Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NỘI SOI THẬN QUA DA ĐIỀU TRỊ SỎI SAN HÔ: 10 NĂM KINH NGHIỆM<br />
CỦA BỆNH VIỆN VIỆT PHÁP HÀ NỘI<br />
Lê Sĩ Trung*, Barbe Y.P*, Bire J*, Buttin F.X*, Delorme E*, Lienhart J*, Lombard M*, Mege J *,<br />
Mettetal P*, Parietti R*, Sarkissian J*, Schoenahl C*, Trackoёn G*, Vantherin R*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề và mục tiêu: Nghiên cứu hồi cứu kết quả và biến chứng của nội soi thận qua da (NSTQD)<br />
điều trị ngoại khoa sỏi san hô trong 10 năm tại bệnh viện Việt Pháp Hà Nội (HFH).<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong 10 năm, từ 2001-2011, 268 bệnh nhân có sỏi san hô đã<br />
được điều trị bằng phương pháp NSTQD tại bệnh viện Việt Pháp. Tỷ lệ nam/ nữ là 158/110. Tuổi trung bình:<br />
48,7 (20-85). Tất cả các bệnh nhân được nghiên cứu các dữ liệu trước – trong và sau mổ. Phẫu thuật bao gồm<br />
hai loại: NSTQD đơn thuần hoặc NSTQD phối hợp với TSNCT (tán sỏi ngoài cơ thể). Đánh giá kết quả thành<br />
công nếu hết sỏi hoặc còn mảnh sỏi < 5mm. Thất bại nếu phải chuyển mổ mở lấy sỏi.<br />
Kết quả: Tổng số 280 sỏi san hô trong đó 217 trường hợp (77,5%) là sỏi san hô toàn phần, kích thước sỏi<br />
trung bình 55,6mm (25-126), 27 thận đơn độc, 12 sỏi san hô hai bên, 38 bệnh nhân có tiền sử ngoại khoa (trong<br />
đó 21 trường hợp đã mổ thận lấy sỏi cùng bên, 8 bệnh nhân đã được cắt cực dưới thận và 9 tán sỏi ngoài cơ<br />
thể).Thời gian mổ trung bình: 72 phút (40-120), thời gian nằm viện 4,5 ngày (3-17). Tỷ lệ thành công của<br />
NSTQD đơn thuần là 75,36% (211/280 ca) và 90,36% (253/280 ca) của NSTQD phối hợp với TSNCT. Duy<br />
nhất 1 trường hợp thất bại phải chuyển sang mổ mở 0,36% (1/280 ca). Các biến chứng được ghi nhận: tổn<br />
thương động mạch thận 2,5% (7/280 ca) trong đó 2 trường hợp phải cắt thận cầm máu và 5 trường hợp được<br />
gây tắc mạch thận chọn lọc. Thủng đại tràng sau phúc mạc: 1,07% (3/280 ca). Cơn đau quặn thận 1,79%<br />
(5/280 ca). Nhiễm trùng tiết niệu có sốt > 38,5ºC: 5,07% (17/280 ca).<br />
Kết luận: Nội soi thận qua da là lựa chọn đầu tiên trong điều trị ngoại khoa sỏi san hô do tính hiệu quả, độ<br />
an toàn cao và tỷ lệ biến chứng thấp. Sự phối hợp giữa NSTQD với TSNCT cho phép nâng tỷ lệ thành công lên<br />
tới 90,36%. Chúng ta cần có dự án để phổ cập và phát triển nội soi thận qua da trong điều trị sỏi san hô tại Việt<br />
Nam.<br />
Từ khóa: Sỏi san hô, nội soi thận qua da, tán sỏi ngoài cơ thể.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PERCUTANEOUS NEPHROLITHOTOMY FOR STAGHORN CALCULUS: 10 YEARS OF<br />
EXPERIENCE ATHFH<br />
Le Si Trung, Barbe Y.P, Bire J, Buttin F.X, Delorme E, Lienhart J, Lombard M, Mege J ,<br />
Mettetal P, Parietti R, Sarkissian J, Schoenahl C, Trackoёn G, Vantherin R<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3- 2012: 250 - 255<br />
Introduction and Objective: Retrospective evaluation of efficacy and complications of percutaneous<br />
nephrolithotomy (P.C.N.L) in the surgical treatment of staghorn calculus during 10 years at Hanoi French<br />
