Nguyễn Thị Thuận và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
96(08): 109 - 113<br />
<br />
NHỮNG CÂY THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG THAY THẾ MẬT GẤU<br />
THEO KINH NGHIỆM DÂN TỘC DAO<br />
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Thị Thuận*, Lê Thị Thanh Hương<br />
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, được thiên nhiên ưu đãi về vị trí địa lý và điều<br />
kiện tự nhiên nên nơi đây là một trong những mảnh đất có hệ thực vật khá đa dạng và phong<br />
phú về số lượng và thành phần loài. Đây cũng là mảnh đất quần cư của nhiều đồng bào dân<br />
tộc thiểu số với vốn tri thức dân gian phong phú trong sử dụng cây cỏ thiên nhiên chữa bệnh,<br />
đặc biệt là cộng đồng người Dao. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, người Dao phân bố không<br />
tập trung và Đồng Hỷ là một huyện có số lượng người Dao khá đông quần cư ở vùng tiếp giáp<br />
với huyện Võ Nhai, nơi có hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Qua điều tra ban đầu, chúng tôi<br />
đã thu được 22 loài thuộc 15 chi trong 11 họ của 1 ngành thực vật bậc cao được người Dao ở<br />
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên sử dụng chữa bệnh thay thế mật gấu.<br />
Từ khóa: Mật gấu, bảo tồn gấu, tri thức cây thuốc dân gian, Dân tộc Dao, Đồng Hỷ<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Từ hàng ngàn năm về trước, mật gấu đã<br />
được biết đến và được sử dụng như một loại<br />
thuốc quý với nhiều tác dụng như tiêu viêm,<br />
giải độc, bổ gan, sáng mắt…[1] và được<br />
mọi người tin dùng ở nhiều nơi trên thế<br />
giới, trong đó có Việt Nam. Hậu quả là<br />
hàng loạt cá thể gấu đã biến mất khỏi thiên<br />
nhiên cho mục đích sử dụng mật gấu chữa<br />
bệnh và nhiều loài gấu hiện đang có nguy<br />
cơ bị tuyệt chủng cao. Vì vậy, việc tìm ra<br />
thuốc mới thay thế mật gấu có nguồn gốc từ<br />
thảo dược, được xem như một biện pháp có<br />
sức thuyết phục trong nỗ lực thay đổi thói<br />
quen sử dụng mật gấu của bộ phận lớn<br />
người dân trên toàn thế giới. Là một quốc<br />
gia nhiệt đới, Việt Nam, theo thống kê, có<br />
số lượng loài thực vật rất lớn, khoảng<br />
12.000 loài [1], trong đó có rất nhiều loài<br />
được dùng làm thuốc chữa bệnh. Cùng với<br />
kinh nghiệm của 54 dân tộc, tri thức về<br />
dược liệu là vô cùng phong phú. Trên cơ sở<br />
đó, chúng tôi đã tiến hành điều tra những<br />
cây thuốc được người Dao ở huyện Đồng<br />
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên sử dụng chữa bệnh<br />
thay thế mật gấu, góp phần nhỏ trong chiến<br />
dịch bảo tồn loài gấu quý.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0985 594246, Email: thuantungnguyen@gmail.com<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp điều tra phỏng vấn: Phỏng<br />
vấn người dân, đặc biệt là các ông lang, bà<br />
mế người dân tộc Dao về kinh nghiệm sử<br />
dụng các loài thực vật làm thuốc có tác dụng<br />
chữa bệnh như mật gấu theo các tiêu chí trong<br />
“Phiếu điều tra cây thuốc thay thế mật gấu”<br />
của Viện Dược liệu.<br />
Phương pháp thu thập và xử lý mẫu vật:<br />
Mẫu cây thuốc dùng thay thế mật gấu thu hái<br />
được, đem xử lý tại phòng thí nghiệm Sinh<br />
học của trường Đại học Khoa học - Đại học<br />
Thái Nguyên.<br />
Phương pháp phân tích và phân loại mẫu:<br />
Dựa trên phương pháp so sánh hình thái<br />
truyền thống, kết hợp với kinh nghiệm của<br />
các chuyên gia và các bộ sách chuyên ngành<br />
như: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ) [5],<br />
Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)<br />
[3], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam<br />
(Đỗ Tất Lợi) [6]; Cây thuốc Việt Nam trồng<br />
hái chế biến trị bệnh ban đầu (Lê Trần Đức)<br />
[4]; Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược (Phạm<br />
Thiệp và cs) [9], Danh lục các loài thực vật<br />
Việt Nam [10]…tiến hành xác định tên khoa<br />
học và lập danh lục cây thuốc sử dụng thay<br />
thế mật gấu.<br />
Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn<br />
tài nguyên cây thuốc: Các chỉ tiêu đánh giá<br />
tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được<br />
dựa trên phương pháp đánh giá của Nguyễn<br />
Nghĩa Thìn (1997) [8].<br />
109<br />
<br />
Nguyễn Thị Thuận và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp:<br />
theo Sách đỏ Việt Nam (2007) [11], theo<br />
Nghị định 32/2006/NĐ-CP [2] và theo Cẩm<br />
nang Cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam của<br />
Nguyễn Tập (2007) [7].<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Thực trạng các loài cây thuốc dùng chữa<br />
bệnh thay thế mật gấu<br />
Kết quả điều tra bước đầu, chúng tôi đã ghi<br />
nhận được 22 loài cây thuốc, thuộc 15 chi của<br />
11 họ trong 1 ngành thực vật bậc cao<br />
Magnoliophyta được người Dao huyện Đồng<br />
Hỷ sử dụng chữa bệnh thay thế mật gấu<br />
(Bảng 1).<br />
Dựa theo đánh giá của Sách đỏ Việt Nam<br />
(SĐVN) (2007) [11],<br />
Nghị định<br />
32/2006/NĐ-CP [2] và Cẩm nang Cây thuốc<br />
cần bảo vệ ở Việt Nam của Nguyễn Tập –<br />
Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (DLĐCT)<br />
(2007) [7], chúng tôi đã thống kê được 8 loài<br />
cây thuốc thuộc diện nguy cấp cần ưu tiên<br />
bảo vệ, thuộc 6 chi, 5 họ của 1 ngành thực vật<br />
bậc cao Magnoliophyta. Trong đó, số loài có<br />
tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007): 1 CR + 2<br />
EN + 3 VU = 6 loài; chiếm 27,3% tổng số<br />
loài cây thuốc thu được và 75% tổng số loài<br />
cây thuốc quý hiếm cần ưu tiên bảo tổn. Cụ<br />
thể, có 1 loài ở mức độ rất nguy cấp (CR)<br />
chiếm 4,5% tổng số loài mà hiện nay ở khu<br />
vực nghiên cứu đã không còn gặp, 2 loài ở<br />
tình trạng suy giảm quẩn thể ít nhất 50% và<br />
theo ước đoán trong vòng 10 năm cuối<br />
(EN/A1), 3 loài ở mức độ sẽ nguy cấp trong<br />
trạng thái suy giảm quần thể ít nhất 20% theo<br />
quan sát và ước tính trong 10 năm cuối<br />
(VU/A1), chiếm 13,6% tổng số loài. Số loài<br />
có tên trong Nghị định 32/2006/ NĐ - CP là 4<br />
loài, ở mức IA – Nghiêm cấm khai thác sử<br />
dụng có 1 loài, chiếm 4,5% tổng số loài cây<br />
thuốc thu được và ở mức IIA – Khai thác hạn<br />
chế và sử dụng có kiểm soát là 3 loài; chiếm<br />
13,6% trên tổng số loài. Có tên trong Danh<br />
lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2007), có 2 loài<br />
ở mức rất nguy cấp (CR) chiếm 9,09% tổng<br />
số loài và 3 loài còn lại ở mức nguy cấp (EN)<br />
chiếm 13,6% trong tổng số loài. Cụ thể:<br />
1. Asarum glabrum Merr. - Hoa tiên<br />
Mức độ nguy cấp: VUA1c,d (SĐVN); Nhóm<br />
IIA (32/NĐ-CP); CR. A1c,d B1+2b,c<br />
(DLĐCT)<br />
110<br />
<br />
96(08): 109 - 113<br />
<br />
Bộ phận dùng: Người Dao xã Hợp Tiến<br />
huyện Đồng Hỷ sử dụng thân rễ và hoa<br />
ngâm rượu uống hoặc xoa bóp khi cơ thể bị<br />
đau nhức. Hoa ngâm rượu riêng uống cho<br />
mắt sáng.<br />
Đánh giá trữ lượng: Cây Hoa tiên gặp ở khu<br />
rừng Bãi Hồi xã Hợp Tiến, cách 2,5 giờ đồng<br />
hồ leo núi dốc với số lượng còn rất ít. Chúng<br />
mọc thành từng khóm lớn, nhỏ phát sinh từ<br />
thân rễ hoặc từ bộ phận sinh sản hoa. Người<br />
dân nơi đây khai thác nhiều và bừa bãi nên số<br />
lượng cá thể ngày càng giảm nhanh.<br />
2. Asarum petelotii O. C. Schmidt - Tế<br />
hoa petelot<br />
Mức độ nguy cấp: Nhóm IIA (32/NĐ-CP);<br />
EN.B1+2b,c (DLĐCT)<br />
Bộ phận dùng: Tế hoa petelot được người<br />
Dao xã Hợp Tiến sử dụng như cây Hoa tiên.<br />
Đánh giá trữ lượng: Tế hoa petelot và Hoa<br />
tiên có cùng khu vực sống và khu phân bố. Số<br />
lượng hiện cũng còn rất ít.<br />
3. Coptis chinensis Franch. - Hoàng liên<br />
Mức độ nguy cấp: CR A1d, B1+2b,c<br />
(SĐVN); Nhóm IA (32/NĐ-CP); CR.A1c,d<br />
B1 + 2b,c (DLĐCT)<br />
Bộ phận dùng: Thân rễ ngâm rượu uống và<br />
xoa bóp khi cơ thể bị đau nhức từ bên trong.<br />
Đánh giá trữ lượng: Hoàng liên trung quốc<br />
hiện không còn cá thể nào ở khu vực nghiên<br />
cứu do bị khai thác bừa bãi, thường xuyên đã<br />
trở nên cạn kiệt.<br />
4. Fibraurea tinctoria Lour. - Hoàng đằng<br />
Mức độ nguy cấp: Nhóm IIA (32/NĐ-CP)<br />
Bộ phận dùng: Người Dao xã Hợp Tiến dùng<br />
thân cây Hoàng đằng ngâm rượu uống và xoa<br />
bóp khi cơ thể nhức mỏi, ê buốt.<br />
Đánh giá trữ lượng: Hoàng đằng hiện còn lại<br />
với số lượng rất hiếm trong tự nhiên do bị khai<br />
thác quá mức cho nhiều mục đích khác nhau.<br />
5. Homalomena gigantae Engl. & K.<br />
Krause – Thiên niên kiện lá lớn<br />
Mức độ nguy cấp: VUA1c,B1+2b,c (SĐVN);<br />
EN.A1c.B1+2b,c (DLĐCT)<br />
Bộ phận dùng: Người Dao ở khu vực<br />
nghiên cứu dùng thân rễ của Thiên niên kện<br />
lá lớn phơi khô, ngâm rượu xoa bóp khi cơ<br />
thể bị tê mỏi.<br />
<br />
Nguyễn Thị Thuận và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
96(08): 109 - 113<br />
<br />
Bảng 1. Danh lục các loài cây thuốc sử dụng thay thế mật gấu ở khu vực nghiên cứu<br />
Tên Việt Nam – Tên dân tộc<br />
Dao<br />
<br />
TT Tên khoa học<br />
<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
Magnoliophyta - Ngành Hạt kín<br />
I. Magnoliopsida – Lớp Ngọc lan<br />
1. Aristolochiaceae<br />
Aristolochia contorta Bunge<br />
Asarum glabrum Merr.<br />
Asarum petelotii O. C. Schmidt<br />
2. Berberidaceae<br />
Mahonia bealii (Fortune) Pynaert<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
Mahonia nepalensis DC.<br />
Fibraurea recisa Pierre<br />
Fibraurea tinctoria Lour.<br />
Tinospora sagittata (Oliv.) Gagnep.<br />
Tinospora sp.<br />
3. Piperaceae<br />
Piper boehmeriaefolium Wall. [1832,<br />
10. nom. nud.] ex. Miq. var. tonkinensis C.<br />
DC.<br />
11. Piper sarmentosum Roxb.<br />
4. Pittosporaceae<br />
12. Pittosporum sp.<br />
<br />
DS<br />
<br />
BPS<br />
D<br />
<br />
MTS<br />
<br />
Lp<br />
Th<br />
Th<br />
<br />
T, R<br />
Cc<br />
Cc<br />
<br />
Ru<br />
Ru<br />
Ru<br />
<br />
G<br />
<br />
T, R<br />
<br />
Ru<br />
<br />
G<br />
Lp<br />
Lp<br />
Lp<br />
Lp<br />
<br />
T, R<br />
T<br />
T<br />
R<br />
R<br />
<br />
Ru<br />
Đ<br />
Đ<br />
Đ<br />
Đ<br />
<br />
Tiêu lá gai - Trống phỗng lá to<br />
<br />
Na<br />
<br />
T, R<br />
<br />
Ru<br />
<br />
Lốt - Trống phỗng lá nhỏ<br />
Họ Cườm thảo<br />
Răm rừng<br />
<br />
Th<br />
<br />
T, R<br />
<br />
Ru<br />
<br />
Na<br />
<br />
T, R<br />
<br />
Ru<br />
<br />
Th<br />
<br />
Cc<br />
<br />
V<br />
<br />
Họ Mộc hương<br />
Rễ gió - Gió danh<br />
Hoa tiên - Đìa pỉn hoả<br />
Tế hoa petelot - Đìa pỉn hoả xi<br />
Họ Hoàng liên gai<br />
Hoàng liên ô rô lá dày - Cây Mật<br />
gấu<br />
Mã hồ - Cây Mật gấu<br />
Nam hoàng – Đằng đằng<br />
Hoàng đằng - Đằng đằng<br />
Củ gió - Vèng tằng<br />
Củ gió - Vèng tằng<br />
Họ Hồ tiêu<br />
<br />
5. Polygonaceae<br />
13. Polygonum ordoratum Lour.<br />
6. Ranunculaceae<br />
14. Aconitum carmichaeli Debeaux<br />
<br />
Họ Rau răm<br />
Rau răm - Rau răm<br />
Họ Mao lương<br />
Ô đầu - Gấu tàu<br />
<br />
Th<br />
<br />
R<br />
<br />
V<br />
<br />
15. Aconitum fortunei Hemsl.<br />
<br />
Ô đầu - Gấu tàu<br />
Th<br />
Hoàng liên trung quốc - Hoàng<br />
Th<br />
liên<br />
Hoàng liên - Hoàng liên<br />
Th<br />
Họ Táo<br />
Mận rừng - Mận rừng<br />
Na<br />
Họ Cà phê<br />
Cây Mật gấu<br />
G<br />
Họ Hoa mõm chó<br />
Mật đất - Cỏ mật gấu<br />
Th<br />
<br />
R<br />
<br />
Ru<br />
<br />
R<br />
<br />
Ru<br />
<br />
R<br />
<br />
V<br />
<br />
R<br />
<br />
Đ<br />
<br />
T, R<br />
<br />
Ru<br />
<br />
Cc<br />
<br />
K, V<br />
<br />
L, R<br />
<br />
Ru<br />
<br />
16. Coptis chinensis Franch.<br />
17. Coptis teeta Wall.<br />
7. Rhamnaceae<br />
18. Rhamnus crenatus Sieb. & Zucc.<br />
8. Rubiaceae<br />
19. Luculia sp.<br />
9. Scrophulariaceae<br />
20. Picria fel – terrae Lour.<br />
II. Liliopsida – Lớp Hành<br />
10. Araceae<br />
Homalomena gigantae Engl. & K.<br />
21.<br />
Krause<br />
11. Zingiberaceae<br />
22. Kaempferia galanga L.<br />
<br />
Họ Ráy<br />
Thiên niên kiện lá lớn - Xiều<br />
ton<br />
Họ Gừng<br />
Địa liền - Xà kiếng đòi<br />
<br />
Th<br />
Th<br />
<br />
R, L<br />
<br />
V<br />
<br />
Trong đó:<br />
DS: Dạng sống<br />
G: cây gỗ<br />
Na: cây bụi<br />
Lp: dây leo, leo gỗ<br />
Th: cây thảo một năm, lâu năm<br />
<br />
BPSD: Bộ phận sử dụng<br />
L: lá<br />
T: thân<br />
R: rễ<br />
Ha: hạt<br />
Cc: cả cây<br />
<br />
MTS: Môi trường sống<br />
Đ: sống ở đồi đất, đồi sỏi đá cằn<br />
K: sống ở nơi ẩm, ven suối<br />
V: sống ở vườn, bãi đất bằng<br />
Ru: sống ở rừng<br />
H: mọc hoang ở nhiều nơi<br />
<br />
111<br />
<br />
Nguyễn Thị Thuận và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Đánh giá trữ lượng: Những cá thể Thiên niên<br />
kiện lá lớn còn lại với số lượng rất ít ở khu<br />
rừng rộng lớn của xã Hợp Tiến do bị khai<br />
thác cạn kiệt và môi trường sống bị thu hẹp<br />
cho nhiều mục đích của người dân nơi đây.<br />
6. Mahonia bealii (Fortune) Pynaert Hoàng liên ô rô lá dày<br />
Mức độ nguy cấp: ENA1c,d (SĐVN)<br />
Bộ phận dùng: Hoàng liên ô rô lá dày được<br />
người Dao ở khu vực nghiên cứu dùng thân<br />
đã được băm nhỏ, mỏng để ngâm rượu uống<br />
và xoa bóp khi cơ xương đau nhức, ê mỏi.<br />
Đánh giá trữ lượng: Hoàng liên ô rô lá dày<br />
không có mặt ở Thái Nguyên nhưng vẫn được<br />
người Dao nơi đây sử dụng. Chúng tôi đã tìm<br />
và thu mẫu tại thôn Phia Khao (cao > 1000m<br />
so với mực nước biển) xã Bản Thi, huyện<br />
Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn.<br />
7. Mahonia nepalensis DC. - Mã hồ<br />
Mức độ nguy cấp: ENA1c,d (SĐVN); EN.B1<br />
+ 2b,c.E (DLĐCT)<br />
Bộ phận dùng: Mã hồ và Hoàng liên ô rô lá<br />
dày được người Dao xã Hợp Tiến sử dụng<br />
tương tự nhau với mục đích như nhau.<br />
Đánh giá trữ lượng: Hiện loài này tại khu vực<br />
thu mẫu còn rất ít cá thể cũng ở trạng thái cây<br />
còn nhỏ.<br />
Mã hồ và Hoàng liên ô rô lá dày có cùng môi<br />
trường sống và khu phân bố, cùng bị khai<br />
thác bừa bãi như nhau. Chúng ta có thể bắt<br />
gặp rất nhiều sản phẩm của hai loài cây này<br />
bày bán ở nhiều nơi. Ngoài hai loài vừa nói<br />
trên, chúng tôi còn thu thêm được 1 loài nữa<br />
cũng được gọi là cây mật gấu - Luculia sp.<br />
(thuộc họ Cà phê - Rubiaceae). Chúng là<br />
những cá thể có dạng sống là thân gỗ trung<br />
bình, tuy nhiên, giờ đây chúng không còn kịp<br />
lớn bởi mục đích sử dụng của người dân<br />
quanh khu vực thu mẫu (thì ít) và mục đích<br />
kinh tế thương mại (là chủ yếu). Ngươi dân<br />
nơi đây cho biết, khoảng 10 năm trở về trước,<br />
3 loài nói trên gặp rất nhiều với kích thước<br />
thân gỗ khá lớn và cứ đến mùa xuân chúng đã<br />
biến khu đất quặng (Phia Khao xã Bản Thi)<br />
thành một thung lũng hoa tuyệt đẹp. Tuy<br />
nhiên, hiện nay bức tranh đẹp ấy đã biến mất<br />
do chúng đã bị chặt đốn để bán cho thương lái<br />
112<br />
<br />
96(08): 109 - 113<br />
<br />
với số lượng rất nhiều (được chở bằng nhiều<br />
xe tải lớn). Khi chính quyền ra tay can thiệp<br />
nạn chặt bán bừa bãi này thì chỉ còn lại vài cá<br />
thể non yếu và khu rừng tàn tạ.<br />
<br />
8. Tinospora sagittata (Oliv.) Gagnep. - Củ gió<br />
Mức độ nguy cấp: VUA1c,d (SĐVN)<br />
Bộ phận sử dụng: Thân rễ phình thành củ<br />
được người Dao xã Hợp Tiến dùng ngâm<br />
rượu uống và xoa bóp khi cơ thể nhức mỏi,<br />
bầm dập, bị cảm gió.<br />
Đánh giá trữ lượng: Củ gió này đã trở nên vô<br />
cùng hiếm gặp ở khu vực nghiên cứu. Trong<br />
suốt quá trình điều tra, chúng tôi chỉ gặp duy<br />
nhất 1 cá thể.<br />
Nhận xét: Trong quá trình điều tra nghiên<br />
cứu, chúng tôi cũng nhận thấy một điểm đặc<br />
biệt là, hầu hết những bộ phận sử dụng của<br />
cây thuốc được người Dao ở khu vực nghiên<br />
cứu dùng thay thế mật gấu đều có màu vàng<br />
rất tươi và vị rất đắng (thân Hoàng đằng, thân<br />
Nam hoàng, rễ hai loại củ gió, rễ Hoàng liên,<br />
thân 3 loại cây mật gấu…). Có thể đây là một<br />
đặc điểm để nhận dạng những cây thuốc có<br />
thể dùng thay thế mật gấu?. Tuy nhiên, chúng<br />
tôi cũng nhận thấy, những cây thuốc được<br />
người Dao xã Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ sử<br />
dụng chữa bệnh thay thế mật gấu, nhiều cây<br />
đã còn rất hiếm gặp (Hoa tiên, Tế hoa petelot,<br />
Hoàng đằng, Củ gió, Thiên niện kiện lá<br />
lớn…) thậm chí không còn gặp được (Hoàng<br />
liên trung quốc). Vì thế, công việc bảo tồn và<br />
tái tạo lại môi trường sống của cây thuốc cần<br />
được người dân và chính quyền khu vực<br />
nghiên cứu chú trọng quan tâm một cách<br />
nghiêm túc.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua điều tra nghiên cứu bước đầu, chúng tôi<br />
đã thu được 22 loài thuộc 15 chi, 11 họ của 1<br />
ngành thực vật bậc cao Magnoliphyta, được<br />
người Dao xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ sử<br />
dụng làm thuốc chữa bệnh thay thế mật gấu.<br />
Co 8 loài cây thuốc quý hiếm, bị đe dọa<br />
tuyệt chủng ở Việt Nam, thuộc 7 chi, 5 họ<br />
của 1 ngành thực vật bậc cao có mạch.<br />
<br />
Nguyễn Thị Thuận và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004), Cây thuốc và<br />
động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập I), Nxb Khoa<br />
học và Kỹ thuật, tr. 1122 – 1124.<br />
[2]. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa<br />
Việt Nam (2006), Nghị định 32/2006/CP – NĐ<br />
về nghiêm cấm, hạn chế khai thác và sử dụng<br />
các loài động thực vật hoang dã, 13 trang.<br />
[3]. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt<br />
Nam, Nxb Y học, Hà Nội.<br />
[4]. Lê Trần Đức (1997) Cây thuốc Việt Nam,<br />
trồng hái chế biến trị bệnh ban đầu, Nxb Nông<br />
nghiệp, Hà Nội.<br />
[5]. Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000), Cây cỏ Việt<br />
Nam, tập 1 – 3, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.<br />
[6]. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị<br />
thuốc Việt Nam, in lần thứ 13, Nxb Y học, Hà Nội.<br />
<br />
96(08): 109 - 113<br />
<br />
[7]. Nguyễn Tập (2007), Cẩm nang Cây thuốc<br />
cần bảo vệ ở Việt Nam của Nguyễn Tập, Viện<br />
Dược liệu.<br />
[8]. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang<br />
nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông Nghiệp,<br />
Hà Nội.<br />
[9]. Phạm Thiệp, Lê Văn Thuần, Bùi Xuân<br />
Chương (2000), Cây thuốc, bài thuốc và biệt<br />
dược, Nxb Y học Hà Nội.<br />
[10]. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi<br />
trường – Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh<br />
thái và Tài nguyên sinh vật – Trung tâm Khoa<br />
học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (2001 –<br />
2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập<br />
1– 3, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
[11]. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,<br />
Sách đỏ Việt Nam (phần II – Thực vật (2007)),<br />
Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.<br />
<br />
SUMMARY<br />
MEDICINAL PLANTS USED TO REPLACE BEAR BILES<br />
ACCORDING TO DAO ETHNIC’S EXPERIENCE<br />
IN DONG HY DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE<br />
Nguyen Thi Thuan*, Le Thi Thanh Huong<br />
College of Sciences – Thai Nguyen University<br />
<br />
Thai Nguyen is a mountainous midland province which is blessed on geographical location and<br />
natural conditions, so here is one of the places having a diversity and abundance of flora species<br />
quantity and composition. This is a land of many minority ethnics with good folk knowledge of<br />
using plants for disease treatment, especially Dao ethnic community. Dao people do not distribute<br />
equally in all areas of Thai Nguyen province and gather mostly in Dong Hy district, particularly in<br />
the boundary area to Vo Nhai district where there is a various flora system. During the initial<br />
investigation, we have collected 22 species belonging to 15 genera, 11 families of one branch<br />
plant which Dao minority ethnic in Dong Hy district, Thai Nguyen province use to treat diseases to<br />
replace bear biles.<br />
Key words: Bear biles, preserve bear, medicinal plant knowledge, Dao ethnic, Dong Hy<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0985 594246, Email: thuantungnguyen@gmail.com<br />
<br />
113<br />
<br />