9<br />
<br />
Cuộc tranh luận<br />
Bohr-Einstein<br />
<br />
Vì sao có cuộc tranh luận Bohr-Einstein?<br />
Niels Bohr (1885-1962), người khởi xướng mẫu nguyên tử sau này<br />
mang tên ông, vào năm 1927, tại Hội nghị Solvay lần thứ 5 nổi tiếng, nơi<br />
trao đổi ý kiến của những nhà vật lý đương thời xuất chúng nhất, đã đọc<br />
một bản báo cáo với chủ đề của hội nghị lần này: “photon và electron”.<br />
Nhân dịp này, ông đã giới thiệu cơ học lượng tử như một ngành khoa<br />
học mới, được phát triển chủ yếu nhờ ông và Werner Heisenberg, học<br />
trò của ông, như một lý thuyết tổng quát và hoàn chỉnh để mô tả các<br />
đối tượng của thế giới vi mô, đồng thời, vượt xa trước người khác, ông<br />
đã đưa ra cách giải thích vật lý cho hình thức luận toán học, cách giải<br />
thích sau này mang tên Cách giải thích Copenhagen để ghi nhớ địa điểm<br />
mà nó đã được đưa ra.<br />
Tại hội nghị này, một người tham dự khác là Albert Einstein cũng<br />
nhìn thấy cơ hội thuận tiện để đưa ra công khai lời phê phán của mình<br />
đối với cơ học lượng tử mới được phát triển bởi Bohr và Heisenberg.<br />
Cuộc thảo luận quyết liệt bắt đầu từ đây giữa Bohr và Einstein kéo dài<br />
nhiều năm về sau và đã trở thành nổi tiếng dưới tên gọi cuộc tranh luận<br />
Bohr-Einstein.<br />
Điều khẳng định tất yếu suy ra từ cơ học lượng tử là các đối tượng<br />
lượng tử, chẳng hạn electron, hoặc không có một tọa độ xác định, hoặc<br />
không có một xung lượng xác định, đã làm Einstein băn khoăn rất nhiều.<br />
Cái điều ngẫu nhiên không tránh khỏi ấy, vốn được suy từ hệ thức bất<br />
định Heisenberg và đóng vai trò trung tâm trong việc mô tả cách hành<br />
xử của các đối tượng lượng tử, tuyệt đối không thể dung hòa được với<br />
thế giới quan của Einstein vốn mang đặc tính quyết định luận.<br />
<br />
105<br />
CUỘC TRANH LUẬN BOHR-EINSTEIN<br />
<br />
Einstein đã thường xuyên nhấn mạnh sự từ chối dứt khoát của mình<br />
đối với cơ học lượng tử phi tất định trong một nhận xét không phải<br />
không có chút mỉa mai rằng, ông không thể tin, Chúa lại có thể chơi trò<br />
xúc xắc với toàn bộ vũ trụ này. (Lại thêm một giai thoại được đồn thổi<br />
khác: để đáp lại điều đó, Bohr đã ranh mãnh phản bác, Einstein không<br />
có nhiệm vụ phải viết ra trước những gì mà Chúa phải làm). Einstein<br />
luôn luôn nghi ngờ yêu cầu tổng quát của các nhà cơ học lượng tử về<br />
tính đầy đủ trong lý thuyết của họ. Nhân đây cũng xin nêu một cách<br />
ngắn gọn, người ta nói đến tính đầy đủ của một lý thuyết vật lý khi mỗi<br />
phần tử của thực tại vật lý đều có thể xếp một cách chính xác vào chỗ<br />
một đối tượng trong lý thuyết này.<br />
Einstein tự cho mình có nhiệm vụ phải trình bày rõ ràng rằng, trái<br />
với ý kiến của Bohr, việc mô tả các quá trình trong thế giới vi mô nhờ<br />
cơ học lượng tử, chưa thể xem là đầy đủ. Ông tin tưởng rằng, “tính bất<br />
định” chỉ dường như tạo nên một rào chắn, mà với một cấu trúc thí<br />
nghiệm được lựa chọn một cách khôn ngoan người ta có thể vượt qua.<br />
Sau này, những đại lượng vật lý không thể lĩnh hội được bằng cơ học<br />
lượng tử được mô tả là những biến ẩn hay tham số ẩn.<br />
Giả dụ những tham số ẩn như vậy thực sự tồn tại trong thực tế, thì<br />
những phản bác của Einstein có thể xem là có lý vì cơ học lượng tử<br />
không giới thiệu một cách mô tả đầy đủ mọi quá trình trong thế giới<br />
vi mô. Sức mạnh tiên đoán của nó giới hạn trong những tiên đoán<br />
thống kê, vì cơ học lượng tử không bao quát được những quá trình<br />
thực, có tính chất thứ yếu. Để bác bỏ việc thừa nhận tính đầy đủ một<br />
