NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ LÀM THAY ĐỔI<br />
THẾ GIỚI<br />
<br />
<br />
Table of Contents<br />
[1]<br />
Đôi lời về soạn giả- Dịch giả Nguyễn Bích Lan. 1<br />
Augusta Ada Byron (1815- 1852) 3<br />
Sofia Kovalevskaia (1850- 1891) 5<br />
Aletta Jacobs (1854 – 1929) 6<br />
Edith Cavell (1865 – 1915) 8<br />
Emmeline Pankhurt (1858- 1926) 9<br />
Marie Curie (1867- 1934) 12<br />
Julia Morgan (1872-1957) 13<br />
Amelia Mary Earhart (1897-?) 15<br />
Maria Montessori (1870-1952) 16<br />
Anne Frank (1929- 1945) 18<br />
Mary Harris Jones (1830-1930) 20<br />
Anna Pavlova (1881 - 1931) 22<br />
Dorothy Crowfoot Hodgkin (1910-1994) 23<br />
Agnes Gonxha Bojaxhiu (1910-1997) 25<br />
Simone de Beauvior (1908-1986) 26<br />
Beulah Louise Henry (1887-1973) 28<br />
Helen Keller (1880- 1968) 29<br />
Gabrielle Chanel (1883 – 1971) 31<br />
Lise Meitner (1878-1968) 33<br />
Amy Biehl (1967-1993) 34<br />
Chiaki Mukai (sinh năm 1952) 35<br />
Rosa Parks (1913-2005) 37<br />
Judy Feld Carr (sinh năm 1939) 38<br />
Diana Frances Spencer (1961-1997) 39<br />
Frieda Fromm Reichmann (1889-1957) 40<br />
Alison Hargreaves (1963-1995) 42<br />
Maryam Bibi (Sinh năm: 1955) 43<br />
Wangari Maathai (Sinh năm 1940) 44<br />
J.K. Rowling (Sinh năm 1965) 45<br />
Catherine Phiri (1963-2003) 46<br />
Jerri Nielsen (Sinh năm: 1952) 47<br />
Jessica Stern. 49<br />
Trương Thụ Cầm (Sinh năm 1949) 50<br />
Julia Hill (Sinh năm: 1974) 51<br />
Marguerite Barankitse (Sinh năm 1955) 52<br />
Evangelina Villegas (Sinh năm 1924) 53<br />
Judit Polgar (Sinh năm 1976) 55<br />
Adi Roche (Sinh năm 1955) 55<br />
Anita Roddick (Sinh năm 1942) 56<br />
Wardah Hafidz (Sinh năm 1953) 58<br />
Zahra Kazemi (1949-2003) 59<br />
Bethany Hamilton Sinh năm 1990. 61<br />
Sadako Sasaki (1943-1955) 62<br />
Monica Caison Sinh năm 1970. 63<br />
Inge Genefke Sinh năm 1938. 65<br />
Sarah Flannery Sinh năm 1982. 66<br />
Mihiri Tillakaratne Sinh năm 1987. 67<br />
Ada Aharoni 68<br />
<br />
NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI<br />
Tác giả: Nguyễn Bích Lan biên soạn<br />
Thể loại: Danh nhân<br />
Nhà xuất bản: Phụ nữ<br />
Số trang: 280<br />
Loại bìa: Bìa mềm<br />
Kích thước: 14,5 x 20,5<br />
Nộp lưu chiểu: Quý III/2007<br />
Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/<br />
Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree<br />
Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach<br />
<br />
Đôi lời về soạn giả- Dịch giả Nguyễn Bích<br />
Lan<br />
Tôi đã không hề phân vân bỏ ra hẳn hai buổi liền để đọc một mạch bằng hết năm mươi câu<br />
chuyện trong cuốn sách Những người phụ nữ làm thay đổi thế giới của soạn giả Nguyễn Bích<br />
Lan. Không phải chỉ vì tôi có may mắn đã ít nhiều quen biết soạn giả, mà những câu chuyện ở<br />
đây quả thực có sức hấp dẫn, mỗi câu chuyện đều đem lại cho tôi thêm hiểu biết, thêm niềm<br />
tin tưởng vào lòng tốt của con người, cái đẹp của cuộc sống, và niềm tự hào cùng với yêu kính,<br />
trân trọng đối với người phụ nữ - người mẹ của nhân loại. Lại nữa mỗi câu chuyện ở đây đều<br />
được kể một cách ngắn gọn, hàm súc, không trùng lặp, nhàm tản…<br />
Cho đến nay, hình như nhiều người trong chúng ta mới chỉ ít nhiều biết đến tên tuổi cũng<br />
như sự nghiệp sáng tác của nhà thơ lớn thế kỷ XIX trong văn học Anh George Gordon Byron (<br />
Bairơn, 1788- 1824). Có lẽ, cũng như tôi, ít ai lại ngờ rằng con gái nhà thơ, Augusta Ada Byron<br />
(1815- 1852), với cống hiến khoa học đáng kể cho tiến bộ của nhân loại, có thể nói, cũng là<br />
một nhân vật lớn. Hóa ra con gái của nhà thơ chính là người đã đóng góp khá nhiều để chúng ta<br />
ngày nay có được cái máy tính hiện đại- với nó ta “có thể giải phóng những phép tính phức tạp<br />
nhất, có thể đánh máy tài liệu, vẽ những bản vẽ thiết kế, lưu hóa đơn, soạn giáo án, nghe nhạc,<br />
chơi trò chơi, gửi thư hoặc trò chuyện trực tiếp với bạn bè hoặc người thân của bạn đang ở<br />
cách xa hàng nghìn cây số, thậm chí sản xuất một bộ phim v.v…”. Chính câu chuyện mở đầu tập<br />
sách này cho ta được biết điều đó.<br />
Lần lượt các câu chuyện khác trong sách kể cho chúng ta biết nhiều điều mới lạ tương tự,<br />
<br />
hoặc có nhắc lại đôi điều, có thể mọi người từng biết ở dâu đó, nhưng đọc lại trong một tổng<br />
thể vẫn làm ta xúc động.<br />
Ngoài Augusta Ada Byron, ta được biết bao nhiêu người phụ nữ khác cũng thật sự là tài giỏi,<br />
quả cảm, có một tấm lòng nhân ái bao la: Sofia Kovalevskaia (1850- 1891), nhà toán học người<br />
Nga, vượt bao nhiêu khó khăn của lề thói lạc hậu phân biệt đối xử nam nữ của xã hội đương<br />
thời, trở thành nhà khoa học- tác giả công trình “Nghiên cứu áp dụng toán học vào giải bài<br />
toán chuyển động của khối chất rắn ngay cả khi trọng tâm của nó không nằm ở trục của khối”.<br />
Thành tựu nghiên cứu của bà đã giải quyết được bao nhiêu khó khăn trong ứng dụng khoa học<br />
vào đời sống. Những năm qua nhiều nhà khoa học nữ của Việt Nam hàng năm được nhận giải<br />
thưởng Kovalevskaia chính là một trong những biểu hiện của người đời ghi công và tôn vinh<br />
bà. Marie Curie (1867- 1934), một phụ nữ tiêu biểu khác, người Ba Lan, cùng với chồng là<br />
Pierre Curie là hai nhà vật lý nguyên tử, xác định được khối lượng nguyên tử của radium, mở ra<br />
một triển vọng lớn lao cho loài người sử dụng năng lượng vì mục đích cuộc sống con người.<br />
Baulah Louise Henry (1887- 1973), người phụ nữ Mỹ có tới 110 phát minh và 49 bằng sáng<br />
chế. Lise Meitner (1878- 1968), nhà khoa học nữ người Đức, đóng góp lớn vào phát minh lý<br />
thuyết về quá trình phân giải hạt nhân,v..v…<br />
Hai câu chuyện về hai em gái nhỏ tuổi có lẽ sẽ để lại ấn tượng đặc biệt cho người đọc: Anne<br />
Frank, cô bé con một gia đình Do Thái phải trốn tránh cuộc vây giáp, đàn áp của chế độ phát<br />
xít, đã qua đời vi bệnh tật và đói khát, không đợi được đến ngày giải phóng, nhưng đã để lại<br />
cho loài người những trang nhật ký đầy lạc quan tin tưởng ở ngày mai. Và Sadako Sasaki, cô bé<br />
người Nhật đã bị nhiễm phóng xạ do quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima vào những<br />
ngày cuối cùng của cuộc thế chiến thứ hai. Nằm trên giường bệnh, tin vào truyền thuyết, cô bé<br />
đã kiên nhẫn ngày ngày gập những con nhạn giấy. Bé gập được hơn một nghìn con nhạn giấy<br />
mà vẫn qua đời ở độ tuổi mười hai. Cô bé đã không cưỡng nổi số mệnh của mình, nhưng để lại<br />
cho thế giới này ước nguyện lớn lao lao về hòa bình.<br />
Nhưng làm người đọc xúc động và ghi nhớ hơn cả có lẽ là những câu chuyện trong sách kể<br />
về những tấm gương cao cả vốn có của những người phụ nữ - những người mẹ của nhân loại.<br />
Mẹ Teresa (1910- 1997) người gốc Anbani, từ năm mười tám tuổi đã gia nhập nhóm nữ tu ở<br />
Ireland và bắt đầu các hoạt động nhân đạo, đi suốt cuộc đời cứu vớt những người nghèo đói,<br />
bệnh tật. Công nương Diana Frances Spencer (1961- 1997) tình nguyện nhân đạo giúp đỡ các<br />
bệnh nhân AIDS…<br />
Tất cả những người phụ nữ tuyệt vời được nói trong các câu chuyện ở tập sách, trước hết<br />
đều là những người có một nghị lực phi thường cùng với một trái tim bao dung, đầy ắp tình<br />
<br />