khám tại trung tâm. Việc phát hiện sớm và điều <br />
trị sớm giúp giảm được nhiều gánh nặng bệnh <br />
tật cho người dân và gián tiếp hạn chế vấn đề <br />
quá tải bệnh viện hiện nay ở nước ta. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Xác định nhu cầu được cung cấp thông tin y <br />
tế, khả năng chi trả và nhu cầu về các dịch vụ <br />
chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân mắc bệnh <br />
không lây (tim mạch, đái tháo đường, COPD) tại <br />
Trung tâm phòng chống chấn thương và các <br />
bệnh không lây năm 2013. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cắt <br />
ngang trên 251 bệnh nhân mắc 1 trong 3 bệnh <br />
không lây (tim mạch, đái tháo đường, COPD) <br />
đến khám tại Trung tâm phòng chống chấn <br />
thương và các bệnh không lây TP.HCM. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân sau <br />
khi được bác sĩ chẩn đoán bệnh, nếu mắc 1 trong <br />
3 loại bệnh trên, nhóm nghiên cứu giới thiệu <br />
mục tiêu nghiên cứu và phỏng vấn trực tiếp <br />
bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Nếu bệnh nhân không <br />
đồng ý, bệnh nhân tiếp tục quy trình khám chữa <br />
bệnh tại Trung tâm. <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Bảng 2: Nhu cầu thông tin y tế <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Gần 90% bệnh nhân đến khám tại Trung tâm <br />
có độ tuổi từ 40 tuổi trở lên, trong đó độ tuổi từ <br />
51‐60 tuổi chiếm đa số (35,9%), nhiều người lớn <br />
hơn 61 tuổi cũng đến với Trung tâm (27,1%). <br />
Nhìn chung, nữ bệnh nhân đến với Trung tâm <br />
nhiều hơn nam bệnh nhân (58,2% so với 41,8%). <br />
Riêng phần trình độ học vấn, 77,3% bệnh nhân <br />
tham gia nghiên cứu này học từ cấp 3 trở xuống. <br />
Về phần kinh tế gia đình, đa số bệnh nhân tự <br />
nhận xét tình hình kinh tế của gia đình thuộc <br />
mức độ trung bình (66,1%), với mức độ <br />
nghèo/rất nghèo chiếm 21,5%. Tuy nhiên, khi hỏi <br />
thu nhập bình quân đầu người, thu nhập trung <br />
bình từ 2‐5 triệu chỉ chiếm 31,5%, và thu nhập 10 triệu <br />
chiếm gần 40%. <br />
Đa số bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, trong <br />
đó chủ yếu là bệnh cao huyết áp, chiếm 82,5%, <br />
ngoài ra, đái tháo đường cũng là một trong ba <br />
loại bệnh mà bệnh nhân thường gặp nhất (chiếm <br />
24,3%). COPD chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ có 3,2%. <br />
Bảng 1: Tình trạng bệnh không lây của bệnh nhân <br />
đến khám tại Trung tâm <br />
Đặc điểm<br />
Tần số<br />
Tình trạng điều trị bệnh (n = 251)<br />
Mới phát hiện<br />
72<br />
Đang điều trị<br />
161<br />
Đã phát hiện,nhưng không điều trị<br />
18<br />
Thời gian điều trị (n = 160)<br />
5năm<br />
48<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
28,7<br />
64,1<br />
7,2<br />
25,6<br />
44,4<br />
30,0<br />
<br />
Trong tổng số 251 bệnh nhân tham gia vào <br />
nghiên cứu này, có đến 28,7% mới phát hiện <br />
