intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những năng lực cần có của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong thời đại ngày nay

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

54
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự hình thành xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức đã làm thay đổi căn bản các đặc tính văn hóa giáo dục đã hình thành qua nhiều thế kỉ. Sự thay đổi này buộc người GVCN phải hình thành những năng lực mới để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những năng lực cần có của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong thời đại ngày nay

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE IER., 2011, Vol. 56, pp. 133-137 NHỮNG NĂNG LỰC CẦN CÓ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY Phan Thanh Long Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: phanthanhlongqb@gmail.com Tóm tắt. Sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự hình thành xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức đã làm thay đổi căn bản các đặc tính văn hóa giáo dục đã hình thành qua nhiều thế kỉ. Sự thay đổi này buộc người GVCN phải hình thành những năng lực mới để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp. Những năng lực này có những cái hoàn toàn mới đặc trưng cho thời đại, có những cái vẫn gọi tên như cũ nhưng thay đổi và bổ sung về nội dung cho phù hợp hơn. Năng lực của người GVCN không chỉ được hình thành trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm mà quan trọng hơn là chúng được tôi luyện trong thực tiễn giáo dục. Những giáo viên tâm huyết với nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm mới có thể tự học tập, nghiên cứu để phát triển năng lực nghề nghiệp của mình trong đó có năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp. 1. Mở đầu Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp là người thay mặt nhà trường, thay mặt hiệu trưởng quản lí, giáo dục tập thể học sinh một lớp do hiệu trưởng phân công. Chính vì vậy, ngoài chức năng dạy học, họ vừa là nhà giáo dục, vừa là nhà quản lí, tổ chức, nhà tư vấn cho tập thể và cá nhân học sinh. GVCN là người chịu trách nhiệm chính và trực tiếp về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh lớp mình phụ trách. Họ là người có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển nhân cách học sinh. Học sinh càng nhỏ tuổi thì vai trò và ảnh hưởng của giáo viên chủ nhiệm càng lớn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm về năng lực chủ nhiệm lớp Năng lực là tổ hợp các đặc điểm của cá nhân giúp cho cá nhân hoạt động đạt kết quả tốt trong một hay một số lĩnh vực nhất định. 133
  2. Phan Thanh Long Năng lực chủ nhiệm lớp là những thuộc tính nhân cách giúp cho người giáo viên hoàn thành tốt vai trò, chức năng người giáo viên chủ nhiệm lớp trong những điều kiện nhất định. Có thể nghiên cứu năng lực công tác chủ nhiệm lớp ở góc độ cấu trúc nhân cách, cũng có thể xem xét nó trong các nội dung công việc cụ thể của người giáo viên chủ nhiệm. Dưới góc độ giáo dục học, chúng tôi xem xét năng lực chủ nhiệm lớp của người giáo viên theo các nội dung công việc. Ngoài những yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống đối với người GVCN lớp là những năng lực nói chung và năng lực nghề nghiệp nói riêng. 2.2. Những năng lực cần có của người giáo viên chủ nhiệm lớp Qua thực tiễn nghiên cứu, chúng tôi thấy người GVCN lớp ngày nay cần phải có những năng lực nghề nghiệp cơ bản sau đây: - Có hiểu biết sâu sắc về đặc điểm tâm, sinh lí học sinh và lí luận giáo dục. Cụ thể, người GVCN lớp phải hiểu rõ đặc điểm chung về tâm, sinh lí lứa tuổi học sinh lớp mình chủ nhiệm đồng thời hiểu rõ đặc điểm riêng của từng cá nhân học sinh để áp dụng những phương pháp giáo dục phù hợp. Ngày nay, dưới tác động của nhiều yếu tố, tốc phát triển tâm sinh lí của học sinh ngày càng nhanh. Độ tuổi dậy thì đến sớm hơn, các em hiểu biết nhiều hơn, đời sống tâm lí phong phú và phức tạp hơn. . . Các em học sinh ngày nay phần lớn được chăm sóc, chiều chuộng hơn nhưng cũng chịu nhiều áp lực hơn và dễ có những phản ứng tiêu cực như bỏ học, bỏ nhà, thậm chí là tự tử tập thể. . . Trên cơ sở những hiểu biết đó, GVCN cần nắm vững và quán triệt nguyên tắc tiếp cận tích cực đối với từng học sinh, và cả tập thể lớp, khơi dậy lòng tự trọng trong mỗi cá nhân học sinh để các em tự hoàn thiện bản thân, khuyến khích kỉ luật tự giác và ý thức tự giáo dục. - GVCN cần phải nắm vững quy chế, điều lệ nhà trường, mục tiêu giáo dục của trường phổ thông, của cấp học, lớp học mình phụ trách, nắm vững kế hoạch, chương trình hoạt động của nhà trường, của địa phương để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục cho tập thể lớp mình phụ trách. - Có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục, đó là khả năng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục như hoạt động giáo dục ngoài giờ, sinh hoạt tập thể, văn hóa văn nghệ, tham quan du lịch. . . và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động đó với sự hợp tác tham gia tích cực của tất cả học sinh. Thông qua các hoạt động để tiến hành giáo dục toàn diện cho học sinh (đức, trí, thể mỹ. . . ), người GVCN lớp phải có khả năng tập hợp tất cả học sinh tham gia vào các hoạt động tập thể, biết tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi tổ chức một hoạt động giáo dục. - Có kĩ năng giải quyết các tình huống sư phạm diễn ra trong thực tiễn giáo dục. Người GVCN phải nhận dạng được các tình huống, từ đó thu thập và xử lí các thông tin có liên quan để giải quyết vấn đề một cách chính xác. Để giải quyết tình 134
  3. Những năng lực cần có của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong thời đại ngày nay huống sư phạm, người GVCN phải có khả năng dự kiến các phương án có thể và lựa chọn phương án tối ưu trên cơ sở biết vận dụng những tri thức tâm lí học, giáo dục học trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể. GVCN lớp phải có khả năng phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia giải quyết các tình huống sư phạm trên cơ sở khích lệ ý thức tự giác của học sinh, linh hoạt xử lí các vấn đề nảy sinh trong quá trình giải quyết. Biết tổ chức rút kinh nghiệm về các quyết định đã lựa chọn và quá trình thực hiện giải quyết vấn đề. - Có kĩ năng giáo dục học sinh cá biệt, những học sinh có hành vi tiêu cực. GVCN phải có khả năng tiếp cận cá nhân dựa trên đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm riêng của học sinh. Từ đó xác định nguyên nhân các hành vi tiêu cực để có biện pháp giáo dục phù hợp. GVCN phải có khả năng cảm hóa giúp học sinh thay đổi những suy nghĩ, niềm tin sai lệch, dẫn đến hành vi tiêu cực, biết cách khơi dậy lòng tự trọng của học sinh để các em cố gắng tự tu dưỡng hoàn thiện bản thân, biết kết hợp với dư luận tập thể lành mạnh để điều chỉnh những hành vi tiêu cực của học sinh trong lớp, có khả năng làm học sinh trong lớp ứng xử thân thiện và tôn trọng lẫn nhau, nhất là đối với những học sinh cá biệt. GVCN phải có kĩ năng phối hợp với các giáo viên bộ môn, gia đình học sinh, các lực lượng xã hội để giúp đỡ học sinh thay đổi thái độ và hành vi sao cho phù hợp với chuẩn mực xã hội. Có khả năng tiên lượng và đánh giá hiệu quả của các tác động giáo dục đối với học sinh [5]. - Có kĩ năng đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng của học sinh. Trên cơ sở thu thập thông tin, bằng chứng từ các nguồn khác nhau như bản thân học sinh, tập thể học sinh, giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên và các lực lượng giáo dục có liên quan để tổ chức đánh giá toàn diện kết quả giáo dục của từng học sinh, của tổ và lớp học sinh mình chủ nhiệm. Biết cách thông báo kết quả đánh giá cho học sinh, cha mẹ học sinh, cho nhà trường và những người có trách nhiệm khác. Ví dụ, trong buổi họp cha mẹ học sinh mà giáo viên thông báo cụ thể những học sinh có kết quả đánh giá không tốt là vô tình xúc phạm đến cha mẹ những học sinh này trước người khác. Cách làm đúng là đưa thông báo riêng hoặc gặp riêng cha mẹ học sinh để trao đổi. . . [4]. GVCN phải biết cách sử dụng các kết quả đánh giá để hướng dẫn học sinh tự điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của mình, bản thân giáo viên cần điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục học sinh, điều chỉnh cách phối hợp với các lực lượng giáo dục. Ngoài ra, GVCN cần biết cách lưu giữ các kết quả đánh giá để lập hồ sơ theo dõi từng cá nhân và tập thể học sinh. - GVCN phải có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí học sinh. Cụ thể là họ phải biết cách sử dụng một số phần mềm tin học thông dụng để quản lí hồ sơ, lí lịch học sinh, quản lí điểm và quá trình học tập, tu dưỡng của học sinh. Nhất là có thể sử dụng tin học để tính điểm trung bình, xếp loại, xét kết quả học tập, theo dõi chuyên cần. . . Hơn nữa, giáo viên cũng cần biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng để nâng cao năng lực giáo dục, năng lực quản lí và giảng dạy của bản 135
  4. Phan Thanh Long thân [4]. - Năng lực phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục học sinh. Đó là khả năng lập kế hoạch phối hợp giáo dục với cha mẹ học sinh, với tổ chức Đoàn, Đội, Hội học sinh, giáo viên bộ môn, các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tạo ra một môi trường giáo dục thống nhất, lành mạnh. Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch phối hợp các lực lượng trong giáo dục học sinh. Biết cách tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện kế hoạch phối hợp giáo dục. Các hoạt động phối hợp như: tổ chức họp hội cha mẹ học sinh, phối hợp với tổ chức Đoàn, Đội, hội học sinh để tổ chức các hoạt động phong trào, tổ chức đánh giá học sinh. . . [3]. Muốn vậy, GVCN phải hiểu biết được đặc thù và chức năng của từng môi trường và lực lượng giáo dục. Cụ thể, họ phải nhận thức được vị trí, vai trò của gia đình, bạn bè, thầy cô giáo, cộng đồng địa phương, các tổ chức xã hội, cơ quan cha mẹ học sinh công tác, các tổ chức học sinh, các phương tiện thông tin đại chúng. . . Biết cách thu thập thông tin và phân tích ảnh hưởng của các môi trường, các lực lượng đến sự phát triển của học sinh. - Xây dựng và quản lí hồ sơ chủ nhiệm lớp để theo dõi sự phát triển của cá nhân và tập thể lớp. Nắm được đặc điểm, chức năng, yêu cầu của từng loại hồ sơ quản lí học sinh, biết cách cập nhật và quản lí các thông tin này. - Xây dựng tập thể học sinh vững mạnh. Đó là khả năng xây dựng bộ máy tự quản gương mẫu, xây dựng dư luận tập thể lành mạnh, xây dựng viễn cảnh tập thể. Biết thiết lập và duy trì không khí tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau trong lớp. Biết khuyến khích học sinh nâng cao trách nhiệm với bản thân và tập thể, tinh thần tự giác và chịu trách nhiệm lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ. . . Biết phát huy sức mạnh của từng cá nhân học sinh để xây dựng tập thể. - GVCN phải có năng lực giao tiếp với các đối tượng một cách phù hợp như có thái độ khiêm tốn, lịch sự, tôn trọng đối tượng, biết lắng nghe, đồng cảm và chia sẻ, biết cách phản đối những ý kiến không phù hợp, có khả năng thuyết phục đối phương. . . Đối với học sinh phải cởi mở, thân thiện, tạo được bầu không khí giao tiếp thoải mái, tin tưởng. Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp giản dị, dễ hiểu, trong sáng, súc tích, phát âm chuẩn, âm lượng, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, tư thế, tác phong phù hợp. Biết cách khơi gợi cho học sinh bày tỏ tâm tư của mình, làm cho học sinh tự tin trong giao tiếp. . . Ngoài ra, người GVCN lớp ở bậc phổ thông cũng cần có các năng lực của một người giáo viên nói chung theo chuẩn nghề nghiệp được Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT ngày 22/10/2009. Đó là các năng lực dạy học, hoạt động chính trị - xã hội, năng lực phát triển nghề nghiệp. . . 3. Kết luận Trên đây là một số năng lực cơ bản dựa trên chuẩn nghề nghiệp và nhiệm vụ của người GVCN lớp. Những năng lực này có những đặc điểm hoàn toàn mới đặc 136
  5. Những năng lực cần có của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong thời đại ngày nay trưng cho thời đại, một số tuy vẫn gọi tên như cũ nhưng thay đổi và bổ sung về nội dung cho phù hợp hơn. Năng lực của người GVCN không chỉ được hình thành trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm mà quan trọng hơn là được tôi luyện trong thực tiễn giáo dục. Những giáo viên tâm huyết với nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm mới có thể tự học tập, nghiên cứu để phát triển năng lực nghề nghiệp của mình trong đó có năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bôn-đư-rev N.I., 1984. Những phương pháp công tác chủ nhiệm lớp. Nxb Giáo dục Matxcơva. [2] Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông (Ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). [3] Lê Văn Hồng, 1998. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. Nxb Giáo dục. [4] Phan Thanh Long, 2006. Lí luận giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm. [5] Hà Nhật Thăng, 2004. Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông. Nxb Giáo dục. ABSTRACT The capacity of homeroom teachers needed for future development Due to the development of society, especially the formation of Information Society and economy of knowledge has changed the basic characteristics of cultural education which has been formed over many centuries. This change forces the Home- room Teachers to have to form the new capacity to meet the practical requirements and demands of professional standards. Some of these capabilities are entirely new and are typical of specific time periods; they have what is called “the same but change” and add content to fit better. The capacity of the homeroom teachers are not only formed during the training in university but also more importantly that they are in educational practice. The teachers, who are devoted to their profession, have a sense of responsibility, therefore can self-study and research to develop their professional capabilities including the ability to accomplish the objective for the lesson. 137
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2