51(3): 3 - 7<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
3 - 2009<br />
<br />
NỮ VIÊN CHỨC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
"GIỎI VIỆC NƯỚC, ĐẢM VIỆC NHÀ"<br />
Ban Nữ công Công đoàn ĐH Thái Nguyê<br />
<br />
3<br />
<br />
51(3): 3 - 7<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
3 - 2009<br />
<br />
1. Đội ngũ cán bộ nữ Đại học Thái Nguyên phát triển không ngừng cả về số lượng và chất<br />
lượng<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "Non song gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng<br />
như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ". Ghi nhớ lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta<br />
có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đến công tác cán bộ nữ và những chương trình hành<br />
động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Trong dòng chảy chung, Đại học Thái Nguyên đã xác định: Công<br />
tác cán bộ nữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, làm tốt công tác cán bộ nữ sẽ góp phần<br />
vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Đại học Thái Nguyên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời<br />
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây chính là tiền đề, là môi trường cho cán bộ nữ phát<br />
huy hết khả năng, trí tuệ của mình trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ.<br />
Trải qua 15 năm, trong sự phát triển chung của Đại học Thái Nguyên, với sự nỗ lực phấn<br />
đấu của mình và sự tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể,<br />
đội ngũ nữ viên chức Đại học Thái Nguyên đã phát triển không ngừng cả về số lượng và chất<br />
lượng.<br />
Về số lượng, trong tổng số 3098 cán bộ công chức của toàn Đại học thì số cán bộ viên chức nữ là<br />
1.572 người (chiếm 50,9%). Nếu tính riêng khối giảng dạy, số nữ giảng viên hiện có 835 người trong<br />
tổng số 1720 cán bộ giảng dạy toàn Đại học, chiếm tỉ lệ 48,5%.<br />
Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trong số 835 giảng viên nữ, số người đạt trình độ sau đại<br />
học chiếm 70%. Cụ thể: 60 chị em đạt học vị tiến sĩ, trong đó 08 người đã được phong chức danh<br />
phó giáo sư, 520 thạc sĩ và chuyên khoa cấp I. Ngoài ra, còn 80 người đang là nghiên cứu sinh,<br />
200 người khác đang được đào tạo trình độ thạc sĩ ở cả trong và ngoài nước. Theo tính toán, đến<br />
năm 2010 Đại học Thái Nguyên sẽ có từ 80 đến 85 nữ tiến sĩ, phó giáo sư, 750 đến 800 thạc sĩ và<br />
khoảng 90% số cán bộ công chức (CBCC) nữ có trình độ từ Đại học trở lên.<br />
Trong quá trình tham gia giảng dạy, hướng dẫn học sinh, sinh viên, học viên và nghiên cứu<br />
sinh, rất nhiều giảng viên nữ đã tích cực vận dụng những phương pháp dạy học hiện đại để phát<br />
huy tính chủ động của người học. Có thể nói, trong đội ngũ cán bộ nữ của Đại học Thái Nguyên,<br />
mỗi người một hoàn cảnh, trong đó có nhiều người còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống,<br />
nhưng tuyệt đại đa số các chị đã tham gia rất tự giác, nhiệt tình và hiệu quả vào phong trào “Phụ nữ<br />
tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Nhờ sự kiên trì học tập, phấn<br />
đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, mà đội ngũ giảng viên nữ nhìn<br />
chung luôn đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp<br />
vụ của người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và công nghệ ở nhà trường đại học, đã<br />
khẳng định vai trò quan trọng của mình đối với việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng ở mọi<br />
bậc đào tạo của Đại học Thái Nguyên.<br />
Bên cạnh đó, đội ngũ nữ viên chức Đại học Thái Nguyên còn có ý thức trau dồi, bồi dưỡng<br />
về trình độ lý luận chính trị. Các chị luôn tham gia đầy đủ, nghiêm túc các đợt sinh hoạt chính trị<br />
do các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể tổ chức. Những cuộc tham gia bàn luận trong giờ<br />
giải lao giữa các tiết học - mặc dù ngắn ngủi - về tình hình trong nước và trên thế giới của các<br />
nữ giảng viên chứng tỏ họ luôn tự cập nhật những diễn biến, những hoạt động về chính trị,<br />
4<br />
<br />
51(3): 3 - 7<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
3 - 2009<br />
<br />
kinh tế, xã hội, quân sự trong và ngoài nước. Việc làm đó không những nâng cao được nhận<br />
thức cho mỗi người, mà các chị còn có thể thường xuyên vận dụng, tuyên truyền, góp phần đưa<br />
sự hiểu biết về đường lối lãnh đạo cách mạng nói chung, và quan điểm, chủ trương của Đảng,<br />
Nhà nước về công tác giáo dục, đào tạo nói riêng vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực vừa có<br />
chuyên môn vững vàng, vừa có đạo đức, phẩm chất tốt cung cấp cho khu vực trung du, miền<br />
núi phía Bắc và cho cả nước. Để nâng cao được trình độ về lý luận chính trị, nhiều chị đã khắc<br />
phục mọi khó khăn, thu xếp công việc chuyên môn, việc gia đình để có thời gian tham gia<br />
những lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chính trị do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
tổ chức. Hiện nay, trong đội ngũ viên chức nữ đã có 22 chị đạt trình độ cử nhân và cao cấp lí<br />
luận, 680 chị đạt trình độ trung cấp và tương đương về lý luận chính trị.<br />
2. Một số thành tích của đội ngũ nữ viên chức Đại học Thái Nguyên trong thời gian<br />
qua<br />
Nhờ có ý thức thường xuyên học tập, phấn đấu nâng cao trình độ mọi mặt, đồng thời nêu cao<br />
ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, nên những năm qua, đội ngũ nữ<br />
viên chức Đại học Thái Nguyên, kể cả khối trực tiếp giảng dạy và khối phục vụ đào tạo đã thu<br />
được nhiều thành tích đáng ghi nhận, đóng góp công lao rất lớn vào sự phát triển chung của Đại<br />
học.<br />
Hầu hết nữ giảng viên Đại học Thái Nguyên rất tâm huyết với nghề nghiệp. Các chị đã đầu tư<br />
suy nghĩ, trăn trở để tìm tòi đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Nhiều giảng viên có thể<br />
ứng dụng khá nhuần nhuyễn công nghệ thông tin vào soạn giảng, làm cho các bài giảng trở nên<br />
sinh động, giúp sinh viên tiếp thu kiến thức một cách chủ động và còn mở ra định hướng để họ tiếp<br />
tục tự học, tự nghiên cứu. Phần lớn nữ giảng viên có chức danh phó giáo sư và tiến sĩ đều tham gia<br />
đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II), nhiều chị đã trực tiếp hướng<br />
dẫn và tham gia hướng dẫn thành công hàng chục luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, hướng dẫn đề tài<br />
nghiên cứu khoa học công nghệ của sinh viên. Trong quá trình đó, nhiều chị đã trưởng thành, trở<br />
thành giảng viên, nhà khoa học có uy tín đối với cả trong và ngoài Đại học Thái Nguyên, thực sự là<br />
những nhà giáo tiêu biểu, say mê với nghề và hết lòng với học sinh, sinh viên.<br />
Trong công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ, đội ngũ cán bộ khoa học nữ đã đóng một<br />
vai trò quan trọng trong việc thực hiện các đề tài, dự án các cấp và các hoạt động khoa học khác<br />
của Đại học Thái Nguyên. Trong nhiều năm trở lại đây, các chị thường làm chủ nhiệm tới 50%<br />
tổng số đề tài nghiên cấp Bộ, cấp Bộ trọng điểm, đề tài nghiên cứu cơ bản của Đại học hàng năm<br />
(so với trước đây 5 năm, số lượng cán bộ khoa học nữ làm chủ nhiệm đề tài chỉ chiếm tỉ lệ từ 28<br />
- 30% tổng số đề tài cấp Bộ trở lên hàng năm, số còn lại chủ yếu là thực hiện đề tài cấp cơ sở).<br />
Điều này đã khẳng định sự trưởng thành thực sự và khả năng làm chủ trong lĩnh vực nghiên cứu<br />
khoa học của đội ngũ cán bộ nữ của Đại học. Nhiều nhà khoa học nữ đã mạnh dạn đi vào nghiên<br />
cứu, đề xuất ứng dụng đối với các lĩnh vực khoa học mới và hiện đại như: công nghệ nanô, công<br />
nghệ sinh học…, hoặc tham gia các nghiên cứu các đề tài, dự án về các vấn đề mới mà từ thực<br />
tiễn (sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội) ở nhiều địa phương miền núi yêu cầu như: Lào Cai,<br />
Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang… Chính từ sự kiên trì và thái độ làm việc nghiêm<br />
5<br />
<br />
51(3): 3 - 7<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
3 - 2009<br />
<br />
túc, trung thực và nhiệt thành trong khoa học mà đội ngũ cán bộ nữ đã thu được nhiều kết quả<br />
nghiên cứu có giá trị đối với công tác: hoạch định chính sách, phát triển sản xuất, khai thác hợp<br />
lý tài nguyên, bảo vệ môi trường… ở các địa phương của khu vực, hoặc ứng dụng trong quá trình<br />
giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo của Đại học. Từ những kết quả nghiên cứu đó, những năm<br />
qua các chị đã công bố được hàng trăm bài báo khoa học trên nhiều tạp chí khoa học có uy tín<br />
trong nước và quốc tế, xuất bản được nhiều giáo trình, tài liệu khoa học là sản phẩm của các<br />
công trình nghiên cứu, hướng dẫn được nhiều sinh viên làm đề tài khoa học dự thi và đạt giải cao<br />
trong các kỳ thi sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc. Trong phong trào nghiên cứu khoa học<br />
công nghệ, một số cán bộ khoa học nữ tiêu biểu đã được suy tôn, đề cử và nhận được các giải<br />
thưởng nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, cấp quốc gia, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
tặng bằng khen, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tặng thưởng Huy chương Vì sự nghiệp<br />
Khoa học Công nghệ... Năm 2003 và năm 2006, Ban Nữ công Công đoàn Đại học Thái Nguyên<br />
đã tổ chức thành công hai Hội nghị khoa học của nữ cán bộ giảng dạy nhằm ghi nhận và động<br />
viên phong trào nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên nữ.<br />
Song song với việc thực nhiệm vụ chính là giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ đào tạo, nữ viên<br />
chức Đại học Thái Nguyên còn chủ động tham gia nhiệt tình, có hiệu quả vào các hoạt động văn<br />
hóa - xã hội dưới sự vận động, tổ chức, hướng dẫn của Ban Nữ công công đoàn ngành, của Ban<br />
Nữ công liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên như: xây dựng quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị<br />
thiệt thòi, đóng góp, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, nạn nhân chất độc màu da cam, xây<br />
dựng tượng đài bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa…; Đã phối hợp với Đoàn<br />
thanh niên tổ chức các hoạt động thiếu niên nhi đồng và nhiều hoạt động đoàn thể khác ở tỉnh Thái<br />
Nguyên và Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam (kỷ niệm tết thiếu nhi 1/6, tết Trung thu, tổ chức<br />
cho các cháu đến thăm Hà Nội, viếng lăng Bác Hồ, tổng kết, khen thưởng cho các cháu có thành<br />
tích học tập cao, đạt giải thưởng quốc gia, tỉnh, thành phố, hoạt động mặt trận, công tác Hội phụ<br />
nữ…). Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự tạo điều kiện của chính quyền, hàng năm các chị tổ chức<br />
và tham gia sôi nổi các hoạt động tinh thần, đồng thời gắn chuyên môn, nghiệp vụ vào những ngày<br />
lễ: 8/3, 20/10, như: nói chuyện chuyên đề, thi văn nghệ, khiêu vũ, thi tìm hiểu Luật Giáo dục và<br />
quy chế đào tạo tín chỉ, thi đấu thể thao, văn nghệ… Trong hoạt động văn nghệ, thể thao, chị em<br />
luôn là những người tích cực tham gia, đóng góp nhiệt tình cho phong trào: thi đấu bóng chuyền,<br />
cầu lông, tennis, bóng bàn…<br />
Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu về "đảm việc nhà", xây dựng gia đình hạnh phúc dường<br />
như đã trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi người phụ nữ phải tốn nhiều công sức, trí tuệ và tình cảm<br />
mới có thể đạt được. Với nhu cầu ngày càng cao trong cuộc sống về vật chất, tinh thần thời hiện<br />
đại, áp lực từ công việc, từ xã hội với cơ chế thị trường mang tính cạnh tranh và phức tạp, đã<br />
khiến người phụ nữ phải luôn linh hoạt, tỉnh táo để chăm lo xây dựng và bảo vệ tổ ấm gia đình.<br />
Nhưng những con số sau đây đã chứng minh rằng, tuyệt đại đa số nữ viên chức Đại học Thái<br />
Nguyên đã làm tròn thiên chức của người phụ nữ trong gia đình, góp công sức quan trọng vào<br />
thành tích: 100% gia đình chị em đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” và “Gia đình văn hóa xuất<br />
sắc”, con của các chị hầu hết không mắc tệ nạn xã hội. Không những thế, hàng năm có hàng<br />
trăm cháu con cán bộ công chức nữ của Đại học đã đạt thành tích cao trong học tập, đạt giải học<br />
6<br />
<br />
51(3): 3 - 7<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
3 - 2009<br />
<br />
sinh giỏi từ cấp thành phố, tỉnh, quốc gia. Nhiều cháu đủ điều kiện đã ra nước ngoài học tập,<br />
nhiều cháu khác tốt nghiệp đại học khá, giỏi, xuất sắc đã trở thành giảng viên đại học, hoặc làm<br />
việc ở các cơ quan nhà nước, công ty liên doanh nước ngoài. Trong dịp tổng kết, tuyên dương<br />
các gia đình nữ nhà giáo và lao động tiêu biểu năm 2007 của Công đoàn ngành và của Tổng liên<br />
đoàn Lao động Việt Nam, của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ban Nữ công Công đoàn Đại học<br />
Thái Nguyên được đánh giá là đơn vị có phong trào thi đua tốt, tiêu biểu của ngành. Chỉ tính<br />
trong 5 năm trở lại đây, đã có: 5 gia đình được Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên tặng Bằng<br />
khen, 5 chị được Thủ tướng Chính phủ khen tặng, 15 chị được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào<br />
tạo khen thưởng, 3 chị được Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng Bằng khen, 4 chị được Tổng<br />
liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng khen, 19 chị được công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam<br />
khen tặng và nhiều bằng khen, giấy khen cấp tỉnh, cấp Đại học Thái Nguyên…, đặc biệt 1 chị<br />
được tuyên dương danh hiệu “Điển hình phụ nữ tài năng toàn quốc thời kỳ đổi mới”.<br />
Với sự nỗ lực phấn đấu của mình, sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo Đảng,<br />
chính quyền, đoàn thể của Đại học, các chị đã và đang tham gia mạnh mẽ vào công tác quản<br />
lý. Đại học Thái Nguyên hiện có trên 150 chị là cán bộ quản lý, trong đó, 75 người là lãnh<br />
đạo các cấp chính quyền (từ lãnh đạo ban chức năng của Đại học, đến lãnh đạo các trường,<br />
khoa trực thuộc và các phòng, khoa thuộc đơn vị thành viên). Trong tổ chức Đảng, 41 chị<br />
tham gia các cấp ủy Đảng, từ ủy viên BCH Đảng bộ Đại học đến các Ban Chi ủy; về đoàn<br />
thể: 04 chị là ủy viên BCH công đoàn Đại học, 02 chị là chủ tịch công đoàn, 5 chị là phó chủ<br />
tịch và 28 chị là ủy viên BCH các công đoàn cơ sở các đơn vị thành viên.<br />
3. Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động công tác của nữ công chức trong thời gian tới<br />
Dưới sự tổ chức của Ban Nữ công Công đoàn Đại học Thái Nguyên, tranh thủ sự quan tâm, chỉ<br />
đạo của cấp ủy Đảng, sự tạo điều kiện của chính quyền, đội ngũ nữ cán bộ công chức sẽ duy trì và<br />
triển khai các hoạt động công tác với mục tiêu đạt hiệu quả cao. Chị em sẽ tiếp tục được tuyên<br />
truyền, phổ biến, hiểu thấu đáo và thực hiện đầy đủ hơn Luật bình đẳng giới nhằm xóa bỏ sự phân<br />
biệt đối xử về giới, tạo cơ hội cho tất cả các nữ cán bộ công chức được tham gia, cống hiến, hưởng<br />
thụ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, gia đình nói chung và trong Đại học Thái Nguyên<br />
nói riêng - như nam giới.<br />
Nữ viên chức sẽ luôn kiên trì phấn đấu, thực hiện tốt các phong trào thi đua 2 giỏi, phong trào<br />
“Phụ nữ tích cực, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, phong trào xây dựng “gia đình<br />
nhà giáo tiêu biểu” nhằm tiếp tục khẳng định mình trong mọi mặt công tác, đời sống.<br />
Ban Nữ công Công đoàn Đại học Thái Nguyên và các Công đoàn cơ sở cần xây dựng kế<br />
hoạch hoạt động từng năm, với các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể kèm theo các giải pháp thực hiện,<br />
đặc biệt chú trọng việc tổ chức phát động thi đua, khen thưởng, động viên, rút kinh nghiệm kịp<br />
thời qua mỗi giai đoạn thực hiện.<br />
Trong giai đoạn tới, nữ viên chức Đại học Thái Nguyên cần phát huy hơn nữa phẩm chất<br />
"Năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang", đẩy mạnh các phong trào thi đua, đặc biệt là<br />
phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" lên<br />
một bước phát triển mới, với nội dung cụ thể, thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi mục<br />
7<br />
<br />