intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những vấn đề lý luận và thực tiễn Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam: Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

140
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng xem tiếp nội dung Tài liệu Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Nguyễn Ngọc Sơn - Giảng viên Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh biên soạn qua phần 2 sau đây. Tài liệu là Tài liệu tham khảo hữu ích cho những người làm công tác thi hành pháp luật chống bán phá giá và các doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những vấn đề lý luận và thực tiễn Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam: Phần 2

  1. 1. Quá trình hội nhập kinh tẻ quốc tè'... Chương II PHÁ P LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG NHẬP KHẨ u t ạ i v i ệ t n a m . T H ự C TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN I. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH T Ế QUỐC T Ế VÀ VẤN ĐỂ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI VIỆT NAM Một trong những xu thê lớn của thòi đại đang có ảnh hưởng m ạnh mẽ đến các nển kinh tê trên thê giới là xu thê toàn cầu hoá, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIH(1996) đã quyết định đẩy nhanh quá trinh hội nhập kinh tế khu vực và thê giới vối nguyên tắc hội nhập là tích cực và chủ động thám nhập và mở rộng thị trường quốc tế. Nghị quyết Trung ương 4 khoá VIII nhân mạnh nhiệm vụ chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cán bộ, luật pháp và nhất lá fác sân phâm mà chúng ta có khả năng cạnh tranh đ ể hội nhập thị trưỈMg khu vực và quốc tế. Tháng 4 năm 2001, Đại hội Đảng IX tiếp tục khảng định đường lối hội nhập và phát triển kinh tê phù hỢp vói xu thê toàn cầu hoá. Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị tháng 11 91
  2. Chương II. Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khấu... năm 2001 đưa ra mục tiêu chủ động hội nhập kinh tê quốc tế nhằm mở rộng thị trường tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý đ ể đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với chủ trương, đường lôi hội nhập mà Đảng đê ra trong hơn lõ năm đổi mới nói trên, sau khi khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tê như IMF, WB vào năm 1992, ngày 25 tháng 7 năm 1995, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ký nghị định thư tham gia Hiệp định CEPT/APTA, từ 01 tháng 01 năm 1996 đã bắt đầu thi hành nghĩa vụ thành viên AFTA. Việt Nam cũng là một trong số 25 thành viên sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) vào tháng 3 năm 1996, và tham gia Diễn đàn hỢp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) từ tháng 11 năm 1998. Tháng 7 năm 1994 Việt Nam trở thành quan sát viên của Tổ chức thương mại thê giới (WTO), đến tháng 12 cùng năm, Việt Nam đã chính thức gửi đơn xin gia nhập WTO”’. Trong quan hệ song phương, nưóc ta cũng đã ký kết các hiệp định song phương với hơn 60 nước trên thê giới, trong đó Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết ‘"Bộ Thương mại (2000), Cơ sở khoa học áp d ụ n g th u ế chổng bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt N am trong bối cảnh hội nhập kin h tế quốc tế, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tr 49-50. 92
  3. I. Quá trình hội nhập kinh tẻ quốc tế... vào ngày 13 tháng 7 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 1 Itháng 12 năm 2001 đã đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tê quốc tê của nước ta. Về bản chát, các tổ chức quốc tế như WTO hay những nỗ lực thiết lập quan hệ thương mại đa phương và song phưdng đều là những biện pháp giải quyết vấn để thị trường. Vối sự hỢp tác quốc tế, nên kinh tê thê giới ngày càng có xu thê trỏ thành một thị trường chung. Mọi thoả thuận đa phương hoặc song phương thực chất đều nhằm điều tiết thị trường trên tinh thần tôn trọng tự do, bình đẩng và công bằng đốì với tất cả các thành viên tham gia. Với chủ trương mở cửa thị trường và thiết lập các thiết chê đảm bảo cho sự tự do và lành mạnh của thị trường, tất cả các cam kết quốc tê trong các tô chức kinh tê quốc tê đều hướng đến việc dỡ bỏ mọi rào cản cho quá trình tự do hoá thương mại và thống nhất thị trường, trong đó cắt giảm thuế quan là một trong những nội dung quan trọng n h ấ t Bên cạnh đó, việc mở cửa thị trưòng thông qua các cam kết giảm thuê sẽ không có ý nghĩa nếu như các rào cản phi thuê quan vẫn còn được áp dụng. Một mặt hàng được cam kết giảm thuê từ 100% xuốhg thậm chí 0% vẫn không thể kinh doanh được và không thể tham gia vào giao thương quốc tê nếu bị áp đặt một lệnh cấm nhập khẩu. Chính vì thế, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (hạn ngạch, biện pháp oấm Iihập khẩu, giấy phép nhập khẩu) luôn là yêu cầu đồng hành với cắt giảm thuế quan trong mọi hình thức đàm phán mở cửa thị trường hàng hoá một cách thực chất. Trên tinh thần ấy, hội nhập kinh tê quổc tế đem 93
  4. Chương II. Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu... lại cho Việt Nam nhiêu cơ hội và thách thức. Càng tiếp tục hội nhập kinh tê quổc tế, Việt Nam càng phải đốỉ mặt vỏi những thách thức nghiêm trọng hơn. Việc gia nhập ASEAN, APEC, WTO hay các hiệp định thương mại song phương chỉ là những cấp độ khác nhau của quá trình đó. Nhìn chung, bản chât của quá trình này là sự tự do thương mại vượt qua biên giói. Cũng giông như sức ép của các khẩu đại bác trước đây gần hai thế kỷ buộc phương Đông phải mở cửa thông thương, toàn cầu hoá buộc các nước nghèo phải dở bỏ các rào cản thương mại, tạo điều kiện cho hàng hoá, sức lao động, tài chính và các nguồn tư bản khác được di chuyển tự do trong một thị trường rộng lớn vượt ra khỏi khuôn kh ổ quốc gia^". Khi tất cả những rào cản được dỡ bỏ theo các cam kết mà Việt Nam đã ký kết, hàng hoá của nưóc ta có cơ hội gia nhập vào làn sóng thưđng mại toàn cầu, đồng thòi thị trưòng Việt Nam cũng sẽ diễn ra sôi động trong cuộc cạnh tranh sinh tồn mà không thể tồn tại bâ"t kỳ một sự bảo hộ từ công quyển cho hàng hoá nội địa. Lúc đó, sự thành công hay thất bại của chúng ta sẽ phụ thuộc vào bản lĩnh, nghệ th u ậ t của chính mình trong việc tập hỢp lực lượng, vận dụng luật chơi chung sao cho có lợi cho mình. Trong luật chơi đó, các tổ chức quốc tê luôn tính đến những ngoại lệ và miễn trừ cũng như xây dựng những biện pháp bảo hộ hợp pháp cho các quốc gia với những trình độ phát triển khác '‘•Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo lu ậ t kinh tế, NXB Đại học’ quốc gia, Hà Nội, tr. 87. 94