cách sai lầm của Bohr theo ý Einstein, trong suốt cuộc thảo luận lâu<br />
dài Bohr-Einstein, ông luôn nghĩ ra những thí nghiệm tưởng tượng mới<br />
mẻ, tinh tế mà nhờ nó có thể chỉ ra sự thiếu chặt chẽ của hệ thức bất<br />
định Heisenberg.<br />
106<br />
THẾ GIỚI LƯỢNG TỬ KỲ BÍ<br />
<br />
Hình 9.1. Những người tham gia Hội nghị Solvey tại Brúcxen năm 1927. Hàng trên<br />
cùng: Piccard, Henriot, Ehrenfest, Herzen, de Donder, Schrôdinger, Verschaffelt, Pauli,<br />
Heisenberg, Fowler, Brillouin. Hàng giữa: Debye, Knudsen, Bragg, Kramers, Dirac,<br />
Compton, De Broglie, Born, Bohr. Hàng trước: Langmuir, Planck, Curie, Lorentz,<br />
Einstein, Langevin, Guye, Wilson, Richardson.<br />
<br />
Cái “ngẫu nhiên” được nhìn nhận một cách vật lý<br />
như thế nào?<br />
Để có thể nắm được một cách đúng đắn những phản đối rất cơ bản<br />
và sắc sảo của Einstein, trước hết chúng ta phải giải thích xem trong vật<br />
lý khái niệm ngẫu nhiên có ý nghĩa gì. Theo định nghĩa của Heisenberg,<br />
người ta phân thành hai loại ngẫu nhiên: ngẫu nhiên chủ quan và ngẫu<br />
nhiên khách quan.<br />
Ngẫu nhiên chủ quan là những ngẫu nhiên “dường như” xuất hiện do<br />
thiếu thông tin về những điều kiện ban đầu chính xác mà trên cơ sở đó<br />
quá trình vật lý diễn ra. Bởi vì kiến thức do những dữ liệu này đem lại<br />
là hết sức cần thiết cho việc tính toán chính xác kết quả của quá trình<br />
(chúng ta hãy nhớ lại con quỷ Laplace ở Chương 7). Những quá trình mà<br />
107<br />
CUỘC TRANH LUẬN BOHR-EINSTEIN<br />
<br />
trong đó mỗi thay đổi nhỏ trong điều kiện ban đầu có thể gây nên những<br />
khác nhau lớn trong trạng thái cuối cùng dường như đều là ngẫu nhiên.<br />
Một thí dụ quen thuộc của ngẫu nhiên chủ quan cổ điển là trò chơi<br />
xổ số hay xúc xắc. Trong loại ngẫu nhiên chủ quan này, việc tính toán<br />
xác suất (chúng ta đều biết cơ hội xuất hiện mặt 6 là 1/6) là cần thiết,<br />
vì giá trị lối ra chính xác của một quá trình hoàn toàn tất định là không<br />
biết. Tuy nhiên, ở đây luôn có sự chi phối của một nguyên lý không bị<br />
giới hạn là nguyên lý nhân quả nói về mối quan hệ bắt buộc giữa kết<br />
quả và nguyên nhân.<br />
Chẳng hạn, có thể thống kê về tần số xuất hiện của tai nạn máy bay<br />
tại một thời điểm xác định, ở một địa điểm xác định hay trong điều kiện<br />
thời tiết xác định..., nhưng với mỗi tọa độ, mỗi thời điểm không thể tính<br />
trước được sự biến tai nạn vì thiếu dữ liệu, chứ không phải vì không có<br />
nguyên nhân cơ bản cho sự biến đó. Theo đó, mỗi khi máy bay rơi (để<br />
cho tiện chúng ta tiếp tục sử dụng thí dụ này), ta có thể quay về nguyên<br />
lý nhân quả và tìm kiếm cho tới khi nào nguyên nhân máy bay rơi được<br />
phát hiện, cho từng trường hợp. Điều đó là làm được, vì bao giờ cũng<br />
chắc chắn có ít nhất một nguyên nhân (có thể là vấn đề kỹ thuật, sai<br />
lầm của con người như của phi công hay do chỉ dẫn bay hoặc bất cứ<br />
một cái gì khác) đã gây nên hệ quả đó (máy bay rơi).<br />
Như vậy, ngẫu nhiên chủ quan là do sự thiếu hiểu biết về những điều<br />
kiện chính xác hơn mà trong đó toàn bộ quá trình diễn ra, dù rằng các<br />
quá trình vật lý tự bản thân nó vẫn là xác định và tuân theo nguyên lý<br />
nhân quả.<br />
Ngẫu nhiên khách quan – trái ngược với tất cả những điều vừa trình<br />
bày – dùng để mô tả những sự kiện ngẫu nhiên tuyệt đối, không hề có<br />
bất cứ một nguyên do ẩn giấu nào liên quan với sự thiếu hiểu biết của<br />
chúng ta. Ngẫu nhiên này sinh ra, khác hẳn với ngẫu nhiên chủ quan,<br />
108<br />
THẾ GIỚI LƯỢNG TỬ KỲ BÍ<br />
<br />