intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát huy di sản văn hóa trong khối tư nhân: Khó khăn và thách thức từ góc nhìn luật học

Chia sẻ: Manoban Lisa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

32
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề cập tới những khó khăn và thách thức của các nhà sưu tập tư nhân, một chủ thể không thể thiếu trong quá trình phát huy di sản văn hóa. Nhóm tác giả phân tích về xu hướng lập pháp trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa, các quy định của quốc tế về vấn đề bảo vệ di sản văn hóa và thực tiễn pháp lí tại Việt Nam để làm rõ hơn những rủi ro pháp lí mà các nhà sưu tập tư nhân có thể phải gánh chịu trong quá trình phát huy những giá trị của di sản văn hóa, đáp ứng với các hoạt động phát triển kinh tế bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát huy di sản văn hóa trong khối tư nhân: Khó khăn và thách thức từ góc nhìn luật học

  1. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA TRONG KHỐI TƯ NHÂN: KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC TỪ GÓC NHÌN LUẬT HỌC THE PRIVATE PROPERTY IN CULTURAL HERITAGE: LEGAL DIFFICULTIES AND CHALLENGES ThS. Nguyễn Đình Thúy Hường1, Đặng Hoàng Minh2 TS. Ngô Hồ Anh Khôi3 Tóm tắt – Bài viết đề cập tới những khó khăn và thách thức của các nhà sưu tập tư nhân, một chủ thể không thể thiếu trong quá trình phát huy di sản văn hóa. Nhóm tác giả phân tích về xu hướng lập pháp trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa, các quy định của quốc tế về vấn đề bảo vệ di sản văn hóa và thực tiễn pháp lí tại Việt Nam để làm rõ hơn những rủi ro pháp lí mà các nhà sưu tập tư nhân có thể phải gánh chịu trong quá trình phát huy những giá trị của di sản văn hóa, đáp ứng với các hoạt động phát triển kinh tế bền vững. Từ khóa: công nghiệp văn hóa, di sản văn hóa, sưu tập tư nhân. 1. DẪN NHẬP Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, việc này cho thấy tầm quan trọng của các ngành công nghiệp văn hóa trong việc cấu thành nền kinh tế quốc dân. Mục đích chính của nó là khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa. Vì vậy, Nhà nước tăng cường tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Kể từ năm 2001, Luật Di sản văn hóa ra đời và việc Việt Nam tham gia Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa của UNESCO, sự đóng góp của giới sưu tập tư nhân cho việc nghiên cứu cổ vật nói chung và gốm nói riêng là hết sức quan trọng. Năm 2009, Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn Cổ vật Việt Nam ra đời và đã bắt đầu tổ chức các hoạt động nghiên cứu, phân loại các cổ vật và các hiện vật có giá trị lịch sử và văn hóa của dân tộc. Qua hơn 10 năm hoạt động, Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn Cổ vật Việt Nam đã tổ chức hàng nghìn cuộc triển lãm cá nhân lẫn triển lãm cùng Nhà nước, hàng trăm bảo tàng tư 1 Trường Đại học Hàng hải Việt Nam 2 Trường Đại học FPT 3 Trường Đại học Nam Cần Thơ; Email: ngohoanhkhoi@gmail.com 445
  2. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” nhân, nhà trưng bày tư nhân, các cuộc giao lưu văn hóa quốc tế, góp phần tạo ra một làn sóng du lịch văn hóa nở rộ trên cả nước, đóng góp cho việc phát huy giá trị các hiện vật văn hóa trong sưu tập cá nhân vào sự phát triển của xã hội và kinh tế đất nước. Dưới góc độ chuyên môn của người nghiên cứu trong lĩnh vực các bộ sưu tập tư nhân, chúng tôi cho rằng, để phát huy được các di sản văn hóa hiện đang nằm trong tay các nhà sưu tập tư nhân, không gì quan trọng hơn là sự minh bạch và hoàn thiện Luật Di sản văn hóa. Tuy nhiên, trong tình hình đất nước còn khó khăn, nhất là khâu quản lí di sản, việc các bộ luật này cần được phản biện, hoàn thiện hơn nữa là điều có thể hiểu được. Để hoàn thành mục tiêu của công nghiệp văn hóa do Chính phủ đề ra, không thể không nhắc đến sự hoàn bị của Luật Di sản văn hóa, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa. Vì vậy, Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn Cổ vật Việt Nam liên kết cùng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam nghiên cứu sâu hơn về Luật Di sản văn hóa, nhằm đề xuất những giải pháp thích hợp, cũng như chỉ ra những điểm cần suy nghĩ của những nhà sưu tập tư nhân, đứng dưới góc độ luật học. 2. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA Điều ước quốc tế có hiệu lực trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới có tính ràng buộc và phổ quát toàn cầu chính là Công ước về việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới, đã được thông qua tại kì họp thứ 17 của Đại hội đồng UNESCO tại Paris ngày 16/11/1972. Theo đó, Công ước bao gồm 38 điều, chia làm 08 mục, quy định cụ thể về: I. Định nghĩa di sản văn hoá và tự nhiên; II. Sự bảo vệ của quốc gia và quốc tế đối với di sản văn hoá và tự nhiên: III. Ủy ban liên chính phủ về sự bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới; IV. Quỹ bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới; V. Các điều kiện và thể thức của viện trợ quốc tế; VI. Các chương trình giáo dục; VI. Các chương trình giáo dục; VII. Báo cáo; VIII. Các điều khoản cuối cùng [1]. Trước Công ước về việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới của UNESCO 1972, lịch sử thế giới đã ghi nhận sự có mặt của Hiến chương Athens (Athens Charte) và Hiến chương Venise (Venise Charte) về bảo vệ di sản văn hóa. Tuy nhiên, hai văn bản trên không được phổ cập nhiều. Nguyên nhân là do phạm vi áp dụng của hai hiến chương này chỉ nằm ở các công trình kiến trúc lịch sử. Nếu Công ước về việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới của UNESCO 1972 là điều ước quốc tế tổng quát chung, theo chiều ngang cho lĩnh vực bảo vệ di sản thì hiện nay, trên thế giới, tồn tại một số công ước chuyên ngành, lĩnh vực hẹp hơn quy định về bảo vệ di sản cho các ngành theo chiều dọc. Một trong những ví dụ nổi bật của bảo vệ di sản theo ngành dọc là: Công ước về bảo vệ các di sản văn hoá dưới nước được UNESCO thông qua vào năm 446
  3. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 2001 được coi là một công cụ pháp lí hiệu quả để chống lại sự phá huỷ và khai thác thương mại trên phạm vi toàn cầu những di sản văn hoá dưới đáy đại dương. Phạm vi của Công ước này hướng đến việc bảo tồn các di sản văn hoá dưới nước đã góp phần củng cố lỗ hổng pháp lí của Công ước về Luật biển (UNCLOS) 1982, công ước quốc tế duy nhất có giá trị ràng buộc và đang được áp dụng để xác định các ranh giới các vùng biển. Bên cạnh đó, một số văn bản pháp luật quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa thế giới đáng chú ý bao gồm: Tuyên bố thế giới về đa dạng văn hoá được UNESCO thông qua năm 2001 [2], Công ước về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO thông qua ngày 17/10/2003 [3], Công ước bảo vệ và khuyến khích sự đa dạng của các biểu hiện văn hoá được UNESCO thông qua ngày 27/10/2005 [4]. 3. KHÁI QUÁT LUẬT HỌC VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM TRONG CÁC BỘ SƯU TẬP CÁ NHÂN Quá trình thực hiện Luật Di sản văn hóa, gồm hai nhóm hành động là bảo tồn và phòng chống không chỉ là của riêng Nhà nước và các cơ quan, tổ chức, cá nhân công vụ mà còn của của mỗi một công dân, từng cá nhân riêng lẻ sống trên mảnh đất Việt Nam, có mang quốc tịch Việt Nam, đối với các di sản văn hóa ‘được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’ [5]. Chú trọng bảo vệ di sản, hành vi sưu tầm các cổ vật thông qua việc thành lập các bộ sưu tầm mang tính chất cá nhân, thuộc sở hữu tư nhân là quyền công dân đã được Nhà nước thừa nhận tại bộ luật gốc của mọi ngành luật như Luật Dân sự, Luật Di sản văn hóa. Theo đó: ‘Tổ chức, cá nhân có quyền: sở hữu hợp pháp di sản văn hoá [5]. 3.1. Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động sưu tầm đồ vật di sản Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động sưu tầm đồ vật di sản bao gồm: Luật Di sản văn hóa, Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa [6]; Nghị định số 86/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lí và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước [7]; Nghị định số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa [8]; Quyết định số 23/2016/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định việc đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản [9]; Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng kí di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia [10]; Quyết định số 47/2008/QĐ- BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn, trách nhiệm của cán bộ và người thực hành bảo quản hiện 447
  4. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” vật bảo tàng [11]; Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia [12]; Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật [13]; Thông tư số 19/2012/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định loại di vật, cổ vật không được mang ra nước ngoài [14]; Nghị định số 01/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các Quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [15]; Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin sửa đổi, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lí của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch [16]; Thông tư số 18/2012/TT- BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích [17]. 3.2. Những rủi ro pháp lí thường gặp đối với các cá nhân sưu tầm cổ vật Việc sở hữu bộ sưu tập cá nhân hiện nay, ở Việt Nam, đối với các cá nhân sưu tầm, tiềm ẩn những rủi ro pháp lí trong quá trình sưu tầm như vấn đề đánh giá, định giá đồ di sản, vấn đề xác minh nguồn gốc đồ di sản. 3.2.1. Vấn đề đánh giá, định giá đồ di sản Trên thực tế, khi sưu tầm, việc định giá và định lượng đối với một đồ vật luôn gặp nhiều khó khăn. Hệ quả của việc không đánh giá đúng giá trị, niên đại, đặc điểm, tính chất của đồ di sản sẽ dẫn đến một trong những hệ quả không mong muốn dưới đây: - Khả năng lưu trữ đồ vật không phải là di sản như bức tranh được cho là của Picassso vì có nhiều điểm tương đồng về phong cách, kĩ thuật xử lí màu. Tuy nhiên, đây chỉ là một bức vẽ của một hoạ sĩ có cùng phong cách với Picasso. - Khả năng lưu trữ hàng giả mạo, nhà sưu tầm đã không sở hữu được món đồ gốc mà là đồ giả như nhà sưu tầm đã không thận trọng khi cho rằng chiếc vương miện gai của chúa Jesus khi bị hành hình đã nằm trọn vẹn trong bộ sưu tập của mình. Vương miện gai là một đồ vật di sản được coi như truyền thuyết khi chúa Jesus bị quân La Mã đội lên đầu, để chế nhạo Jesus sau khi bị bắt do Judas phản bội. Chiếc vương miện gai đã theo chúa Jesus trong suốt quá trình bị đóng đinh trên cây thập tự đến tận khi chết và được Đức mẹ Marie chôn cất. - Khả năng lưu trữ đồ di sản nhưng không đúng với mô tả của nhà sưu tầm. Đây là trường hợp đồ di sản không mang đúng giá trị như nhà sưu tầm khẳng định. Việc định giá và thẩm định sai đồ di sản có thể dẫn tới trường hợp nhà sưu tầm sở hữu đồ di sản nhưng hoặc giá trị hoặc phẩm chất của đồ vật không đạt được như kì vọng của nhà sưu tầm. 448
  5. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Có lẽ không nhất thiết phải đi sâu thêm về rủi ro mà nhà sưu tầm gặp phải nếu thẩm định và đánh giá sai giá trị món đồ. Việc cần làm là tiến hành thẩm định chính xác nhất có thể các thông tin có liên quan đến món đồ muốn xác định. Hiện nay, chưa có một văn bản luật nào cụ thể quy định về quá trình thẩm định, định giá đồ vật di sản ở Việt Nam. Chỉ tồn tại duy nhất Nghị định số 61 [18] của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là văn bản dưới luật quy định về giám định cổ vật. Sự thiếu hụt này không thể được nhìn nhận là một lỗ hổng pháp lí bởi các đồ vật di sản là muôn hình vạn trạng và xuất hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Không thể tồn tại một văn bản quy phạm pháp luật nào áp dụng chung cho tất cả các dạng đồ vật di sản, về mặt nội dung. Về mặt hình thức, cách thức thẩm định, đánh giá các đồ vật di sản cũng hoàn toàn khác nhau tùy vào dạng thức của đồ vật. Vì lẽ đó, các văn bản quy phạm pháp luật quy định trình tự, thủ tục thẩm định cũng rất khó có thể được xuất hiện trong lĩnh vực bảo tồn di sản. Phương án đề xuất, trên thực tế, vì là nhà sưu tầm nên bản thân các cá nhân sưu tầm cũng có một khối lượng kiến thức chuyên sâu đặc biệt liên quan đến lĩnh vực. Chính nhóm đối tượng này sẽ là chủ thể hiểu rõ nhất chuyên gia nào, ai là người có khả năng thẩm định cho từng trường hợp di sản cụ thể sau khi đã tự chính mình đánh giá. Do đó, trách nhiệm của bên thẩm định, đánh giá nếu tiến hành sai thủ tục hoặc đưa ra kết quả định giá sai, ngoài sự ràng buộc về mặt pháp lí, quan trọng hơn hết là danh tiếng sẽ bị ảnh hưởng của người thẩm định sai. Quả thực, trên thế giới, việc đánh giá, định giá, thẩm định đồ di sản đã trở thành một ngành công nghiệp (chủ yếu trong khâu môi giới đánh giá) và một ngành khoa học mang lại cho nhân loại nói chung những hiểu biết quan trọng về quá khứ. 3.2.2. Vấn đề xác minh nguồn gốc đồ di sản Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà sưu tầm là nguồn gốc đồ di sản. Thực tế sẽ có các trường hợp: đồ di sản có các chứng cứ chứng minh nguồn gốc, đồ di sản không có các chứng cứ chứng minh nguồn gốc. Đồ di sản có các chứng cứ chứng minh nguồn gốc: Đây là trường hợp hoàn hảo và lí tưởng với tất cả các nhà sưu tầm. Chứng cứ chứng minh có thể tồn tại dưới nhiều hình thức, văn bản (sắc phong, chứng nhận quyền sở hữu, hình ảnh có liên quan) đi kèm với sự tồn tại của đồ di sản. Từ đó, nhà sưu tầm sẽ có khả năng đưa ra được các quyết định thích hợp nhất. Tuy nhiên, nếu đồ vật cần xác định lại đi cùng với các giấy tờ giả mạo, khiến việc xác minh nguồn gốc di sản đang từ minh bạch trở nên không thể thực hiện được thì chúng ta cần phải tìm hiểu trường hợp thứ hai, đồ di sản không có các chứng cứ chứng minh nguồn gốc. Đồ di sản không có các chứng cứ chứng minh nguồn gốc: Nếu đã không rõ nguồn gốc, nhà sưu tầm đứng trước sự lựa chọn đầy rủi ro nếu quyết tâm chọn 449
  6. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” mua món đồ di sản. Các hậu quả pháp lí không mong muốn có thể xảy đến như: bị tịch thu đồ vật do tiêu thụ đồ gian mà thành, bị tiêu hủy đồ vật trong trường hợp hàng giả nếu có khiếu nại từ người sở hữu hợp pháp. Khả năng thắng kiện dân sự của nhà sưu tầm với bên cung cấp đồ được cho là di sản không cao. Trường hợp dễ thắng kiện nhất là khi nhà sưu tầm có đầy đủ bằng chứng chứng minh hành vi lừa đảo của bên bán (bằng việc đưa ra bộ chứng cứ chứng minh nguồn gốc giả được bên bán đồ di sản cố tình chuẩn bị). Nếu thắng kiện, các chi phí mà nhà sưu tầm bỏ ra để mua món đồ di sản không như định ước, có thể sẽ được bồi hoàn trả lại. Với các trường hợp chứng cứ lừa đảo mong manh, không đầy đủ, không thể tìm lại được người bán, phương án mà các nhà sưu tầm thường làm là chịu mất tài sản đã bỏ ra để đổi lấy đồ vật di sản không đúng với giá định ước. Bởi nếu nhà sưu tầm đã lựa chọn mua một đồ di sản không có các chứng cứ chứng minh nguồn gốc, ngay từ ban đầu, cũng là đồng thời, họ chấp nhận rủi ro với tư cách là một người chuyên nghiệp sưu tầm trong lĩnh vực đã theo đuổi từ lâu của mình. Pháp luật dân sự chỉ có thể bảo vệ họ trong việc kiện đòi bồi thường do bên bán đã vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán di sản. 4. KẾT LUẬN Dưới góc độ luật học, chúng tôi cho rằng Luật Di sản văn hóa vẫn còn rất nhiều điểm cần được cải tiến theo hướng tiến bộ hơn, với mục đích hỗ trợ cho người sưu tập, chứ không phải đẩy rủi ro về người sưu tập. Người sưu tập tư nhân, nói chính xác hơn, chính là thành tố cực kì quan trọng trong việc phát huy di sản văn hóa tại Việt Nam. Nếu không thể tháo gỡ được những khúc mắc, để cởi trói cho người sưu tập tư nhân, thì không thể nào huy động được toàn bộ nguồn lực xã hội, nhằm hiện thực hóa những quyết tâm của Chính phủ trong Quyết định số 1755/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đại hội đồng UNESCO. Công ước về việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới. 1972. [2] UNESCO. Tuyên ngôn thế giới về đa dạng văn hoá, thông qua tại phiên họp toàn thể, kì họp thứ 31, 02/11/2001. [3] UNESCO. Công ước về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, thông qua tại phiên họp toàn thể, kì họp thứ 32,17/10/2003. [4] UNESCO. Công ước bảo vệ và khuyến khích sự đa dạng của các biểu hiện văn hoá, thông qua tại phiên họp toàn thể, kì họp thứ 33, 27/10/2005. [5] Quốc hội. Luật Di sản văn hoá (Luật số 28/2001/QH10); 29/6/2001. 450
  7. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” [6] Quốc hội. Luật Di sản văn hóa năm 2001 (Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa); 18/6/2009. [7] Chính phủ. Nghị định số 86/2005/NĐ-CP Về quản lí và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước; 08/7/2005. [8] Chính phủ. Nghị định số 98/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; 21/9/2010. [9] Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 23/2016/QĐ-TTg Quy định việc đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản; 07/6/2016. [10] Bộ Văn hoá – Thông tin. Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT Hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng kí di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; 19/2/2004. [11] Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Quyết định số 47/2008/QĐ-BVHTTDL Về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn, trách nhiệm của cán bộ và người thực hành bảo quản hiện vật bảo tàng; 03/7/2008. [12] Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL Quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia; 30/12/2010. [13] Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL Quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật; 30/12/2011. [14] Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Thông tư số 19/2012/TT-BVHTTDL Quy định loại di vật, cổ vật không được mang ra nước ngoài; 28/12/2012. [15] Chính phủ. Nghị định số 01/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các Quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 04/01/2012. [16] Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL Sửa đổi, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lí của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; 07/6/2011. [17] Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; 28/12/2012. [18] Chính phủ. Nghị định số 61/2016/NĐ-CP về Quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; 01/7/2016. 451
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2