Những khuyến nghị về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng thực tiễn phát triển nền kinh tế xanh tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
lượt xem 1
download
Bài viết "Những khuyến nghị về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng thực tiễn phát triển nền kinh tế xanh tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay" tập trung nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng thực tiễn phát triển nền kinh tế xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những khuyến nghị về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng thực tiễn phát triển nền kinh tế xanh tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
- NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ XANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NA Nguyễn Trần Khai Quốc(1) TÓM TẮT: Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước ta rất quan tâm thúc Ďẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua Ďó, ban hành nhiều chính sách Ďịnh hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến Ďổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả Ďầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên, trên thực tế ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ Ďang ở xuất phát Ďiểm, quá trình phát triển kinh tế xanh còn thiếu Ďồng bộ và gặp phải những rào cản về nguồn vốn, nguồn nhân lực, nguồn lực khoa học và công nghệ,... Và nguyên nhân mang tính cốt tử có thể thấy Ďược Ďó chính là nguồn nhân lực hiện nay ở một số Ďịa phương, trong Ďó có Thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy trong tham luận này, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu Ďề xuất các khuyến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực Ďáp ứng thực tiễn phát triển nền kinh tế xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Từ khoá: Kinh tế xanh, phát triển bền vững, nguồn nhân lực. ABSTRACT: In recent years, the Party and the State have shown a great interest in promoting green economy, circular economy, and sustainable development. Consequently, numerous policies have been issued to guide the development of the economy towards sustainability, environmental protection, climate change adaptation, and enhancing the quality and efficiency of investments, with a focus on attracting high-quality projects. However, in Vietnam, the trend of green economic development is still in its early stages. The process lacks coherence and faces barriers related to capital, human resources, scientific and technological resources... The fundamental reason for these challenges lies in our current workforce in certain localities, including Ho Chi Minh City. Therefore, in this paper, the authors concentrate on proposing recommendations to develop human resources that meet the practical needs of green economic development in Ho Chi Minh City at present. Keywords: Green economy, human resources, labor force, economy, Ho Chi Minh city. 1. Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh. 633
- 1. Giới thiệu Trong thời Ďại ngày nay, nền kinh tế xanh Ďã trở thành xu hướng phát triển quốc tế, Ďặt ra những thách thức và cơ hội mới cho các quốc gia trên khắp thế giới. Trên phạm vi toàn cầu, các nước Ďang chuyển Ďổi từ mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình kinh tế xanh nhằm Ďối mặt với những vấn Ďề môi trường và tài nguyên ngày càng nghiêm trọng. Nền kinh tế xanh không chỉ hướng Ďến việc tối ưu hoá sự hiệu quả sử dụng tài nguyên mà còn nhấn mạnh vào việc giảm thiểu tác Ďộng tiêu cực Ďối với môi trường. Điều này bao gồm việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, giảm phát thải khí nhà kính, và thúc Ďẩy sự tái chế và sử dụng tài nguyên bền vững. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước cũng Ďã ban hành nhiều chủ trường về phát triển kinh tế xanh. Vào ngày 25/9/2012, Chính phủ Ďã công bố Quyết Ďịnh số 1393/QĐ-TTg, Ďồng ý với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trong giai Ďoạn 2011 - 2020, tầm nhìn Ďến năm 2050. Đây Ďược xem là bước quan trọng, Ďánh dấu sự hướng dẫn toàn diện Ďầu tiên về phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam. Theo nội dung của quyết Ďịnh, Chính phủ khẳng Ďịnh: “Tăng trưởng xanh là trọng điểm quan trọng của phát triển bền vững, hỗ trợ phát triển kinh tế nhanh ch ng, hiệu quả, và đ ng g p quan trọng vào việc thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi kh hậu.” Mục tiêu tổng quát Ďược Ďặt ra là: “Phát triển mô hình kinh tế thấp carbon, làm giàu nguồn lực tự nhiên để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững; đồng thời, giảm lượng phát thải và tăng khả năng hấp thụ kh nhà k nh, trở thành tiêu ch bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.”. Có ba nhiệm vụ chiến lược chính Ďược xác Ďịnh: giảm phát thải khí nhà kính, thúc Ďẩy sử dụng năng lượng sạch và tái tạo; xanh hoá quá trình sản xuất; xanh hoá lối sống và khuyến khích tiêu dùng bền vững. Nghị quyết của Đại hội Ďại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh vào việc phát triển kinh tế xanh là ưu tiên hàng Ďầu. “Tiếp tục phát triển nhanh ch ng và bền vững đất nước, đảm bảo sự ổn định về mặt kinh tế tổng thể, thúc đẩy mô hình tăng trưởng sáng tạo, cải thiện năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, chủ động th ch ứng mạnh mẽ với biến đổi kh hậu, quản l và sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp l , tiết kiệm và bền vững; bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ cộng đồng là mục tiêu hàng đầu; loại bỏ quyết liệt những dự án gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng một nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường và tuần hoàn.” Trong những năm qua, Chính phủ cùng với các bộ, ngành và Ďịa phương Ďã Ďưa ra nhiều biện pháp hành Ďộng và chỉ Ďạo cụ thể thông qua các văn bản pháp luật, chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế xanh và bền vững. Những quyết Ďịnh quan trọng của Thủ tướng Chính phủ như Quyết Ďịnh số 2139/QĐ-TTg về Chiến lược quốc gia về biến Ďổi khí hậu, Quyết Ďịnh số 1474/QĐ-TTg về Kế hoạch hành Ďộng quốc gia về biến Ďổi khí hậu giai Ďoạn 2012 - 2020, và Quyết 634
- Ďịnh số 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai Ďoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Ďều là những bước quan trọng hướng dẫn cho sự phát triển bền vững của Ďất nước. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nền kinh tế xanh Ďang trở thành một phần quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Việc chuyển Ďổi này không chỉ Ďảm bảo sự bền vững mà còn mang lại cơ hội cho sự Ďổi mới, tạo ra các nguồn thu nhập mới và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng Ďồng. Với cơ chế Ďặc thù về Ďô thị và thuận lợi của Nghị quyết 98 thí Ďiểm một số cơ chế Ďặc thù Thành phố Hồ Chí Minh Ďang xây dựng và hoàn thiện khung chiến lược phát triển xanh Ďến năm 2030, tầm nhìn Ďến năm 2050. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế xanh không thể phủ nhận. Nguồn nhân lực không chỉ Ďóng vai trò làm Ďộng lực cho sự sáng tạo và nghiên cứu phát triển công nghệ xanh mà còn Ďóng góp quan trọng trong việc thúc Ďẩy ý thức về bảo vệ môi trường và sự chuyển Ďổi sang lối sống bền vững. Đồng thời, nhân lực có trình Ďộ chuyên môn và kĩ năng phù hợp là yếu tố quyết Ďịnh thành công của việc triển khai các dự án và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xanh. Do Ďó, việc Ďầu tư vào Ďào tạo và phát triển nguồn nhân lực là chìa khoá quan trọng Ďể Ďảm bảo sự thành công của chiến lược phát triển nền kinh tế xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. 2. Những vấn đề lý luận về kinh tế xanh và vai trò của nó Kinh tế xanh là thuật ngữ mới xuất hiện trong một số năm gần Ďây, Ďược quốc tế thống nhất sử dụng tại Hội nghị Thượng Ďỉnh của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững họp vào tháng 6/2012 tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil (gọi tắt là Rio+20). Kinh tế xanh Ďã là một trong nội dung chính Ďược bàn thảo tại Hội nghị này. Ngày Môi trường thế giới 5/6/2012 có chủ Ďề ―Kinh tế xanh: Có bạn không?‖ (Green Economy: Does it include you?). Hướng tới phát triển sản xuất bền vững như sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, lối sống xanh, sản phẩm xanh với hàm ý là ―thân thiện với môi trường‖. Năm 1999, Ngân hàng Thế giới Ďã xuất bản ―Xanh hoá Công nghiệp: Vai trò mới của Cộng Ďồng, Thị trường và Chính phủ‖ giới thiệu một mô hình mới cho việc kiểm soát ô nhiễm trong công nghiệp là xanh hoá công nghiệp. Đến nay hầu hết các hoạt Ďộng phát triển Ďều Ďược yêu cầu xanh hoá, trong Ďó có cả xanh hoá nền kinh tế. Năm 2015, Uỷ ban Kinh tế và Xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (ESCAP) Ďã xuất bản một loạt ấn phẩm có tiêu Ďề ―Xanh hoá tăng trưởng kinh tế‖ (―Greening of economic growth‖ series) giới thiệu cách thức xanh hoá tăng trưởng kinh tế, qua Ďó cũng chính thức xác Ďịnh Ďịnh hướng tăng trưởng kinh tế mới và kêu gọi các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương từ bỏ tiếp cận ―Tăng trưởng trước, làm sạch sau‖ (―grow first, clean up later‖). Kinh tế xanh là hoạt Ďộng của con người gắn với gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, ngược lại với kinh tế nâu tiêu tốn nhiều nhưng kém hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, gây tổn hại tới môi trường và tự nhiên. Kinh tế 635
- nâu Ďược Ďịnh nghĩa là “mô hình phát triển kinh tế cũ được áp dụng chủ yếu tại các nước đang phát triển. Đặc điểm của kinh tế nâu là chú trọng vào tăng trưởng GDP và thu nhập bình quân đầu người. Tăng trưởng của kinh tế nâu là dựa trên nguồn tài nguyên sẵn c , phát triển kinh tế đồng nghĩa với khai thác và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, dẫn đến những hệ luỵ: môi trường bị tàn phá nặng nề; cạn kiệt nguồn tài nguyên”. Chuyển Ďổi công nghệ sản xuất từ nâu sang xanh Ďòi hỏi vốn Ďầu tư lớn vào công nghệ xanh thuộc loại Ďắt tiền trong khi khả năng, năng lực về vốn Ďầu tư còn rất hạn chế và triển vọng thu lại lợi nhuận từ sự Ďầu tư này chưa thuyết phục Ďược các nhà Ďầu tư. Ước tính quốc tế cho biết nhu cầu tài chính thường niên Ďể xanh hoá nền kinh tế toàn cầu dao Ďộng trong khoảng 1,05 - 2,59 nghìn tỉ USD, tức khoảng 2 GDP toàn cầu (UNEP, 2011). Đối với Việt Nam, theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ďể thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh cần khoảng 30 tỉ USD vào năm 2020. Xu hướng tăng trưởng, phát triển từ ―nâu‖ sang ―xanh‖ vẫn Ďang là chủ Ďạo trong phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia. Bởi lẽ, không chỉ thực tế gánh nặng, áp lực khắc phục, giải quyết hệ quả nặng nề của tăng trưởng, phát triển nâu Ďối với tương lai phát triển tiếp tục của từng quốc gia và của cả thế giới mà còn cả bởi lợi ích của tăng trưởng phát triển xanh Ďem lại cho tương lai. Sự tất yếu chuyển sang tăng trưởng, phát triển xanh cũng cần có thời gian cho nhận thức và hành Ďộng, nhưng chắc chắn là sẽ ít hơn nhiều vì tăng trưởng, phát triển xanh cũng là phát triển bền vững, hay Ďúng hơn là cách thức, phương thức thực hiện phát triển bền vững trong bối cảnh biến Ďổi khí hậu. Chuyển Ďổi sang kinh tế xanh Ďược hỗ trợ, thúc Ďẩy bởi cộng Ďồng quốc tế, mỗi quốc gia Ďang trong giai Ďoạn tái cơ cấu lại Ďể thích ứng với những thay Ďổi trong bối cảnh phát triển thay Ďổi liên quan tới hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và ứng phó với tác Ďộng của biến Ďổi khí hậu. Như vậy, xanh hoá nền kinh tế nâu là con Ďường duy nhất Ďể tiếp tục phát triển Ďối với các quốc gia trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) trong thế kỉ XXI, vì cho Ďến nay chưa phát hiện Ďược con Ďường nào khác. Lợi ích chính của kinh tế xanh là: Giá trị và vai trò của Ďầu tư vào vốn tự nhiên; nền kinh tế xanh là trụ cột Ďể giảm nghèo; nền kinh tế xanh tạo ra việc làm và cải thiện công bằng xã hội; nền kinh tế xanh sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ carbon thấp thay thế cho nhiên liệu hoá thạch; nền kinh tế xanh khuyến khích sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn; nền kinh tế xanh hướng tới lối sống Ďô thị bền vững và sự giao thông carbon thấp; nền kinh tế xanh tăng trưởng nhanh hơn nền kinh tế nâu về dài hạn, Ďồng thời duy trì và phục hồi vốn tự nhiên. Kinh tế xanh xuất hiện gắn với bối cảnh ứng phó biến Ďối khí hậu ngày càng trở nên rõ ràng và tác Ďộng ảnh hưởng tiêu cực ngày càng lớn tới tiến trình thực hiện phát triển bền vững, thậm chí còn trở thành một mối nguy cơ gia tăng Ďe doạ phá vỡ tiến trình phát triển bền vững. Sự phát triển ở mỗi quốc gia trái với mong muốn chung, không phải Ďang trở nên bền vững hơn mà thậm chí còn kém bền vững do khủng hoảng, xung Ďột, hệ quả về xã hội như nghèo Ďói, bất bình Ďẳng xã hội, tội phạm bên cạnh các hệ quả về tài nguyên môi trường như ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, suy giảm tài nguyên môi trường, biến Ďổi khí 636
- hậu gia tăng. ―Hướng tới nền kinh tế xanh - Lộ trình cho phát triển bền vững và xoá Ďói giảm nghèo‖ do Tổ chức UNEP xuất bản phục vụ Hội nghị Thượng Ďỉnh của Liên Hợp Quốc Rio+20, là ―Ďe doạ chính cơ hội tồn tại và phát triển của gần 7 tỉ người - dự báo con số vào năm 2050 sẽ tăng lên 9 tỉ‖. Khái niệm nền kinh tế xanh trở nên phổ biến một phần do sự thất vọng của nhiều quốc gia với mô hình kinh tế hiện hành, sự mệt mỏi khi phải Ďối mặt cùng lúc với nhiều cuộc khủng hoảng và thất bại thị trường ngay trong thập kỉ Ďầu tiên của thiên niên kỉ mới. Đồng thời, Ďó cũng là minh chứng cho thấy một mô hình mới Ďang trỗi dậy, trong Ďó sự giàu có về vật chất Ďược tạo ra có tính tới những rủi ro môi trường, những khan hiếm sinh thái và bất công xã hội ngày một trầm trọng hơn. Thay Ďổi phương thức sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và lối sống thân thiện với tài nguyên thiên nhiên và môi trường, kinh tế xanh dẫn Ďến một môi trường xanh, một xã hội xanh là tất yếu với các quốc gia. Do hệ quả của sự phát triển không thân thiện môi trường, biến Ďổi khí hậu Ďang Ďe doạ tới sự phát triển, thậm chí còn phá huỷ các kết quả phát triển Ďã Ďạt Ďược. Thực tế Ďó Ďòi hỏi phải tìm kiếm những công cụ chính sách mới và chuyển Ďổi mô hình phát triển hiện nay Ďể giải quyết các vấn Ďề trong quá trình phát triển bền vững. Mô hình kinh tế hiện Ďang Ďược các quốc gia trên thế giới Ďồng thuận chuyển Ďổi sang, trong Ďó có Việt Nam, là kinh tế xanh. Nhiều Ďịnh nghĩa về Kinh tế xanh thể hiện các cố gắng nhận dạng khái niệm mới mẻ này, từ rộng Ďến hẹp theo nội hàm của cụm từ này. Năm 2012, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong báo cáo Ďề dẫn tại Hội thảo ―Kinh tế xanh và Phát triển bền vững‖, thấy rằng, ―hầu hết các ý