Những cách để cải thiện sự kém hấp thu dưỡng chất ở trẻ
lượt xem 3
download
Chúng ta thường cho rằng, trường hợp trẻ ăn nhiều mà vẫn suy dinh dưỡng thường là do có “vấn đề” về đường ruột, hệ tiêu hóa hoặc ăn uống không cân đối các thành phần dưỡng chất… Vậy nhưng, có rất nhiều trường hợp, trẻ ăn cân đối đầy đủ dưỡng chất, hệ tiêu hóa tốt mà vẫn suy dinh dưỡng. “Chuyện lạ” này là vì sao, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với PGS.Ts Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những cách để cải thiện sự kém hấp thu dưỡng chất ở trẻ
- Làm sao để cải thiện sự kém hấp thu dưỡng chất ở trẻ
- Chúng ta thường cho rằng, trường hợp trẻ ăn nhiều mà vẫn suy dinh dưỡng thường là do có “vấn đề” về đường ruột, hệ tiêu hóa hoặc ăn uống không cân đối các thành phần dưỡng chất… Vậy nhưng, có rất nhiều trường hợp, trẻ ăn cân đối đầy đủ dưỡng chất, hệ tiêu hóa tốt mà vẫn suy dinh dưỡng. “Chuyện lạ” này là vì sao, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với PGS.Ts Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia. Thưa PGS.Ts Nguyễn Thị Lâm, có một thực tế là rất nhiều ông bố, bà mẹ lo cho con ăn uống kỹ càng, thế nhưng, con vẫn còi cọc, đó có phải do vấn đề hấp thu? Và khả năng hấp thu của trẻ phụ thuộc vào những yếu tố gì? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Đúng như vậy, việc lớn lên phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ bên cạnh việc cho ăn uống đầy đủ còn rất quan trọng là khả năng hấp thu của các cháu đến đâu. Nhìn chung, khả năng hấp thu của trẻ phụ thuộc vào
- ba yếu tố: - Thứ nhất là cơ cấu của khẩu phần ăn phải cân đối, ví dụ như cháu ăn dư thừa chất này nhưng lại thiếu chất khác nên việc chuyển hóa không đạt hiệu quả. - Thứ hai là do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột. - Và yếu tố thứ 3 không thể không kể đến là không đủ các enzym tiêu hóa, khiến việc chuyển hóa thức ăn sút kém. Xin bà giải thích rõ hơn về vai trò của enzym trong hấp thụ thức ăn của trẻ? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Chúng ta cứ hình dung hấp thu là giai đoạn trung gian giữa quá trình tiêu hóa và chuyển hóa. Các loại vật chất ăn vào được tiêu hóa bởi các enzym của dạ dày, tụy và ống tiêu hóa thành chất dinh dưỡng hấp thu được qua thành ruột vào máu, bạch mạch rồi được chuyển hóa thành sản phẩm cần thiết nuôi cơ thể. Vì
- thế nếu thức ăn không được enzym tiêu hóa phân giải thì sẽ không có quá trình hấp thu hoặc không đủ thì hấp thu sẽ kém. Khi thấy con mình có những triệu chứng kém hấp thu thường các bậc cha mẹ nghĩ rằng con mình bị rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột, bà có lý giải gì không? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Các bậc cha mẹ thấy con đi ngoài phân lỏng, có mùi tanh, lổn nhổn, đầy hơi, chướng bụng… là nghĩ con bị rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn. Nhưng đây cũng là biểu hiện chung của kém hấp thu. Vì thế khi thấy con có những biểu trên, các bậc cha mẹ nên quan tâm tới 3 yếu tố kể trên, xem con mình nằm trong nguyên nhân nào. Làm thế nào để tăng cường enzym, “đủ” cho nhu cầu cơ thể, thưa bà?
- PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Thường enzym do cơ thể tự sản sinh ra, tuy nhiên, trong một số trường hợp chúng ta nên bổ sung để tăng cường tiêu hóa hấp thu cho cơ thể. Như chúng ta đã biết thì enzym chính là yếu tố để tiêu hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết đi nuôi cơ thể. Vậy xin bà cho biết, cơ thể chúng ta có thường hay bị thiếu enzym hay không? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Thường thì hệ tiêu hóa có chứa đầy đủ các loại enzym cần thiết tiêu hóa thức ăn. Nhưng có nhiều trường hợp, enzym nội sinh trong cơ thể tiết ra không tốt, dẫn đến thiếu enzym. Đó thường là trường hợp: - Người già yếu, với trẻ em thường là do cơ thể con non nớt, enzym nội sinh trong cơ thể chưa ổn định. - Trẻ sau đợt ốm dậy, trẻ biếng ăn. - Trẻ suy dinh dưỡng. - Rối loạn tiêu hóa kéo dài; hoặc trẻ ăn quá nhiều trong mỗi bữa hoặc ăn quá nhiều bữa trong ngày dẫn
- đến sự bài tiết các men tiêu hóa không đủ cho tiêu hóa thức ăn… Như vậy là trẻ em là đối tượng rất dễ bị thiếu enzym để tiêu hóa thức ăn, có đúng không thưa bà? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Đúng như vậy, như phân tích trên của tôi thì một phần là vì trẻ em cơ địa còn non nớt, phần thì vì cách chăm sóc con không đúng cách của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Có những thống kê cho thấy, thiếu enzym tiêu hóa thức ăn dẫn tới kém hấp thu là tình trạng cũng phổ biến ở trẻ em, nhất là ở lứa tuổi ăn bổ sung, mẫu giáo . Nhiều người cho rằng, vì là enzym là do cơ thể tự sản sinh, nên kể cả khi cơ thể thiếu cũng nên để cơ thể “tự điều tiết” hơn là can thiệp bổ sung, điều đó có đúng không?
- PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Đúng là enzym tiêu hóa thức ăn là do cơ thể tự sản sinh, nhưng điều đó không có nghĩa, chúng ta hoàn toàn để cho cơ thể tự điều tiết. Bởi có nhiều trường hợp, trẻ suy dinh dưỡng; rối loạn tiêu hóa kéo dài; trẻ thiếu enzym lâu ngày, dẫn đến tiêu hóa, hấp thu kém. Tiếp theo đó là hàng loạt các hệ lụy như suy dinh dưỡng, miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn… Và chúng ta rơi vào trong cái vòng luẩn quẩn: thiếu enzym – suy dinh dưỡng, miễn dịch kém – thiếu enzym không biết bao giờ thoát ra được. Vì vậy, khi thấy con mình thiếu enzym, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để kích thích cơ thể sản sinh enzym thì chúng ta vẫn có thể bổ sung một lượng enzym hợp lý. Hiện nay, chúng ta có phương pháp nào để kiểm tra việc trẻ thiếu enzym chưa, thưa bà? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Hiện nay chúng ta cũng đã và đang có nhiều phương
- pháp để xác nhận cơ thể trẻ có bị thiếu enzym hay không. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng có thể hoàn toàn nhận biết về trực quan. Ví dụ với những trường hợp trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng thì chắc chắn là thiếu enzym. Tương tự với trường hợp trẻ đi ngoài phân lỏng, lổn nhổn, cảm giác căng chướng bụng, mệt mỏi, chán ăn… Tức là với những trường hợp trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa… thì bên cạnh việc cân đối thành phần dinh dưỡng, tăng cường “sức khỏe” của đường ruột, thì cũng rất cần bổ sung một lượng enzym cần thiết? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Đúng như vậy, thường thì với những trường hợp kể trên, các bậc cha mẹ mới chỉ quan tâm được một mặt nào đó, hoặc là cân đối thành phần dinh dưỡng, hoặc là tăng cường sức khỏe đường ruột. Điều này là đúng nhưng chưa đủ, chúng ta cũng nên bổ sung một lượng enzym vừa đủ.
- Thế nào là lượng enzym “vừa đủ” thưa bà? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Thường với các enzym tiêu hóa, chúng ta thường bổ sung khoảng 10 ngày, sau đó ngừng dùng emzym 10 ngày nếu muốn tiếp tục dùng lại. Điều này để tránh cơ thể bị lệ thuộc và vẫn kích thích được khả năng bài tiết men tiêu hóa từ cơ thể.
- Độc giả hiện đang rất quan tâm tới các chế phẩm chứa enzym tiêu hóa có nguồn gốc từ tự nhiên, bà có ý kiến gì về điều này? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Những sản phẩm bổ sung enzym tiêu hóa hiện nay thường được phân làm hai loại: dạng thuốc, và dạng thực phẩm chức năng. Với những trường hợp buộc phải chỉ định điều trị tiêu hóa kém (như bệnh nhân bị phẫu thuật cắt bỏ tuyến tụy hoặc cắt bỏ một phần bao tử) thì các bác sĩ vẫn khuyên nên kết hợp với những chế phẩm có nguồn gốc tự nhiên bởi nó sẽ hạn chế được những tác dụng phụ, đặc biệt những trường hợp phải dùng thuốc lâu dài. Còn với những trường hợp trẻ thiếu enzym tiêu hóa thì chúng ta nên sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc thực vật, bởi ưu điểm của nó là có thể sử dụng dài ngày mà không gây tác dụng phụ. Hiện nay enzym tiêu hóa thường được phân ra thành những loại nào, thưa bà?
- PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Trong cơ thể chúng ta cần nhiều enzym tiêu hóa khác nhau, như enzym amylase, pepsin, trypsin, lipase… nhưng nhìn chung, chúng được chia làm 3 loại sau: enzym chuyển hóa tinh bột, enzym chuyển hóa protein và enzym chuyển hóa chất béo. Thường thì cơ thể khỏe mạnh có đầy đủ 3 loại emzym nói trên. Trong những trường hợp trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, đi ngoài phân sống nên bổ sung đầy đủ 3 loại enzym này để giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thu tối đa nhất. Việc bổ sung enzym không toàn diện, nghĩa là nhiều loại này, thiếu loại khác thì quá trình tiêu hóa và hấp thụ sẽ không được tối đa hóa, điều đó có đúng không, thưa bà? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Đúng như vậy, thường cơ thể thiếu enzym thì sẽ thiếu đồng loạt các loại enzym, từ enzym chuyển hóa
- tinh bột, protein đến chuyển hóa chất béo chứ không riêng một loại nào…Nhất là Hiện nay trên thị trường có những thực phẩm chức năng để bổ sung lượng enzym cần thiết cho cơ thể như Emedyc, một số chị em có hỏi, sử dụng có tác dụng phụ nào không ? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Bên cạnh việc để có thể tự điều tiết, thì như tôi có nói, chúng ta cũng có thể bổ sung, trong những trường hợp và thời gian nhất định, để cho các cháu không rơi vào vòng luẩn quẩn không đủ enzym tiêu hóa – suy dinh dưỡng – thiếu enzym. Emedyc có bao gồm enzym phân giải tinh bột, protein và vitamin cần thiết cho cơ thể, chúng ta có thể sử dụng theo liều lượng hướng dẫn mà không sợ tác dụng phụ. Qua quá trình cung cấp thông tin cho độc giả về vai trò của enzym đối với khả năng hấp thu của trẻ trong
- thời gian vừa qua, vậy xin bà có thể tóm lược những cách và những lưu ý khi bổ sung enzym cần thiết cho cơ thể? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Nhìn chung, khi bổ sung enzym tiêu hóa cho cơ thể, chúng ta nên bổ sung một cách toàn diện và có liều lượng phù hợp. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường kích thích bài tiết các men tiêu hóa của cơ thể bằng việc điều chỉnh chế độ ăn, không nên ăn quá nhiều trong một bữa hoặc ăn quá nhiều bữa trong một ngày, nên thay đổi thực phẩm, cách chế biến để có bữa ăn đa dạng và ngon miệng sẽ kích thích cơ thể bài tiết men tiêu hóa được tốt hơn. Một số thực phẩm hàng ngày cũng kích thích bài tiết men tiêu hóa như gừng, hành tỏi, tiêu , hay đu đủ, dứa, sản phẩm lên men…
- Vậy với những bậc cha mẹ rất chăm con nhưng con mãi ốm yếu, còi cọc, bà có lời khuyên gì? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Trẻ khỏe mạnh hay ốm yếu, không đơn giản chỉ là vấn đề “cơ địa” như nhiều người nghĩ, mà nó phụ thuộc vào những điều, đôi khi tưởng rất đơn giản, là ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Các bậc cha mẹ thương con, chăm con chưa đủ mà cần phải có những kiến thức để con được phát triển tối đa, đừng bỏ qua giai đoạn “cửa sổ vàng” của cuộc đời mỗi con người.