Hospital (HFH).<br />
Material and method: From 2001-2011, 268 patients suffering from staghor calculus were treated at HFH<br />
Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội<br />
Tác giả liên lạc: BS. Lê Sĩ Trung<br />
*<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu 2012<br />
<br />
ĐT: 09 151 55555<br />
<br />
Email: lesitrung@hotmail.com<br />
<br />
249<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
by P.C.N.L. They are 158 males and 110 female. Average age is 48.7 (20-85). All the patients were evaluated: pre<br />
– per - post intervention information. The intervention including either P.C.N.L monotherapy or combination<br />
P.C.N.L/E.S.W.L (Extracorporeal shock wave lithotripsy). The success of intervention is defined as stone free or<br />
residual fragment 38.5ºC: 5.07 % (17/280 cases).<br />
Conclusion: P.C.N.L is the first choice for surgical treatment of staghorn calculus due to its safety, low<br />
complication, feasibility and effectiveness. Combination P.C.N.L/ E.S.W.L allows to increase the rate success up<br />
to 90.36%. We have to have a project for developing NLPC in the treatment of staghorn calculus in Vietnam.<br />
Key words: Staghorn calculus, Percutaneous nephrothotomy, Extracorporeal shock wave lithotripsy.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sỏi tiết niệu chiếm tỷ lệ cao nhất (>40%)<br />
trong các bệnh lý về đường tiết niệu, trong đó<br />
sỏi san hô - một dạng sỏi phức tạp nhất - lại<br />
chiếm một tỷ lệ không nhỏ (>30%)(3,4,7,8,11,).<br />
<br />
Thu thập các dữ liệu lâm sàng, X quang, cấy<br />
nước tiểu, chức năng thận trước và sau mổ.<br />
<br />
Phân loại sỏi san hô<br />
Sỏi san hô toàn phần: sỏi chiếm toàn bộ bể<br />
thận và các đài thận.<br />
<br />
Trên thế giới, tại các nước phát triển, ngay từ<br />
thập kỉ 80, nội soi thận qua da (NSTQD) đã<br />
được coi là tiêu chuẩn vàng trong điều trị sỏi<br />
san hô(3,7,8). Đây là một phẫu thuật ít xâm hại, tỉ<br />
lệ biến chứng thấp, thời gian nằm viện ngắn và<br />
có thể thay thế cho hầu hết các phẫu thuật<br />
mở(2,3,7,8).<br />
<br />
Sỏi san hô bán phần: gồm sỏi bể thận và ít<br />
nhất một đài thận.<br />
<br />
Điều trị ngoại khoa sỏi san hô tại Việt Nam<br />
hiện nay chủ yếu vẫn là mổ mở. Đây là một<br />
phẫu thuật nặng nề với thời gian nằm viện kéo<br />
dài và có những ảnh hưởng xấu tới chức năng<br />
thận (2,3,5,4,11).<br />
<br />
Chuyển tư thế nằm sấp, chọc dò và nong<br />
đường hầm vào thận dưới sự kiểm soát của màn<br />
Rx.<br />
<br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh<br />
giá kết quả của phương pháp NSTQD trong<br />
điều trị sỏi san hô tại bệnh viện Việt Pháp Hà<br />
Nội (HFH) qua 10 năm từ 2001-2011.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu hồi cứu 268 bệnh nhân sỏi san<br />
hô đã được điều trị bằng phương pháp NSTQD<br />
tại HFH từ 2001-2011.<br />
<br />
250<br />
<br />
Nội soi thận qua da<br />
Gây mê toàn thân.<br />
Đặt sonde niệu quản, bơm hỗn dịch Xanh<br />
Methylen và thuốc cản quang lên đài bể thận.<br />
<br />
Đặt máy nội soi thận qua đường hầm vào<br />
khoang thận để tiến hành tán sỏi và lấy mảnh<br />
sỏi ra bằng Calculson, Lithoclast và Pince.<br />
Đặt dẫn lưu thận.<br />
<br />
Tán sỏi ngoài cơ thể (TSNCT)<br />
Gây mê toàn thân.<br />
Sử dụng máy tán sỏi Direx với công suất 22<br />
Kw, tối đa 3000 lần sóng xung kích.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
Đánh giá kết quả<br />
Tốt: Hết sỏi hoặc còn mảnh sỏi 5 mm, cần điều trị phối hợp<br />
với TSNCT hoặc nội soi niệu quản.<br />
Thất bại: Phải chuyển mổ mở.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bệnh nhân<br />
Tổng số 268 bệnh nhân. Nam/Nữ: 158/110.<br />
Tuổi trung bình 48,7 tuổi (20-85).<br />
Kích thước sỏi trung bình 55,6mm(25-126).<br />
Sỏi san hô cả hai bên: 12 bệnh nhân.<br />
Tổng số sỏi 280 trong đó sỏi san hô toàn<br />
phần: 217 ca (77,5 %), sỏi san hô bán phần: 63 ca<br />
(22,5%).<br />
Sỏi san hô trên thận độc nhất: 27/280 ca (9,64<br />
%).<br />
Tiền sử can thiệp ngoại khoa trên cùng thận<br />
có sỏi 38/280 ca (13,57 %). (Mổ thận lấy sỏi: 21, cắt<br />
cực dưới thận: 8, TSNCT: 9).<br />
<br />
Phẫu thuật<br />
NSTQD đơn thuần: 328 lần trong đó:<br />
+1 NLPC: 232 ca.<br />
+2 NLPC: 48 ca.<br />
Số đường hầm vào thận<br />
+1 đường hầm (qua đài dưới): 253/280 ca<br />
(90,36%).<br />
+2 đường hầm (qua đài dưới và đài giữa):<br />
27/280 ca (9,64%).<br />
NSTQD phối hợp<br />
+NSTQD + TSNCT: 89 ca.<br />
+NSTQD + Nội soi niệu quản: 04 ca.<br />
+NSTQD + Sonde JJ: 42 ca.<br />
<br />
Kết quả<br />
Thời gian mổ trung bình: 72 phút (40-120).<br />
Thời gian nằm viện trung bình: 4,5 ngày (3 17).<br />
Tốt:<br />
+NSTQD đơn thuần: 211/280 ca (75,36%).<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
+NSTQD phối hợp với TSNCT: 253/280 ca<br />
(90,36 %).<br />
Khá: 68/280 ca (24,28%), còn sỏi > 5mm cần<br />
tiếp tục TSNCT.<br />
Thất bại: 1/ 280 (0,36 %) phải chuyển mổ mở.<br />
<br />
Biến chứng<br />
Chảy máu<br />
Cắt thận cầm máu: 02/ 280 ca (0,71 %).<br />
Gây tắc mạch thận chọn lọc: 05/280 ca<br />
(1,78%).<br />
Mất máu phải truyền máu: 15/280 ca (5,36%).<br />
Thủng đại tràng sau phúc mạc: 03/280 ca<br />
(1,07%).<br />
Tụ máu và nước tiểu quanh thận: 7/280 ca<br />
(2,5%) trong đó có 1 ca phải dẫn lưu sau phúc<br />
mạc.<br />
Cơn đau quặn thận: 05/208 cas (1,78 %) (4 nội<br />
soi niệu quản).<br />
Nhiễm khuẩn tiết niệu có sốt > 38,5o: 17/280<br />
ca (6,07 %).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Thực trạng phẫu thuật NSTQD trong điều<br />
trị sỏi san hô tại Việt Nam<br />
Trên thế giới, tại các nước phát triển, ngay từ<br />
thập kỉ 80, NSTQD đã được coi là tiêu chuẩn<br />
vàng trong điều trị sỏi san hô(3,7,8). Đây là một<br />
phẫu thuật ít xâm hại, tỉ lệ biến chứng thấp, thời<br />
gian nằm viện ngắn và có thể thay thế cho hầu<br />
hết các phẫu thuật mở(2,3,7,8).<br />
Nghiên cứu đầu tiên về NSTQD ở Việt Nam<br />
xuất bản tháng 12/2000 của Nguyễn Tuấn Vinh,<br />
Bệnh viện Bình Dân, thành phố Hồ Chí Minh(6).<br />
Tiếp theo là báo cáo của Lê Sĩ Trung, HFH, tại<br />
