intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều lạ lùng về việc lẫy của bé

Chia sẻ: Tq Nhien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

49
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có thể bạn thấy khó tin nhưng tính cách cũng ảnh hưởng đến việc bé biết lẫy sớm hay muộn. Những bé hiền lành, trầm tính thường biết lẫy chậm hơn so với những bé năng động, hướng ngoại. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lẫy của bé

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều lạ lùng về việc lẫy của bé

  1. Những điều lạ lùng về việc lẫy của bé Có thể bạn thấy khó tin nhưng tính cách cũng ảnh hưởng đến việc bé biết lẫy sớm hay muộn. Những bé hiền lành, trầm tính thường biết lẫy chậm hơn so với những bé năng động, hướng ngoại. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lẫy của bé 1. Khả năng này được thực hiện khi bé khoảng 2 - 3 tháng tuổi. Nhưng phải đến 5 (hoặc 6) tháng tuổi, bé mới lẫy thành thạo, do lúc này, các cơ ở cổ và cơ cánh tay đã đủ chắc chắn, giúp bé vận động thành thục. Lẫy tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trước tiên là ở sự cứng cáp của bé. Những bé sinh non thường có xu hướng chậm bắt kịp tốc độ phát triển so với những bé sinh đủ ngày. 2. Có thể bạn thấy khó tin nhưng tính cách cũng ảnh hưởng đến việc bé biết lẫy sớm hay muộn. Theo William (tác giả cuốn The baby book – tạm dịch Cuốn sách cho bé), những bé hiền lành, trầm tính thường biết lẫy chậm hơn so với những bé năng động, hướng ngoại. 3. Trọng lượng cơ thể cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tập lẫy của bé. Những bé bụ bẫm thường biết lẫy muộn hơn và những bé nhỏ người thường biết lẫy sớm hơn. 4. Những bé thường xuyên được đặt nằm ngửa sẽ biết lẫy chậm hơn. Tuy nhiên đây không phải lý do để cha mẹ đặt con nằm sấp khi ngủ với mong ước bé sẽ sớm biết lẫy.
  2. “Hầu hết các bé biết tự lật từ nằm ngửa sang nằm sấp ở 4 tháng tuổi” – Olson (một bác sĩ nhi khoa) cho biết. Nhưng cũng là tự nhiên nếu tới 6 tháng bé mới thành thạo kỹ năng này, bởi chậm một chút cũng không đáng lo. Còn nếu bé không thể lẫy khi đã 12 tháng tuổi thì Olson khuyên, cha mẹ nên đưa bé đi khám.
  3. Mục đích của hành động lẫy Biết lẫy không chỉ giúp tăng vận động tự lập cho bé mà còn hỗ trợ cho bé học ngồi, đứng về sau. Ngoài ra, học lẫy còn giúp bé phối hợp hoạt động cơ bắp, giúp bé khỏe mạnh. Cơ bắp khỏe mạnh là chìa khóa giúp bé học ngồi, bò và thực hiện nhiều hoạt động quan trọng khác. Giúp con học lẫy Bạn có thể khuyến khích bé học lẫy thông qua trò chơi. Nếu phát hiện bé tự nhiên lẫy, bạn hãy động viên bé lặp lại động tác này bằng cách lắc lư một món đồ chơi ở một bên, khiến bé tò mò và phải lật người để khám phá. Ngoài ra, bạn cũng có thể nằm nghiêng về một bên và quan sát bé lật người để đến gần mẹ hơn. Hãy vỗ tay, mỉm cười khen ngợi những cố gắng của con. Bạn cần để việc học lẫy ở bé là một hoạt động vui vẻ, chứ đừng bắt ép bé. Nếu 3 tháng tuổi mà bé chưa có dấu hiệu lật người lần đầu tiên, bạn đừng vội chủ quan. Nhiều bé có những cú lật người ở thời điểm mà người mẹ không ngờ tới. Vì thế, không đặt bé nằm ở mép giường hay bề mặt không an toàn. Cú lật người đầu tiên có thể khiến bé bị tai nạn. Một số bé biết lẫy theo đúng thời điểm. Nhưng cũng có một số bé bỏ qua giai đoạn này, tiến thẳng tới việc học ngồi và học bò. Nếu bé đạt những kỹ năng ở giai đoạn sau đó tốt mà bỏ qua việc học lẫy thì bạn không cần quá lo.
  4. Dấu hiệu cần lo lắng Nếu bé chưa biết lẫy khi 6 tháng tuổi; tỏ ra không thích thú với mọi thứ xung quanh, bạn cần đưa con đi khám. Dù các kỹ năng ở mỗi bé là khác nhau (một số bé lẫy khá nhanh trong khi một số bé khác muộn hơn hoặc có bé không lẫy) nhưng nếu bé không đạt được những kỹ năng khác như không biết ngồi, không hứng thú chuyển động… thì bạn cần đưa con đi khám. Nên nhớ, những bé sinh non thường đạt được kỹ năng kém hơn bé sinh đủ ngày
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0