bệnh. Ngoài ra, trong số bệnh nhân đã biết về <br />
bệnh tình trước đó, vẫn còn một số nhỏ bệnh <br />
nhân không điều trị bệnh của mình (chiếm <br />
7,2%). Đa số bệnh nhân đã điều trị bệnh từ 1‐5 <br />
năm (44,4%) và thường điều trị tại bệnh viện <br />
huyện hoặc bệnh viện tỉnh nơi mình đang sinh <br />
sống (chiếm 67,7%). <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Đặc điểm<br />
Tần số Tỉ lệ (%)<br />
Thông tin y tế nhận được trong 1 tháng<br />
qua (n=138)<br />
Phòng ngừa<br />
103<br />
74,6<br />
Cách chữa trị<br />
88<br />
63,8<br />
Dấu hiệu bệnh<br />
28<br />
20,3<br />
Nguyên nhân bệnh<br />
13<br />
9,4<br />
Khác<br />
1<br />
0,7<br />
Thông tin y tế cần được phổ biến (n=113)<br />
Cách chữa trị<br />
72<br />
63,7<br />
Phòng ngừa<br />
63<br />
55,8<br />
Dấu hiệu bệnh<br />
39<br />
34,5<br />
Nguyên nhân bệnh<br />
24<br />
21,2<br />
Khác<br />
1<br />
0,9<br />
<br />
Đa số mong muốn nhận được các thông tin y <br />
tế về cách chữa trị (63,7%) và cách phòng ngừa <br />
(55,8%) của các bệnh không lây. Còn đối với đối <br />
tượng nhận được thông tin và tự tìm hiểu về các <br />
bệnh không lây, thì số người này cũng thường <br />
quan tâm nhiều nhất đến thông tin y tế cách <br />
phòng ngừa (74,6%) và cách chữa trị (63,8%). <br />
Bảng 3: Khả năng chi trả của bệnh nhân và đánh giá <br />
chi phí của Trung tâm <br />
Đặc điểm<br />
Tần số<br />
Tỉ lệ (%)<br />
Chi trả thêm cho đợt khám (n=251)<br />
Hoàn toàn miễn phí<br />
186<br />
74,1<br />
Chi trả thêm<br />
65<br />
25,9<br />
Đủ khả năng chi trả (n = 251)<br />
Không<br />
26<br />
10,4<br />
Có<br />
225<br />
89,6<br />
Đánh giá các loại chi phí tại Trung tâm (n = 65)<br />
Cao<br />
1<br />
1,5<br />
Trung bình<br />
45<br />
69,2<br />
Thấp<br />
17<br />
26,2<br />
Rất thấp<br />
2<br />
3,1<br />
Bảo hiểm y tế (n = 251)<br />
Không<br />
48<br />
19,1<br />
Có<br />
203<br />
80,9<br />
Hình thức thường chi trả mỗi lần khám chữa bệnh không<br />
lây (n = 161)<br />
Trực tiếp 100%<br />
32<br />
19,9<br />
BHYT hoàn toàn<br />
38<br />
23,6<br />
Trả thêm một phần<br />
91<br />
56,5<br />
<br />
Trong tổng số 251 bệnh nhân tham gia <br />
nghiên cứu, chỉ có ¼ người chi trả thêm cho <br />
những dịch vụ không nằm trong chương trình <br />
miễn phí, như siêu âm, chụp X‐quang, xét <br />
<br />
81<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
nghiệm máu cho 1 số chỉ số khác. Khi được hỏi <br />
về khả năng chi trả những khoản như tiền đi lại, <br />
ăn uống và những khoản đóng thêm cho những <br />
dịch vụ không miễn phí, thì 89,6% bệnh nhân <br />
đều trả lời là đủ khả năng chi trả. Hầu hết đều <br />
cho rằng các loại chi phí ở Trung tâm ở mức độ <br />
vừa phải trung bình có thể chấp nhận và chi trả <br />
được. Về bảo hiểm y tế, có đến 80,9% bệnh nhân <br />
có bảo hiểm y tế tại nơi họ sinh sống, nơi làm <br />
việc. Khi được hỏi về hình thức chi trả cho mỗi <br />
lần khám chữa bệnh không lây (cụ thể các bệnh <br />