Hội nghị Ngoại khoa Quốc gia Việt Nam lần thứ<br />
12 năm 2002(11). Cho đến nay, NSTQD đã được<br />
thực hiện tại một số trung tâm tiết niệu lớn ở Hà<br />
Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Phẫu thuật mở kinh điển được sử dụng như<br />
một lựa chọn đầu tiên trong điều trị sỏi san hô tại<br />
Việt Nam. Ngay tại các bệnh viện lớn - nơi đã áp<br />
dụng thường quy phương pháp NSTQD - tỉ lệ nội<br />
<br />
251<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
soi trong điều trị sỏi san hô còn rất khiêm tốn do<br />
tính phức tạp của sỏi và sự dè dặt, thận trọng của<br />
các phẫu thuật viên (2,3,5,4,6,11).<br />
Tại Bệnh viện Bình Dân, thành phố Hồ Chí<br />
Minh, số liệu của phòng kế hoạch tổng hợp cho<br />
thấy trong thời gian từ tháng 12/2006 đến 03/2010<br />
số sỏi san hô thận được mổ là 324, trong đó số ca<br />
NSTQD chỉ là 16 ca (4,9 %). Số ca mổ mở là 308<br />
ca (95,1 %)(5).<br />
Khoa Tiết niệu Bệnh viện Việt Đức Hà Nội<br />
tổng kết 5 năm từ 2005-2009 thực hiện 78 ca<br />
NSTQD trong đó 1 ca (1,3%) là sỏi san hô (11).<br />
Bệnh viện Trung ương Huế ứng dụng thành<br />
công 67 trường hợp NSTQD trong đó có 17 sỏi<br />
san hô (25,4%) từ 08/2007-05/2010(2).<br />
Tại HFH, trong loạt nghiên cứu đầu tiên về<br />
NSTSQD năm 2002 có 28/ 48 ca (68,3%) sỏi san<br />
hô(1). Một nghiên cứu khác cũng tại HFH về<br />
NSTQD đã được công bố năm 2004 có 152/195 ca<br />
(78%) bệnh nhân sỏi san hô(2).<br />
<br />
Phẫu thuật NSTQD<br />
Chọc dò và nong đường hầm vào thận<br />
Tất cả các trường hợp NSTQD tại HFH đều<br />
thực hiện theo một quy trình thống nhất trong đó<br />
việc chọc dò và nong đường hầm được tiến hành<br />
bằng kim Chiba, dây dẫn Road Runner, bộ nong<br />
Alken dưới sự kiểm soát của X-Ray. Quy trình<br />
nghiêm ngặt này cho phép chúng tôi đạt tỉ lệ<br />
thành công gần như tuyệt đối, ngoại trừ duy nhất<br />
01 trường hợp thất bại phải chuyển mổ mở<br />
(Calice Exclu) chiếm 0,36 %. Tỉ lệ này tại bệnh<br />
viện Bình Dân là 13,6 % (76/451 ca) với sỏi thận<br />
và 21,5 % (14/51 ca) với sỏi niệu quản(4). Tương tự,<br />
tỉ lệ mổ mở của Bệnh viện Việt Đức là 7,6 % (6/78<br />
ca)(11) và Bệnh viện Trung ương Huế là 19,4 %<br />
(13/67 ca)(2).<br />
Đặt dây dẫn an toàn qua đường hầm xuống<br />
niệu quản cho phép loại trừ nguy cơ thất bại xảy<br />
ra do lạc đường hầm trong quá trình phẫu<br />
thuật(2,3). Trong thời gian đầu khi mới áp dụng<br />
phương pháp NSTQD, do chưa ý thức được tầm<br />
quan trọng của vấn đề này chúng tôi đã gặp 5<br />
trường hợp bị lạc đường hầm trong đó 3 trường<br />
<br />
252<br />
<br />
hợp tìm lại được đường hầm, 2 trường hợp còn lại<br />
phải chọc dò và làm đường hầm mới. Dây dẫn an<br />
toàn được đặt xuống niệu quản ngay từ đầu qua<br />
thì chọc dò hoặc sau khi đã tán sỏi đến bể thận.<br />
Chúng tôi thống nhất quan điểm của các tác<br />
giả Pháp - Mỹ về xu hướng giảm thiểu tính xâm<br />
hại của phẫu thuật bằng việc thu nhỏ đường hầm<br />
vào thận (Miniperc, la mini NLPC, NLPC<br />
