intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nợ trái phiếu chính quyền địa phương trong bối cảnh cơ cấu lại đầu tư công

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu thực trạng nợ trái phiếu chính quyền địa phương trong giai đoạn 2016 - 2021, dựa trên số liệu thu thập từ Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội... và các khung văn bản pháp lý để trình bày những kết quả đạt được và những hạn chế; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nợ trái phiếu chính quyền địa phương trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nợ trái phiếu chính quyền địa phương trong bối cảnh cơ cấu lại đầu tư công

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN NỢ TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CƠ CẤU LẠI ĐẦU TƯ CÔNG MUNICIPAL BONDS IN THE CONTEXT OF RENEWING PUBLIC INVESTMENT Ngày nhận bài : 02.9.2022 Ngày nhận kết quả phản biện : 11.9.2022 ThS. Nguyễn Thanh Phương Thảo Ngày duyệt đăng : 10.12.2022 Trường Đại học Tài chính - Kế toán TÓM TẮT Việt Nam đang thực hiện tái cơ cấu đầu tư công nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công và quản lý nợ công trong phạm vi an toàn cho phép theo quy định. Theo đó, hoạt động quản lý nợ chính quyền địa phương là một phần quan trọng không thể thiếu nhằm đạt được thành công này. Luật Quản lý nợ công, Luật ngân sách nhà nước hiện nay cho phép chính quyền địa phương được phép huy động các nguồn vốn từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, bài viết nghiên cứu thực trạng nợ trái phiếu chính quyền địa phương trong giai đoạn 2016 - 2021, dựa trên số liệu thu thập từ Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội... và các khung văn bản pháp lý để trình bày những kết quả đạt được và những hạn chế; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nợ trái phiếu chính quyền địa phương trong thời gian tới. Từ khóa: Trái phiếu chính quyền địa phương, đầu tư công, nợ chính quyền địa phương ABSTRACT In Vietnam, the public investment is restructured to improve the efficiency of using public investment capital and managing government debts within safety margin. Accordingly, local government debt management is one of the indispensable parts to achieve this success. Nowasdays, Law on Public Debt Management and State Budget allow local authorities that are mobilized capital from the municipal bonds according to regulations to promote socio-economic development. By using the method of analysis and synthesis, this paper examines municipal bonds in during the period 2016 - 2021. Based on the data obtained from the Ministry of Finance,General Statistics Office, Hanoi Stock Exchange in the past and legislation to show achievements and certain drawbacks, thereby making recommendations to improve the efficiency of using municipal bonds in the future. Keywords: Municipal bonds, public investment, local government debt 1. Giới thiệu vấn đề Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 -2025 của quốc gia nhấn mạnh tiếp tục cơ cấu lại đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công và quản lý nợ công trong phạm vi an toàn là nhiệm vụ hàng đầu để đạt được thành công của kế hoạch [5]. Theo Tổng cục thống kê (2016 -2020), hệ số hiệu quả đầu tư - hệ số ICOR bình quân của Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2019 là 6,14 giảm 2,54 % so với giai đoạn 2011 - 2015 (6,3). Riêng năm 2019, 2020, hệ số ICOR tăng lên lần lượt là 6,08 và 14,28 đã kéo tăng hệ số ICOR bình quân của giai đoạn 2016 - 2020 là 7,04. Điều 40
  2. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN này là do đại dịch Covid-19 năm 2019 kéo dài sang 2020 đã ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Tuy nhiên, xét về hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trong giai đoạn dài thì hệ số ICOR giảm đã nói lên đầu tư có hiệu quả. Trong đó, đầu tư công của địa phương đã đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế địa phương nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung. Mặt khác, bên cạnh đầu tư từ Chính phủ, hiện nay, Luật Quản lý nợ công (2017) và Luật Ngân sách nhà nước (2015) cho phép chính quyền địa phương cấp tỉnh được phép huy động các nguồn vốn theo quy định để thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương nhưng mức dư nợ phải được đảm bảo theo quy định. Theo Luật Quản lý nợ công (2017) ban hành ngày 23/11/2017 quy định tại khoản 3, Điều 3 như sau: Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh vay. Theo đó, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản vay gốc, lãi, phí và các chi phí khác có liên quan phát sinh từ việc vay của UBND cấp tỉnh. Tại Điều 3, Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định nợ chính quyền địa phương bao gồm: (i) nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương (TPCQĐP); (ii) nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; (iii) nợ của ngân sách địa phương (NSĐP) vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và (iv) vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước (NSNN). Từ khi các văn bản pháp luật được ban hành, đã tạo hành lang pháp lý cho việc huy động, phân bổ và sử dụng vốn vay của chính quyền địa phương để bổ sung nguồn vốn cho các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với danh mục đầu tư công đã được Hội đồng nhân dân (HĐND) phê duyệt. Cơ chế này vừa góp phần làm giảm tư tưởng mong chờ, đợi vốn từ NSNN chuyển xuống cho các địa phương vừa tạo điều kiện ràng buộc trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quản lý, phân bổ và sử dụng nguồn vốn vay. Việc thực hiện chủ trương cơ cấu lại đầu tư công, NSNN và nợ công đã đạt được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, qua nhiều năm thực hiện lại cho thấy một thực trạng trong cơ cấu kênh huy động nợ của chính quyền địa phương đã được cho phép lại chỉ có rất ít các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện phát hành TPCQĐP. Thống kê trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà nội - HNX (truy cập ngày 27/8/2022) cho thấy số lượng các địa phương hiện đang niêm yết trái phiếu chính quyền địa phương trên sàn HNX còn vô cùng kiêm tốn (gồm TP. HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh và Hà Nội), một số địa phương khác tính đến thời điểm cuối 31/12/2021 có kế hoạch phát hành trái phiếu chính quyền địa phương bao gồm Thanh Hóa, Quảng Nam, Bắc Giang; trước đó một số địa phương đã từng phát hành trái phiếu chính quyền địa phương gồm Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đứng trước thực tiễn như vậy, một vấn đề đặt ra là tại sao Chính phủ đã có chủ trương ban hành các văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn cho các địa phương chủ động huy động nguồn vốn để phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương thông qua phát hành TPCQĐP - một kênh huy động chủ động nhưng thực tế việc thực hiện triển khai kênh huy động này lại ít được các địa phương tiếp cận hơn so với các kênh huy động khác. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nợ TPCQĐP trong bối cảnh cơ cấu lại đầu tư công hiện nay là điều rất cần thiết. 2. Thực trạng nợ trái phiếu chính quyền địa phương Việt Nam giai đoạn 2016-2021 2.1 Tổng quan nợ công của Việt Nam giai đoạn 2016 -2021 Theo Bản tin nợ công số 13, 14 (Bộ Tài chính) được cập nhật ngày 16/8/2022 tình hình nợ công trên GDP của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021 lần lượt như sau: 2016 (63,7%), 2017 (61,4%), 2018 (58,3%), 2019 (55,0%), 2020 (55,9%), 2021 (43,1%). Có thể thấy, trừ năm 2016 - 2017 có tỷ lệ nợ công vượt ngưỡng cho phép của Chính phủ thì từ 2018 - 2021 nợ công của Việt Nam nằm trong ngưỡng an toàn cho phép theo quy định (nhỏ hơn 60% GDP). Nợ công trong giai đoạn từ 2016 – 2021 đã có chuyển biến tích cực và dư nợ công giảm từ mức cao nhất trong giai đoạn này từ 63,7% GDP 41
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN năm 2016 xuống còn khoảng 43,1% GDP năm 2021. Trong Biểu đồ, nợ của chính quyền địa phương chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong số 03 thành phần (nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương). Như vậy, các kênh huy động vay nợ mà chính quyền các địa phương được phép như phát hành TPCQĐP tại thị trường vốn trong nước; vay lại từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; và vay từ các nguồn tài chính khác trong nước theo quy định của pháp luật về NSĐP cộng lại chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ công và có xu hướng giảm dần. Biểu đồ: Tổng hợp tình hình nợ công Việt Nam giai đoạn 2016 -2021 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Bản tin nợ công 13, 14 (Bộ Tài chính) Về mức dư nợ vay của chính quyền địa phương, Bảng dưới cho thấy mức dư nợ vay của NSĐP không được vượt quá quy định về số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp theo quy định, cụ thể: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mức dư nợ không vượt quá 60% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp; các địa phương có số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của NSĐP thì mức dư nợ không vượt quá 20% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp và các địa phương có số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của NSĐP thì mức dư nợ không được vượt quá 30% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp (Khoản 6, Điều 7, Luật NSNN 2015). Quy định mức dư nợ vay của NSĐP căn cứ chủ yếu vào khả năng cân đối nguồn lực tài chính của từng nhóm địa phương để đảm bảo khả năng trả nợ các khoản vay của các địa phương; đồng thời góp phần kiểm soát mức dư nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an toàn, bền vững nợ công. Qua Bảng bên dưới có thể thấy, tỷ lệ vay nợ trong kỳ của các địa phương thường chỉ chiếm từ 10 - 20% trên tổng dư nợ mà các địa phương được phép huy động. Bảng: Nợ chính quyền địa phương ĐVT: Tỷ VND Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Chỉ tiêu Dư nợ 66.105,34 57.752,13 50.282,17 45.990,61 46.326,12 51.109,20 Số vay trong kỳ 13.536,95 8.558,66 5.315,49 7.754,78 14.614,75 8.005,87 Số trả nợ trong kỳ 23.702,79 19.519,41 12.971,85 14.225,55 14.178,88 5.701,41 Nguồn: Tổng hợp từ Bản tin nợ công số 13, 14 (Bộ Tài chính) 42
  4. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN 2.2. Một số kết quả đạt được đối với phát hành trái phiếu chính quyền địa phương Để có nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương, các địa phương đã xây dựng đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương nhằm huy động nguồn vốn ngoài xã hội, đáp ứng nhu cầu chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn của tỉnh, trong đó trọng tâm là xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Cụ thể: TP. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước được thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại sàn HNX; bắt đầu từ năm 2013 huy động 15.871 tỷ đồng [9], năm 2020 tiếp tục huy động 2.000 tỷ đồng (phục vụ đầu tư phát triển hạ tầng đô thị trên toàn thành phố) [10]. Cũng vào năm 2013, một loạt các địa phương như Hà Nội đã có 7 đợt phát hành huy động 11.400 tỷ đồng [15], Đà Nẵng cũng phát hành huy động thành công 1.100 tỷ đồng [11], Quảng Ninh phát hành 1.000 tỷ đồng (sử dụng nguồn lực thực hiện Dự án đường nối TP Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng) [14], Bắc Ninh phát hành 1.000 tỷ đồng năm (phục vụ dự án đường nối TP Hạ Long với cầu Bạch Đằng theo hình thức BT và Dự án cầu Bạch Đằng). Năm 2016, Bà Rịa - Vũng Tàu huy động hơn 500 tỷ đồng (phục vụ đầu tư các dự án: Đường Phước Hòa - Cái Mép, hệ thống kênh nội đồng Hồ Sông Ray, Bệnh viện đa khoa Vũng Tàu) [12]. Năm 2017, Hải Phòng phát hành thành công 174,41 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm với lãi suất 6%/ năm theo phương thức Bảo lãnh phát hành, năm 2022 dự kiến phát hành thêm 10.000 tỷ (kỳ hạn 5 năm, phục vụ một số dự án như đường vành đai 2 đoạn Tân Vũ - Hưng Đạo - Bùi Viện, cầu sông Hóa, cầu Nghìn, nút giao thông Tôn Đức Thắng - Máng Nước - quốc lộ 5, cầu Nguyễn Trãi, Trung tâm hội nghị và biểu diễn thành phố...) [11]. Một số địa phương dự kiến phát hành lần đầu vào Quý II 2022 như Bắc Giang là 300.000 triệu đồng, quý II 2023 là 400.000 triệu đồng; TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An dự kiến sẽ phát hành trái phiếu để huy động vốn làm dự án đường Vành đai 3 TP. HCM đi qua 4 tỉnh thành phố là TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An, có tổng chiều dài toàn tuyến gần 92 km. Hiện chỉ đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn đi qua Bình Dương, dài hơn 15 km đã đầu tư hoàn thành với 6 làn xe (Vành đai 3 có điểm đầu xuất phát từ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Đây là đường liên vùng và điểm đầu của các tuyến cao tốc hướng tâm như TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây; TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành...P. HCM và Bình Dương tham gia vốn NSĐP lớn nhất, TP. HCM là 24.000 tỷ đồng, Bình Dương 9.600 tỷ, Đồng Nai khoảng 2.000 tỷ, Long An khoảng 1.000 tỷ đồng) [13] ... Có thể thấy, việc phát hành TPCQĐP thời gian qua đã cho thấy đây là một trong những kênh huy động vốn hiệu quả của các địa phương vừa giúp địa phương cân đối nguồn vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội vừa có ý nghĩa lớn về mặt thực hiện chủ trương phát hành TPCQĐP theo cơ chế “tự vay, tự trả”, mở ra triển vọng nâng cao tính tự chủ trong quản lý ngân sách đầu tư của chính quyền địa phương. Trong cơ chế cho vay nợ theo quy định hiện nay, những địa phương sử dụng kênh vay nợ thông qua phát hành TPCQĐP chủ yếu là những nhóm nhỏ địa phương có nguồn thu NSNN vững mạnh và có khả năng tự chủ tài khóa cao và hầu như không hề thấy những địa phương có năng lực tài khóa mong manh. 2.3. Một số nhận xét Bên cạnh những mặt đạt được, thời gian qua vẫn cho thấy một số hạn chế trong việc các địa phương sử dụng kênh vay nợ này như sau: Thứ nhất, mặc dù các địa phương trong cả nước đều có nhu cầu về vay nợ nhưng lại tỏ ra khá hạn chế kênh vay nợ này. Theo Nghị định số 93/2018 nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu chính quyền địa phương phải được bảo đảm từ ngân sách cấp tỉnh. Quy định này ràng buộc chính quyền địa phương tự vay, tự trả nợ. Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh nghiệp gặp khó khăn và dự báo kinh tế các năm tiếp theo vẫn chưa có triển vọng thật sự khởi sắc thì tính bền vững của các khoản nợ từ phát hành 43
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN trái phiếu chính quyền địa phương không những chỉ phụ thuộc vào năng lực huy động của nguồn thu NSĐP mà nhất là từ chính hiệu quả của các dự án đầu tư công trên địa bàn. Thứ hai, có địa phương huy động nợ TPCQĐP kéo dài hơn quy định (Điều 6, Nghị Định 93/2018/ NĐ-CP) cần tính toán chuẩn xác đến khả năng trả nợ trong thời gian huy động đối với trái phiếu chính quyền địa phương (thường từ 1 - 5 năm nhưng cũng có những địa phương huy động kéo dài từ 10 - 20 năm như TP. Hồ Chí Minh). Việc phát hành TPCQĐP là đi vay tiền từ trong dân chúng nhưng các địa phương lại chưa quan tâm đúng mức đến tính toán lãi suất phải trả bao nhiêu, phải trả lãi trong bao nhiêu năm là phù hợp với tình hình bố trí nguồn thu của địa phương trong các năm tới. Thứ ba, sau thành công từ việc huy động của một số địa phương đã có những địa phương khác đang có tâm lý “bắt chước” xin phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để bù đắp cho nguồn thu giảm, đặc biệt là thông qua kênh này nhằm để thanh toán cho khoản nợ đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương. Đây là một rủi ro đáng quan ngại vì nếu phát hành TPCQĐP như là một khoản đi vay để bù đắp thâm hụt ngân sách của năm nay thì nó lại có thể là nguy cơ tạo ra một khoản thâm hụt trong tương lai nếu dựa vào nó để bù đắp, trả nợ cho các khoản nợ của quá khứ (vay nợ mới để trả nợ cũ). 3. Một số giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới Một là, để tận dụng kênh huy động vốn từ nợ TPCQĐP để phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả thì các địa phương cần coi trọng công tác xây dựng kế hoạch vay nợ, sử dụng nợ và bố trí nguồn vốn trả nợ phù hợp, xây dựng kế hoạch thu - chi ngân sách của địa phương theo từng giai đoạn chính xác. Theo đó, các địa phương cần xác định rõ mục đích vay, mức huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo từng đối tượng vay. Trong kế hoạch vay nợ địa phương phải rõ về đối tượng sử dụng và hiệu quả dự kiến; đồng thời, phải phân bổ đúng đối tượng và chỉ thực hiện vay sau khi đã đánh giá đầy đủ tác động lên quy mô nợ công và khả năng trả nợ trong trung hạn. Hai là, để phát triển kênh vay nợ này, các địa phương cần tập trung xác định những dự án có khả năng thu hồi vốn và trả nợ để phát hành trái phiếu huy động, tránh đầu tư dàn trải. Bên cạnh đó, các địa phương cần quan tâm đến lãi suất phải trả bao nhiêu, nguồn thu của địa phương trong các năm tới thế nào, có đủ để trả nợ tiền vay. Đặc biệt, nếu lãi suất thực của các khoản nợ tăng kèm theo các bất ổn về kinh tế hay sự quản lý yếu kém của chính quyền trong việc quản lý các khoản nợ thì rủi ro về khoản vay này sẽ tăng lên vì vậy các địa phương cần thận trọng trong việc huy động nợ gắn với từng dự án đầu tư cụ thể, có đề án thật chi tiết, rõ ràng. Ba là, các địa phương cần nhận thức nợ TPCQĐP không dành cho những địa phương có năng lực tài khóa yếu kém và thiếu cơ sở thuế bền vững. Trong các địa phương đã phát hành nợ TPCQĐP vừa qua, đa số là những tỉnh, thành phố lớn trực thuộc Trung ương như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng - một nhóm tỉnh thành có nguồn thu NSNN vững mạnh và có khả năng tự chủ tài khóa cao và một số tỉnh có năng lực tài chính tốt như Quảng Ninh, Thanh Hóa... Các địa phương huy động nợ TPCQĐP phải tính toán đến việc khả năng bố trí nguồn trả nợ, tránh trường hợp dùng nợ để trả nợ. 4. Kết luận Trong thời gian qua, việc triển khai Luật Quản lý nợ công và Luật Ngân sách nhà nước cùng các Nghị định hướng dẫn đã tạo hành lang pháp lý nhằm đảm bảo huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Thông qua cơ chế tự chủ tài khóa, các địa phương dần được trao quyền hạn cụ thể về quản lý nợ chính quyền địa phương. Việc thực hiện chủ trương cơ cấu lại đầu tư công, NSNN và nợ công vì thế đã đạt được những thành quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn những mặt còn hạn chế. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng nợ TPCQĐP trong bối cảnh cơ cấu lại đầu tư công cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu. 44
  6. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2021, 2022), Bản tin nợ công số 13, 14. 2. Chính phủ (2017), Nghị định số 93/2018/NĐ-CP quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương ban hành ngày 30/6/2 3. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ban hành ngày 25/6/2015 4. Quốc hội (2017), Luật Quản lý nợ công (2017) ban hành ngày 23/11/2017 5. Quốc Hội (XV), Nghị quyết số 32/2021/QH15, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. 6. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, https://mof.gov.vn/webcenter/portal/tpcp/pages_r/l/chi-tiet-tin-thi- truong-trai-phieu?dDocName=MOFUCM178023,truy cập 27/8/2022. 7. Tổng cục Thống kê (2016 -2022), Niên giám thống kê các năm. 8. Ủy ban nhân dân (2022), Tờ trình số 385/TTr-UBND tỉnh Bắc Giang ngày 27/6/2022. 9. Website: http://www.hfic.vn/ban-in/24483/407, truy cập 27/8/2022. 10. https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tphcm-phat-hanh-2-000-ty-dong-trai-phieu-chinh-quyen-dia-phuong-1491872514, truy cập 27/8/2022. 11. https://qln.mof.gov.vn/trai-phieu-chinh-quyen-dia-phuong/ubnd-thanh-pho-hai-phong-phat-hanh-thanh- cong-174-41-ty-trai-phieu-chinh-quyen-dia-phuong.htm, truy cập ngày 27/8/2022. 12. http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Chung-khoan/845168/ba-ria-vung-tau-sap-phat-hanh-500-ty-dong-trai- phieu-chinh-quyen-dia-phuong, truy cập ngày 27/8/2022. 13. https://vietnambiz.vn/4-tinh-thanh-phia-nam-thong-nhat-phat-hanh-trai-phieu-lam-vanh-dai-3-tp- hcm--2022525165037961.htm truy cập ngày 27/8/2022. 14. https://www.quangninh.gov.vn/pinchitiet.aspx?nid=54821, truy cập ngày 27/8/2022. 15. https://hanoi.gov.vn/tintuc_sukien/-/hn/ZVOm7e3VDMRM/3/2800549/bi-thu-thanh-uy-hoang-trung- hai-lam-viec-voi-kho-bac-nha-nuoc-tp-ha-noi.html;jsessionid=LGXX8sUn7pMkmXYFaDYGMAHD. app2, truy cập ngày 27/8/2022. 45
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1