khảo sát trong nghiên cứu như tim mạch, đái <br />
tháo đường và COPD), chỉ có 23,6% được BHYT <br />
trả 100%, còn lại 56,5% phải trả 1 phần. <br />
Bảng 4: Nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe <br />
Đặc điểm<br />
Tần số<br />
Tỉ lệ<br />
Nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (n = 251)<br />
Không<br />
27<br />
10,8<br />
Có<br />
224<br />
89,2<br />
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe (n = 224)<br />
Tư vấn dinh dưỡng, chế độ<br />
123<br />
54,9<br />
ăn uống<br />
Tư vấn sức khỏe<br />
80<br />
35,7<br />
Khám sức khỏe định kì<br />
56<br />
25,0<br />
Khám ngoài giờ<br />
49<br />
21,9<br />
Tiêm chích thuốc<br />
7<br />
3,1<br />
Khác<br />
1<br />
0,4<br />
<br />
Đa số bệnh nhân đều có các nhu cầu về dịch <br />
vụ chăm sóc sức khỏe (89,2%), trong đó tư vấn <br />
dinh dưỡng và chế độ ăn uống chiếm cao nhất <br />
(54,9%), bên cạnh là nhu cầu về tư vấn sức khỏe. <br />
Có một tỷ lệ không nhỏ có nhu cầu khám sức <br />
khỏe định kì và khám ngoài giờ (25,0% và 21,9%). <br />
Bảng 5: Phân bố bệnh không lây theo đặc điểm dân số <br />
(n=251) <br />
Đặc điểm<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
<br />
Giới<br />
Trình độ<br />
học vấn<br />
<br />
82<br />
<br />
61<br />
Nữ<br />
Nam<br />
Biết đọc/viết<br />
Cấp I<br />
Cấp II<br />
<br />
Tim<br />
mạch<br />
n (%)<br />
22 (10,6)<br />
51 (24,7)<br />
77 (37,2)<br />
57 (27,5)<br />
119 (57,5)<br />
88 (42,5)<br />
26 (12,5)<br />
40 (19,3)<br />
43 (20,8)<br />
<br />
Đái tháo<br />
đường<br />
n (%)<br />
7 (11,4)<br />
19 (31,2)<br />
19 (31,2)<br />
16 (26,2)<br />
39 (63,9)<br />
22 (36,1)<br />
8 (13,1)<br />
14 (23,0)<br />
14 (23,0)<br />
<br />
COPD<br />
n (%)<br />
2 (18,2)<br />
2 (18,2)<br />
3 (27,3)<br />
4 (36,3)<br />
6 (54,5)<br />
5 (45,5)<br />
2 (18,2)<br />
3 (27,3)<br />
3 (27,3)<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Tim<br />
Đái tháo COPD<br />
mạch<br />
đường<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
49 (23,7) 13 (21,3) 1 (9,1)<br />
49 (23,7) 12 (19,7) 2 (18,2)<br />
<br />
Cấp III<br />
Cao đẳng/đại<br />
học/sau đại học<br />
Kinh tế gia Nghèo/Rất nghèo 42 (20,3)<br />
đình<br />
Trung bình<br />
142 (68,6)<br />
Khá giả / giàu 23 (11,1)<br />
Nông dân<br />
40 (19,3)<br />
Nghề<br />
nghiệp<br />
Công nhân<br />
17 (8,2)<br />
Công nhân viên 54 (26,1)<br />
chức<br />
Buôn bán<br />
21 (10,1)<br />
Nội trợ<br />
32 (15,5)<br />
Nghỉ hưu/thất 33 (15,9)<br />
nghiệp<br />
Khác<br />
10 (4,8)<br />
<br />
12 (19,7) 4 (36,4)<br />
38 (62,3) 6 (54,5)<br />
11 (18,0) 1 (9,1)<br />
17 (27,9) 1 (9,1)<br />
5 (8,2)<br />
0 (0,0)<br />
16 (26,2) 1 (9,1)<br />
3 (4,9) 3 (27,3)<br />
12 (19,7) 3 (27,3)<br />
7 (11,5) 2 (18,2)<br />
1 (1,6)<br />
<br />
1 (9,1)<br />
<br />
Về bệnh tim mạch, nhóm bệnh nhân từ 40 <br />
tuổi trở xuống có tỉ lệ mắc thấp nhất, trong khi <br />
đó nhóm tuổi từ 51 – 60 tuổi lại chiếm tỉ lệ cao <br />
nhất. Bên cạnh đó, nam giới lại ít mắc bệnh hơn <br />
nữ giới (42,5% so với 57,5%). Trong khi, bệnh <br />
nhân biết đọc hoặc biết viết, và bệnh nhân học <br />
đến hết cấp I lại có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch thấp <br />
nhất, thì bệnh nhân có trình độ học vấn cao từ <br />
cấp III và cao đẳng đại học lại mắc bệnh tim <br />
mạch với tỉ lệ cao hơn. <br />
Tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở nhóm bệnh <br />
nhân từ 40 tuổi trở lên và nữ giới cao hơn nhóm <br />
bệnh nhân từ 40 tuổi trở xuống và nam giới. Bệnh <br />
nhân có trình độ học vấn ở mức độ biết đọc biết <br />
viết có tỉ lệ mắc bệnh thấp nhất. Ngoài ra, kinh tế <br />
gia đình cũng ảnh hưởng đến tình trạng mắc <br />
bệnh đái tháo đường, cụ thể, bệnh nhân có thu <br />
nhập gia đình ở mức độ trung bình mắc bệnh cao <br />
nhất, trong khi đó, bệnh nhân có thu nhập khá giả <br />
hoặc giàu có thì mắc bệnh ít nhất. <br />
Về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), <br />
nhóm tuổi trên 60 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh <br />
nhất (chiếm tỉ lệ cao nhất 36,3%). Nữ giới mắc <br />
bệnh COPD nhiều hơn nam giới. Đối tượng có <br />
trình độ học vấn thấp từ cấp II trở xuống thì có tỉ <br />
lệ mắc bệnh COPD cao nhất. Bệnh nhân với mức <br />
thu nhập trung bình chiếm tỷ lệ mắc bệnh <br />
COPD cao nhất nhóm. Nhóm nghề nghiệp có <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
thu nhập không ổn định như buôn bán và nội <br />
trợ có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh <br />
nhân khi đến khám tại Trung tâm có nhóm tuổi <br />
từ 40 trở lên chiếm chủ yếu (88,4%) là điểm mốc <br />
đánh dấu đa số các loại bệnh không lây bắt đầu <br />
xuất hiện. Điều này cũng tương tự như các <br />
nghiên cứu khác trên thế giới. Điển hình như <br />
nghiên cứu của Andréa tại Brasil năm 2012, có <br />
đến 88% dân số từ 40 tuổi trở lên bị ít nhất một <br />
bệnh mạn tính (26% bị ít nhất ba bệnh)(1). Tương <br />
tự theo báo cáo tại Mỹ năm 2012 về bệnh cao <br />
huyết áp, có gần 97% đối tượng bị cao huyết áp <br />
trong độ tuổi đó(10), và tại một tiểu bang của <br />
Canada, Bristish Columbia năm 2004, tỷ lệ này ở <br />
bệnh tiểu đường và cao huyết áp lần lượt là 91% <br />
và 95%(3). <br />
Cũng như các nước trên thế giới, mô hình <br />
bệnh tật tại Việt Nam cũng đang ở giai đoạn <br />
chuyển đổi. Tỷ lệ các bệnh truyền nhiễn đang <br />
giảm trong khi các bệnh không lây đang có xu <br />
hướng tăng cao. Kết quả của nghiên cứu này cho <br />
biết rằng tim mạch luôn là bệnh có tỷ lệ mắc cao <br />
nhất 82,5%. Điều này cũng tương tự với báo cáo <br />
của Trung tâm phòng chống chấn thương và các <br />
bệnh không lây cho đợt khám tầm soát các bệnh <br />
không lây đợt 4/2013, trong đó, báo cáo cho biết <br />
tim mạch là bệnh với tỷ lệ mắc cao nhất trong ba <br />
loại bệnh nghiên cứu (tim mạch, đái tháo đường <br />
và COPD)(11). <br />
Vẫn còn 7,2% bệnh nhân (bảng 1) bỏ qua <br />
tình trạng sức khỏe bản thân khi phát hiện bệnh. <br />
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, việc khước từ chữa <br />
trị bệnh, ngoài các yếu tố từ người bệnh và môi <br />
trường y tế, còn có những nguyên nhân như <br />
đánh giá của người bệnh về hiệu quả điều trị <br />
cũng như quyền lựa chọn, quyết định cách thức <br />
điều trị mà người bệnh mong muốn. Việc Trung <br />
tâm tư vấn các phương thức điều trị khác nhau, <br />
trong đó có sự tham khảo và lắng nghe ý kiến từ <br />
người bệnh cũng như cung cấp kiến thức cho <br />
người bệnh về hiệu quả điều trị, thời gian điều <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
trị có thể góp phần làm thay đổi quyết định của <br />
nhóm phát hiện bệnh nhưng chưa tiến hành <br />
điều trị này. Thêm vào đó, báo cáo từ WHO <br />
cũng cho thấy mối liên quan giữa kinh tế nghèo <br />
và các bệnh mạn tính: muốn khỏe mạnh đòi hỏi <br />
chi phí tiêu dùng cho thực phẩm, vệ sinh, và <br />
chăm sóc y tế, nhưng để kiếm được tiền, người <br />
đó phải khỏe mạnh(12). <br />
<br />
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bệnh <br />
nhân bệnh không lây <br />
Đối với thông tin y tế liên quan đến bệnh <br />
không lây mà người dân quan tâm và tìm hiểu <br />
trong 30 ngày qua, nhiều nhất bao gồm những <br />
thông tin về phòng ngừa, cách chữa trị bệnh và <br />
các dấu hiệu của bệnh. Hầu hết các thông tin này <br />
được truyền tải qua tivi và đến với người dân. <br />
Ngoài ra, các bệnh nhân đều mong muốn tiếp tục <br />
nhận được các thông tin y tế liên quan đến bệnh <br />
không lây, bệnh liên quan đến người trung niên <br />
và người lớn tuổi. Điều này dường như cũng là <br />
mong muốn chung của nhiều người dân tại các <br />
vùng khác nhau. Ví dụ như, nghiên cứu nhu cầu <br />
chăm sóc sức khỏe của người dân Thành phố <br />
Biên Hòa, Đồng Nai cũng quan tâm nhiều nhất <br />
các thông tin y tế liên quan đến cách phòng ngừa <br />
và dấu hiệu bệnh. Và họ mong muốn các thông <br />
tin này nên được truyền tải qua các kênh như <br />
truyền hình tivi, sách báo, loa phát thanh(8). <br />
Tính chất miễn phí được xem là một trong <br />
những lý do khiến bệnh nhân đến khám chữa <br />
bệnh tại Trung tâm, cho dù đa số bệnh nhân đến <br />
từ các tỉnh thành khác. Và như thế, tỷ lệ người <br />
khám chữa bệnh hoàn toàn miễn phí chiếm đa <br />
số (74,1%) (bảng 3). Số còn lại tham gia nghiên <br />
cứu muốn đăng kí kiểm tra thêm và có tính phí, <br />
như: siêu âm, chụp X‐quang, xét nghiệm một số <br />
chỉ số khác. Đối với nhóm người có làm thêm <br />
những dịch vụ khác, họ phải trả thêm số tiền <br />
trung bình 177.300đ ± 95.600đ (bảng 3). Như vậy, <br />
số tiền họ phải bỏ ra không quá cao so với thu <br />
nhập hàng tháng của bệnh nhân khi đến khám <br />
tại Trung tâm. Ngoài ra, trong nghiên cứu này, <br />
có chỉ có 12,4 % (bảng 3) đối tượng tự cho là kinh <br />
<br />
83<br />
<br />