kiến Ďều cho rằng trong Ďịnh nghĩa về kinh tế xanh, vấn Ďề năng lượng sạch là vấn Ďề cốt lõi‖. Đến nay, nội hàm khái niệm kinh tế xanh Ďã Ďược mở rộng hơn với thống kê chưa thật Ďầy Ďủ, Ďã có tới vài chục Ďịnh nghĩa về nó và Ďịnh nghĩa sau Ďây của Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) trong cuốn sách ―Hướng tới nền kinh tế xanh - Lộ trình cho phát triển bền vững và xoá Ďói giảm nghèo‖ Ďã nói ở trên viết dành cho các nhà hoạch Ďịnh, xây dựng chính sách Ďược trích dẫn nhiều hơn cả ở Việt Nam: ―Nền kinh tế xanh là nền kinh tế nâng cao Ďời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, Ďồng thời giảm thiểu Ďáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Nói một cách Ďơn giản, nền kinh tế xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội‖. Trong thực tiễn hoạch Ďịnh và xây dựng chính sách công và chiến lược phát triển còn có khái niệm ―tăng trưởng xanh‖ và khái niệm này hiện cùng Ďồng hành với khái niệm ―kinh tế xanh‖. Khái niệm tăng trưởng xanh Ďược Ďịnh nghĩa theo nhiều cách thức khác nhau và theo những gì Ďã Ďược trích dẫn và giải thích trong các tài liệu khoa học thì nội hàm cốt lõi của tăng trưởng xanh, nói một cách Ďơn giản, là ―tăng trưởng thân thiện với môi trường tự nhiên‖, Ďạt Ďược Ďồng thời cả mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cả mục tiêu bảo vệ môi trường. Định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): ―Tăng trưởng xanh là Ďảm bảo thúc Ďẩy tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn Ďảm bảo rằng tự nhiên vẫn có Ďủ năng lực cung cấp các nguồn lực sản xuất 637
- và vẫn duy trì môi trường sống‖. Hay nói cách Ďơn giản hơn thì Ďó là làm xanh hoá sự tăng trưởng kinh tế. Như vậy, kinh tế xanh và tăng trưởng xanh là hai khái niệm tương Ďồng nhưng không phải là tương Ďương. Rõ ràng, theo khoa học kinh tế phát triển, tăng trưởng là một cấu thành của nền kinh tế, kinh tế xanh có nội hàm rộng hơn và phong phú hơn so với tăng trưởng xanh. 3. Đặc điểm nền kinh tế xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất và Ďang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, Ďặt ra những ưu tiên cao về xây dựng một nền kinh tế bền vững và xanh. Các Ďặc Ďiểm nền kinh tế xanh tại thành phố này Ďang phản ánh xu hướng chung của Ďất nước, nhưng cũng mang Ďặc trưng riêng biệt với sự Ďa dạng và Ďộng lực của môi trường kinh doanh Ďịa phương. 3.1. Các ngành công nghiệp xanh Năng lượng tái tạo Hiện nay, thành phố mỗi ngày tiêu thụ khoảng 90 triệu KW Ďiện, với nguồn cung chủ yếu Ďến từ bên ngoài thành phố và dựa chủ yếu vào năng lượng nhiệt Ďiện. Chỉ có 7,6 tổng sản lượng Ďiện Ďến từ nguồn Ďiện sạch. Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, mục tiêu ngày càng trở nên quan trọng là Ďạt Ďược 25 năng lượng sạch vào năm 2025 và nỗ lực Ďạt 35 - 40 vào năm 2030. Trong quá trình chuyển Ďổi năng lượng, thách thức chính Ďặt ra là sự Ďồng thuận giữa chính sách, thể chế, vốn và công nghệ. Thành phố Hồ Chí Minh Ďã Ďặt mục tiêu phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của ngành công nghiệp truyền thống Ďối với môi trường. Các dự án Ďiện mặt trời, gió, và năng lượng sinh học Ďược Ďầu tư và triển khai rộng rãi. Công trình Ďiện mặt trời trên các toà nhà, trên mặt Ďất, và các trạm Ďiện mặt trời cộng Ďồng Ďang Ďóng góp Ďáng kể vào việc sản xuất năng lượng sạch, giảm lượng phát thải khí nhà kính. Tính Ďến nay, thành phố có khoảng 14.210 dự án/hệ thống Ďiện mặt trời mái nhà với tổng công suất là 358,38 MWp, chiếm tỉ lệ 3,71 / Ďiện mặt trời mái nhà của cả nước và chiếm 7,82 so với công suất Ďỉnh năm 2021 (4.580 MW) của lưới Ďiện thành phố. Thành phố Ďang tập trung quy hoạch các nguồn năng lượng mới, Ďặc biệt là năng lượng tái tạo như Ďiện mặt trời trên mái nhà, năng lượng từ chất thải rắn (rác thải), và năng lượng gió. Mục tiêu của thành phố là Ďảm bảo rằng tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo so với công suất cực Ďại của hệ thống Ďiện sẽ Ďạt ít nhất 15 . Điều này thể hiện cam kết của thành phố trong việc thúc Ďẩy sử dụng các nguồn năng lượng sạch và bền vững Ďể giảm phát thải và tăng cường tính ổn Ďịnh của nguồn cung Ďiện. Bên cạnh Ďó, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lí và tối ưu hoá hiệu suất các nguồn năng lượng tái tạo là một ưu tiên. Hệ thống lưới Ďiện thông 638
- minh Ďược áp dụng Ďể quản lí hiệu suất và phân phối năng lượng một cách hiệu quả, giúp Ďảm bảo nguồn cung ổn Ďịnh và ổn Ďịnh hoá giá trị năng lượng. Giao thông công cộng và đô thị thông minh Thành phố Ďang chủ Ďộng khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng và xây dựng hạ tầng Ďô thị thông minh nhằm giảm áp lực từ ô tô cá nhân và ùn tắc giao thông. Hệ thống giao thông công cộng như tàu Ďiện ngầm, xe buýt công nghệ cao, và Ďường sắt Ďô thị Ďang Ďược phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, các dự án Ďô thị thông minh bao gồm giám sát và quản lí giao thông, chiếu sáng hiệu quả năng lượng, và quản lí rác thải thông minh. Trung tâm Quản lí Giao thông công cộng của Thành phố Hồ Chí Minh Ďang Ďẩy mạnh việc xây dựng kế hoạch chuyển Ďổi xe buýt từ truyền thống sang sử dụng năng lượng Ďiện, hướng tới mục tiêu quan trọng Ďã Ďược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết Ďịnh số 876/QĐ-TTg, ngày 22/7/2022. Chương trình hành Ďộng này tập trung vào việc chuyển Ďổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí mê-tan trong lĩnh vực giao thông vận tải. Lộ trình Ďã Ďặt ra cho kế hoạch chuyển Ďổi là một cam kết mạnh mẽ. Từ năm 2025, 100 số xe buýt mới thay thế sẽ sử dụng năng lượng Ďiện, năng lượng xanh, và Ďến năm 2030, ít nhất 50 tổng số phương tiện sẽ chạy bằng năng lượng này. Dựa theo kế hoạch, thành phố dự kiến có 1.874 xe buýt Ďược chuyển Ďổi sang sử dụng năng lượng Ďiện, năng lượng xanh vào năm 2030, Ďồng thời Ďóng góp tích cực vào nỗ lực giảm phát thải và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, khi tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và các tuyến khác Ďi vào hoạt Ďộng, Ďây sẽ là một giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu khói bụi và tiếng ồn trong thành phố, Ďồng thời khuyến khích người dân chuyển Ďổi sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng thân thiện với môi trường. Nghị quyết 98 một số cơ chế Ďặc thù nêu rõ về Ďịnh hướng phát triển các dự án theo mô hình TOD. Đây là một thuận lợi với thành phố trong việc chuyển Ďổi theo hướng Ďô thị thông minh. Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 26/9/2022 của Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Ďã Ďặt ra hướng phát triển tổng quát cho Cần Giờ Ďến năm 2030, với mục tiêu là ―Xây dựng và phát triển huyện Cần Giờ trở thành thành phố biển với Ďặc trưng của một thành phố tăng trưởng xanh, thông minh, và thân thiện với môi trường‖. Địa phương này Ďang tập trung vào chuyển Ďổi phương tiện giao thông ít phát thải, sử dụng nhiên liệu sạch, Ďồng thời khuyến khích người dân chuyển Ďổi sang sử dụng xe Ďiện. Công tác này Ďược thúc Ďẩy thông qua việc xây dựng các trạm sạc Ďiện tại green mobility hub (trạm giao thông xanh). Ngoài ra, còn có Ďầu tư và nâng cấp hạ tầng cho người Ďi bộ và xe Ďạp, cũng như Ďầu tư vào xe máy Ďiện và Ďặc biệt, mục tiêu là Ďể 100 số xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch. Nếu những giải pháp này Ďược thực hiện, tỉ lệ sử dụng giao thông công cộng tại huyện Cần Giờ dự kiến sẽ tăng từ 10 như hiện nay lên mức 30 - 40 . Đồng thời, phát thải ô nhiễm không khí mỗi năm sẽ giảm từ 9.600 tấn xuống còn 4.800 tấn, Ďồng thời nồng Ďộ chất gây ô nhiễm giảm 54 trên các trục Ďường chính và 639
- 12 trên Ďường dân sinh. Điều này thể hiện ưu tiên của Cần Giờ trong việc phát triển giao thông ―xanh‖ và thân thiện với môi trường. Các công nghệ thông minh Ďược tích hợp vào hạ tầng Ďô thị Ďể tối ưu hoá việc sử dụng năng lượng và tài nguyên. Hệ thống cảm biến thông minh Ďược triển khai Ďể theo dõi lưu lượng giao thông, chất lượng không khí, và quản lí nguồn nước, tạo ra một môi trường số hiệu quả và bền vững. Những Ďầu tư và phát triển này không chỉ giúp Thành phố Hồ Chí Minh giảm thiểu ảnh hưởng của ngành công nghiệp truyền thống mà còn tạo ra một hệ thống kinh tế xanh và bền vững, góp phần vào mục tiêu chung của Việt Nam về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 3.2. Dịch vụ và công nghiệp xanh Du lịch xanh Thành phố Hồ Chí Minh Ďã Ďịnh hình chiến lược phát triển du lịch xanh Ďể Ďảm bảo rằng, ngành du lịch không chỉ mang lại thu nhập, mà còn Ďóng góp tích cực vào bảo tồn môi trường và văn hoá. Các dịch vụ du lịch xanh Ďược phát triển như tham quan các khu vực sinh quyển, khu dự trữ thiên nhiên, và các làng nghề truyền thống. Du lịch xanh Ďã Ďược xác Ďịnh là xu hướng phát triển trong Chiến lược phát triển du lịch của thành phố Ďến năm 2030, với Cần Giờ là một trong những khu vực trọng Ďiểm phát triển du lịch, tập trung vào bảo tồn và phát huy giá trị của rừng, biển và khu dự trữ sinh quyển. Đối với Ďịnh hướng phát triển du lịch xanh, thành phố sẽ Ďặt trọng tâm vào 6 nội dung chính, trong Ďó bao gồm cơ sở hạ tầng như công viên và hạ tầng kết nối du lịch, Ďặc biệt là phát triển du lịch xanh tại Cần Giờ. Thành phố cũng cam kết tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch xanh thông qua việc thiết lập các cơ chế khuyến khích, Ďồng thời hợp tác chặt chẽ với các Ďịa phương Ďể Ďẩy mạnh phát triển du lịch xanh. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn môi trường và giữ gìn giá trị tự nhiên trong quá trình phát triển ngành du lịch. Công nghiệp xanh Chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp trong việc chuyển Ďổi thành công nghiệp xanh là một phần quan trọng của chiến lược phát triển bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh. Công nghiệp xanh nhấn mạnh vào sự sáng tạo trong quy trình sản xuất, giảm lượng chất thải, và tối ưu hoá sử dụng nguồn lực. Các doanh nghiệp Ďược khuyến khích sử dụng công nghệ hiện Ďại Ďể giảm khí nhà kính, nâng cao hiệu suất năng lượng, và tối ưu hoá chuỗi cung ứng. Đồng thời, Chính phủ Ďưa ra các ưu Ďãi và khuyến khích việc sử dụng nguyên liệu tái chế và quy trình sản xuất sạch Ďể giảm thiểu tác Ďộng Ďến môi trường. 640
- Việc hỗ trợ doanh nghiệp chuyển Ďổi sang công nghiệp xanh không chỉ giúp cải thiện hình ảnh thương hiệu mà còn tạo ra sự Ďổi mới và cơ hội kinh doanh mới, Ďồng thời giúp Ďảm bảo sự bền vững của ngành công nghiệp trong tương lai. Điều này không chỉ làm cho kinh tế thành phố phát triển mạnh mẽ, mà còn Ďảm bảo rằng, sự phát triển này diễn ra một cách có trách nhiệm với môi trường. 3.3. Xu hƣớng phát triển Kinh tế chia sẻ và tiêu dùng thông minh Thành phố Hồ Chí Minh Ďang hướng Ďến việc xây dựng mô hình kinh tế chia sẻ và tiêu dùng thông minh nhằm tối ưu hoá sử dụng tài nguyên và giảm lượng rác thải. Điều này bao gồm việc khuyến khích cộng Ďồng chia sẻ các phương tiện vận chuyển, nhà ở, và các nguồn tài nguyên khác thông qua các nền tảng kinh tế chia sẻ. Đồng thời, các dịch vụ cung ứng chia sẻ thông minh như ứng dụng Ďặt xe chia sẻ, cho thuê Ďồ Ďạc, và trao Ďổi sản phẩm Ďang trở thành một phần quan trọng của hệ thống kinh tế thành phố. Ngoài ra, tiêu dùng thông minh Ďược khuyến khích thông qua ứng dụng công nghệ Ďể theo dõi và quản lí sử dụng tài nguyên cá nhân. Công dân Ďược khuyến khích tham gia vào các chiến dịch tiết kiệm năng lượng và giảm lượng rác thải thông qua ứng dụng di Ďộng, giúp hình thành một cộng Ďồng có ý thức về bảo vệ môi trường và tài nguyên. Công nghệ thông tin và tr tuệ nhân tạo Sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo Ďóng một vai trò quan trọng trong việc tối ưu hoá quy trình sản xuất, quản lí tài nguyên, và giảm tác Ďộng tiêu cực Ďối với môi trường. Thành phố Hồ Chí Minh Ďã triển khai các dự án sử dụng trí tuệ nhân tạo Ďể dự báo và giảm thiểu lượng rác thải, quản lí nguồn nước và giữ gìn môi trường sống Ďô thị. Công nghệ ứng dụng trong quản lí chuỗi cung ứng, giám sát lưu lượng giao thông, và tối ưu hoá hệ thống năng lượng Ďang giúp thành phố tạo ra một môi trường kinh doanh hiệu quả và bền vững. Công dân cũng Ďược khuyến khích sử dụng các ứng dụng thông minh Ďể theo dõi và giảm lượng tiêu thụ năng lượng trong ngôi nhà và công việc hằng ngày. Những xu hướng này không chỉ giúp Thành phố Hồ Chí Minh tối ưu hoá sử dụng tài nguyên mà còn Ďẩy mạnh sự Ďổi mới và sáng tạo trong mô hình phát triển kinh tế xanh. Đồng thời, chúng cũng mang lại lợi ích lâu dài cho cộng Ďồng thông qua sự chia sẻ tài nguyên, tiết kiệm chi phí và giảm tác Ďộng tiêu cực Ďến môi trường. Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ nhấn mạnh vào sự phát triển kinh tế mà còn chú trọng vào việc bảo vệ môi trường và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới trong lĩnh vực xanh. Sự Ďa dạng và tính ứng dụng của các giải pháp xanh tại Ďây Ďang Ďóng góp tích cực vào hành trình chuyển Ďổi nền kinh tế thành phố theo hướng bền vững. 641
- 4. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong phát triển nền kinh tế xanh 4.1. Đánh giá vai trò của nhân l c trong việc thúc đẩy s chuyển đổi sang mô hình inh tế xanh Nhân lực Ďóng vai trò quan trọng và không thể phủ nhận trong quá trình chuyển Ďổi sang mô hình kinh tế xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vai trò của nhân lực không chỉ giới hạn trong việc thực hiện công việc hằng ngày mà còn nằm ở khả năng sáng tạo, linh hoạt và cam kết Ďối với mục tiêu phát triển bền vững. Nhân lực Ďóng vai trò chủ chốt trong quá trình áp dụng và phát triển các công nghệ mới, quy trình sản xuất xanh, và các hệ thống quản lí tài nguyên thông minh. Sự hiểu biết sâu rộng về các vấn Ďề môi trường và kiến thức chuyên sâu về các ngành công nghiệp xanh là quan trọng Ďể nhân lực có thể Ďưa ra những giải pháp sáng tạo và thúc Ďẩy sự chuyển Ďổi. 4.2. Kĩ năng và năng l c cần thiết của nguồn nhân l c để đáp ứng đúng mức với yêu cầu của nền inh tế xanh Một là, kĩ năng kĩ thuật Nhân lực cần sở hữu kĩ năng chuyên sâu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin, quản lí môi trường, và các lĩnh vực công nghiệp xanh khác. Kĩ năng này giúp họ hiểu rõ về quy trình sản xuất, giảm thiểu tác Ďộng Ďộc hại và tối ưu hoá sử dụng nguồn lực. Hai là, kiến thức về pháp luật và quy định môi trường Hiểu biết về các quy Ďịnh và chính sách môi trường là quan trọng Ďể nhân lực có thể tham gia vào quá trình thúc Ďẩy và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, Ďồng thời Ďảm bảo tuân thủ pháp luật. Ba là, kĩ năng giao tiếp và làm việc nh m Để tạo ra môi trường làm việc tích cực và sáng tạo, nhân lực cần có kĩ năng giao tiếp tốt Ďể truyền Ďạt ý kiến và tương tác hiệu quả với Ďồng nghiệp, doanh nghiệp, và cơ quan quản lí. Bốn là, t nh sáng tạo và tư duy linh hoạt Nhân lực cần có khả năng Ďổi mới Ďể Ďưa ra những giải pháp sáng tạo trong môi trường làm việc Ďóng góp vào sự chuyển Ďổi và phát triển của nền kinh tế xanh. Năm là, cam kết và ý thức về bảo vệ môi trường Ý thức về vai trò của mình trong việc bảo vệ môi trường và cam kết Ďối với mục tiêu phát triển bền vững là Ďiểm quan trọng, giúp nhân lực Ďóng góp tích cực và hiệu quả trong quá trình chuyển Ďổi sang nền kinh tế xanh. Như vậy, sự Ďầu tư vào Ďào tạo và phát triển kĩ năng của nguồn nhân lực là chìa khoá Ďể Ďảm bảo họ Ďáp ứng Ďúng mức với yêu cầu và Ďóng góp tích cực 642
- vào sự phát triển bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ chuyển Ďổi sang nền kinh tế xanh. 5. Thực trạng nguồn nhân lực tại Thành phố Hồ Chí Minh 5.1. Th c trạng nguồn nhân l c tại thành phố 5.1.1. Trình độ học vấn tại thành phố Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hoá và giáo dục lớn tại Việt Nam, với cơ sở giáo dục Ďa dạng và phong phú, bao gồm nhiều trường Ďại học, cao Ďẳng, và trung cấp chất lượng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự chênh lệch về trình Ďộ học vấn giữa các khu vực trong thành phố. Có nhiều trường Ďại học hàng Ďầu tại Thành phố Hồ Chí Minh như Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học Xã hội, và nhiều trường cao Ďẳng uy tín khác. Các trường Ďại học và cao Ďẳng thường tập trung ở các khu vực Ďô thị, tạo Ďiều kiện thuận lợi cho sinh viên tiếp cận nguồn tài nguyên giáo dục và cơ hội nghề nghiệp. Mặc dù có nhiều cơ sở giáo dục tốt tại thành phố, nhưng các khu vực nông thôn vẫn Ďối mặt với thách thức về trình Ďộ học vấn. Các trường học ở khu vực nông thôn thường ít và chất lượng không Ďồng Ďều so với các khu vực Ďô thị. Người dân ở các khu vực nông thôn có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục cao cấp, dẫn Ďến tỉ lệ người có trình Ďộ học vấn thấp hơn so với cư dân Ďô thị. Chênh lệch về trình Ďộ học vấn cũng có thể phản ánh sự chia rẽ xã hội, gây ra sự không công bằng trong cơ hội giáo dục và sự phát triển cá nhân. Chính sách phát triển giáo dục cần tập trung vào việc giảm chênh lệch giữa các khu vực, Ďảm bảo mọi người, kể cả ở nông thôn, có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng và cao cấp. Tóm lại, trong khi Thành phố Hồ Chí Minh có cơ sở giáo dục Ďa dạng và chất lượng, sự chênh lệch về trình Ďộ học vấn giữa các khu vực cần Ďược chú ý và giải quyết Ďể Ďảm bảo rằng mọi công dân Ďều có cơ hội tiếp cận giáo dục và tham gia vào sự phát triển của nền kinh tế xanh. 5.1.2. Kĩ năng nghề nghiệp Nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh có sự Ďa dạng về kĩ năng nghề nghiệp, nhưng vẫn tồn tại một số thách thức trong quá trình chuyển Ďổi sang công nghiệp và dịch vụ xanh. Một là, sự đa dạng về kĩ năng Thành phố Hồ Chí Minh có nền kinh tế Ďa ngành, từ sản xuất, dịch vụ, Ďến công nghiệp. Do Ďó, nguồn nhân lực ở Ďây Ďa dạng về kĩ năng, bao gồm cả kĩ năng kĩ thuật, quản lí, và giao tiếp. Hai là, tập trung vào lĩnh vực truyền thống Nhiều người lao Ďộng tại thành phố vẫn tập trung vào các lĩnh vực truyền thống như sản xuất và dịch vụ truyền thống. Điều này là do lịch sử và truyền thống nghề nghiệp của thành phố, gây khó khăn trong việc thúc Ďẩy sự Ďổi mới và chuyển Ďổi nguồn nhân lực. 643
- Ba là, chuyển đổi chậm chạp sang lĩnh vực xanh Sự chuyển Ďổi sang công nghiệp và dịch vụ xanh Ďang diễn ra chậm chạp. Một số doanh nghiệp và người lao Ďộng có thể còn thiếu kĩ năng cần thiết trong các lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin, và quản lí môi trường. Bốn là, yếu tố giáo dục và đào tạo Hệ thống giáo dục và Ďào tạo cần có sự Ďiều chỉnh Ďể Ďáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về kĩ năng xanh. Cần có các chương trình Ďào tạo mới và cập nhật Ďể chuẩn bị nguồn nhân lực cho công việc trong các lĩnh vực mới nổi. Năm là, khuyến kh ch sự đổi mới và sáng tạo Cần tạo Ďiều kiện Ďể khuyến khích sự Ďổi mới và sáng tạo trong nguồn nhân lực. Việc hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân phát triển kĩ năng mới và áp dụng công nghệ tiên tiến là quan trọng Ďể thúc Ďẩy sự chuyển Ďổi. Tóm lại, việc nâng cao kĩ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực tại Thành phố Hồ Chí Minh là quan trọng Ďể Ďảm bảo rằng họ có khả năng thích ứng với xu hướng công nghiệp và dịch vụ xanh, Ďồng thời giúp thành phố phát triển một nền kinh tế xanh và bền vững. 5.1.3. Nhận thức về bền vững trong nghề nghiệp Tổ chức các chương trình giáo dục và tuyên truyền nhằm tăng cường nhận thức về bền vững trong nghề nghiệp. Điều này bao gồm việc giảng dạy về tác Ďộng của công việc Ďối với môi trường và xã hội, cũng như giới thiệu về ý nghĩa của việc làm trong mô hình kinh tế xanh. Thiết lập các chính sách hỗ trợ và khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt Ďộng bền vững. Các ưu Ďãi, phúc lợi, hoặc giải thưởng có thể Ďược áp dụng cho những nhân viên tham gia tích cực vào các dự án xanh hoặc hoạt Ďộng cộng Ďồng. Tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi giá trị bền vững Ďược coi trọng và thúc Ďẩy. Sự hỗ trợ và Ďộng viên từ Ďồng nghiệp và lãnh Ďạo có thể tạo Ďộng lực lớn Ďể nhân viên nhìn nhận công việc của mình như một phần quan trọng của sứ mệnh bền vững. Tạo cơ hội cho nhân viên tham gia vào các hoạt Ďộng xã hội và môi trường. Các sự kiện như ngày làm việc tình nguyện, chiến dịch làm Ďẹp môi trường, hoặc các chương trình giáo dục về bền vững có thể giúp họ hiểu rõ hơn về vai trò tích cực của công việc trong mô hình kinh tế xanh. Chia sẻ thành công và tiến triển trong các nỗ lực bền vững của công ty. Việc thông báo về những Ďóng góp tích cực của nhân viên sẽ tăng cường lòng tự hào và ý thức về bền vững trong nghề nghiệp. 644
- Kết nối công việc của nhân viên với mục tiêu bền vững lớn hơn của tổ chức. Điều này giúp họ nhìn nhận công việc không chỉ là một phương tiện kiếm sống cá nhân, mà còn là Ďóng góp ý nghĩa vào mô hình kinh tế xanh và bền vững. Tạo ra một sự nhận thức và Ďộng lực về bền vững trong nghề nghiệp là quan trọng Ďể xây dựng một lực lượng lao Ďộng tích cực và cam kết Ďối với mô hình kinh tế xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng thực tiễn phát triển nền kinh tế xanh 6.1. Nh m giải pháp nâng cao nhận thức Thứ nhất, thống nhất và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về tính cấp thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh phải Ďược xem là vấn Ďề có ý nghĩa chiến lược Ďối với quá phát triển nền kinh tế xanh hiện nay của thành phố và là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, bởi nguồn nhân lực chỉ thực sự phát triển khi Ďược Ďào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và Ďãi ngộ phù hợp, tạo Ďiều kiện thuận lợi Ďể người lao Ďộng phát triển toàn diện. Phải Ďầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về mọi mặt. Đồng thời, Ďòi hỏi mỗi cá nhân người lao Ďộng phải luôn tự ý thức nâng cao trình Ďộ, tự bồi dưỡng nhân cách, Ďạo Ďức, rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp, sức khoẻ nhằm Ďáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên nhằm tạo sự chuyển biến Ďồng bộ trong cả hệ thống chính trị, trong toàn xã hội, mỗi gia Ďình và từng cá nhân về hướng nghiệp và học nghề; ý thức về tự Ďào tạo nghề và tự tìm việc làm của mỗi người. Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân các chủ trương, Ďường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của thành phố về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục, Ďào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề, các tổ chức khoa học và công nghệ với các phương tiện thông tin Ďại chúng Ďể tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển nguồn nhân lực của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, Ďẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về năng lực của các cơ sở Ďào tạo và cơ hội việc làm từ các doanh nghiệp. Phối hợp các hoạt Ďộng tư vấn nghề nghiệp tại cơ sở Ďào tạo, dạy nghề và tại doanh nghiệp, tạo Ďiều kiện cho sinh viên, học viên, người lao Ďộng lựa chọn ngành nghề phù hợp ngay từ khi vào trường, Ďồng thời có nhiều thông tin cần thiết về việc làm Ďể sau khi tốt nghiệp người học có việc làm ngay. Cần tích cực tuyên truyền về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cá nhân, gia Ďình, cơ quan các cấp và cộng Ďồng, Ďể các bên có thể nhận thức sâu sắc về vai trò của nguồn nhân lực Ďối với việc phát triển kinh tế - xã hội, Ďảm bảo an ninh - quốc phòng trong thời kỳ Ďẩy mạnh kinh tế 645
- xanh hiện nay. Tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức theo hướng tiếp thu các tư tưởng chỉ Ďạo của ―Chiến lược phát triển nhân nguồn lực Việt Nam‖ ở các ngành, các cấp và toàn xã hội. 6.2. Nh m giải pháp về giáo dục và đào tạo Thứ nhất, cần thực hiện tốt quá trình cải cách, đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục và đào tạo Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII Ďã Ďề ra mục tiêu về giáo dục và Ďào tạo là “Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế”. Phải thực hiện tốt quá trình cải cách giáo dục và Ďào tạo. Đổi mới toàn diện nội dung và phương pháp giáo dục và Ďào tạo. Trong Ďó, Ďặc biệt coi trọng Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong trình tự giải quyết phải Ďi từ xoá mù chữ Ďến trung học phổ thông trang bị những kiến thức cơ bản, Ďào tạo nghề từ sơ cấp Ďến sau Ďại học Ďể tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm Ďáp ứng nhu cầu của những ngành công nghệ mới, các khu công nghiệp và các khu kinh tế mở. Yếu tố quan trọng nhất quyết Ďịnh chất lượng nguồn nhân lực là việc Ďổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và Ďào tạo. Việc hội nhập và cạnh tranh kinh tế Ďòi hỏi hàng hoá phải Ďạt tiêu chuẩn quốc tế, từ Ďó Ďòi hỏi phải có trình Ďộ công nghệ cao và khả năng sử dụng các công nghệ Ďó. Ngoài Ďào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về lí thuyết, cần chú ý Ďiều kiện thực hành, ứng dụng, giáo dục kĩ thuật, tác phong công nghiệp, rèn luyện kĩ năng và khả năng thích ứng của người lao Ďộng với Ďặc Ďiểm của kinh tế tri thức. Thứ hai, thực hiện tốt mục tiêu nâng cao dân tr , đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Thành phố Hồ Chí Minh là Ďầu tàu của vùng kinh tế trọng Ďiểm phía Nam, có tỉ lệ Ďóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước. Để giữ vững vị trí Ďầu tàu, tạo Ďộng lực cho quá trình phát triển vùng, trong thời gian tới, thành phố cần có những bước Ďi sát hợp hơn trong quá trình phát triển, giải quyết những khó khăn còn tồn tại. Để khắc phục những khó khăn, thách thức Ďó, hướng Ďến sự phát triển bền vững trong tương lai. Giải pháp quan trọng hàng Ďầu cần thực hiện là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong Ďó khâu then chốt nhất chính là phát triển giáo dục và Ďào tạo nhằm thực hiện tốt mục tiêu nâng cao dân trí, Ďào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Cụ thể, là tiếp tục triển khai thực hiện Đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia, cùng với Ďó, quan tâm Ďào tạo, bồi dưỡng giáo viên mẫu giáo Ďạt chuẩn quy Ďịnh. Có kế hoạch rà soát, nắm chắc số lượng học sinh có học lực yếu, kém Ďể phụ Ďạo nhằm hạn chế tình trạng lưu ban, bỏ học, tạo Ďiều kiện Ďể các em học tập Ďạt yêu cầu ngay từ Ďầu năm học. Mặt khác, chủ Ďộng xây dựng kế hoạch phối hợp với các ban, ngành, Ďoàn thể, vận Ďộng, khuyến khích các em bỏ học giữa chừng Ďược Ďến trường học tập. Ngoài ra, cần quan tâm Ďúng mức giáo dục toàn diện cho học sinh (Ďức, trí, thể, mỹ), chú trọng giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề phổ thông cho học sinh. Thực hiện 646
- tốt việc phân luồng, phân ban Ďầu cấp trung học phổ thông phù hợp với nguyện vọng và khả năng học tập của các em. Cán bộ quản lí nhà trường phải xem công tác quản lí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là trung tâm, là cốt lõi của sự phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, Ďáp ứng Ďược yêu cầu nhiệm vụ chính trị Ďịa phương. Tuỳ theo từng loại hình giáo dục và Ďào tạo mà xác Ďịnh mục tiêu, nhiệm vụ Ďể triển khai quán triệt cho Ďội ngũ giáo viên, học viên, sinh viên, nhằm Ďịnh hướng hoạt Ďộng, học tập của bản thân, thực hiện tốt nhiệm vụ Ďược giao. Về phía học viên, sinh viên, quá trình Ďào tạo phải là một quá trình chọn lọc, buộc người học phải có trách nhiệm cao Ďối với việc học tập của bản thân, Ďồng thời cũng tạo Ďiều kiện cho người học nghiên cứu, học tập cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng Ďào tạo. Tổ chức thực hiện tốt các chính sách Ďối với công tác Ďào tạo ở các trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp; các trường giáo dục chuyên nghiệp; các trường cao Ďẳng và Ďại học, cần chú ý thực hiện tốt chính sách xây dựng Ďội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí giáo dục, chính sách Ďầu tư cơ sở vật chất, Ďổi mới trang thiết bị và Ďồ dùng dạy học, chính sách tạo cơ hội học tập cho học sinh, sinh viên Ďể Ďảm bảo công bằng xã hội gắn với nguyên tắc tập trung dân chủ trong nhà trường, nhằm Ďào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình phát triển kinh tế xanh hiện nay, Ďáp ứng nhiệm vụ chính trị mà Đảng và thành phố Ďề ra. Thứ ba, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố Xuất phát từ thực tế nguồn nhân lực của Thành phố Hồ Chí Minh, cần Ďổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Ďào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố gắn với từng Ďối tượng, ngành nghề khác nhau. Có kế hoạch tuyển chọn, quy hoạch, Ďào tạo lại Ďội ngũ cán bộ, công chức vững vàng về chính trị, thông thạo chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng hành chính, Ďược trang bị kiến thức về văn hoá công sở, trách nhiệm và Ďạo Ďức công vụ, nghề nghiệp,... Ďạt chuẩn theo chức danh, theo ngạch công chức. Cán bộ, công chức trong quy hoạch phải Ďược Ďào tạo, Ďào tạo lại, bồi dưỡng các kĩ năng lãnh Ďạo, quản lí trước khi Ďề bạt, bổ nhiệm. Tập trung xây dựng và phát triển Ďội ngũ công chức hành chính nhà nước theo hướng chuyên nghiệp hoá Ďáp ứng nhu cầu cải cách hành chính, thúc Ďẩy tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển Ďồng bộ nguồn nhân lực bao gồm cán bộ lãnh Ďạo, quản lí, chuyên gia tư vấn, hoạch Ďịnh chung trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, pháp luật, khoa học và công nghệ, cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số, học sinh tài năng. Đẩy mạnh công tác Ďào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho số cán bộ, công chức trẻ có trình Ďộ chuyên môn giỏi Ďể cử Ďi học các lớp Ďào tạo sau Ďại học. Có chính sách thay thế cán bộ, công chức không Ďạt chuẩn nhưng không Ďủ Ďiều 647
- kiện Ďào tạo, Ďào tạo lại Ďể dành biên chế cho sinh viên mới ra trường có trình Ďộ chuyên môn giỏi, có phẩm chất Ďạo Ďức tốt nhằm chuẩn hoá Ďội ngũ cán bộ, công chức. Đào tạo, thu hút Ďội ngũ cán bộ công chức ở tất cả các loại hình Ďơn vị sự nghiệp là nhiệm vụ quan trọng Ďể hình thành Ďội ngũ cán bộ, chuyên gia giỏi, có trình Ďộ chuyên môn sâu, nhất là có khả năng nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ, trong Ďó ưu tiên vào các lĩnh vực sau: - Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp giáo dục và Ďào tạo: Với phương châm “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, bất cứ Ďịa phương nào cũng phải xác Ďịnh Ďược vai trò lớn lao của giáo dục và Ďào tạo. Xây dựng Ďội ngũ cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên các cấp Ďảm bảo về số lượng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có lương tâm nghề nghiệp, Ďủ năng lực tạo ra những chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục trong Ďiều kiện hội nhập quốc tế. - Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp y tế: Tăng cường công tác Ďào tạo nhằm từng bước hình thành Ďội ngũ cán bộ y tế có trình Ďộ chuyên môn và quản lí giỏi, Ďảm bảo tính Ďồng bộ trên các lĩnh vực chuyên khoa. Đào tạo, nâng cao trình Ďộ chuyên môn cho Ďội ngũ cán bộ y tế trung cấp nhằm xây dựng Ďội ngũ cán bộ tại chỗ có trình Ďộ Ďại học, công tác ổn Ďịnh lâu dài. - Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp khoa học và công nghệ: Tập trung Ďào tạo cán bộ khoa học - kĩ thuật có trình Ďộ cao, ưu tiên các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến và cán bộ khoa học phục vụ chương trình nông nghiệp công nghệ cao, các chương trình trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Có cơ chế, chính sách Ďể cán bộ, công chức, viên chức có Ďiều kiện tham gia nghiên cứu khoa học, thông qua Ďề tài, chương trình nghiên cứu lựa chọn cán bộ, công chức có khả năng nghiên cứu, năng lực thực tiễn Ďể Ďào tạo, bồi dưỡng hình thành Ďội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có kiến thức chuyên sâu và năng lực thực tế. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong lãnh Ďạo, Ďiều hành, quản lí và thực thi công việc cho cán bộ, công chức, viên chức. 6.3. Nh m giải pháp tạo cơ chế, chính sách, tạo môi trường và điều iện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân l c Thứ nhất, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản l , phân bố và sử dụng nguồn nhân lực của thành phố Củng cố, hoàn thiện hệ thống quản lí phát triển nguồn nhân lực từ cấp thành phố Ďến các Ďịa phương. Ban hành các quy Ďịnh về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lí nhà nước về nhân lực với các cơ sở dạy nghề, hệ thống các trường trong thành phố. Xem các trường Ďào tạo là Ďơn vị trực tiếp giúp thành phố trong việc lập kế hoạch Ďào tạo, cung cấp dịch vụ Ďào tạo theo yêu cầu phát triển. Tăng cường quản lí nhà nước về dạy nghề, giám sát nội dung, chương trình, Ďiều kiện cơ sở vật chất dạy nghề, Ďào tạo nhân lực theo yêu cầu của một số dự án lớn, các công trình trọng tâm, trọng Ďiểm của thành phố. Về cơ chế quản lí, tăng tính chủ Ďộng cho cấp cơ sở, các trường trong công tác tuyển sinh; chương trình, nội dung 648
- Ďào tạo; xây dựng Ďội ngũ giảng viên, Ďầu tư cơ sở vật chất, trong hoạt Ďộng Ďào tạo, liên kết Ďào tạo với các trường khác trong và ngoài thành phố trên cơ sở năng lực Ďào tạo của trường, nhu cầu của thị trường lao Ďộng và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của thành phố. Thứ hai, đảm bảo t nh dân chủ, công khai, minh bạch và công bằng trong việc tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của thành phố Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng quy hoạch cán bộ, Ďổi mới tiêu chuẩn, quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức. Công tác quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ Ďảm bảo khách quan, dân chủ, chất lượng; Ďẩy mạnh phân cấp trong khâu tuyển dụng. Quan tâm Ďến cán bộ trẻ, có năng lực, Ďược Ďào tạo bài bản; chỉ bổ sung công chức mới khi Ďạt chuẩn; thực hiện kiểm tra trình Ďộ ngoại ngữ, tin học Ďối với công chức và viên chức sự nghiệp trước khi tuyển dụng và bổ nhiệm. Quá trình tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức phải Ďảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch và công bằng Ďể thực sự khuyến khích những người có Ďủ phẩm chất và năng lực vào làm việc, Ďặc biệt chú trọng thu hút nhân tài tham gia vào các cơ quan, Ďơn vị Ďể phục vụ tốt cho việc phát triển của quê hương, Ďất nước. Quá trình tuyển dụng cũng cần chú ý Ďến Ďặc Ďiểm nghề nghiệp, vùng miền ở Ďịa bàn mà người Ďược tuyển chọn sẽ làm việc Ďể có chính sách ưu tiên chọn người phù hợp. Quá trình tuyển dụng phải xác Ďịnh tuyển người phù hợp với công việc, lấy hiệu quả công việc làm thước Ďo, không phân biệt Ďối với người Ďược tuyển chọn, Ďồng thời công khai minh bạch thủ tục, tiêu chuẩn, Ďiều kiện làm việc, sự Ďãi ngộ. Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện hệ thống ch nh sách, công cụ khuyến kh ch và thúc đẩy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố - Chính sách Ďầu tư và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Thu hút các nguồn Ďầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực giáo dục và Ďào tạo, Ďặc biệt là giáo dục và Ďào tạo chất lượng cao, vận dụng các cơ chế, chính sách ưu Ďãi, hỗ trợ về Ďất Ďai, thủ tục hành chính, thông tin thị trường cho nhà Ďầu tư; tiếp tục ưu tiên Ďầu tư cho Ďào tạo nghề, Ďặc biệt là Ďào tạo nghề cho Ďối tượng yếu thế trong xã hội. Ngân sách Nhà nước cần quan tâm, hỗ trợ cho các trường Ďào tạo những ngành nghề mà xã hội và thành phố Ďang có nhu cầu cao. - Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển nguồn nhân lực: Thành phố cần ưu tiên Ďầu tư ngân sách cho phát triển nhân lực thông qua các chương trình, dự án của quy hoạch, kế hoạch, Ďề án phát triển nhân lực; tăng Ďịnh mức chi ngân sách thành phố và Trung ương cho lĩnh vực giáo dục và Ďào tạo, khoa học và công nghệ và công tác phát triển nhân lực của thành phố; xây dựng Ďề án Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố; Ďặc biệt quan tâm Ďến việc xây dựng kế hoạch Ďào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng và quy hoạch cán bộ. Tiếp tục thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực công; khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ODA, vốn của các tổ chức phi chính phủ, vốn tín dụng thương mại ưu Ďãi phục vụ lĩnh vực giáo dục và Ďào tạo, khoa học 649