  5. ỉ. Quá trinh hội nhập kinh tẻ quốc té'., nhau. Dự báo về tình hình kinh tê Việt Nam sau khi hội nhập trên cơ sở dánh giá thực lực của nền kinh tê đặt ra những yéit cầu bức th iế t tro n g viêc vậ n d u n g lu ậ t p h á p quốc t ế đê xây d ư n g p h á p lu ậ t k in h tê, tr o n g đó có việc xây (iựng pháp luật vê chốiig bán phá giá hàng nhập khẩu như một biện pháp bảo hộ nền sản xuất trong nưóc. Cụ thể là nhừng yêu cầu sau: Thứ nhất, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và sức cạnh tranh của hàng hoá còn thấp đặt ra yêu cầu cần phái thiết lập những biện pháp bảo hộ phù hỢp với pháp luật quõc tế. Thực tế cho thấy, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việl Nam còn yếu. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào lợi thê vê vốn, công nghệ, năng suất lao dộng, chất lượng, giá thành sản phẩm... Hiện nay, 96% tổng sô" doanh nghiệp trên toàn quốc là doanh nghiệp vừa và nhỏ. mức vôn đầu tư trung bình mặc dù có sự tăng lên theo từng thòi kỳ nhưng nhìn chung vẫn còn thấp. Theo báo cáo đánh giá tình hình thi hành Luật doanh nghiệp của Bộ Kê hoạch và Đầu tư, mức vòn đăng ký trung bình của một doanh nghiệp trong thòi kỳ 1991 - 1999 là 0,57 tỷ đồng, năm 2000 là 0,96 tỷ đồng, năm 2001 là 1,3 tỷ đồng, 7 tháng đầu năm 2003 là 2,12 tỷ đồng"’. '"Diều 3 Ntíliị lìịiih sô 90/200l/N D -C r ngày 23 Iháng 11 nàm 2001 ( Ị UV địnli: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sỏ sản xuát kinh doanh độc lập, đã itănịỊ ký kinh doanh theo p h á p luật hiện hành, có von dăng k ý khòng quá 10 tỷ đông hoặc có sô lao dộng trung binh hàng năm khỏnịi quá 300 người. 95
  6. Chương II. Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu... Với số vôVi như vậy, khả năng tiếp cận thị trường quốc tê và thậm chí cả thị trường trong nưốc gặp nhiều khó khăn do quy mô nhỏ, vôn thấp, trình độ công nghệ lạc hậu, kỹ năng quản lý yếu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân hoặc gia đình, thiếu thông tin thị trường... Dẫn đến chất lượng sản phẩm thường thấp hơn so vói các hàng hoá nhập khẩu"’. Đánh giá về việc thực hiện chiến lược kinh tê xã hội 1991 - 2000, Đại hội Đảng lần thứ IX th ẳng thắn thừa nhận điểm yếu kém bất cập đầu tiên là nền kinh tê kém hiệu quả và khả năng cạnh tranh thấp, trong đó tình trạng bao cấp và bảo hộ còn nặng*-’. Vì thế, để đạt được kết quả mong muốh, một mặt cần xác định và công bô" thời gian bảo hộ đi đôi vói việc đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh trên cơ sỏ lợi thê so sánh của nưóc ta, m ặt khác, Việt Nam cần tận dụng các ưu đãi dành cho những nưốc đang phát triển mà các hiệp định thương mại đa phương, song phương đặt ra, tận dụng các biện pháp bảo hộ hỢp pháp trong thương mại quốc tê như tự vệ, chông bán phá giá... Dựa trên những nguyên tắc và những yêu cầu của ‘”Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Báo cáo đ á n h giá tin h hình th i hành luật doanh nghiệp 1999, Hà Nội, tr. 2,3,6. ‘”Viăn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lầ n th ứ IX , NXB C hinh trị quốc gia, Hà Nội, tr. 183. 96
  7. I. Quá trinh hội nhập kinh tế, quốc tế... luật chơi chung, chúng ta cần xây dựng các chê định pháp luật có liên quan, trong đó có pháp lu ật về chông bán phá giá. Những chế định pháp lý đó là những biện pháp bảo hộ pháp lý thay thê cho những rào cản thuê quan và phi thuê quan nhằm vừa bảo hộ, vừa kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất trong nưỏc trên tinh thần cạnh tranh lành mạnh trong thương mại quốc tế. Thứ hai, để trở thành một thành viên của các tổ chức kinh tê quốc tê như ASEAN, APEC và WTO, trưóc hết Việt Nam đã cam kết cải cách từng bưởc hệ thốhg chính sách và pháp luật vì mục đích tự do thương mại. Toàn cầu hoá đã bộc lộ những mặt bất lợi của nó đốỉ vói nước nghèo, những quốc gia chưa kịp cải cách đã phải chấp nhận những luật chơi quốc tê phần lớn do những nưỏc phương Tây đặt ra. Trong bối cảnh như vậy, pháp luật nước ta tất yếu bị cuốn trong cdn lũ toàn cầu hoá. Muốn giành lợi thê so sánh, không còn con đưòng nào khác là buộc phải chủ động tiếp thu những chuẩn mực của pháp luật thương mại quốc tế đã được thừa nhận. Trong đó, pháp luật phải chuyển từ công cụ quản lý kinh tê nhà nước sang m ột trật tự bảo vệ tự do sở hữu, tự do khê ước và bảo vệ môi trường cạnh tranh toàn cầu'". Trên tiiih thần ấy, xây dựng pháp luật chống bán phá '"Phạm Duv N ghĩa (2004), Chuyên khảo lu ậ t kinh tế, NXB Đ ại học quốc gia, Hà Nội, tr. 72, 74 và 85. 97
  8. Chương I. Những vấn đề lý luận về bán phá giá... giá hàng hoá nhập khẩu không chỉ đơn thuần là tạo lập một biện pháp bảo vệ cho sản xuất nội địa mà còn đáp ứng một yêu cầu tất yếu của quá trình hội nhập. Có như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế mới có khả năng thực hiện hiệu quả. Thứ ba, yêu cẩ u bào vệ các n g à n h sả n x u ả t nội đ ịa trưốc hiện tượng bán phá giá của hàng nhập khẩu. Vấn để bán phá giá và chống bán phá giá không còn xa lạ trong thương mại quốc tế hiện đại. Kể từ khi WTO ra đòi, tính đến thòi điểm cuối năm 2001, trên th ế giới đã có tất cả 2132 cuộc điều tra về bán phá giá và có tất cả là 1066 lần áp dụng thuế chống bán phá giá. Một điểm cần quan tâm là không chỉ có các nước phát triển áp dụng thuê chống bán phá giá đối với hàng hoá của các nước đang phát triển, các nước đang phát triển cũng đang tích cực sử dụng biện pháp chốhg bán phá giá để bảo vệ sự an toàn cho sản xuất nội địa trưóc việc phá giá của hàng hoá nhập khẩu ké cả từ những nưóc phát triển. Báo cáo của Ban Thư ký ^ T O và ủy ban chống bán phá giá của WTO cho thấy, kể từ năm 1995 cho đến cuối năm 2001, có 12 nước phát triển đã tiến hành 899 cuộc điều tra và có 502 lần áp dụng thuê chống bán phá giá; cũng trong khoảng thòi gian này, có 23 nước đang phát triển đã tiến hành 946 cuộc điều tra và :ó 564 lần áp dụng th u ế chông bán phá giá^'. '"Bộ Thương mại (2000), Cơ sở khoa học áp d ụ n g th u ế chổng lá n phá giá đối với hàng nhập khẩu ỏ Việt N a m trong bối cảnh hội n h íp kinh t ế quốc tế, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tr. 25,16. 98
  9. I. Quá trình hội nhập kinh tè quốc tế... Đối với Việt Nam, trong gần 20 năm đổi mới và tiến hành các bước đi tích cực trong tiến trình gia nhập thị trường thê giới, các biện pháp bảo hộ nền sản xuất trong nước được sử dụng chủ yếu là cấm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu, đồng thời quyển kinh doanh nhập khẩu cũng chưa được tự do hoá nên hàng hoá nhập khẩu cho dù được bán phá giá vào thị trường nước ta cũng khó gây ra thiệt hại lớn cho sản xuất hàng hoá tương tự trong nưóc. Trong khi đó, cho đến cuối năm 2003 chúng ta vẫn chưa có bất kỳ một văn bản pháp luật nào quy định về chốhg bán phá giá và trên thực tê cũng chưa tiến hành một cuộc điều tra chông bán phá giá nào. Chúng ta chưa có cơ sỏ vững chắc để kết luận về diện mạo chung của thực tiễn phá giá trên thị trường Việt Nam khi những nền tảng pháp lý xác định hành vi phá giá chưa được định hình. Các doanh nghiệp cũng như Bộ Thương mại chưa thể chỉ rõ hiện tượng nào, hàng^hoá nhập khẩu cụ thể nào phá giá tại thị trường Việt Nam mà mới chỉ có khả năng thu thập những dấu hiệu để có thể nghi ngò về tính trung thực và lành mạnh của một sô mặt hàng quan trọng như xi măng, sắt thép, giấy'"... Trong trường hợp những hàng hoá đó có phá giá thật sự thì chúng ta cũng chẳng thể làm được gì khi cơ sở pháp lý chưa đủ mạnh. Khi đó, hậu quả mà chúng ta gánh chịu '"Bộ Thương mại (2000),sđd, tr. 62. 99
  10. Chương II. Pháp iuật chống bán phá giá hàng nhập khẩu... không chỉ là sự tàn phá các ngành sản xuất nội địa của hành vi bán phá giá mà những hiện tượng không lành mạnh đó còn là vật cản của quá trình hội nhập. Vì vậy, việc xây dựng một thể chế pháp lý về chôíhg bán phá giá là thiết thực cho việc chuẩn bị điều kiện pháp lý để tham gia vào thị trường chung của toàn cầu hoá. Thứ tư, yêu cầu th iế t lậ p các biện p h á p trả đ ũ a - một biện pháp chống các vụ kiện phá giá trong thương mại quốc tế. Quá trình thâm nhập của hàng hoá Việt Nam vào các thị trường khác nhau trong những năm gần đây gặp không ít những trở ngại từ những vụ kiện hàng hoá nước ta bán phá giá tại thị trường nưốc nhập khẩu. Cho đến nay, chúng ta gặp phải hơn 10 vụ kiện phá giá từ các nhà sản xuất sản phẩm tương tự của nước ngoài, trong đó có khoảng 5 vụ bị áp dụng thuế chốhg bán phá giá. Nếu như trước năm 2002, khi hàng hoá Việt Nam bị áp dụng th u ế chốhg bán phá giá trong 3 vụ kiện trên tổng sô' 5 vụ, nhưng do hàng hoá bị đánh thuế không phải là m ặt hàng chiến lược nên chưa ảnh hưởng rõ nét đến tình hình xuất khẩu của nước ta, thì tình hình thực sự nghiêm trọng khi Hiệp hội cá da trơn Hoa Kỳ chính thức nộp đơn tói cđ quan chức năng yêu cầu điều tra chống bán phá giá và khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ chính thức áp đặt một lệnh áp dụng thuê chông bán phá giá đối vói cá tra và cá basa nhập khẩu từ Việt Namr Việc áp dụng thuê chống bán phá giá trong trưòng hỢp này không chỉ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và hoạt 100
  11. I. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế... động kinh doanh của hàng vạn nông dân nuôi cá và nhiều doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này mà còn tạo ra những tiền lệ không tốt cho các nước khác điểu tra phá giá đối với các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản khác của Việt Nam. Từ vụ việc cá tra và cá basa bị kiện chốhg bán phá giá đã đặt ra cho các doanh nghiệp và cho Nhà nước Việt Nam một yêu cầu mới của quá trình hội nhập là phải chuẩn bị tư th ế đ ể sẵn sàng tham gia vào các tranh chấp thương mại nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cùa minh. Những kinh nghiệm pháp lý trong thương mại quốc tế là một trong những hành trang hết sức cần thiết, mà kinh nghiệm đó không thể có được từ sự vay mượn một cách máy móc của bất kỳ quốc gia nào, nó phải là những kinh nghiệm do chúng ta tích luỹ bằng chính thực tiễn pháp lý của Việt Nam trong quan hệ thương mại quốc tế. Qua thực tiễn chống lại các vụ kiện phá giá của các nưốc trên thê giới, đặc biệt là qua kinh nghiệm của vụ các doanh nghiệp sản xuất bật lửa gas Hàn Quốc kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá bật lửa gas tại thị trường nước này, các doanh nghiệp và Bộ Thương mại rú t ra được bài học lớn là bên cạnh những nỗ lực tham gia trả lòi và cung cấp các thông tin liên quan cho cơ quan nhà nưóc có thẩm quyền của nưóc nhập khẩu, đôi khi, Nhà nước ta cần tính đến các biện pháp trả đũa đ ể đánh tiếng và sử dụng khi cần th iết Trong vụ Hàn Quốc, Bộ Thương mại nước ta đã làm tốt công việc này mặc dù khả năng trả đũa được đưa ra là chưa cao vì lúc đó 101
  12. Chương I I . Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu... ta chưa có cơ sở pháp lỷ". Việc ban hành các văn bản pháp luật về chống bán phá giá giúp các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước linh hoạt hđn trong việc sử dụng các biện pháp bảo hộ tương ứng với vụ kiện để đưa ra trên m ặt trận ngoại giao bằng cách tạo các sức ép trong thương mại quốc tế để buộc quốc gia có liên quan phải cân nhắc lại lợi ích được, m ất mà không có những áp đặt phi lý đối vói hàng hoá Việt Nam. II. PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI VIỆT NAM • • • 1. Quá trình hinh thành pháp luật chống bán phá giá - sự nhận thức vaỉ trò của luật pháp trong việc bảo hộ sản xuất nộí địa Trước năm 1997, vấn để chống bán phá giá chưa đưỢc pháp luật ghi nhận. Điều này xuất phát từ lịch sử do chưa quen với thị trưòng và luật chơi của nó nên trong gần 10 năm đầu của quá trình đổi mối, vấn đề phá giá chưa được các nhà lập pháp quan tâm. Pháp luật về giá cả trong thòi kỳ này chủ yếu tập trung quy định những biện pháp bình ổn giá như định giá, ban hành khung giá, hiệp thương giá và niêm yết giá. ‘"Vụ Pháp chế Bộ Thương mại (2003), Báo cáo tổng kết vụ việc ủ y ban cháu  u và ú y ban thương m ại H àn Quốc điều tra các doanh nghiệp Việt N a m bán p h á g iá bật lửa gas ngày 2 6 tháng 9 năm 2003, Hà Nội, tr. 12. 102
  13. II. Pháp luật chống bán phá giá tại Viột Nam Văn bản pháp luật đầu tiên để cập đến vấn để phá giá là Luật thương mại năm 1997, Điều 8 của đạo luật này đã xếp hành vi bán phá giá là một trong sô" những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Ngưòi thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm; và phải bồi thường thiệt hại cho cá nhân, tô chức khác nếu hành vi đó gây ra thiệt hại'”. Tuy nhiên, Luật thương mại năm 1997 không đưa ra được các dấu hiệu nhận dạng của hành vi phá giá mà chỉ dừng lại ở việc gọi tên hành vi mà thôi. Mặt khác, việc sử dụng các biện pháp mang tính trừng phạt của công quyền như phạt hành chính, hình sự đối vói phá giá hàng nhập khẩu thực sự không phù hợp với pháp luật thương mại quốc tê hiện đại. Những hạn chê này đã vô hiệu hoá khả năng áp dụng của đạo luật trong việc đấu tranh loại bỏ phá giá trên thị trường. Vấn để sử dụng công cụ th u ế trong đấu tranh chốhg phá giá được quy định lần đầu tiên tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điểu của Luật thuê xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 04/1998/QH10 ngày 20/05/1998, cho phép áp dụng thuế bổ sung đối vói hàng nhập khẩu bán phá giá vào Việt Nam. Quyết định của Thủ tướng Cliính phủ số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 về quản lý xuâ't khẩu, nhập khẩu hàng hoá L u ậ t thương m ại năm 1997, khoản 13 Đ 257, Đ. 258. 103
  14. Chương II. Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập ktiẩu... thòi kỳ 2001-2005 cũng quy định về việc xây dựng nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá trong năm 2001. Khoản 2 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuê xuất khẩu, nhập khẩu quy định; Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau ngoài việc chịu th u ế xuất khẩu, nhập khẩu theo khoản 1 của Điều này còn phải chịu th u ế bổ sung (Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt N am với giá bán của hàng đó quá thấp so vời giá trị thông thường do được bán phá giá, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hoá tương tự của Việt Nam). Tuy nhiên, nhOng quy định trong hai văn bản trên một lần nữa lại rơi vào bê tắc trong việc áp dụng giống như trường hợp của Luật thưđng mại, vì Việt Nam chưa hình thành một cơ chê điều tra và nhận dạng hành vi phá giá kèm theo. Vì thế, cơ quan hải quan - cơ quan có trách nhiệm thu thuê bổ sung không có căn cứ để thực hiện nhiệm vụ mà hai văn bản trên g ia o p h ó . Đ ư đ n g n h iê n , k ế t q u ả là s a u h ơ n 6 n ă m á p d ụ n g , chúng ta chưa thu được đồng tiền thuê nào từ việc chống phá giá hàng nhập khẩu - không phải vì chưa có hành vi phá giá mà vì chúng ta chưa xác định được hành vi nào là phá giá trong thực tiễn. Ngày 29 tháng 04 năm 2004, ủ y ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh chống bán phá giá đối với hàng nhầp khẩu và văn bản pháp luật này chính thức có hiệu lực vào ngày 01 tháng 10 năm 2004. Có thể nói Pháp lệnh chông bán phá giá hàng nhập khẩu đưỢc coi ỉà văn bản 104
  15. II. Pháp luật chống bán phá giá tạí Việt Nam pháp luật đầu tiên của Việt Nam điểu chỉnh một cách toàn diện vấn đề này; cùng với các pháp lệnh về đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế, về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá, Pháp lệnh chống bán phá giá hàng nhập khẩu có ý nghĩa rất lỏn trong việc thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tê quốc tê của Việt Nam tiến nhanh hơn, vững chắc hơn và lành mạnh. Nội dung cơ bản của Pháp lệnh chôíhg bán phá giá hàng nhập khẩu tập trung điều chỉnh hai vấn đề cơ bản; Thứ nhất, quy định thủ tục, nội dung điều tra vụ kiện chống bán phá giá hàng nhập khẩu vào thị trưòng Việt Nam; Thứ hai, quy định các biện pháp chống bán phá giá và việc áp dụng các biện pháp đó đốì vói hàng hoá bị bán phá giá. 2. Thủ tục, nội dung điều tra vụ kiện chống bán phá giá hàng nhập khẩu 2.1 Hệ thống cơ quan nhà nước tham gia vào quá trinh điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá Bản chất của một vụ kiện phá giá là một tranh chấp thương mại trong quan hệ quốc tế, tuy nhiên, do gắn liền vói nhu cầu bảo hộ sản xuất trong nưóc trưỏc tình hình cạnh tranh từ hàng hoá bên ngoài mà việc giải quyết vụ kiện phá giá không còn mang bản chất như một thủ tục tố 105
  16. Chương II. Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu... tụng giải quyết tranh chấp thương mại đơn thuần. Mặt khác, việc điểu tra và xác định hành vi phá giá, mức độ ảnh hưởng của nó đối với những lợi ích mà pháp luật bảo vệ không đdn giản vì phải vận dụng đồng thồi các kiến thức kinh tế, tài chính, kế toán... Những khó khăn gặp phải xuâ't phát từ sự phức tạp trong quan hệ thương mại vượt biên giói và từ sự khôn ngoan của con ngưòi xoá bỏ dấu tích của những thủ đoạn không lành mạnh. Chúng đòi hỏi phải có những cơ quan đủ mạnh (mạnh cả về sốlượng cán bộ, kinh nghiệm và kiến thức ...) để tiến hành điểu tra trên tinh thần khách quan và chính xác. Do đó, bên cạnh nhiệm vụ không ngừng hoàn thiện pháp luật về phá giá, thì công tác xây dựng bộ máy chống bán phá giá luôn đưỢc các quốc gia quan tâm. Cơ quan chông bán phá giá ỏ các nưdc có vai trò quyết định trong việc đảm bảo thực thi pháp luật chống bán phá giá. 2.1.1 Bộ mày chống bàn phá già"\ Theo Pháp lệnh chông bán phá giá, những cơ quan có thẩm quyển tham gia vào quá trình điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá bao gồm: - Cơ quan chông bán phá giá: Cơ quan điều tra chông bán phá giá (gọi tắ t là Cơ quan điều tra); và Hội đồng xử “'Khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh chống bán phá giá quy định Chính phủ thành lập và quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyển hạn cụ thể của cơ quan chống bán phá giá thuộc Bộ Thương mại. 106
  17. II. Phap luật chống bán phá giá tại Việt Nam lý vụ việc chống bán phá giá; - Bộ trưởng Bộ Thương mại. Vé m ặt tổ chức, cơ quan chống bán phá giá của Việt Nam trực thuộc Bộ Thương mại và bao gồm hai cơ quan là: Cơ quan diều tra và Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá*”. a. Cơ quan điều tra chổng bán phả già Chức năng chủ yếu của cơ quan điều tra trong vụ việc chống bán phá giá là tiến hành điều tra, rà soát vụ việc và trong trường hđp cần thiết kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng th u ế chổng bán phá giá tạm thòi®. Vời chức năng điểu tra, cđ quan này có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chốhg bán phá giá, kiểm tra nội dung của hồ sơ để trên cơ sở đó Bộ trưởng ra quyết định điều tra hay không. Vai trò quan trọng n h ấ t của cơ quan diêu tra là tiến h à n h điều tr a vụ việc với nội dung: • Xác định hành vi bán phá giá vào Việt Nam và biên độ bán phá giá; '"Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt N am , 2004, Đ. 7. ^'‘T h á p lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt N am , 2004, khoản 2 Đ. 7. 107
  18. Chương I I . Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu... - Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nưóc; - Xác định mỐì quan hệ giữa việc bán phá giá hàng hoá vào Việt Nam vỏi thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nưốc”’. Kết quả của quá trình điểu tra là các kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra về nội dung vụ việc. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, cơ quan điểu tra là co quan duy nhất có quyền tiến hành điểu tra việc bán phá giá của hàng hoá nhập khẩu cũng như xác định thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ giữa hai yếu tố này. Các kết luận trên là cơ sỏ quan trọng trong việc quyết định áp dụng biện pháp chôóig bán phá giá của ngưòi có thẩm quyền. Cách thức trao quyền điều tra cho một cơ quan duy nhất được các nưóc trong Cộng đồng chung châu Âu, và một sô' nưóc ở châu Á như Thái Lan... sử dụng®'. Trong Cộng đồng chung châu Âu, ủ y ban châu Âu đóng vai trò quan trọng trong việc thi hành luật chống bán phá “*p/ióp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việi Nam, 2004, Đ. 13. ^K hoản 1 Điều 6 L u ật chống bán phá giá của EU quy định c ô ĩg việc điều tra cùng đồng thời bao gồm điều tra bán p h á giả và điều tra những thiệt hại. 108
  19. I I . Pháp luật chống bán phá giá tại Việt Nam giá, là cơ quan có trách nhiệm nhận đơn đề nghị, quyết định mở cuộc điều tra, tiến hành điều tra, áp dụng thuế chốiig bán phá giá tạm thòi, quyết định chấp nhận cam kết giá bỏi các nhà sản xuất nước ngoài, kiến nghị lên Hội đồng Bộ trưởng*”. việc áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức. Trong cơ cấu tổ chức của Úy ban, việc thực thi luật chốhg bán phá giá được giao cho Tổng vụ thương mại®. Theo Luật ngày 01 tháng 7 năm 1996, Hội đồng cạnh tranh của Cộng hoà Pháp (Conseil de la concurrence) có thẩm quyển tiến hành điều tra và xử lý hành vi bán phá Tại Thái Lan, trước năm 2000 Vụ Ngoại thương điều tra về phá giá còn Vụ Nội thương điểu tra thiệt hại. Từ năm 2000, theo quy định của Luật về chốhg phá giá và trỢ cấp B.E.2542, cả hai nội dung điểu tra đều được giao cho Vụ Ngoại thương. Việc trao nhiệm vụ điều tra cho một cơ quan duy nhất đảm bảo sự thôVig nhất trong tiến trình thực "’Hội đồng các Bộ trưởng của Cộng đồng chung châu Âu. ‘”Bộ Thương mại(2000), Cơ sở khoa học áp dụng th u ế chống bán phá giá đôi với hàng nhập khẩu ở Việt Nam trong bốì cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Báo cáo đề tà i nghiên cứu khoa học cấp bộ, tr. 37. '”Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, chuyên đề: Cơ quan quản lý cạnh tranh, kinh nghiệm của Pháp và m ột s ố nước - đề xuất một mô hình cho Việt Nam, 2004, tr. 9. 109
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2