Tubeless)(7,9,8). Đặc biệt trong những trường hợp<br />
nhu mô thận còn dày, đài bể thận không giãn<br />
hoặc giãn ít (nhỏ hơn kích thước gaine Amplatz<br />
30 Ch) nguy cơ chảy máu sẽ rất cao nếu thực hiện<br />
theo kỹ thuật NSTQD kinh điển(2,3,7,9,8). Trong các<br />
tình huống này, chúng tôi chủ động khống chế<br />
nguy cơ chảy máu bằng việc đặt trực tiếp ống soi<br />
thận vào đường hầm thay vì đặt qua gaine<br />
Amplatz. Điều đó cho phép thu nhỏ kích thước<br />
đường hầm vào thận từ 30 Ch xuống 26 Ch thậm<br />
chí giảm đến 12 Ch nếu không sử dụng gaine của<br />
ống soi thận mà chỉ dùng trực tiếp dụng cụ tán<br />
sỏi khi tiếp cận từ bể thận vào đài trên hoặc đài<br />
giữa.<br />
Chúng tôi không có kinh nghiệm về kỹ thuật<br />
mở<br />
lưng<br />
tối<br />
thiểu<br />
trong<br />
NSTQD<br />
(Minilombotomie/ NLPC) và cho rằng phương<br />
pháp này có thể làm tăng tính nặng nề nếu có<br />
biến chứng do mất đi tính kín đáo của phẫu thuật<br />
nội soi với đường hầm nhỏ(2,3,7,9,8). Hơn nữa, có vẻ<br />
như, cách làm này đi ngược với xu thế chung của<br />
thế giới: “NLPC tubeless”.<br />
<br />
Số lượng đường hầm vào thận<br />
Trong NSTQD, số đường hầm vào thận tỉ lệ<br />
thuận với tỉ lệ hết sỏi, nhưng thật không may là<br />
với cả số lượng biến chứng tăng lên(2,3,7,9,8). Chúng<br />
tôi chủ trương giảm tối đa tỉ lệ biến chứng tuy<br />
nhiên vẫn tăng tỉ lệ hết sỏi dựa vào việc giảm tối<br />
đa số đường hầm vào thận đồng thời mở rộng chỉ<br />
định TSNCT phối hợp(2,3).<br />
Cho dù với tỉ lệ sỏi san hô toàn phần cao<br />
(77,5 %), chúng tôi chỉ bắt buộc phải sử dụng số<br />
lượng 2 đường hầm vào đài dưới và đài giữa<br />
trong 27/280 ca (9,64 %) giúp việc lấy tối đa sỏi.<br />
Số lượng 1 đường hầm vào thận qua đài dưới được<br />
thực hiện trong 253/280 ca (90,36 %) cho phép lấy<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
sỏi trên trục đài dưới – bể thận – đài trên và một<br />
phần đài giữa nhất là trong trường hợp đài bể<br />
thận giãn.<br />
<br />
(253/280 ca) so với 75,36 % (211/280 ca) nếu<br />
thực hiện NSTQD đơn thuần. Tỉ lệ này của<br />
Streem và cộng sự là 63% (55/87 ca)(10).<br />
<br />
NSTQD thì 2 (48 ca)<br />
NSTSQD thì 2 theo kế hoạch (31 ca) là những<br />
trường hợp đã được lên kế hoạch trước mổ, do<br />
tính phức tạp hoặc kích thước sỏi quá lớn nhằm<br />
tránh việc kéo dài thời gian trong mỗi cuộc mổ để<br />
đảm bảo an toàn tối đa cho bệnh nhân (3).<br />
<br />
Kết quả<br />
<br />
NSTSQD thì 2 theo hoàn cảnh (17 ca) bao gồm:<br />
2 ca được phát hiện có ứ mủ thận sau khi làm<br />
đường hầm. Bệnh nhân được dẫn lưu thận, kháng<br />
sinh và nội soi tiến hành sau 3 ngày với kết quả<br />
tốt. 15 ca còn lại do tình trạng chảy máu nhiều,<br />
đột ngột trong quá trình tán sỏi và đã áp dụng<br />
các biện pháp cầm máu tạm thời không kết quả.<br />
Bệnh nhân được ngừng phẫu thuật, đặt và kẹp<br />
dẫn lưu thận. Nội soi thì 2 được tiến hành sau 2- 3<br />
ngày qua đường hẫm cũ. Tất cả các lần nội soi thì<br />
2 đều rất thuận lợi, không chảy máu.<br />
<br />
Phối hợp NSTQD/ TSNCT<br />
Sự phối hợp NSTQD/TSNCT với mục đích<br />
làm tăng tỉ lệ hết sỏi trong điều trị ngoại khoa sỏi<br />
san hô đã được rất nhiều tác giả trên thế giới quan<br />
tâm(3,7,9,8,10).<br />
Chiến lược phối hợp hai phương pháp này<br />
của chúng tôi có điểm khác biệt với công thức<br />
“Sandwich” khá nổi tiếng của Streem năm 1987.<br />
Trong khi Streem áp dụng “NSTQD – TSNCT –<br />
NSTQD” và nhấn mạnh rằng NSTQD phải luôn<br />
là phương pháp điều trị sau cùng(10). Chúng tôi chủ<br />
trương: “NSTQD – TSNCT” hoặc “NSTQD –<br />
NSTQD – TSNCT”. Sự khác biệt ở chỗ chúng tôi<br />
luôn sử dụng TSNCT là phương pháp điều trị sau<br />
cùng dành cho những mảnh sỏi không thể tiếp<br />
cận được bằng NSTQD hoặc trong trường hợp<br />
đặc biệt khi không kịp lấy hết sỏi do phải ngừng<br />
phẫu thuật sớm vì chảy máu nặng, đột ngột trong<br />
mổ. Thì 2 của NSTQD (nếu cần) sẽ luôn được tiến<br />
hành vào ngày thứ 2 – 3 sau lần nội soi thứ nhất<br />
và sử dụng lại chính đường hầm vào thận cũ.<br />
Với 89 lần tiến hành TSNCT phối hợp<br />
chúng tôi đã nâng tỉ lệ hết sỏi lên đến 90,36%<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu 2012<br />
<br />
Thời gian mổ trung bình: 72 phút. Thới<br />
gian nằm viện: 4,5 ngày. Kết quả tốt với<br />
NSTQD đơn thuần là 75,36%, tỉ lệ này được<br />
tăng lên 90,36% khi phối hợp hai phương<br />
pháp. Duy nhất 1 trường hợp thất bại phải<br />
chuyển mổ mở (0,36%) do dị dạng giải phẫu<br />
(Calice Exclu).<br />
Số lượng biến chứng cần can thiệp ngoại<br />
khoa là 15/280 ca (5,36%) trong đó 2/280 ca<br />
(0,71%) phải cắt thận cầm máu. 5/280 ca<br />
(1,78%) được gây tắc mạch thận chọn lọc. 3/280<br />
ca (1,07%) có thủng đại tràng sau phúc mạc<br />
được điều trị bảo tồn có kết quả tốt. 4/280 ca<br />
(1,43%) cơn đau quặn thận được điều trị bằng<br />
nội soi niệu quản.<br />
Các biến chứng cần điều trị nội khoa bao<br />
gồm 39/280 ca (13,93%). Trong đó tỉ lệ hay gặp<br />
nhất là nhiễm khuẩn tiết niệu có sốt >38,5 0C.<br />
Tất cả các trường hợp đều đáp ứng tốt theo<br />
kháng sinh đồ. Vi khuẩn thường gặp là: E.Coli,<br />
Proteus, Enterobacter…Đặc biệt, chúng tôi gặp 2<br />
trường hợp Pseudomonas đa kháng thuốc được<br />
điều trị có kết quả với Tienam, Fosfocine. Cả 2<br />
bệnh nhân này đều có tiền sử mổ thận lấy sỏi.<br />
Số lượng bệnh nhân mất máu cần truyền máu<br />
là 15/280 ca (5,36%).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
NSTSQD là phương pháp can thiệp ngoại<br />
khoa ít xâm hại, hiệu quả cao với tỷ lệ biến chứng<br />
thấp. Đây được coi là lựa chọn đầu tiên trong điều<br />
trị sỏi san hô.<br />
Việc phối hợp giữa NSTSQD và TSNCT cho<br />
phép tăng tỷ lệ hết sỏi lên đến 90,36%.<br />
Cần có một kế hoạch cho sự phát triển và phổ<br />
cập kỹ thuật NSTQD trong điều trị ngoại khoa sỏi<br />
san hô ở Việt Nam.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Lê Sĩ Trung (2002). Đánh giá kết quả bước đầu phương pháp nội soi<br />
tán sỏi qua da phối hợp với tán sỏi ngoài cơ thể trong điều trị ngoại<br />
<br />
253<br />
<br />