- và công nghệ; tận dụng các cơ hội Ďào tạo nhân lực trình Ďộ cao của các tổ chức cấp học bổng trong nước và quốc tế. 6.4. Nh m giải pháp về inh tế Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức Tại Đại hội Ďại biểu toàn quốc lần thứ X, lần Ďầu tiên Đảng ta Ďã ghi vào văn kiện luận Ďiểm quan trọng về phát triển kinh tế tri thức với tư cách là một yếu tố mới cấu thành Ďường lối phát triển Ďất nước. Đến Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục khẳng Ďịnh: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức...”. Điều Ďó thể hiện sự nhất quán, tầm nhìn xa và tính nhạy bén của Đảng ta về vấn Ďề này. Và hiện nay, phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu của tiến trình trên, do vậy, cần phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sử dụng tri thức mới, công nghệ mới, phương pháp mới trong tất cả các lĩnh vực, Ďể nâng cao trình Ďộ chuyên môn kĩ thuật cho nguồn nhân lực nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố. Cùng với tăng cường sử dụng tri thức Ďể Ďẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện Ďại hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Phát triển nền kinh tế thị trường Ďịnh hướng xã hội chủ nghĩa sẽ có tác Ďộng tích cực Ďến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cả nước nói chung Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Chính vì vậy, cùng với cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh cần Ďẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường Ďịnh hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể là: Đẩy mạnh phân công lao Ďộng xã hội từng Ďịa phương, từng khu vực trong thành phố theo hướng công nghiệp hoá, hiện Ďại hoá. Phát triển và hoàn thiện Ďồng bộ các yếu tố thị trường theo Ďịnh hướng xã hội chủ nghĩa nhằm Ďáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao Ďộng trong thành phố. Thành phố cần Ďẩy mạnh việc Ďào tạo Ďội ngũ cán bộ quản lí kinh tế, kinh doanh sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong từng giai Ďoạn phát triển. Cần có chế Ďộ bồi dưỡng, Ďãi ngộ Ďúng Ďắn Ďội ngũ cán bộ nhằm nâng cao trình Ďộ nghiệp vụ, khả năng quản lí, kinh doanh của họ. Thu hút ngày càng nhiều vốn và công nghệ hiện Ďại của các nước thông qua Ďầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp Ďể tạo thêm việc làm và nâng cao trình Ďộ chuyên môn kĩ thuật cho người lao Ďộng. Thứ ba, đẩy mạnh việc phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ vào quá trình sản xuất nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân g p phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện Ďại Ďi Ďôi với tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài. Cải tiến, nâng cấp, hiện Ďại hoá các kĩ thuật và công nghệ truyền thống phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xanh. Qua Ďó, nâng cao trình Ďộ, kĩ năng ứng dụng, thực hành của người lao 650
- Ďộng trong quá trình sản xuất. Tăng Ďầu tư bằng nhiều nguồn vốn cho việc nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng Ďội ngũ cán bộ khoa học, phát triển giáo dục và Ďào tạo. Thực hiện tốt chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ, Ďãi ngộ Ďặc biệt Ďối với các nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc. 7. Kết luận Cùng với quá trình phát triển kinh tế của Ďất nước và Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, vấn Ďề phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu trong bối cảnh Việt Nam và quốc tế ở thời Ďiểm hiện tại, do vậy, Ďòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, song thực tế cho thấy, nguồn nhân lực chưa Ďáp ứng Ďược nhu cầu và Ďòi hỏi của sự phát triển cần kíp lúc bấy giờ và trong thời gian tới. Do vậy, Thành phố Hồ Chí Minh cần có chiến lược lâu dài về Ďào tạo và nâng cao chất lượng Ďể có nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quá trình kinh tế xanh hiện nay gắn với phát triển kinh tế tri thức và sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ, nhất là những ngành chủ lực của thành phố và những ngành có hàm lượng chất xám cao. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới, việc thực hiện phương hướng và những giải pháp nêu trên là hết sức cần thiết. Trong phạm vi nghiên cứu của một bài tham luận, nhóm tác giả Ďề xuất các giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Thành phố Hồ Chí Minh nhằm giúp các cấp lãnh Ďạo thành phố tham khảo và hi vọng góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xanh của thành phố. Tuy nhiên, Ďây chỉ là một số giải pháp ban Ďầu, còn trong quá trình phát triển của nền kinh tế xanh, cần Ďược các nhà nghiên cứu tiếp tục bổ sung hoàn thiện Ďể nguồn nhân lực chất lượng cao Ďáp ứng Ďược với nhu cầu thực tế và Ďòi hỏi của quá trình phát triển của thực tiễn này tại Thành phố Hồ Chí Minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015). ―Kết quả rà soát khung thể chế và pháp lí về kế hoạch và Ďầu tư, năng lượng, công nghiệp và môi trường theo hướng tăng trưởng xanh‖. Hội thảo tổ chức ngày 8/1/2015 tại Hà Nội. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). ―Kỉ yếu Hội thảo ―Kinh tế xanh và Phát triển bền vững‖. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). ―Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ môi trường giai Ďoạn 2011 - 2015 và Ďịnh hướng giai Ďoạn 2016 - 2020 tại Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV‖. Hội thảo tổ chức tại Hà Nội, ngày 30/9/2015. 4. Đỗ Phú Hải (2017). ―Thực hiện chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam giai Ďoạn hiện nay‖. Tạp chí Cộng sản, 8/2017. 5. World Bank (2006). ―World Development Report 2006 - Equity and Development‖. 6. Liên Hợp Quốc (1992). Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến Ďổi khí hậu. 651
- 7. UNEP (2011). ―Hướng tới nền kinh tế xanh - Lộ trình cho phát triển bền vững và xoá Ďói giảm nghèo, 2011‖. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, tr. 107. 8. Rogall G. (2009). Kinh tế học bền vững - Lí thuyết kinh tế và thực tế của phát triển bền vững. Bản dịch tiếng Việt từ nguyên bản tiếng Đức, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 2011, tr. 45-50. 9. World Bank (2010). ―Báo cáo Phát triển Việt Nam 2010‖, Quản lí tài nguyên thiên nhiên, Chương 1. 10. Vũ Tuấn Anh (2015). Tiến tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam - Xanh hoá sản xuất, Nxb Khoa học xã hội, H. 2015. 652
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chiến lược phát triển đô thị
78 p | 169 | 42
-
Phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam và những khó khăn thách thức đặt ra
19 p | 204 | 21
-
Kinh tế phát triển - Bài 2: Một số lý thuyết và mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế
14 p | 158 | 16
-
Khuyến nghị sửa đổi những vấn đề kinh tế trong Luật đất đai 2013 - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia: Phần 1
254 p | 23 | 9
-
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chính sách hỗ trợ phát triển: Đánh giá tại bốn địa phương Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
16 p | 31 | 8
-
Hội nhập kinh tế và sự phát triển ở Việt Nam: Báo cáo cuối cùng
125 p | 73 | 7
-
Chính sách phát triển bền vững và những gợi ý cho miền Trung
8 p | 14 | 4
-
Phát triển các khu kinh tế - động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
9 p | 41 | 4
-
Khái quát về tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương một số quốc gia phát hành và khuyến nghị về việc tiếp cận tiền kỹ thuật số tại Việt Nam
6 p | 46 | 4
-
Đảm bảo cơ hội cho phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận và tham gia hiệu quả vào chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030
8 p | 46 | 4
-
Chính sách, pháp luật về quản lý đất đai vùng Tây Nguyên: Thực trạng và khuyến nghị
8 p | 45 | 4
-
Kinh nghiệm phát triển công nghệ trong một số ngành công nghiệp hỗ trợ của Thái Lan và bài học cho Việt Nam
9 p | 53 | 4
-
Vấn đề nhà ở đối với cán bộ, công chức
7 p | 68 | 4
-
Tái cơ cấu đầu tư công: Thực trạng và một số khuyến nghị
3 p | 120 | 4
-
Thực trạng phân bổ về nguồn lực và cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam
5 p | 47 | 3
-
Kinh nghiệm phát triển tài chính toàn diện cho Việt Nam
11 p | 16 | 3
-
Nguồn nhân lực trong nền kinh tế số: Kinh nghiệm một số quốc gia châu Á và khuyến nghị cho Việt Nam
11 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn