Nông lâm kết hợp giải pháp cho nông nghiệp thông minh với khí hậu vùng miền núi phía Bắc (Tài liệu tập huấn dùng để tập huấn TOT cho cán bộ nông, lâm nghiệp miền núi phía Bắc)
lượt xem 7
download
Tài liệu này được hoàn thiện như một phần của hoạt động tăng cường năng lực của Dự án nói trên. Mục đích sử dụng của tài liệu là dùng để tập huấn cán bộ nông, lâm nghiệp ở các địa phương MNPB để họ có thể trở thành những tập huấn viên về CSA/NLKH cho nông dân như một phần của chiến lược tăng cường năng lực hướng tới mở rộng ứng dụng CSA/NLKH trong khu vực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nông lâm kết hợp giải pháp cho nông nghiệp thông minh với khí hậu vùng miền núi phía Bắc (Tài liệu tập huấn dùng để tập huấn TOT cho cán bộ nông, lâm nghiệp miền núi phía Bắc)
- NÔNG LÂM KẾT HỢP GIẢI PHÁP CHO NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU VÙNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC Tài liệu tập huấn dùng để tập huấn TOT cho cán bộ nông, lâm nghiệp miền núi phía Bắc Dự án TCP/VIE/3701 Năm 2020
- THAM GIA BIÊN SOẠN Lưu Ngọc Quyến Đỗ Trọng Hiếu Lê Việt Dũng Nguyễn Văn Chung Phạm Thị Sến
- GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU Miền núi phía Bắc (MNPB) vẫn được biết đến là một vùng sinh thái quan trọng của Việt Nam. Tuy vậy, đây cũng là vùng có các hệ sinh thái dễ bị phá vỡ và địa hình phức tạp nhất cả nước, với đất dốc là chủ đạo. Điều này khiến cho MNPB dễ bị tổn thương bởi thiên tai và những biến đổi bất thường của thời tiết. Đặc biệt, sản xuất nông nghiệp trong khu vực luôn chịu nhiều rủi ro và thách thức, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu (BĐKH). Nhằm giảm thiểu những tổn thương cho nông nghiệp MNPB nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để phát triển các thực hành canh tác bền vững, hạn chế xói mòn và suy thoái đất dốc, cải thiện hiệu quả kinh tế cũng như tính bền vững của các hệ thống sản xuất, đáng kể nhất là những thực hành sản xuất nông lâm kết hợp kết hợp (NLKH), nông nghiệp bảo tồn (NNBT), nông nghiệp sinh thái (NNST) và nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA). Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân, việc mở rộng ứng dụng những thực hành này còn rất hạn chế, và vì vậy các hệ thống sản xuất ở MNPB hiện chưa thật sự bền vững. . Trong bối cảnh đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) đã phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đề xuất dự án TCP/VIE/3701 “Sinh kế bền vững và khả năng ứng phó biển đổi khí hậu thông qua các thực hành nông lâm kết hợp thông minh với khí hậu (CSA/NLKH) tại khu vực miền núi Tây Bắc Việt Nam”. Một trong những hoạt động chính của Dự án là tăng cường năng lực của cán bộ và nông dân trong khu vực hướng tới mở rộng ứng dụng các thực hành nông lâm kết hợp như một giải pháp của nông nghiệp thông minh với khí hậu trong khu vực. Tài liệu này được hoàn thiện như một phần của hoạt động tăng cường năng lực của Dự án nói trên. Mục đích sử dụng của tài liệu là dùng để tập huấn cán bộ nông, lâm nghiệp ở các địa phương MNPB để họ có thể trở thành những tập huấn viên về CSA/NLKH cho nông dân như một phần của chiến lược tăng cường năng lực hướng tới mở rộng ứng dụng CSA/NLKH trong khu vực. Tài liệu gồm 6 phần: Phần I “Những vấn đề đối diện sản xuất nông nghiệp vùng miền núi phía Bắc” thảo luận về những vấn đề chính mà sản xuất nông nghiệp miền núi phía Bắc (MNPB) đang phải đối diện; nhu cầu cần thiết phải chuyển đổi để ngành nông nghiệp có thể thực hiện sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực một cách bền vững và đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng ảnh hưởng nhiều tới khu vực. Phần II “Nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA)” thảo luận về khái niệm và một số thực hành CSA tiềm năng cho vùng miền núi phía Bắc, những khó khăn, rào cản trong việc nhân rộng ứng dụng các thực hành này trong khu vực.
- Phần III “Nông lâm kết hợp - một giải pháp CSA miền núi phía Bắc” thảo luận về khái niệm nông lâm kết hợp (NLKH) và làm thế nào để NLKH là một giải pháp để nông nghiệp MNPB ứng phó BĐKH, đồng thời giới thiệu một số hệ thống CSA/NLKH tiềm năng phù hợp cho khu vực. Phần IV “Thiết kế một hệ thống CSA/NLKH theo phương pháp có sự tham gia” thảo luận về các bước và phương pháp thực hiện từng bước để thiết kế một hệ thống CSA/NLKH theo phương pháp có sự tham gia hướng tới phát triển những hệ thống CSA/NLKH phù hợp với từng điều kiện cụ thể tại từng địa phương và phù hợp để nông dân mở rộng ứng dụng trong sản xuất. Phần V “Phát triển liên kết chuỗi giá trị” thảo luận về liên kết chuỗi giá trị và phương pháp phát triển những mối liên kết này như một phần không thể thiếu trong việc phát triển các hệ thống CSA/NLKH. Phần VI “Xây dựng chương trình và khung bài tập huấn cho nông dân” hướng dẫn cách xây dựng chương trình và khung tài liệu tập huấn cho nông dân về CSA/NLKH. Cũng cần nói thêm rằng, đây chỉ là tài liệu hướng dẫn. . Để tập huấn được hiệu quả, giảng viên cần phải chuẩn bị trước và thật tốt phương pháp thảo luận cũng như các tài liệu phát tay và bài giảng cho từng phần, nhằm giúp học viên dễ dàng hiểu và ghi nhớ kiến thức.. Để cung cấp thêm thông tin, hỗ trợ giảng viên và học viên hoàn thành tốt khóa học, một số tư liệu đọc thêm cũng được giới thiệu ở cuối mỗi phần của tài liệu này. Nhóm tác giả
- CÁC TỪ VIẾT TẮT AE nông nghiệp sinh thái (agroecology) AF nông lâm kết hợp (agroforestry) ANLT an ninh lương thực BĐKH biến đổi khí hậu nông nghiệp thông minh với khí hậu; nông nghiệp ứng phó BĐKH CSA (climate-smart agriculture) FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc GlobalGAP Quy định tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở của thế giới HTX hợp tác xã ICM quản lý cây trồng tổng hợp ICRAF Trung Tâm Quốc Tế Nghiên Cứu về Nông Lâm kết hợp IDRC Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc tế của Canada IPM quản lý sâu bệnh hại tổng hợp KNK khí nhà kính LTTP lương thực thực phẩm MNPB miền núi phía Bắc NLKH nông lâm kết hợp NN&PTNT nông nghiệp và phát triển nông thôn NNHC nông nghiệp hữu cơ Hội đồng Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và tài PCARRD nguyên thiên nhiên của Philipine RVAC rừng-vườn-ao-chuồng SXDK sản xuất, kinh doanh THT tổ hợp tác VAC vườn-ao-chuồng VietGAP Quy định tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ NN&PTNT ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi WB Ngân hàng Thế giới
- MỤC LỤC PHẦN I Thách thức và nhu cầu cần chuyển đổi của nông nghiệp miền núi phía Bắc .................................. 1 I.1. Những vấn đề chính đối diện sản xuất nông nghiệp MNPB ........................................ 2 I.1.1. Những vấn đề liên quan điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội .................................................. 2 I.1.2. Những vấn đề do tác động của BĐKH .................................................................................. 4 I.1.3. Mất rừng, suy thoái tài nguyên rừng làm gia tăng và trầm trọng thêm những khó khăn, thách thức ............................................................................................................................. 5 I.1.4. Sản xuất nông nghiệp hiện làm gia tăng BĐKH và suy thoái tài nguyên thiên nhiên, môi trường ................................................................................................................................... 8 I.2. Nông nghiệp cần và có thể chuyển đổi để vượt qua các nguy cơ, thách thức ........... 10 PHẦN II CSA - Nông nghiệp thông minh với khí hậu (Nông nghiệp ứng phó BĐKH) ............................... 13 II.1. Hiểu về nông nghiệp thông minh với khí hậu ........................................................... 14 II.1.1. Khái niệm nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA) ........................................................ 14 II.1.2. Một số thực hành, hệ thống CSA tiềm năng phù hợp cho MNPB ....................................... 15 II.2. Những rào cản cản trở việc mở rộng ứng dụng thực hành CSA ở MNPB .............. 23 II.2.1. Tăng chi phí lao động, vật tư nông nghiệp và rủi ro trong thời gian đầu ứng dụng các thực hành CSA ............................................................................................................................. 24 II.2.2. Sự phức tạp và mức độ khó ứng dụng của kỹ thuật đối với nông dân ............................... 25 II.2.3. Qui mô sản xuất nhỏ lẻ và khó khăn trong tiếp cận thị trường .......................................... 25 II.2.4. Các vấn đề liên quan tới quản lý đất đai, tài sản chung của cộng đồng và một số vấn đề khác ..................................................................................................................................... 26 II.3. Một số giải pháp khắc phục rào cản để mở rộng ứng dụng thực hành CSA ........... 27 II.3.1. Tăng cường liên kết giữa các bên liên quan và ứng dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia .............................................................................................................................. 27 II.3.2. Tăng cường vai trò và phát huy tinh thần đoàn kết, truyền thống văn hóa của các cộng đồng nông dân .................................................................................................................... 28 II.3.3. Thực hiện các chiến lược truyền thông và chuyển giao thích hợp...................................... 29 PHẦN III Nông lâm kết hợp - một giải pháp của CSA ở miền núi phía Bắc .................................................. 31 III.1. Hiểu về nông lâm kết hợp .......................................................................................... 32
- III.1.1. Lịch sử phát triển nông lâm kết hợp ................................................................................. 32 III.1.2. Khái niệm nông lâm kết hợp ............................................................................................. 34 III.1.3. Để một hệ thống NLKH là giải pháp của CSA ................................................................. 38 III.2. Một số thực hành, hệ thống CSA/NLKH tiềm năng phù hợp cho MNPB .............. 41 PHẦN IV Nghiên cứu thiết kế hệ thống CSA/NLKH theo phương pháp có sự tham gia.............................. 52 IV.1. Tại sạo lại cần có sự tham gia?.................................................................................... 53 IV.1.1. Thế nào là có sự tham gia? ............................................................................................... 53 IV.1.2. Tại sao cần có sự tham gia trong quá trình thiết kế hệ thống CSA/NLKH ....................... 54 IV. 2. Các bước nghiên cứu thiết kế một hệ thống CSA/NLKH theo phương pháp có sự tham gia ...................................................................................................................... 55 IV.3. Phương pháp thực hiện từng bước .............................................................................. 57 IV.3.1. Phương pháp thực hiện bước 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động ....................................... 57 IV.3.2. Phương pháp thực hiện bước 2: Thu thập, phân tích thông tin về địa bàn và lựa chọn khu nương/ruộng để xây dựng hệ thống CSA/NLKH ................................................................ 58 IV.3.3. Phương pháp thực hiện bước 3: Xác định các vấn đề đang gặp phải của hệ thống sản xuất hiện tại ở khu nương/ruộng được lựa chọn ................................................................ 64 IV.3.4. Phương pháp thực hiện bước 4: Xác định và lựa chọn giải pháp cho từng vẫn đề .......... 68 IV.3.5. Phương pháp thực hiện bước 5: Thiết kế hệ thống CSA/NLKH sử dụng các giải pháp được lựa chọn ở bước 4 (ở mục IV.2.4) .............................................................................. 73 PHẦN V Phát triển liên kết thị trường ............................................................................................................. 75 V.1. Hiểu về chuỗi giá trị nông sản .................................................................................... 76 V.2. Đặc điểm của chuỗi giá trị nông sản miền núi phía Bắc và sự cần thiết phải phát triển liên kết nông dân - nông dân............................................................................ 78 V.3. Các bước và phương pháp thành lập, phát triển tổ hợp tác nông dân...................... 81 V.3.2. Các bước và phương pháp thành lập THT ......................................................................... 82 V.4. Phát triển liên kết chuỗi giá trị ................................................................................... 88 V.4.1. Các bước và phương pháp phát triển liên kết chuỗi giá trị ............................................... 89 V.4.2. Tiếp thị sản phẩm như một phương pháp để phát triển chuỗi giá trị ................................. 93 PHẦN VI Xây dựng chương trình, tài liệu và phương pháp để tập huấn cho nông dân............................... 95
- VI.1. Xác định mục tiêu của (buổi/đợt) tập huấn cho nông dân ....................................... 96 VI.2. Xây dựng chương trình, tài liệu và phương pháp tập huấn cho nông dân ............. 96
- PHẦN I Thách thức và nhu cầu cần chuyển đổi của nông nghiệp miền núi phía Bắc Đa dạng kiểu ruộng, nương nhỏ lẻ (ảnh: Yên Bái, 9/2017; Phạm Thị Sên) Mục tiêu của Phần I: Phần này thảo luận những vấn đề chính mà sản xuất nông nghiệp MNPB đang phải đối diện, từ đó giúp học viên hiểu rõ nhu cầu cần thiết phải chuyển đổi để ngành nông nghiệp có thể thực hiện sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực một cách bền vững và đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng ảnh hưởng nhiều tới khu vực. Kết thúc phần này học viên sẽ có thể nắm bắt và thảo luận về: 1. Những vấn đề chính đối diện ngành nông nghiệp MNPB; 2. Ảnh hưởng qua lại giữa nông nghiệp và BĐKH, và nhu cầu cần chuyển đổi của ngành nông nghiệp MNPB. 1
- Câu hỏi dẫn dắt thảo luận về nội dung phần học 1. Những đặc điểm nào về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp MNPB? 2. Sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua có làm gia tăng những khó khăn này? Tại sao? 3. Những biểu hiện nào của BĐKH được quan sát thấy ở MNPB, và đã ảnh hưởng thế nào tới sản xuất nông nghiệp trong khu vực? 4. Ngành nông nghiệp có thể làm gì để cải thiện tình hình? I.1. Những vấn đề chính đối diện sản xuất nông nghiệp MNPB I.1.1. Những vấn đề liên quan điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Miền núi phía Bắc (MNPB) bao gồm 14 tỉnh phía cực Bắc của Việt Nam và được chia thành 2 vùng sinh thái nông nghiêp - vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Tây Bắc bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Lào Cai. Còn lại các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quyang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và Bắc Giang thuộc Đông Bắc. Hình 1.1: Các tỉnh miền núi phía Bắc MNPB hiện vẫn là khu vực dễ bị tổn thương và nghèo nhất cả nước. Theo kết quả điều tra1 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo của cả nước giảm còn 5,23% thì tỷ lệ này của vùng Đông Bắc vẫn là 12,08% và của vùng Tây Bắc là 24,23%. Với trên 80% dân số sống hoàn toàn dựa vào nông nghiệp, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của MNPB đối diện với những thách thức ngày càng thường xuyên, nghiêm trọng và rất khó 1 Bộ LĐ-TB và XH, 2019. 1052/QĐ-LĐTBXH ngày 29/7/2019 công bố kết quả rà soạt hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018. 2
- dự báo. Điều này, một phần là do những đặc thù chính về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực như dưới đây. - Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh: MNPB, với nhiều đồi và núi cao, là khu vực có địa hình đa dạng, chia cắt và hiểm trở nhất Việt Nam. Sự phức tạp và đa dạng về địa hình tạo ra những tiểu vùng khí hậu đặc thù, thuận lợi cho phát triển sản xuất đa dạng nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, địa hình này cũng tạo nhiều khó khăn cho ngành nông nghiệp khi làm cho trên 80% đất canh tác là đất dốc (trong đó trên 60% có độ dốc lớn hơn 25 độ), bị xé lẻ và trở nên manh mún, dễ bị xói mòn, rửa trôi. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa, với một số đặc điểm gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp: MNPB có 4 mùa (xuân, hạ, thu và đông) rõ rệt, lượng mưa hàng năm lớn (1700 -1900 mm), thuận lợi cho sản xuất nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố rất không đều giữa các tháng trong năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (thường từ tháng 5 tới tháng 9), tạo nên nhiều đợt mưa lớn, dễ gây xói mòn, sạt lở đất, lũ ống và lũ quét. Các tháng còn lại ít mưa, thiếu nước sản xuất, làm cho nhiều diện tích nương, ruộng không thể canh tác. Đặc biệt, vào mùa đông (từ tháng 1 tới tháng 3), thường có những đợt rét đậm, rét hại kéo dài gây ảnh hưởng nặng nề tới cây trồng, vật nuôi. Riêng đối với các tỉnh Tây Bắc, ảnh hưởng của gió tây (gió Lào) khô và nóng vào tháng 3, tháng 4, tháng 5 cũng là một khó khăn cho sản xuất. - Đất canh tác ít, bị xé lẻ, quy mô nông hộ và quy mô ô, thửa nhỏ: Do địa hình chia cắt phức tạp, lại cũng do diện tích đất canh tác ít, đất sản xuất nông nghiệp vừa bị xé lẻ theo địa hình, vừa bị xé lẻ để chia cho các nông hộ. Theo số liệu điều tra chính thức2, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của MNPB là 2.120.865 ha. Như vậy, tính bình quân, diện tích đất sản xuất trên đầu người của khu vực chưa tới 0,18 ha. Trong khi đó, theo tính toán của FAO thì trung bình 1 người cần tối thiểu 0,4 ha đất nông nghiệp3. Qui mô sản xuất nhỏ lẻ cả ở cấp nông hộ cả ở cấp ô, thửa gây khó khăn lớn cho phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất hàng hóa. Các nông hộ đơn lẻ không thể sản xuất đủ lượng sản phẩm để tiếp cận thị trường, trong khi liên kết nông dân - nông dân để cùng sản xuất và cung cấp ra thị trường những sản phẩm với khối lượng đủ lớn, có khả năng cạnh tranh trên thị về chất lượng và giá là việc rất khó khăn, cần sự tham gia hỗ trợ của nhiều ngành, ở tất cả các cấp. - Đa dạng bản sắc văn hóa, hạn chế về trình độ dân chí: Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 20194, trong tổng khoảng 12 triệu dân của MNPB có 56,2% thuộc các nhóm dân tộc thiểu số (tỷ lệ này của cả nước là 14,7%).Trong số trên 30 dân tộc sinh sống trong khu vực, mỗi dân tộc có tiếng nói riêng, lại cũng có truyền thống và kinh nghiệm bảo tồn, phát triển sản xuất và sử dụng nhiều giống cây trồng, vật nuôi khác nhau, 2 Bộ TNMT,2018. 3873/QĐ-BTNMTngày 25/12/2018 phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2017 3 https://text.123doc.org/document/2370693-suy-thoai-dat-viet-nam.htm 4 Bộ LĐ-TB và XH, 2019. Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 3
- làm thành kho tàng kiến thức bản địa phong phú, có giá trị cho phát triển sản xuất đa dạng các sản phẩm nông nghiệp. Tuy vậy, điều này cũng gây không ít khó khăn trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật phục vụ tăng trưởng sản xuất bền vững. Những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống và những hạn chế về nhận thức, hiểu biết của người dân làm cho việc mở rộng ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật rất khó khăn. - Sự gia tăng về dân số và nhu cầu về lương thực, thực phẩm: MNPB là vùng có mật độ dân số thấp (năm 2019 là 132 người/km2, trung bình cả nước là 290 người/km2)5, nhưng cũng là vùng có diện tích đất canh tác trên đầu người thấp. Vì vậy, sự gia tăng dân số và sự thoái hóa của nhiều diện tích đất canh tác cũng là một thách thức của ngành nông nghiệp trong việc đảm bảo ANLT và đóng góp cho phát triển kinh tế, xã hội trong khu vực. Do đất bị rửa trôi, bạc màu, thoái hóa, để duy trì năng suất và sản lượng cây trồng, nông dân phải bón ngày càng nhiều phân hóa học và sử dụng ngày càng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật. Điều này làm cho đất ngày càng thêm bị thoái hóa, bạc màu và ô nhiễm. Nguồn nước cũng vì thế mà bị suy giảm và ô nhiễm nặng. - Cơ sở hạ tầng kém phát triển, khó khăn về kinh tế, giao thông và tiếp cận thị trường: Mặc dù cơ sở hạ tầng, đường xá trong khu vực đã được cải thiện với tốc độ đáng kinh ngạc trong hơn chục năm qua, MNPB vẫn là khu vực khó khăn nhất về giao thông, vận chuyển của cả nước. Đây cũng là thách thức lớn cho ngành nông nghiệp; Việc vận chuyển khó khăn, tốn kém làm giảm khả năng cạnh tranh của các mặt hàng sản xuất trong khu vực so với những địa phương khác. Mặt khác, khả năng hạn chế của nông dân vê đầu tư tài chính, cũng như về trình độ, nhận thức cũng là rào cản lớn để mở rộng ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cây trồng, vật nuôi. Việc thiếu liên kết giữa nông dân - nông dân và giữa các bên liên quan làm cho những khó này chưa được khắc phục một cách hiệu quả. Khó khăn trong tiêu thụ nông sản đang là một vấn đề nan giải. I.1.2. Những vấn đề do tác động của BĐKH Do các đặc thù về địa hình và điều kiện sản xuất, kinh tế, xã hội nói trên, MNPB rất dễ bị tổn thương bởi BĐKH toàn cầu. Theo ghi nhận, trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng và các hiện tượng thời tiết cực đoan như rét đậm, nắng nóng kéo dài, mưa lớn tập trung và những đợt khô hạn kéo dài xẩy ra ngày càng thường xuyên và khó dự báo. Điều này, cùng với việc mất rừng và ứng dụng các thực hành sản xuất nông nghiệp kém bền vững đã dẫn tới những thiệt hại nghiêm trọng và khó lường do sạt lở đất, bão, lũ quét, hạn hán, ngập lụt vv. Đồng thời, theo các kịch bản phát thải (RCP - representative Concentration Pathway) và các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Việt Nam6, biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục gia tăng các khó khăn cho sản xuất nông nghiệp MNPB. Cụ thể: 5 Tổng cục Thống kê, 2019. Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. 6 Bộ TN&MT 2016. Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam 4
- - Những khó khăn liên quan tới biến đổi về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm sẽ tiếp tục tăng, số ngày nóng (nhiệt độ cao nhất trong ngày Tx ≥35oC) sẽ tăng lên; các đợt lạnh, rét đậm kéo dài sẽ khó dự đoán hơn, và điều này sẽ ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Sự gia tăng về nhiệt độ cũng như các trận rét đậm đã được ghi nhận là ảnh hưởng không nhỏ tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng, vật nuôi7,8. - Những khó khăn liên quan tới biến đổi về lượng và phân bố lượng mưa: Lượng mưa cả năm sẽ tăng, và sẽ phân bố ngày càng không đều giữa các mùa trong năm và giữa các địa phương trong khu vực. Vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) lượng mưa sẽ giảm 6 - 9%, trong khi vào mùa mưa lượng mưa sẽ tăng. Điều này làm gia tăng các khó khăn về khô hạn và lũ lụt, làm cho sản xuất cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng9. - Những khó khăn liên quan tới sâu bệnh hại: BĐKH đã được ghi nhận là có thể làm thay đổi tần suất xuất hiện và sự phát triển của sâu bệnh hại cây trồng, vật nuôi. Ở nhiều tỉnh đã có báo cáo về sự xuất hiện của các chủng loại sâu bệnh mới và sự ảnh hưởng nhiều hơn của một số sâu bệnh trên nhiều đối tượng cây trồng10,11. I.1.3. Mất rừng, suy thoái tài nguyên rừng làm gia tăng và trầm trọng thêm những khó khăn, thách thức Trong vài thập kỷ qua, giống như ở các vùng cao khác, rừng MNPB đã bị tàn phá và hủy hoại nặng nề. Diện tích rừng tự nhiên giảm nhanh chóng, số còn lại chủ yếu là nằm ở các khu bảo tồn, bảo vệ quốc gia. Diện tích rừng khoanh nuôi, rừng tái sinh, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn không nhiều, và đặc biệt còn rất nghèo, không đủ để đóng vai trò phòng hộ, bảo vệ. Theo số liệu điều tra chính thức12, bình quân mỗi năm cả nước mất trên 100.000 ha rừng (giai đoạn 1975 - 1990 mất nhiều nhất, trung bình 140.000 ha/năm). Năm 1976 tổng diện tích rừng của cả nước là 11 triệu hecta (tỷ lệ che phủ của rừng là 34%), năm 1985 tổng diện tích rừng cả nước là 9,3 triệu hecta, tỷ lệ che phủ là 30%, năm 1995 là 8 triệu hecta, tỷ lệ che phủ là 28%. 7 IPCC (Intergovernmental panel on climate change), 2007. The fourth assessment report (AR4). 8 Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp của Sở NN &PTNT các tỉnh 9 Pham Thi Sen at all, 2015. Situation analysis and needs assessment report for Ma village and Yen Bai province, vietnam. https://ccafs.cgiar.org/resources/publications/situation-analysis-and-needs-assessment-report-ma- village-and-yan-bai 10 UBND tỉnh Phú Thọ, 2011. Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 – 20015, tầm nhìn 2020 11 Tổng kết tình hình dịch hại lúa - màu vụ Xuân 2010; Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Nam Định) 12 Tổng cục Lâm nghiệp, 2010. http://tongcuclamnghiep.gov.vn/LamNghiep/Index/tai-nguyen-rung-va-nguyen- nhan-suy-thoai-rung-o-viet-nam-195 5
- Nhờ nỗ lực trồng rừng, từ năm 1995 diện tích rừng phần nào đã bắt đầu tăng, nhưng chất lượng rừng vẫn còn rất thấp; chủ yếu là rừng nghèo, rừng một tầng. Trữ lượng gỗ rừng năm 1993 của cả nước ước tính khoảng 525 triệu m3 (trung bình 76 m3/ha). Riêng MNPB13, diện tích rừng và độ che phủ đã tăng đáng kể, nhưng phần lớn cũng vẫn là rừng trồng 1 tầng với chu kỳ khai thác trắng trung bình là 7 -10 năm và rừng tái sinh nghèo. Theo quy định của Chính phủ14, cây ngắn ngày chỉ được trồng trên đất dốc dưới 20 độ, cây dài ngày chỉ được trồng trên đất dốc dưới 30 độ; đất dốc từ 30 độ trở lên là đất lâm nghiệp, đất để trồng rừng, không được sử dụng để trồng các cây nông nghiệp và công nghiệp (cả ngắn ngày và dài ngày). Tuy vậy, ở MNPB một lượng lớn đất dốc trên 30 độ, thậm chí tới 50 - 60 độ, đã và đang được sử dụng trồng cây nông nghiệp, cả ngắn ngày và dài ngày. Chỉ nói riêng cây ngô, tổng diện tích ngô MNPB năm 2019, theo ước tính sơ bộ của Tổng cục Thống kê là khoảng 450.000 ha, trong đó15 đất dốc dưới 15 độ chỉ chiếm 21,9%, đất dốc 15 - 25 độ chiếm khoảng 16,4%, còn lại 61,7% là đất dốc trên 25 độ. Tương tự, các cây cà phê, chè và cây ăn quả cũng đã và đang ‘leo dốc’ đứng và cao để lên tới tận các đỉnh đồi, đỉnh núi. Cây nông nghiệp trên nhiều diện tích đất rừng (ảnh: Sơn La, 7/2018; Phạm Thị Sến) 13 Quyết định số 1423 /QĐ-BNN-TCLN, ngày 15/4/2020, công bố thực trạng rừng toàn quốc năm 2019 14 Chỉ thị số 15-TTg ngày 15/2/1964 về việc chống xói mòn, giữ đất, giữ mầu, giữ nước. 15 https://baotintuc.vn/tay-bac-tay-nguyen-tay-nam-bo/tay-bac-canh-tac-ben-vung-tren-dat-doc- 20170629114221132.htm 6
- Việc phá rừng, làm mất rừng, làm nghèo rừng đã làm cho đất mất khả năng giữ nước, làm gia tăng tần suất và tính nghiêm trọng của các hiện tương sạt lở đất, khô hạn, lũ ống, lũ quét, lụt lội và sương muối, rét đậm. Việc đốt nương và sử dụng đất rừng để trồng cây lương thực, thực phẩm làm cho rừng không còn khả năng tái sinh, phục hồi, kết cấu đất bị phá hủy, đất không còn khả năng giữ nước, và hậu quả là đất bị xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng. Theo ghi nhận của một số nghiên cứu16, mỗi năm, từ 1 hecta đất dốc MNPB từ vài chục tới trên trăm tấn đất bị rửa trôi. Hàng năm, nhiều diện tích cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng hoặc bị mất hoàn toàn do hạn hán hoặc lũ, lụt, rét đậm, sương muối. Một trong những giải pháp đang được nhiều địa phương thực hiện là phủ xanh đất dốc và các đỉnh đồi, núi bằng cây các nông nghiệp hoặc cây công nghiệp dài ngày, như chè, cà phê, các bưởi, cam, xoài, nhãn v.v. Tuy nhiên, điều này không thực sự có ý nghĩa giải quyết vấn đề. Các cây nông nghiệp và công nghiệp lâu năm, khác với cây rừng, không có bộ rễ ăn sâu xuống lòng đất, nhất là khi được trồng theo chế độ thâm canh, cây được tỉa, tạo tán và bón phân vào lớp đất mặt. Khi đó rễ cây sẽ ít phát triển và có chiều hướng ăn lên tầng đất mặt để hút dinh dưỡng. Như vậy, cho dù các nương cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm xanh tốt, phủ xanh các đồi, núi dốc thì lòng đất vẫn bị ‘hoang mạc’, không có rễ cây, cấu trúc đất ở những lớp đất dưới vẫn không có kết dính, không có khả năng thấm và giữ nước. Đó là những lý do làm cho MNPB trở thành vùng có tình trạng rửa trôi, thoái hóa và ô nhiễm đất dốc nghiêm trọng nhất cả nước (Bảng 1.1). Bảng 1.1: Phân bố đất dốc và đất bị thoái hóa do xói mòn, rửa trôi ở các vùng Diện tích đất Tỷ lệ (%) đất Tỷ lệ (%) đất thoái Số TT Vùng (’000 ha) dốc trên 5 độ hóa và chưa sử dụng 1 Miền núi phía Bắc 6705,6 95 70 2 Bắc Trung Bộ 2522,4 80 54 3 Nam Trung Bộ 2704,2 70 61 4 Tây Nguyên 1374,3 90 47 (Nguồn: Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000; Niên giám thống kê, 2009) Việc suy thóa đất dốc ở MNPB được ghi nhận về cả tính chất lý học, hóa học, vi sinh vật và mức độ ô nhiễm17. - Thoái hóa về hóa học: Tăng độ chua pHkcl ( trên 84% diện tích đất ở MNPB là đất chua); giảm sút lượng mùn ở tầng đất mặt; tăng hàm lượng sắt và nhôm di động, tăng khả năng cố định lân, làm giảm lượng lân dễ tiêu; tăng khả năng hấp thụ ba-zơ v.v. 16 Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, Andre Chabanne, 2005. Canh tác đất dốc bền vững, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 17 Đỗ Thị Vân Hương, 2008. Thực trạng thoái hóa đất đồi núi vùng cao phía Bắc - nguyên nhân và giải pháp bảo vệ môi trường đât. Trong Nghiên cứu và phát triển bền vứng số 1 (18) - tháng 3/2008, trg 33-39. 7
- - Thoái hóa về lý học: Xói mòn rửa trôi nhiều làm tầng đất mặt trở nên mỏng; kết cấu đất bị thay đổi, kém kết dính, trở nên chai, chặt, không còn độ tơi, xốp; đất không còn khả năng giữ ẩm, giữ nước. - Thoái hóa về vi sinh vật: Nồng độ vi sinh vật tổng số và vi sinh vật có ích trong lớp đất canh tác giảm mạnh, nhiều diện tích đất ‘bị chết’. - Ô nhiễm: Ô nhiễm tàn dư thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, ô nhiễm do chất thải khai thác mỏ, quặng v.v. Xói mòn, rửa trôi đất từ nương cả phê (ảnh: Sơn La, 17/2017; Phạm Thị Sến) I.1.4. Sản xuất nông nghiệp hiện làm gia tăng BĐKH và suy thoái tài nguyên thiên nhiên, môi trường (1) Nhiều thực hành và hệ thống sản xuất nông nghiệp hiện phát thải KNK vào khí quyển, làm gia tăng BĐKH Trên phạm vi toàn cầu, các hoạt động sản xuất nông nghiệp đóng góp khoảng 1/4 tổng phát thải KNK do các hoạt động của con người gây ra. Trong đó, trồng trọt đóng góp 14% và chăn nuôi 13.5% của tổng lượng phát thải KNK toàn cầu1. Ở Việt Nam, phát thải KNK do sản xuất nông nghiệp hiện chiếm trên 50% tổng phát thải KNK. 8
- Mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên) đều có thể tạo ra KNK phát thải vào môi trường. Đặc biệt, từ các ruộng lúa nước, từ việc đốt tàn dư cây cối, cày xới làm đất, làm đất bị rửa trôi, và chăn nuôi gia súc có khả năng sinh ra nhiều loại KNK với khối lượng lớn (Hình 1.2). Hình 1.2: Các nguồn gây phát thải KNK trong sản xuất nông nghiệp (nguồn:greencleanguide.com, 2011) (2) Nhiều thực hành và hệ thống sản xuất nông nghiệp hiện gây xói mòn, suy thoái tài nguyên thiên nhiên và làm ô nhiễm môi trường Việc ứng dụng thực hành đốt nương, làm rẫy theo phương pháp thông thường và việc trồng các cây nông nghiệp trên đất dốc cao, như đã nói ở trên, gây xói mòn và thoái hóa đất nghiêm trọng. Ngoài việc làm cho đất canh tác bị suy giảm về độ phì nhiêu, xói mòn đất còn gây lắng đọng ở các lòng hồ, lòng sông, dẫn đến phải nạo vét, khơi thông các công trình thủy lợi, hồ chứa, hồ thủy điện. Việc áp dụng các chế độ tưới nước, phân bón, phòng trừ sâu bệnh không hợp lý không những gây lãng phí về kinh tế mà còn làm ô nhiễm nguồn nước, không khí và tài nguyên đất. Tàn dư thuốc trừ cỏ và phân bón tích tụ trong đất và bị rửa trôi vào suối, sông, ao hồ đã và đang ở mức báo động. Mặt khác, tại hầu hết các địa phương, rác thải chăn nuôi và phế phụ phẩm cây trồng, vật nuôi không được xử lý gây ô nhiễm môi tường và phát thải KNK vào khí quyến. Theo ước tính, năm 2010, tổng chất thải rắn của nước ta là 200 triệu tấn, trong đó lượng chất thải từ các hoạt động chăn nuôi chiếm 42,5% (khoảng 85 triệu tấn), và tới năm 2050, tổng lượng rác thải của cả nước sẽ vào khoảng 370 triệu tấn, trong đó, chất thải từ các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt 9
- sẽ chiếm một tỷ trọng lớn18. Ở nhiều khu vực nông thôn tình trạng ô nhiễm rác thải ngày càng trở nên đáng báo động, trong đó các loại rác thải hữu cơ như phụ phẩm nông nghiệp, rau, hoa quả, thức ăn thừa v.v. chiếm khoảng 55 - 69%19. I.2. Nông nghiệp cần và có thể chuyển đổi để vượt qua các nguy cơ, thách thức Từ thực tế trên, nông nghiệp MNPB cần có các biện pháp ứng phó BĐKH, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của các hoạt động sản xuất tới môi trường. Để đạt mục tiêu này, cần lồng ghép vào các dự án, chương trình khuyến nông, các đề tài nghiên cứu, phát triển, các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của ngành nông nghiệp mục tiêu bảo vệ, khôi phục và phát triển tài nguyên rừng, tài nguyên đất và nước. Đồng thời, cần mở rộng ứng dụng các kỹ thuật, thực hành và hệ thống sản xuất bền vững, nhằm: - Bảo vệ đất khỏi bị xói mòn, rửa trôi và khôi phục cấu trúc, độ phì nhiêu của những diện tích đất đã bị thoái hóa, bạc màu; - Thích ứng với điều kiện khô hạn kéo dài vào mùa khô; lũ quét, lũ ống, lụt lội gia tăng vào mùa mưa; những đợt rét hại đậm và sương muối khó dự báo vào mùa đông; - Tăng tích tụ các-bon, giảm phát thải KNK, góp phần giảm thiểu BĐKH; - Sử dụng hiệu quả các nguồn lực (nguyên liệu, nhiên liệu, phân bón, hóa chất, công lao động); - Giảm thải hóa chất và các rác thải khác vào môi trường. (1) Nông nghiệp có thể tích tụ các-bon, giảm phát thải các-bon, góp phần giảm thiểu BĐKH và làm trong sạch môi trường Nhìn vào chu trình các-bon được tích tụ và phát thải ra từ đất (Hình 1.3), có thể thấy, nếu thay đổi các thực hành sản xuất, ứng dụng các kỹ thuật phù hợp, nông nghiệp có thể tăng khả năng tích tụ và giảm phát thải các-bon của đất và của cây cối trong hệ thống sản xuất, qua đó góp phần giảm thiểu BĐKH và bảo vệ môi trường. Cụ thể, có thể tăng tích tụ và giảm phát thải các-bon bằng các cách chính dưới đây: - Ứng dụng các kỹ thuật làm đất phù hợp nhằm giảm việc cày, xới đất và giữ cho mặt đất luôn được che phủ bằng cây cối để giảm lượng các-bon phát thải từ đất vào khí quyển. - Ứng dụng các kỹ thuật canh tác giảm xói mòn, rửa trôi đất (như làm đất tối thiểu, che 18 Trần Văn Thể, 2019. Quản lý chất thải nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới. Trong kỷ yếu Hội thảo Lý luận và thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, trg 123 - 133. 19 Đỗ Thêu, 2019. .http://ictvietnam.vn/bao-dong-o-nhiem-moi-truong-khu-vuc-nong-thon-mien-nui-9534.htm 10
- phủ bề mặt đất, canh tác theo đường đồng mức, theo tiểu bậc thang vv. ), qua đó giảm phát thải KNK và ô nhiễm môi trường do phân hủy chất hữu cơ và bốc hơi phân bón bị rửa trôi cùng với đất. - Trồng rừng, phát triển rừng và kết hợp nhiều cây lâu năm, đặc biệt là cây gỗ lâm nghiệp trong các hệ thống sản xuất: Các loại cây thân gỗ lâu năm, đặc biệt là cây gỗ lâm nghiệp, có chu kỳ sinh trưởng dài và khả năng tạo sinh khối lớn. Những cây này, vì thế, có khả năng hấp thụ và tích tụ các-bon (có thể được coi là những bể chứa các-bon) hiệu quả. Vì vậy, việc làm rừng giàu và làm giàu các hệ thống sản xuất với nhiều cây gỗ lâm nghiệp lớn giúp giảm thiểu BĐKH một cách hiệu quả. Mặt khác, cây gỗ lâm nghiệp, với bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu vào lòng đất, khi ở những mật độ phù hợp sẽ tạo thành lớp lớp các bộ rễ ăn sâu xuống đất, giúp đất ở các tầng dưới có khả năng kết dính, ngấm nước và giữ nước tốt hơn. Đây chính là lý do tại sao rừng giàu (rừng chất lượng) có tác dụng giữ nước, giữ đất, và có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng chống, giảm thiểu thiệt hại của lũ, lụt, hạn hán, bảo vệ đất khỏi bị sạt lở, rửa trôi và thoái hóa. Đặc biệt, đối với những vùng núi cao hiểm trở, đất dốc nhiều, lại có mùa khô kéo dài, mùa mưa với nhiều đợt mưa lớn như MNPB, thì việc bảo vệ, trồng rừng, làm giầu rừng và phát triển những hệ thống sản xuất kết hợp nhiều cây gỗ lớn là giải pháp không thể thay thế, nhất là trong bối cảnh BĐKH toàn cầu đang ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu vực. Mùa khô, lạnh, cây cối ít phát triển Quang hợp (ánh sáng mặt trời + CO2 CO2 + cây xanh): Các-bon được Có thể tăng lượng các-bon thu, tích tụ trong đất và cây cối tích tụ vào đất và cây cối, giảm lượng các-bon phát thải vảo khí quyển bằng cách ứng dụng các thực hành/hệ thống canh tác thích hơp. Phát thải các-bon từ đất Hoạt động của vi sinh vật trong đất CO2 CO2 Quá trình cày, xới đất CO2 làm phát thải cácbon CO2 CO2 Hình 1.3: Minh họa về việc phát thải và tích tụ các-bon từ hệ thống sản xuất nông nghiệp (dựa theo Eash và cs., 2011) 11
- (2) Nông nghiệp có thể giúp khôi phục, bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên và môi trường Nhiều thực hành, hệ thống sản xuất nông nghiệp có giá trị trong việc khôi phục độ phì nhiêu và cấu trúc của đất, bảo vệ đất khỏi bị xói mòn, bảo vệ đa dạng sinh học, tài nguyên rừng, nguồn nước và làm trong sạch môi trường không khí. Đồng thời, các thực hành này cũng giúp cây trồng, vật nuôi sinh trưởng khỏe, có khả năng thích ứng và ít bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi những điều kiện khí hậu khắc nghiệt cũng như sâu, bệnh hại. Chi tiết hơn về các thực hành sản xuất giúp nông nghiệp và nông dân ứng phó BĐKH, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tiềm năng phù hợp cho miền núi phía Bắc sẽ được thảo luận ở Phần II của tài liệu này. GHI NHỚ 1. Trong bối cảnh BĐKH toàn cầu nông nghiệp miền núi phía Bắc đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức. 2. Làm mất rừng, làm nghèo rừng, và sử dụng đất nông nghiệp không tuân thủ các quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất dốc và thiết kế nương đồi là nguyên nhân chính tạo nên hoặc làm gia tăng các khó khăn, thách thức. 3. Để tiếp tục tăng trưởng sản xuất một cách bền vững, ngành nông nghiệp MNPB cần và có thể chuyển đổi để vượt qua các khó khăn, thách thức.. 4. Làm giàu rừng và những hệ thống sản xuất nông nghiệp với nhiều cây gỗ lâm nghiệp là giải pháp hiệu quả để nông nghiệp miền núi phía Bắc tăng khả năng ứng phó BĐKH, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển sản xuất một cách bền vững. Đọc thêm: Tài liệu tập huấn ”Nông nghiệp ứng phó biến đổi khí hậu” của Phạm Thị Sến và cộng sự, xuất bản năm 2015 cung cấp thông tin chi tiết hơn về tác động qua lại giữa nông nghiệp và BĐKH, cũng như về những thực hành và hệ thống sản xuất có tác động giảm thiểu và thích ứng BĐKH. Có thể tải tài liêu từ link: http://www.nomafsi.com.vn/vn/nong-nghiep-thong- minh-ung-pho-voi-b.html 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ KHÔI PHỤC RỪNG NGẬP MẶN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG HUYỆN HẬU LỘC – TỈNH THANH HÓA "
0 p | 103 | 16
-
Mô hình kinh tế trang trại và giải pháp phát triển nông lâm kết hợp tại một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc: Phần 1
128 p | 111 | 10
-
Một số giải pháp phát triển Nông lâm kết hợp tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
4 p | 84 | 7
-
Một số giải pháp phát triển nông lâm kết hợp trong các mô hình kinh tế trang trại tại một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc: Phần 2
67 p | 12 | 6
-
Một số giải pháp phát triển nông lâm kết hợp trong các mô hình kinh tế trang trại tại một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc: Phần 1
128 p | 15 | 6
-
Giải pháp phục hồi rừng trên đất lâm nghiệp hiên đang trồng cây nông nghiệp: Trường hợp nghiên cứu điểm tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
11 p | 12 | 6
-
Đánh giá hiệu quả của một số mô hình nông lâm kết hợp và đề xuất các giải pháp phát triển tại xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
12 p | 62 | 6
-
Mô hình kinh tế trang trại và giải pháp phát triển nông lâm kết hợp tại một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc: Phần 2
67 p | 129 | 6
-
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phục hồi rừng trên đất lâm nghiệp hiện đang sản xuất nông nghiệp trồng cây công nghiệp tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
7 p | 77 | 5
-
Xây dựng mô hình kinh doanh nông trại nâng cao sinh kế cho nông hộ nhỏ tại Tây Bắc Việt Nam
3 p | 90 | 5
-
Giải pháp quản lý đất lâm nghiệp hiện đang sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Đắk Nông
10 p | 58 | 4
-
Tác động của xuất khẩu đến năng suất của các doanh nghiệp ngành nông lâm thủy sản ở Việt Nam
3 p | 11 | 4
-
Nghiên cứu phân vùng ưu tiên và đề xuất các giải pháp thực hiện chương trình REDD+ ở Điện Biên
14 p | 17 | 4
-
Thực trạng tiêu thụ một số sản phẩm nông lâm kết hợp tại tỉnh Bolikhamxay nước CHDCND Lào
10 p | 15 | 4
-
Đánh giá kết quả các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái (EBA) trong lĩnh vực nông nghiệp tại hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế
21 p | 11 | 3
-
Nghiên cứu ứng dụng một số giải pháp khoa học và công nghệ phát triển nông lâm nghiệp bền vững ở khu vực miền núi phía Bắc
17 p | 29 | 2
-
Nghiên cứu xây dựng mô hình và thiết lập chế độ làm việc hợp lý cho liên hợp máy cắt rải hàng gốc rạ
8 p | 64 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn