YOMEDIA
ADSENSE
Obon – Lễ hội Vu Lan của Nhật Bản
18
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết "Obon – Lễ hội Vu Lan của Nhật Bản" giới thiệu về ngày báo hiếu cha mẹ – ngày xá tội vong nhân hướng con người chúng ta luôn sống chân – thiện – mỹ. Ngày nay lễ hội này trở nên hiện đại hơn, và được kết hợp với các lễ hội mùa hè anime, Jpop và cosplay,... Và điệu nhảy được nhiều người biết đến trong lễ hội này chính là điệu nhảy Bon Odori. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Obon – Lễ hội Vu Lan của Nhật Bản
- OBON – LỄ HỘI VU LAN CỦA NHẬT BẢN Nguyễn Quế Minh Hân, Nguyễn Anh Thơ, Nguyễn Hoàng Phúc* Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Tiết Thụy Tường Vy TÓM TẮT Lễ hội Obon là một trong những nét văn hóa đặc sắc của Nhật Bản được gìn giữ tới ngày nay. Nó mang lại giá trị tinh thần rất lớn cho dân tộc của quốc gia Phù Tang và đồng thời có một ý nghĩa nhân văn vô cùng cao đẹp. Cũng với lễ hội này, chúng ta có thể liên tưởng tới lễ báo hiếu Vu Lan ở Việt Nam diễn ra vào rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Đó là ngày báo hiếu cha mẹ – ngày xá tội vong nhân hướng con người chúng ta luôn sống chân – thiện – mỹ. Ngày nay lễ hội này trở nên hiện đại hơn, và được kết hợp với các lễ hội mùa hè anime, Jpop và cosplay,… Và điệu nhảy được nhiều người biết đến trong lễ hội này chính là điệu nhảy Bon Odori. Từ khóa: Bon, lễ hội, Nhật Bản, Phật giáo, tổ tiên. 1. KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI BON VÀ ĐIỆU NHẢY BON ODORI 1.1 Lễ hội Bon Bon (盆) hoặc Obon (お盆) là một lễ hội Phật giáo ở Nhật Bản với mục đích tưởng nhớ cha mẹ và tổ tiên. Lễ hội Obon kéo dài trong ba ngày. Tuy nhiên, tùy vào khu vực của Nhật Bản sẽ có ngày bắt đầu khác nhau. Khi việc dùng lịch âm được đổi thành lịch dương vào đầu thời đại Minh Trị, các địa phương ở Nhật Bản đã phản ứng khác nhau, dẫn đến ba thời điểm khác nhau của Obon. Shichigatsu Bon (Bon vào tháng 7) dựa trên dương lịch và được tổ chức vào khoảng ngày 15 tháng 7 ở miền Đông Nhật Bản (vùng Kantō như Tokyo, Yokohama và vùng Tohoku), trùng với Chūgen (hoặc là Ochūgen), là một sự kiện thường niên ở Nhật Bản vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, khi mọi người tặng quà cho cấp trên và người quen của họ). Hachigatsu Bon (Bon vào tháng 8), dựa trên lịch âm, được tổ chức vào khoảng ngày 15 tháng 8 và là thời gian được tổ chức phổ biến nhất. Kyū Bon (Bon cũ) được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, và do đó mỗi năm đều khác nhau. Kyū Bon được tổ chức tại các khu vực như phía Bắc của vùng Kantō, vùng Chūgoku, Shikoku và tỉnh Okinawa. 1.2 Điệu nhảy Bon Odori Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Từ chỉ dẫn của Phật, cùng sự giúp sức của chư tăng, mẹ của Bồ tát Mục Kiền Liên đã được giải thoát khỏi những trừng phạt phải nhận sau khi chết. Cảm nhận được sự hy sinh lớn lao của mẹ, để tỏ lòng biết ơn, Bồ tát Mục Kiền Liên đã nhảy điệu múa vui vẻ, đó chính là nguồn gốc của điệu nhảy Bon Odori ngày nay. 2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN Lễ Vu lan tại Nhật Bản còn được gọi là Obon, là một ngày lễ truyền thống của Phật giáo Nhật Bản đã tồn tại hơn 500 năm. Lễ hội này đã trở thành nét đẹp tâm linh của người dân ở đất nước mặt trời mọc. Nếu như Việt Nam có ngày lễ Vu lan để biết ơn cha mẹ thì Nhật Bản cũng có một ngày lễ với mục đích 2386
- tương tự. Lễ hội Obon ở Nhật Bản thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 hàng năm với mục đích thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ và tổ tiên. Đây cũng là dịp đoàn tụ gia đình và có ý nghĩa rất quan trọng đối với tâm linh tín ngưỡng của người Nhật. Nguồn gốc lễ hội bắt nguồn từ câu chuyện về một đệ tử nhà Phật có tên Mokuren (Mục Kiền Liên). Theo truyền thuyết, ông là người đã tu luyện nhiều năm và có nhiều pháp thuật. Để báo hiếu với người mẹ mất sớm, ông sử dụng pháp lực để tìm lại mẹ khắp nơi. Khi thấy mẹ mình đã biến thành quỷ đói, bị đày xuống địa ngục và chịu nhiều đau khổ, Mục Kiền Liên tìm đến Đức Phật để hỏi cách giải thoát cho bà. Đức Phật nói rằng Mục Kiền Liên phải mang đồ lễ cúng các nhà tu vào ngày 15 tháng 7. Ông thực hiện theo giúp đỡ của Đức Phật, đem đồ cúng cho những người tu hành ở dương gian vào đúng ngày đó. Sau khi hoàn thành lễ cúng, vì linh hồn mẹ ông được siêu thoát nên Mục Kiền Liên nhảy múa vui mừng. Từ đó, sự tích này trở thành một tục lệ. Người dân hàng năm tổ chức Obon để thể hiện lòng biết ơn tới cha mẹ và linh hồn tổ tiên, còn điệu múa trong lễ hội được gọi là Bon Odori. 3. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẶC TRƯNG CỦA LỄ HỘI OBON 3.1 Đón và tiễn linh hồn trong lễ hội Bon Các nghi thức đặc trưng của lễ hội Bon vẫn luôn được thực hiện đầy đủ và ngày càng đặc sắc hơn. Tuy nhiên người Nhật vẫn luôn cố gắng gìn giữ nét đẹp truyền thống vốn có của lễ hội. Tương tự như ngày lễ Vu lan ở Việt Nam, ngày lễ Obon là ngày đón các linh hồn về nhà và lễ tiễn linh hồn trở lại âm phủ. Tuy lễ Obon được diễn ra vào ngày 15 nhưng thường ngày 13 sẽ là ngày mà các gia đình đốt lửa để giúp các linh hồn tìm được đường trở về nhà. Ngày 14 và 15, linh hồn sẽ ở lại nhà và được người nhà dâng lên các đồ cúng là các món ăn truyền thống. Ngày 16, các gia đình sẽ dâng lên bánh Okuridango để tiễn linh hồn trở về âm phủ. Và người ta cũng thực hiện đốt lửa giống như ngày 13 để tiễn linh hồn. Thời gian diễn ra lễ hội Obon có sự khác nhau giữa các vùng miền trên đất nước Nhật Bản: • Shichigatsu Bon (Bon tháng bảy), tổ chức vào ngày 15 tháng 7 dương lịch, ở các vùng như Tokyo, Yokohama và Tohoku. • Kyu Bon (Bon cũ) tổ chức ngày 15 tháng 7 âm lịch ở các vùng phía Bắc Kanto, Chugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam. • Hatchigatsu Bon (Bon tháng tám) thì được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 dương lịch. Đây là ngày phổ biến nhất và là ngày hội Obon lớn nhất được tổ chức tại cố đô Kyoto. 3.2 Dâng lửa soi đường cho linh hồn Việc dâng lửa soi đường cho linh hồn trở về nhà là phong tục mà bất kỳ gia đình nào cũng sẽ làm trong lễ hội Obon. Người ta sẽ đốt đuốc ở trong vườn hoặc cài trước cổng để dẫn đường cho linh hồn trở về. Một số vùng thậm chí còn tổ chức những lễ dâng lửa với quy mô rất lớn. Điển hình về lễ dâng lửa soi đường có lẽ phải kể đến lễ dâng lửa ở Kyoto. Năm đám lửa lớn sẽ được đốt lên biểu trưng cho lễ dâng lửa của ngày Obon. Mỗi đám lửa sẽ thể hiện một chữ và được đốt trên sườn núi tạo thành một chữ bằng lửa khổng lồ có thể chiêm ngưỡng được từ xa. Năm chữ được đốt trong lễ hội Obon ở Kyoto là chữ Đại, Diệu, Pháp, Thuyền (trong số 5 chữ có 2 chữ Đại được đốt cùng 3 chữ khác tạo thành 5 chữ). 2387
- Hình 1: Nghi thức dâng lửa soi đường (antt.vn, 2015) 3.3 Nghi thức thả thuyền giấy Nghi thức thả thuyền giấy (Toro Nagashi) trong lễ hội Obon là nghi thức kết thúc lễ hội. Những chiếc thuyền giấy nhỏ bên trong được thắp nến sẽ được thả ở các con sông với mục đích tiễn đưa linh hồn trở về. Những ngọn nến bên trong thuyền có ý nghĩa giống như việc dâng lửa để tiễn linh hồn trở về nơi thuộc về họ. Ở một số nơi khi nghi thức thả thuyền giấy được diễn ra cũng là lúc những màn pháo hoa rực rỡ được bắt đầu để báo hiệu kết thúc lễ hội Bon. Các loại trang phục truyền thống Yukata, trang phục Kimono được người Nhật sử dụng trong dịp lễ Obon. Ngoài ra để tham gia các hoạt động trong dịp này ngoài những loại trang phục truyền thống thì những loại trang phục thoải mái cũng được người Nhật sử dụng nhiều. Hình 2: Thả thuyền giấy trên sông, kết thúc lễ hội Bon (antt.vn, 2015) 3.4 Đồ thờ cúng trong ngày lễ hội Obon Ở Nhật Bản người dân sử dụng các loại bánh khảo và loại hoa, quả có màu sắt hấp dẫn và trang trí rất đẹp để dân lên cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất. Bánh khảo trong ngày lễ Obon tại Nhật Bản làm từ bột gạo, màu xanh, đỏ, vàng,... Nhìn rất hấp dẫn và thường có hình hoa sen. Trong 3 ngày lễ hội Obon, mỗi ngày sẽ dâng một loại đồ cúng khác nhau mang theo ý nghĩa khác nhau. Ngày 13 là bánh Mukaedango đây là bánh đón linh hồn, ngày 14 là bánh Ohagi đây là một loại bánh bột gạo, ngày 15 là mì Soumen, ngày cuối cùng là ngày 16 là bánh Okuridango đây là bánh tiễn linh hồn. Lễ vật được chuẩn bị vào thời điểm này nhằm mong ông bà tổ tiên về đến nhà an toàn sau một thời gian dài vắng bóng. Mâm cỗ cúng gia tiên dành cho gia đình và những người đã khuất thường được tổ chức hoành tráng với nhiều đồ trang trí và lễ vật. Mâm cúng sẽ thay đổi tùy theo từng gia đình nhưng vẫn phải tuân thủ các nghi lễ cơ bản là thắp hương, dâng lễ vật và hoa trên bàn thờ Phật. Lễ vật dâng lên tổ tiên trong ngày Obon được gọi là “Goku - 五供” (ngũ cung), bao gồm 5 món như sau: Hương (香 - Kou): Hương ở đây là nhang. Ý nghĩa đầu tiên của việc thắp nhang là để Phật và các vị tổ tiên được thưởng thức mùi hương. Ngoài ra, nó còn có mục đích mang đến sự thanh tịnh cho gia đình và 2388
- bản thân người thờ cúng. Cảnh tượng khói nhang bay lên trời dường như là kết nối giữa thế giới này với thế giới kia. Hoa (花 - Hana): Hoa như một lễ vật giúp tô điểm vẻ đẹp cho không gian và mâm cúng. Vì vậy, hãy trang trí những loại hoa theo mùa hoặc phù hợp với sở thích của người đã khuất. Tuy nhiên, nên hạn chế những loại hoa có hương thơm quá nồng. Ngoài ra, những loại hoa có gai như hoa hồng được cho là không thích hợp để cúng vì gợi nhớ đến sự đổ máu. Nếu bạn không biết chọn loại hoa nào thì hoa cúc, hoa diên vĩ, hoa Gentian (hoa long đảm) sẽ là một sự lựa chọn an toàn. Hoa sẽ được trưng theo số lẻ với hai bình để ở hai bên bàn thờ Phật. Ánh sáng (灯燭 - Toushoku): “Toushoku - 灯燭” có nghĩa là một thứ gì đó thắp sáng, chẳng hạn như nến. Ý nghĩa của ngọn nến trong mâm cúng là ánh sáng soi rọi khắp thế gian. Trong Phật giáo, người ta nói rằng khi nhìn vào ánh sáng của ngọn nến, bạn sẽ có quyết tâm mạnh mẽ, không còn do dự. Một ý kiến khác cho rằng sự xuất hiện của ánh sáng từ từ lan tỏa và cuối cùng tắt lịm tượng trưng cho sự vô thường trong cuộc sống. Nước sạch (浄水 - Jousui): Người ta nói rằng “Người cõi âm khát nước”, vì vậy đừng để cạn nước trên bàn thờ trong lễ hội Obon. Tuy nhiên, một số trường phái Phật giáo lại cho rằng lễ vật không bao gồm nước. Nếu bạn không chắc nên chuẩn bị nước hay không, hãy tham khảo ý kiến của các vị sư ở chùa hoặc người lớn tuổi. Đồ ăn và thức uống (飲食 - Onjiki): Về cơ bản, hãy chuẩn bị những món ăn mà gia đình bạn vẫn dùng thường ngày, đặt trên đĩa và mở ra (nếu món ăn được đựng trong chén/bát có nắp) để ông bà có thể ăn ngay. Thường trong tuần lễ Obon, người ta sẽ chuẩn bị món ăn theo kiểu "一汁三菜 - Ichijuusansai", tức một món súp cùng ba món phụ ăn với cơm. 3.5 Bon Odori Lễ hội Obon của Nhật Bản đã tồn tại hơn 500 năm, xuất phát từ Phật giáo nhằm thể hiện sự biết ơn đối với tổ tiên và đấng sinh thành. Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Từ chỉ dẫn của Phật, cùng sự giúp sức của chư tăng, mẹ của Bồ tát Mục Kiền Liên đã được giải thoát khỏi những trừng phạt phải nhận sau khi chết. Cảm nhận được sự hy sinh lớn lao của mẹ, để tỏ lòng biết ơn, Bồ tát Mục Kiền Liên đã nhảy điệu múa vui vẻ, đó chính là nguồn gốc của điệu nhảy Bon Odori ngày nay. Điệu nhảy Bon-Odori hiện nay đã phát triển thành rất nhiều phong cách khác nhau và ngay cả nhạc nền cũng tùy theo từng vùng. Kiểu truyền thống điển hình là các vũ công nhảy múa vòng tròn quanh một giàn gỗ gọi là Yakura, cũng là sân khấu nơi ca sĩ và nhạc công trình diển. Có kiểu nhảy khác, vũ công lại nhảy múa trên hàng thẳng. Có nơi vũ công cầm quạt khi nhảy múa và cũng có vũ công múa với những chiếc khắn đầy màu sắc gọi là Tenugui. Mỗi kiểu múa đều xuất phát từ lịch sử và đặc trưng riêng của từng vùng. 2389
- Hình 3: Điệu nhảy Bon-Odori (Linh MARU, 2020) Bon-Odori có vũ điệu và âm nhạc khác nhau tùy theo từng vùng. Nếu tham gia Bon-Odori, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt bản sắc của vùng đất, con người địa phương thông qua không khí, âm nhạc, vũ điệu. Khi tham gia, trước tiên bạn sẽ đứng ở vòng ngoài, quan sát mọi người nhảy múa, sau đó bạn dần dần hòa vào vòng tròn bên trong, vừa nhìn mọi người xung quanh, vừa di chuyển nhịp nhàng theo họ. Vì đây là điệu múa lặp đi lặp lại các động tác giống nhau nên bất cứ ai cũng có thể dễ dàng bắt kịp nhịp ngay. Có nhiều nơi khuyến khích tham gia tự do nên bạn có thể nhảy múa với tâm lý thoải mái. Trong lễ hội Obon, bất cứ người dân nào cũng có thể tham gia, tuy không bắt buộc về trang phục dự lễ, nhưng để cảm nhận rõ nét về những vũ điệu trong lễ hội, bạn hãy trang bị cho mình một bộ yukata phù hợp. 4. KẾT LUẬN Với ý nghĩa về lòng hiếu thảo và có nguồn gốc lịch sử lâu đời, lễ hội Obon ở Nhật Bản là một trong những lễ hội lớn được người Nhật rất coi trọng. Tuy đã xuất hiện từ rất lâu đời nhưng vẫn luôn được tổ chức đều đặn hàng năm để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các đấng sinh thành. Chỉ tính riêng về mặt ý nghĩa thì lễ hội Bon cũng rất xứng đáng được tiếp tục gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ sau. Không chỉ vậy, những nghi thức trong lễ hội và đặc biệt là điệu nhảy Bon Odori cũng đã góp phần tạo ra một nét riêng đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản. Ngày lễ hội Obon mang ý nghĩa rất quan trọng đối với người Nhật Bản, và đây cũng là một trong ba lễ hội lớn nhất tại tại Nhật Bản. Đây là ngày nhắc nhở con cháu về việc báo hiếu với ông bà, cha mẹ khi còn sống và cầu siêu cho ông bà cha mẹ khi đã mất. Ngoài ý nghĩa tôn giáo ra, ngày này còn thể hiện nếp sống văn hóa dồi dào phong phú của dân tộc Nhật Bản, lễ hội mang lại giá trị tinh thần rất lấn cho người dân Nhật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Antt.vn, 2015. Độc đáo ngày lễ Vu lan ở Nhật Bản, , truy cập ngày 16/04/2023 2. Linh MARU, 2020. Điệu nhảy Bon Odori Nhật Bản, < https://maru.vn/dieu-nhay-bon-odori-nhat- ban>, truy cập ngày 15/04/2023 3. WeXpats, 2020. Khám phá lễ hội Obon tuyệt đẹp ở xứ phù tang”, , ngày truy cập: 28/04/2023 2390
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn