NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH <br />
DOANH NGHIỆP<br />
<br />
Quản trị tài chính doanh nghiệp là một trong những công việc của nhà quản lý doanh nghiệp. <br />
Quản trị tài chính tốt không chỉ giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận mà còn đưa doanh <br />
nghiệp vượt đà phát triển. Vậy quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Mục tiêu cũng như vai <br />
trò và chức năng của nó là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.<br />
<br />
1. Thế nào là quản trị tài chính doanh nghiệp?<br />
<br />
Quản trị tài chính doanh nghiệp (tiếng Anh là Financial Management) trong kinh tế học là <br />
việc lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo, kiểm soát các hoạt động tài chính ví dụ như: mua <br />
sắm, sử dụng các quỹ tài chính của doanh nghiệp vào các hoạt động cần thiết.<br />
Quản trị tài chính doanh nghiệp gắn bó liền với tài chính kế toán. Nó được thể hiện trong <br />
việc quản lý các báo cáo tài chính (mà cụ thể là bảng cân đối kế toán ở trong nó).<br />
Việc quản trị tài chính trong doanh nghiệp cần phải áp dụng các nguyên tắc quản lý chung <br />
cho các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2. Các yếu tố trong quản trị tài chính doanh nghiệp<br />
<br />
+ Quyết định đầu tư<br />
Bao gồm đầu tư vào tài sản cố định hay còn gọi là ngân sách vốn. Đầu tư vào tài sản hiện tại <br />
cũng là một phần của quyết định đầu tư được gọi là quyết định vốn lưu động.<br />
+ Quyết định tài chính<br />
Các quyết định này liên quan đến việc huy động tài chính từ nhiều nguồn lực khác nhau, sẽ <br />
phụ thuộc vào quyết định về loại nguồn vốn, chi phí tài chính và lợi tức lúc đó.<br />
+ Quyết định cổ tức<br />
Người làm công tác quản lý tài chính phải đưa ra quyết định liên quan đến phân phối lợi <br />
nhuận ròng.<br />
Lợi nhuận ròng được chia thành 2 loại:<br />
Cổ tức cho cổ đông<br />
Lợi nhuận giữ lại<br />
3. Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp<br />
<br />
Việc quản trị tài chính thường có liên quan đến việc mua sắm, phân bổ và kiểm soát các <br />
nguồn tài chính. Các mục tiêu của việc quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm:<br />
+ Đảm bảo nguồn cung cấp thường xuyên và đầy đủ đảm bảo hoạt động kinh doanh<br />
+ Đảm bảo lợi nhuận đầy đủ cho các cổ đông sẽ phụ thuộc vào khả năng thu nhập, giá thị <br />
trường của cổ phiếu, kỳ vọng của cổ đông.<br />
+ Đảm bảo sử dụng quỹ tối ưu, sử dụng tiền với hiệu quả tối đa và chi phí tối thiểu.<br />
+ Đảm bảo an toàn về đầu tư, có nghĩa là các quỹ cần phải được đầu tư vào các dự án an <br />
toàn để có thể đạt được tỷ lệ lợi nhuận đầy đủ.<br />
+ Cần có sự quy hoạch để đảm bảo sự cân bằng giữa chủ đầu tư và vốn chủ sở hữu.<br />
4. Chức năng của quản trị tài chính doanh nghiệp<br />
<br />
+ Ước tính các yêu cầu về vốn<br />
Người quản trị tài chính doanh nghiệp phải lập dự toán liên quan đến các yêu cầu về vốn <br />
của công ty. Điều này sẽ phụ thuộc vào chi phí và lợi nhuận dự kiến của các chương trình <br />
với chính sách trong tương lai. Các ước tính phải được thực hiện một cách đầy đủ để có thể <br />
tăng khả năng kiếm tiền của doanh nghiệp.<br />
+ Xác định thành phần vốn<br />
Khi dự toán đã được thực hiện, cơ cấu vốn phải được quyết định. Điều này liên quan đến <br />
phân tích nợ ngắn hạn và dài hạn. Điều này sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ vốn chủ sở hữu của một <br />
công ty đang sở hữu và các quỹ bổ sung phải được huy động từ bên ngoài.<br />
+ Lựa chọn nguồn vốn<br />
Để có thể kiếm thêm lợi nhuận, một doanh nghiệp cần phải đưa ra nhiều lựa chọn như:<br />
Phát hành cổ phiếu và trái phiếu<br />
Các khoản cho vay được lấy từ ngân hàng và các tổ chức tài chính<br />
Tiền gửi công khai được rút ra như hình thức trái phiếu<br />
Lựa chọn yếu tố sẽ phụ thuộc vào giá trị tương đối và mức độ thiệt hại của từng nguồn và <br />
thời gian tài trợ.<br />
+ Đầu tư của các quỹ<br />
Người quản trị phải quyết định phân bổ tiền vào các dự án có lợi nhuận, nghĩa là mang về <br />
doanh thu lớn để có sự an toàn về đầu tư và lợi nhuận thường xuyên của những người làm <br />
kinh tế.<br />
+ Quản lý tiền mặt<br />
Người chịu trách nhiệm quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải đưa ra quyết định liên quan <br />
đến việc quản lý tiền mặt. Tiền mặt được yêu cầu cho nhiều mục đích như thanh toán tiền <br />
lương, tiền điện nước, thanh toán chủ nợ, đáp ứng các khoản nợ tới hạn, duy trì cổ phiếu, <br />
mua nguyên vật liệu…<br />
+ Kiểm soát tài chính<br />
Người quản lý tài chính doanh nghiệp không chỉ lập kế hoạch sử dụng quỹ tài chính mà còn <br />
phải kiểm soát tài chính kinh tế. Điều này có thể được thực hiện thông qua nhiều kỹ thuật <br />
như phân tích tỷ lệ dự báo tài chính, chi phí và kiểm soát lợi nhuận…<br />
5. Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiệu quả<br />
<br />
Có rất nhiều nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một <br />
vài nguyên tắc dưới đây:<br />
+ Tradeoff: Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao<br />
Việc chấp nhận mức độ rủi ro và kiểm soát rủi ro như thế nào để đảm bảo lợi nhuận thu lại <br />
từ việc đầu tư hiệu quả nhất là một trong những nguyên tắc mà bất cứ nhà quản trị tài chính <br />
nào cũng phải xem xét cẩn thận.<br />
+ Tác động của thuế<br />
Có thể lấy ví dụ cùng là quyết định đầu tư vào xây dựng nhà xưởng (tài sản cố định) doanh <br />
nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với lựa chọn mức ưu đãi thuế hoặc ưu đãi thuế sử dụng đất, <br />
tài nguyên ở những địa phương khác nhau. Đôi lúc chính sách thuế ưu đãi của địa phương sẽ <br />
là đòn bẩy giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn song cũng có thể sẽ tác động theo chiều <br />
ngược lại.<br />
+ Vốn vay và vốn chủ sở hữu: Tận dụng đòn bẩy tài chính<br />
Sẽ có nhiều rào cản nếu chỉ sử dụng lượng vốn có giới hạn của chủ sở hữu để đầu tư phát <br />
triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, để tối ưu hóa lợi nhuận, vốn <br />
vay hay đòn bẩy tài chính sẽ là một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh <br />
song đồng thời nếu sử dụng không hiệu quả nó cũng là gánh nặng tương ứng cho bản thân <br />
doanh nghiệp.<br />
6. Phương pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả<br />
<br />
+ Thứ nhất: Các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải nắm rõ tình hình tài chính của doanh <br />
nghiệp mình. Để làm được điều này, các bạn cần phải dựa vào các báo cáo tài chính doanh <br />
nghiệp, sau đó tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua các số liệu và tình hình <br />
hoạt động kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể nhìn thấy tình hình thực tế và cơ hội kinh <br />
doanh khởi nghiệp mới để nắm bắt và có phương pháp đầu tư hiệu quả.<br />
+ Thứ hai: Các nhà quản trị doanh nghiệp phải chú trọng đến cơ chế quản lý tài chính đặc <br />
biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp. Bởi cơ chế quản lý nguồn vốn quyết định đến sự phát <br />
triển các hoạt động kinh doanh và đảm bảo tính an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Vì vậy, <br />
mỗi doanh nghiệp cần phải điều chỉnh cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí <br />
đầu vào để đảm bảo kế hoạch chi hợp lý, hiệu quả, đảm bảo kiểm soát được bội chi, tiến <br />
tới cân bằng vốn và doanh thu.<br />
+ Thứ ba: Các nhà quản trị doanh nghiệp phải tập trung hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính. <br />
Cần chủ động tiếp cận và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tài <br />
chính và phải coi chi phí đầu tư về vốn là một phần của hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh <br />
doanh.<br />
+ Thứ tư: Phải đẩy nhanh tiến trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính trong <br />
doanh nghiệp. Đặc biệt phải khẩn trương hình thành đội ngũ chuyên gia quản lý tài chính có <br />
năng lực, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kinh doanh.<br />
7. Phần mềm quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả<br />
<br />
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đều sử dụng phần mềm quản trị tài <br />
chính doanh nghiệp. Tuy nhiên phần mềm này hầu như tách rời với các phần mềm của các <br />
bộ phận khác và không thống nhất thành một hệ thống. Hơn nữa, những người không nắm <br />
bắt và không thông thạo về các nghiệp vụ kế toán hầu như đều không sử dụng được. Do đó, <br />
doanh nghiệp có thể gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình quản trị tài chính doanh nghiệp <br />
nói riêng và quản trị hiệu quả kinh doanh nói chung.<br />
Để khắc phục tình trạng này, biến hệ thống quản trị doanh nghiệp thành một tổng thể thống <br />
nhất, dễ sử dụng, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tin tưởng sử dụng giải pháp quản trị tài <br />
chính doanh nghiệp của ERPViet. Giải pháp này không những đáp ứng đầy đủ yêu cầu về <br />
quản trị tài chính doanh nghiệp mà còn là một bộ phận cấu thành nằm trong tổng thể phần <br />
mềm quản trị doanh nghiệp ERP, các thông tin được liên kết với nhau chặt chẽ.<br />
Điểm nhấn của giải pháp này chính là lấy quá trình quản trị làm trung tâm thay vì kế toán. Vì <br />
vậy, với giải pháp quản trị tài chính doanh nghiệp của ERPVIET ngay cả những người không <br />
thông thạo nghiệp vụ kế toán cũng hoàn toàn có thể thao tác được dễ dàng. Giải pháp này sử <br />
dụng một hệ thống kế toán chạy ngầm ở phía bên dưới, cung cấp cho người dùng đầy đủ <br />
các thông số cần thiết cho bất kỳ nghiệp vụ kế toán nào.<br />