- (Theo báo Cẩm nang Đời sống Gia Đình) Qua bài phỏng vấn với PGS.TS Nguyễn Thị Lâm có đề cập đến “hệ tiêu hóa” và “ Emzym tiêu hóa” , vậy enzyme tiêu hóa là gì? Hệ tiêu hóa: Trong điều kiện sinh lý bình thường qúa trình tiêu hóa được tóm tắt như sau:
- Tại miệng: thức ăn được nhai nát và trộn với dịch nước bọt, trong đó có α-amylase chia cắt tinh bột thành các phân tử ngắn hơn, quá trình nầy sẽ còn tiếp diễn tại dạ dày Tại dạ dày: Pepsin của dịch vị sẽ phá vỡ các cấu trúc phức tạp của chất đạm thành các tiểu phần peptid có cấu trúc đơn giản hơn Tại tá tràng: Các tiểu phần đơn giản được tạo ra do quá trình tiêu hóa ở dạ dày tiếp tục bị chia cắt dưới tác động của nhiều enzyme sinh ra từ tuyến tụy để tạo ra các phân tử nhỏ hơn nữa hoặc các phân tử có thể hấp thu Tại hỗng tràng và hồi tràng: các phân tử nhỏ tiếp tục được chia cắt thành các phân tử có thể hấp thu được vào máu (acid amin sinh ra từ chất đạm, glucose và fructose sinh ra từ các chất bột đường, acid béo và glycerol sinh ra từ chất béo, các vitamin, khoáng
- chất). Các sản phẩm không tiêu hóa được chuyển xuống ruột già Như vậy quá trình tiêu hóa là một chuỗi phản ứng hóa học nhờ xúc tác của Enzyme để biến thức ăn thành dưỡng chất hấp thu được vào máu. Enzyme tiêu hóa Enzyme là những xúc tác sinh học có bản chất là protein. Nó xúc tác cho hầu hết các phản ứng chuyển hóa xảy ra trong cơ thể sống. Dưới tác dụng của các enzyme tiêu hóa, thức ăn được phân rã trở thành dạng nhũ tương để nhung mao ruột có thể dễ dàng hấp thu vào máu, nuôi dưỡng cơ thể. Enzyme phân rã thức ăn trong dạ dày. Khi sử dụng enzyme tiêu hóa, thức ăn sẽ nhanh chóng được phân rã thành dạng nhũ tương để ruột hấp thu các chất
- dinh dưỡng, làm trống ống tiêu hóa, tạo cảm giác nhanh đói, thèm ăn, không còn cảm giác khó chịu do đầy hơi, chướng bụng, thức ăn không tiêu. Enzyme tiêu hóa được tiết ở nhiều bộ phận trong hệ thống tiêu hóa và có vai trò chức năng riêng. Tuyến nước bọt tiết enzyme maltase, amylase… giúp tiêu hóa tinh bột. Dạ dày tiết dịch vị và men pepsin giúp tiêu hóa chất đạm. Dịch gan, mật giúp tiêu hóa chất béo. Tuyến tụy tiết dịch tụy để hoàn chỉnh việc tiêu hóa thức ăn ở ruột non. Không lạm dụng vì dùng dài ngày sẽ gây tác hại ngược do lượng men tiêu hóa được cung cấp nhiều từ bên ngoài trong thời gian dài sẽ ức chế các tuyến tiết ra men tiêu hóa nội sinh có trong cơ thể. Thông thường chỉ dùng không quá 7-10 ngày, ngưng dùng thuốc 7-10 ngày nếu muốn tiếp tục dùng lại. Các phụ huynh có thể cho trẻ dùng thử men tiêu hóa trong một thời gian, nếu thấy trẻ ăn uống tốt thì tiếp tục dùng, còn không thấy cải thiện thì không dùng.
- Cung cấp hệ enzyme tối ưu cho sự hấp thu tối đa Thông tin sản phẩm click tại đây Men vi sinh Men vi sinh là các chế phẩm vi sinh chứa các loại vi khuẩn lành tính được đưa vào ruột để bù đắp, lập lại sự cân bằng, giúp ổn định môi trường trong ruột. Các chủng vi sinh vật được dùng bào chế men vi sinh phải an toàn và được công nhận có tác dụng chữa trị hiệu quả như Lactobacillus acidophilus, L. casei, L. ramonosus, Bacillus longum, B. breve, B. lactis...Chính các vi khuẩn có ích giúp tiêu hóa tốt
- thức ăn, tiêu sạch và tái hấp thu phần thức ăn còn sót lại ở ruột già, giúp tổng hợp một số vitamin nhóm B, vitamin K…, đặc biệt giúp cân bằng với vi khuẩn có hại, làm vi khuẩn có hại không tăng sinh phát triển quá đáng gây bệnh. Nếu vì lý do nào đó (như vệ sinh an toàn thực phẩm quá kém, uống nhiều bia rượu, dùng thuốc - đặc biệt là kháng sinh, stress...), sự cân bằng trong hệ tạp khuẩn ruột bị đảo lộn sẽ đưa đến rối loạn đường ruột, thể hiện: tiêu chảy, khó tiêu, trướng bụng, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Một vài trường hợp men vi sinh sử dụng chủng vi sinh vật không thường trú trong ruột như dạng bào tử và nấm men thì không dùng lâu dài. Lưu ý không dùng men vi sinh khi bị viêm tụy cấp, phẫu thuật ruột… Như vậy vai trò enzyme rất quan trọng cho quá trình tiêu hóa và hấp thu của trẻ. Cung cấp đủ enzyme tiêu hóa giúp trẻ hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ phát
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nâng cao năng lực cho quá trình chính sách y tế dựa trên bằng chứng - Sự lựa chọn hợp lý
169 p | 146 | 26
-
Làm sao để cải thiện sự kém hấp thu dưỡng chất ở trẻ
5 p | 115 | 14
-
Sự xuất hiện của vi khuẩn kháng thuốc
3 p | 103 | 12
-
Những lợi ích chính của bài tập lắc vòng
3 p | 162 | 12
-
Mùa nóng: đề phòng “bệnh máy lạnh”
4 p | 111 | 9
-
Hướng dẫn sử dụng những thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ
3 p | 93 | 9
-
Gan nhiễm mỡ và những điều cần biết
5 p | 84 | 9
-
Lợi ích và tư thế để có giấc ngủ trưa tốt
3 p | 114 | 6
-
Ăn đúng cách giúp trẻ khỏe mạnh hơn
2 p | 87 | 6
-
7 gợi ý giúp bạn cải thiện trí nhớ sau sinh
5 p | 86 | 6
-
Làm sao cho con bớt khảnh ăn?
5 p | 56 | 5
-
Để lành bệnh tự nhiên - Chương 12
11 p | 80 | 4
-
Những nhóm thực phẩm mùa hè mẹ nên cho bé ăn.
6 p | 57 | 4
-
Ăn uống theo nhóm máu để chữa bệnh và sống khỏe
4 p | 66 | 3
-
Bí quyết nhằm cải thiện thị lực cho trẻ
8 p | 73 | 3
-
6 cách tự nhiên để cải thiện tâm trạng
0 p | 51 | 3
-
Cách thức tăng sức bền và sự dẻo dai
5 p | 93 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn