Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ
lượt xem 4
download
Nghiên cứu những vấn đề chung về phản biện, phản biện xã hội, phản biện xã hội của báo chí trong đó có báo chí thành phố Hồ Chí Minh. Khảo sát hoạt động phản biện xã hội của 4 tờ báo: Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Pháp Luật, Người Lao Động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ
- Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ Huỳnh Thị Xuân Hạnh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Báo chí Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01 Người hướng dẫn: PGS.TS Dương Xuân Sơn Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Nghiên cứu những vấn đề chung về phản biện, phản biện xã hội, phản biện xã hội của báo chí trong đó có báo chí thành phố Hồ Chí Minh. Khảo sát hoạt động phản biện xã hội của 4 tờ báo: Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Pháp Luật, Người Lao Động. Nghiên cứu xu hướng tổ chức, phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng phản biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh. Keywords. Báo chí học; Phương tiện truyền thông; Phản biện xã hội; Thế kỷ 21 Content. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí là một vấn đề không mới. Nhưng trên thực tế, về mặt nhận thức, đã xuất hiện một số cách hiểu khác nhau về bản chất của hoạt động phản biện xã hội, dẫn đến việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về hoạt động phản biện xã hội của báo chí. Trong khi chưa có sự thống nhất cơ bản về mặt lý luận đối với phản biện xã hội nói chung và phản biện xã hội của báo chí nói riêng, thì mới đây, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (tháng 01 năm 2011) đã chính thức đề cập đến vai trò tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện truyền thông đại chúng. Điều này đòi hỏi cần có sự nghiên cứu làm rõ vai trò quan trọng của báo chí trong việc tổ chức và phản biện xã hội. Đồng thời, qua nghiên cứu sẽ góp thêm cơ sở để đánh giá năng lực hoạt động báo chí, tính chuyên nghiệp của nhà báo trong việc góp phần thực thi quyền làm chủ của nhân dân. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm báo chí vô cùng phong phú và sôi động. Việc nghiên cứu phản biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ XXI là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn để báo chí tự điều chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động phản biện xã hội của báo chí. 1
- 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (tháng 4-2006) đã có khá nhiều bài viết, công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí. Như cuốn “Phản biện xã hội” của tác giả Trần Đăng Tuấn do Nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành năm 2007, cuốn “Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền” do TS Hồ Bá Thâm và CN Nguyễn Tôn Thị Tường Vân đồng chủ biên, bài “Phản biện xã hội”của tác giả Nguyễn Trần Bạt,... hầu hết là lý giải phản biện xã hội ở góc nhìn chính trị, về quyền làm chủ của nhân dân, nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của nhân dân trong việc tham gia phản biện xã hội... mà chưa đi sâu vào việc phân tích hoạt động phản biện xã hội của báo chí một cách cụ thể. Luận văn thạc sĩ “Báo chí với vấn đề kiểm soát quyền lực và phản biện xã hội” của tác giả Mai Thị Thúy Hường; luận văn cử nhân báo chí “Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo chí qua loạt bài “Đêm trước đổi mới” trên báo Tuổi trẻ năm 2005” của tác giả Phan Văn Kiền,... đã phân tích, làm rõ một số lợi ích từ sự phản biện xã hội của báo chí nhưng chưa phân tích được đặc thù về phản biện xã hội của báo chí, đồng thời cũng chưa có sự nghiên cứu, khảo sát nào cùng lúc về bốn tờ báo in của thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ XXI, nhất là từ năm 2007 đến nay. Kế thừa những giá trị nghiên cứu của các tác giả đi trước, và từ thực tiễn hoạt động báo chí của thành phố, chúng tôi mạnh dạn nêu lên một số quan điểm, nhận định về phản biện, phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí, phân tích cụ thể thực trạng phản biện xã hội của bốn tờ báo nhằm làm rõ giá trị của sự phản biện xã hội của báo chí đối với quyền làm chủ của nhân dân, cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Với đề tài này, chúng tôi muốn mang đến một cái nhìn rõ nét hơn về hoạt động phản biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh, cả về nhận thức và hoạt động thực tiễn, qua đó rút ra được những kinh nghiệm, bài học thiết thực trong hoạt động nghiệp vụ báo chí. Đồng thời nêu lên những giải pháp cụ thể để hoạt động phản biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI mới đề ra. Nhiệm vụ của luận văn sẽ bao gồm: 3.1. Nghiên cứu những vấn đề chung về phản biện, phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Khảo sát hoạt động phản biện xã hội của 4 tờ báo: Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Pháp Luật, Người Lao Động. 3.3. Nghiên cứu xu hướng tổ chức, phản biện xã hội trên báo chí thành phố và các giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng phản biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí là một đề tài lớn, cần được nghiên cứu sâu và lâu dài. Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi xin giới hạn ở việc nghiên cứu hiệu quả và xu hướng tổ chức, phản biện xã hội trên báo chí thành phố 2
- thập kỷ đầu thế kỷ XXI, trọng tâm là từ năm 2007 đến nay thông qua khảo sát bốn tờ báo in là báo Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Pháp Luật , Người Lao Động. Sở dĩ lựa chọn báo in là vì cho đến nay, báo in ở Việt Nam vẫn chiếm ưu thế (tính đến tháng 3- 2011, cả nước có 745 cơ quan báo chí với 1.003 ấn phẩm báo in). Đây cũng là loại hình báo chí truyền thống, gắn bó lâu đời với văn hóa đọc của người dân Việt Nam, có tác động lớn đến nhiều thành phần dân cư,… 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu dựa trên phương pháp luận biện chứng duy vật theo lý luận khoa học Mác –Ăngghen, Lênin. Đồng thời sử dụng tổng hợp một số phương pháp sau: phân tích tư liệu, tổng hợp, khái quát hóa vấn đề, khảo sát, thống kê, so sánh, đối chiếu một số trường hợp tiêu biểu về phản biện xã hội của các báo Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Pháp Luật, Người Lao Động. 6. Đóng góp mới của luận văn Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các cấp quản lý, các nhà nghiên cứu, những người hoạt động báo chí và những ai quan tâm đến lĩnh vực báo chí. Luận văn cũng đề xuất hướng nghiên cứu về thể loại báo chí và hiệu quả tổ chức thông tin của báo chí về phản biện xã hội. 7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu là cơ sở nhận thức về vai trò tổ chức phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh, hỗ trợ cho báo Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Pháp Luật, Người Lao Động có được cái nhìn khái quát về hiệu quả phản biện của tờ báo mình, thấy được năng lực hoạt động nghề nghiệp của tờ báo để phát huy kết quả đạt được hoặc điều chỉnh, khắc phục những va vấp, hạn chế trong quá trình tham gia phản biện xã hội. Luận văn cũng đề xuất một số giải pháp làm cơ sở nghiên cứu, tư liệu tham khảo cho những người quan tâm đến hoạt động phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Chƣơng 2: Thực trạng nội dung phản biện xã hội của báo Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Pháp Luật, Người Lao Động. Chƣơng 3: Xu hướng phản biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh - Giải pháp và kiến nghị. CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THẬP KỶ ĐẦU THẾ KỶ XXI 1.1. Khái niệm phản biện xã hội – bản chất của sự phản biện xã hội 1.1.1. Một số khái niệm về phản biện Cho đến nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về khái niệm phản biện. Theo nghĩa Hán – Việt thì phản biện là tranh luận với những ý kiến có trước bằng lập luận theo chiều hướng ngược lại. 3
- Trong cuốn “Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng”, phản biện được hiểu là “nhận xét, đánh giá, bình luận, thẩm định công trình khoa học, dự án, đề án trong các lĩnh vực khác nhau”. Theo chúng tôi, phản biện còn phản ánh một thuộc tính rất quan trọng, mang tính đặc thù, đó là tính phương pháp luận. Mục đích của sự phản biện mà con người tiến hành là nhằm đi đến một kết quả mới cả về nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn. Kết quả đó cũng là nhằm phục vụ lợi ích của con người, lợi ích của xã hội. 1.1.2. Khái niệm phản biện xã hội Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khái niệm phản biện xã hội được nêu rất đầy đủ về nội dung phản biện, cách thức phản biện, mục đích và nhu cầu tất yếu của sự phản biện: “…Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều phục vụ lợi ích của đại đa số nhân dân. Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phản biện xã hội là nhu cầu cần thiết và là đòi hỏi bắt buộc của quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác”. Tuy nhiên, khi nghiên cứu, phân tích về phản biện xã hội, chúng tôi thấy có một số đặc điểm cần lưu ý. 1.1.2. Một số đặc điểm của phản biện xã hội Tính xã hội của khái niệm phản biện xã hội. Chủ thể tham gia phản biện xã hội chính là toàn xã hội. Nội dung (đề tài) phản biện là các vấn đề trong đời sống xã hội Vì vậy, theo chúng tôi, chủ thể phản biện, nên gọi chung là các chủ thể tham gia phản biện – trong đó có chủ thể phản biện và chủ thể được phản biện. Phản biện xã hội là một dạng ý kiến xã hội, nhưng là ý kiến khoa học về vấn đề xã hội. Một ý kiến xã hội chỉ được xem là phản biện xã hội khi chứa đựng trong nó cơ sở, lập luận khoa học. Vì vậy, theo chúng tôi không nên phân biệt phản biện khoa học với phản biện xã hội vì như thế sẽ làm mất đi bản chất khoa học, khách quan của hoạt động phản biện. Nên căn cứ đơn vị tiến hành tổ chức phản biện để phân loại phản biện xã hội. Như: phản biện của trường học (phản biện luận văn,…), phản biện của các cơ quan chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước (phản biện dự án, đề án…), phản biện của báo chí, phản biện của Mặt trận Tổ quốc, v.v… Phản biện xã hội chỉ diễn ra khi có dư luận xã hội và chính dư luận xã hội là thước đo hiệu quả của phản biện xã hội Sự bùng nổ của dư luận xã hội, của nhiều ý kiến khác nhau trong xã hội phát sinh nhu cầu làm rõ đúng – sai cả về quan điểm, thái độ ứng xử và cách xử trí đối với vấn đề xã hội ấy, dẫn đến phản biện xã hội xuất hiện nhằm góp phần giải đáp những vấn đề dư luận đặt ra đồng thời góp phần giải thích “lý lẽ” của chính sách về những vấn đề xã hội ấy. Không chỉ là mầm mống của phản biện xã hội mà dư luận xã hội còn là thước đo hiệu quả của phản biện xã hội. Thông qua số lượng người tương tác; thông qua đánh giá của dư luận về trình độ, năng lực phản biện xã hội của cá nhân, tổ chức, đơn vị; đặc biệt 4
- là thông qua đánh giá sự chuyển biến xã hội sau một vấn đề được phản biện mà chúng ta có thể định lượng khá rõ nét về hiệu quả của phản biện xã hội. Phản biện xã hội mang tính tranh luận chủ động. Trong giai đoạn chuẩn bị ban hành các quyết định chính trị thì vai trò của phản biện xã hội rất quan trọng. Điều đó đòi hỏi phản biện xã hội phải được thực hiện từ sớm, phải có sự tranh luận chủ động để làm rõ các vấn đề, lôi cuốn sự tham gia của nhiều chuyên gia và sự đồng thuận của xã hội về các vấn đề được nêu. Đây cũng là một đặc điểm rất quan trọng của phản biện xã hội của báo chí. 1.2. Phản biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ XXI 1.2.1. Phản biện xã hội của báo chí Thực chất, phản biện xã hội của báo chí chính là sự phản biện xã hội được thể hiện trên báo chí. Báo chí thực hiện hoạt động phản biện của mình qua các nội dung: tổ chức phản biện xã hội, thông tin các hoạt động và kết quả phản biện xã hội, trực tiếp tham gia phản biện xã hội. Tổ chức phản biện xã hội là cơ quan báo chí phát hiện vấn đề, thông tin, tổ chức thành một cuộc tranh luận khoa học, để làm rõ bản chất vấn đề và đề xuất giải pháp. Thông tin các hoạt động phản biện, kết quả phản biện là thông tin những hoạt động và kết quả phản biện do các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện. Trực tiếp tham gia phản biện là báo chí thể hiện quan điểm của mình bằng những tác phẩm báo chí cụ thể. Phản biện xã hội đòi hỏi người làm báo phải đáp ứng một số yêu cầu: Phát hiện được những ý kiến xã hội mang tính phản biện. Có có nhãn quan chính trị, có kiến thức, có năng lực tổ chức phản biện xã hội. Tuân thủ những quy định của luật pháp trong quá trình tiến hành phản biện xã hội nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc. 1.2.2. Các thể loại báo chí được sử dụng trong hoạt động phản biện xã hội Thể loại báo chí được phân chia thành 3 nhóm: Nhóm thông tấn, Nhóm báo chí chính luận, Nhóm báo chí chính luận - nghệ thuật. Theo lý thuyết, phản biện xã hội của báo chí phải sử dụng thể loại nhóm báo chí chính luận vì đây là thể loại có nhiều luận cứ, luận điểm phù hợp với hoạt động phản biện. Ngoài ra, bài phê bình cũng là một thể loại phù hợp để sử dụng khi bàn luận các vấn đề xã hội. Nhưng trên thực tế, phỏng vấn lại là thể loại được báo chí sử dụng nhiều và thường xuyên, bên cạnh thể loại tường thuật. 1.2.3. Phản biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ XXI Là một thành phố giữ vị trí trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đứng thứ hai của cả nước, sau Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có một thị trường báo chí và tiêu thụ báo chí sôi động phong phú. Báo chí gắn liền với đời sống của cư dân đô thị, là món ăn tinh thần hàng ngày không thể thiếu của người dân thành phố. Với 43 đơn vị báo chí gồm 1 đài truyền hình, 1 đài phát thanh, 18 báo và 23 tạp chí (trong đó có 1 báo và 5 tạp chí đã đình bản), trên 30 ấn phẩm xuất bản hàng tháng, báo chí thành phố đã có nhiều nỗ lực để tổ chức và thực hiện phản biện xã hội. Như việc Hội đồng Nhân 5
- dân thành phố phối hợp tổ chức định kỳ hàng tháng chương trình “Đối thoại cùng chính quyền thành phố” trên Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố; chương trình “Nói và Làm” trên Đài Truyền hình thành phố. Các chuyên mục “Gặp gỡ đầu tuần”, “Trò chuyện đầu tuần”,… giúp xã hội rút ra được những thông tin phản biện có giá trị. Đối với báo in, đặc biệt là báo ngày, phản biện xã hội là sức hấp dẫn mạnh mẽ lôi cuốn bạn đọc đến với tờ báo. Không chỉ tiếp cận thông tin mà người dân còn đồng hành với các vấn đề mà báo chí nêu ra (nhất là những hoạt động từ thiện xã hội), tích cực gắn bó với tờ báo bởi đây là diễn đàn mà ở đó chính kiến của họ về các vấn đề xã hội được trình bày công khai và được những người có trách nhiệm biết đến và quan tâm giải quyết. Đó chính là lý do để giải thích vì sao, những tờ báo có mối quan hệ lỏng lẻo với độc giả, ít nêu ra vấn đề phản biện, hoặc tổ chức tranh luận không đáp ứng yêu cầu của phản biện xã hội thì dần dần sẽ bị mai một. Tiểu kết chƣơng 1 Trong chương 1, chúng tôi đã tập trung vào hai nội dung chính là: Những vấn đề lý luận chung về phản biện xã hội và phản biện xã hội trên báo chí thành phố thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Chúng tôi đã tập hợp một số khái niệm về phản biện, phản biện xã hội, phản biện xã hội của báo chí, nêu lên một số ý kiến cá nhân về khái niệm phản biện, bản chất khoa học của phản biện, đặc điểm của hoạt động phản biện lấy đó làm cơ sở để nghiên cứu về phản biện xã hội trong đó có phản biện xã hội của báo chí. Cập nhật quan điểm chỉ đạo mới nhất của Đảng về phản biện xã hội, đồng thời có sự cụ thể hóa một số nội dung liên quan đến hoạt động tổ chức, phản biện xã hội của báo chí để thấy được những đặc thù trong phản biện xã hội của nhà báo và cơ quan báo chí, trong đó có nghiên cứu ban đầu về thể loại báo chí được sử dụng trong hoạt động phản biện xã hội. Báo chí thành phố Hồ Chí Minh và những phát triển riêng về hoạt động và cách thức tổ chức phản biện xã hội sẽ được trinh bày cụ thể hơn thông qua khảo sát một số hoạt động phản biện của báo Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Người Lao Động và Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến nay. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRÊN BÁO CHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Thực trạng phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh qua khảo sát bốn tờ báo in: Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Ngƣời Lao Động, Pháp Luật Báo Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Pháp Luật, Người Lao Động là bốn tờ báo in ra hàng ngày với số lượng lớn và có đối tượng độc giả gắn với mục đích, tôn chỉ hoạt động của tờ báo từ nhiều năm qua. Theo chúng tôi, bốn tờ báo này thể hiện khá đầy đủ diện mạo báo chí thành phố trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Những mặt được và chưa được từ hoạt động phản biện xã hội của bốn tờ báo được chúng tôi phác họa phần nào thông qua ba bảng tổng hợp về số lượt ý kiến, số lượng tin, bài và ngôn ngữ phi văn tự khi bốn tờ báo trên thông tin về Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Đồng thời, chúng 6
- tôi cũng tìm hiểu các thông tin, đánh giá về bốn tờ báo dựa trên các văn bản tài liệu và trao đổi nghề nghiệp. 2.1.1. Phản biện xã hội của báo Sài Gòn Giải Phóng 2.1.1.1. Sài Gòn Giải Phóng - Tờ báo của Đảng bộ và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và là tiếng nói của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Báo phát hành số đầu tiên vào chiều ngày 5 tháng 5 năm 1975, gồm 4 trang khổ lớn, in offset với số lượng 300.000 bản. Gần như suốt một thời gian dài, báo SGGP đã đảm đương vị trí đầu đàn trong hệ thống báo chí của thành phố, là một tờ báo Đảng địa phương có uy tín trên cả nước. 2.1.1.2. Phản biện xã hội của báo SGGP Những năm đầu thế kỷ XXI, báo SGGP vẫn giữ vị trí đầu đàn trong việc thông tin chính thức và chuẩn xác những vấn đề về đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; là tiếng nói của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Nhưng mấy năm gần đây, tham gia phản biện xã hội và thông tin phản biện xã hội của báo SGGP có xu hướng giảm đi. Sở dĩ tờ báo ít tham gia phản biện xã hội có thể do các nguyên nhân: 1. Việc ra đời nhiều ấn phẩm và bảo đảm cho các ấn phẩm đó xuất bản đều đặn đã vượt quá khả năng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên của tờ báo. 2. Lúng túng về nội dung, phương thức phản biện xã hội của một tờ báo Đảng. 3. Thiếu gắn bó với độc giả. 4. Tờ báo chưa quy tụ được lực lượng cộng tác viên là những chuyên gia trong và ngoài bộ máy nhà nước, cũng như chuyên gia nước ngoài và kiều bào. 5. Tư duy phản biện và năng lực phản biện của đội ngũ làm báo chưa cao. 2.1.2. Phản biện xã hội của báo Tuổi Trẻ 2.1.2.1. Tuổi Trẻ - Tờ báo của Đoàn TNCS HCM thành phố Hồ Chí Minh Báo Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh. Theo Giấy phép hoạt động báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông thì báo có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết của cấp ủy, chính quyền và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, nâng cao tri thức và tinh thần yêu nước cho đoàn viên, thanh niên. Thông tin phản ánh các hoạt động của tổ chức Đoàn và đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố và cả nước, biểu dương những điển hình tốt, nhân tố tích cực của đoàn viên, thanh niên. Cổ vũ phong trào thi đua yêu nước trong thanh niên, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mặc dù là một tờ báo của Đoàn ở địa phương, nhưng cho đến nay, Tuổi Trẻ lại là tờ báo in hàng đầu của cả nước với những bước phát triển phát triển hết sức vững chắc. 2.1.2.2. Phản biện xã hội của báo Tuổi Trẻ Đến nay, Tuổi Trẻ vẫn là tờ báo giữ được “đẳng cấp” và “phong độ” của mình trong hoạt động báo chí. Đó là tính chuyên nghiệp của một tờ báo in đứng đầu cả nước. Tham gia phản biện xã hội, Tuổi Trẻ đã phát hiện sớm nhiều vấn đề, chủ động thông tin một cách bài bản và thuyết phục. Kiến thức nghề báo và sự am hiểu thế mạnh của các 7
- chuyên gia đã giúp Tuổi Trẻ gần như có ngay lập tức nhiều bài viết, tạo thành vệt bài quan trọng, thu hút sự quan tâm, tham gia rộng rãi của xã hội. Góc nhìn phản biện xã hội của báo Tuổi Trẻ khá đa dạng. Đó có thể là góc nhìn về kinh tế, về xã hội, về luật pháp, về đạo đức, về giáo dục, về tham nhũng, tiêu cực, về chế độ chính sách, văn học – nghệ thuật… 2.1.3. Phản biện xã hội của báo Người Lao Động 2.1.3.1. Người Lao Động - Tờ báo của đông đảo công nhân, người lao động của thành phố Hồ Chí Minh và cả nước Báo Người Lao Động là tiếng nói của Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh. Tờ báo luôn đi sâu phản ánh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức và người lao động qua khẩu hiệu: “Việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”. Là tờ báo đại diện tiếng nói của công nhân, viên chức và người lao động, tờ báo rất quan tâm đến các vấn đề dân sinh, xã hội. Đặc biệt là việc giải quyết việc làm cho người lao động. Nhiều năm trở lại đây, tờ báo có nhiều bài viết mang tính phản biện về chính sách xã hội, về luật pháp, về những vấn đề mới phát sinh có liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. 2.1.3.2. Phản biện xã hội của báo Người Lao Động Với trách nhiệm là tờ báo của công nhân, viên chức, người lao động, tờ báo đã phát hiện nhiều vấn đề xã hội, mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Như đề xuất biện pháp ràng buộc và xử lý trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo đảm chế độ lương, thưởng, nghỉ ốm đau, thai sản,… đối với người lao động. Vấn đề quản lý dân nhập cư, nhà trọ cho công nhân, nhà trẻ cho công nhân, tủ sách cho công nhân, các khu vui chơi cho công nhân, dinh dưỡng, sức khỏe của người lao động,… 2.1.4. Phản biện xã hội của báo Pháp Luật thành phố 2.1.4.1. Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh - Tờ báo trẻ và hướng phát triển mới So với 3 tờ báo trên thì Pháp Luật là tờ báo “trẻ” nhất. Ra đời ngày 17/9/1990, với số báo đầu tiên được in offset 2 màu, xuất bản hàng tuần. Kỷ niệm 17 năm thành lập, đã vươn lên thành báo ngày. Nắm bắt nhu cầu thông tin của người dân về luật pháp của Nhà nước và các quy định khác của thành phố, báo Pháp Luật đã xây dựng các chuyên mục pháp lý như Nhà nước với Công dân, Tòa án, thông tin nghiệp vụ, giải đáp, tư vấn pháp luật, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật (chuyên mục “À ra thế”),… Quan tâm những vấn đề lý luận về cải cách hành chính, cải cách tư pháp, thực hành dân chủ, nêu nhiều tranh luận khoa học chung quanh các vấn đề này. 2.1.4.2. Phản biện xã hội của báo Pháp Luật Với thế mạnh là kiến thức luật pháp, báo Pháp Luật phát hiện nhanh, sớm về những vấn đề chuyên ngành và tổ chức phản biện rất hiệu quả. Trong 20 năm hoạt động, nhiều vấn đề do tờ báo phản biện đã mang lại kết quả cao. Chẳng hạn các tranh luận xung quanh việc “Bị cáo ra tòa có phải mặc áo tù không?” đã mang đến đề xuất rất 8
- nhân văn, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận nghiêm túc tại kỳ họp thứ 22 hồi tháng 10 năm 2002 để rồi ban hành nghị quyết “bị cáo ra tòa được mặc thường phục”… 2.2. So sánh kết quả phản biện của bốn tờ báo 2.2.1. Về nội dung, phạm vi phản biện Trong các tờ báo thì hoạt động phản biện xã hội của Tuổi Trẻ được thực hiện khá thường xuyên, gồm nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế - xã hội . Kế đến là báo Pháp Luật thành phố với nhiều nội dung phản biện mang tính chuyên ngành về tư pháp và một số vấn đề về chính trị - xã hội. Báo Người Lao Động tuy chưa thực hiện thường xuyên nhưng đã có nhiều phản biện xã hội gắn chặt quyền lợi của công nhân, viên chức, người lao động trên địa bàn thành phố và cả nước. Riêng Sài Gòn Giải Phóng tham gia phản biện còn rất ít và không thường xuyên. 2.2.2. Về tính chủ động phản biện Đối với Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, báo Tuổi Trẻ và Pháp Luật thành phố ngay từ đầu đã chủ động các bước phản biện bằng những thông tin thích hợp. Báo Người Lao Động thực hiện phản biện xã hội trong góc nhìn lợi ích của người lao động nên có phần hạn hẹp thông tin hơn Tuổi Trẻ và Pháp Luật. Do đó các thông tin, phỏng vấn tuy có sự chuẩn bị nhưng chưa đủ để bật lên chủ đề mà tờ báo hướng tới. Báo Sài Gòn Giải Phóng nghiêng nhiều về ý kiến lãnh đạo và các ý kiến đồng tình, thiếu chủ động thông tin các ý kiến xã hội khác, dẫn đến nặng thông tin mang tính phản ánh, tường thuật. 2.2.3. Về cách thức tổ chức phản biện Do có sự chủ động nên Tuổi Trẻ và Pháp Luật là hai tờ báo thực hiện khá bài bản hoạt động phản biện xã hội. Đó là thông tin vấn đề, tổ chức tranh luận, đi đến giải pháp, kiến nghị, thông tin dư luận đối với kết quả phản biện. Báo Người Lao Động cũng có nhiều kinh nghiệm khi thực hiện phản biện xã hội. Tờ báo chú trọng thông tin các ý kiến xã hội cả từ hai phía, đồng tình, không đồng tình. Đối với Sài Gòn Giải Phóng, đa phần các ý kiến thiếu tính đối thoại, thiếu sự tranh luận. Những câu hỏi phỏng vấn cũng không đặt ra những vấn đề gai góc mà dư luận đang hướng tới. 2.2.4. Về sử dụng các thể loại báo chí và cách trình bày Thể loại báo chí được sử dụng nhiều trong phản biện của các tờ báo là phỏng vấn và tường thuật, kế đến là bài phê bình. Các thể loại thông tấn này cũng được dùng đan xen với nhau, như tường thuật – phỏng vấn. Về cách trình bày, Tuổi Trẻ sử dụng nhiều hình ảnh gồm ảnh người tham gia phản biện và ảnh minh họa. Các bài “đinh” được trình bày ở trang 1 với những tựa bài, những phát biểu ấn tượng. Đan xen các nội dung tường thuật, phỏng vấn, Tuổi Trẻ còn có những thông tin bổ trợ được trình bày trong các box của bài viết. Pháp Luật thông tin rất nhiều ý kiến, kèm hình ảnh của người phát biểu. Sử dụng nhiều chuyên mục liên quan đến người dân để thông tin các vấn đề liên quan đến lợi ích thiết thân của người dân như mục Nhà nước – Công dân... 9
- Báo Người Lao Động tuy có nhiều ý kiến tranh luận nhưng cách trình bày các ý kiến và sử dụng hình ảnh chưa tạo được điểm nhấn về mục đích và thông điệp mà tòa soạn hướng tới. Riêng Sài Gòn Giải Phóng thì sử dụng cách trình bày mang tính cổ điển, thiếu tính đối thoại, tranh luận. Nhiều ý kiến tham gia tranh luận được trình bày theo dạng bài viết, thiếu hình ảnh, không hấp dẫn và sinh động. 2.3. Một số kết luận rút ra qua khảo sát phản biện xã hội của bốn tờ báo 2.3.1. Lợi ích xã hội từ kết quả phản biện xã hội của bốn tờ báo Tuy là báo địa phương, nhưng mỗi tờ báo, bằng ưu thế và đặc điểm của mình đã triển khai các hoạt động phản biện xã hội trên cả ba mặt: Khơi gợi vấn đề và tổ chức phản biện; thông tin các hoạt động phản biện và trực tiếp tham gia phản biện. Những vấn đề chung của thành phố và cả nước được bốn tờ báo tham gia theo góc tiếp cận riêng của mình nhằm phục vụ độc giả tờ báo đã góp phần làm cho hoạt động phản biện thêm khoa học và phong phú. Phản biện xã hội của báo chí thành phố không chỉ tạo được dấu ấn quan trọng đối với các cấp lãnh đạo mà còn được người dân đồng tình, ủng hộ, đặc biệt là các chuyên gia, những người “nghĩ chuyên nghiệp”. 2.3.2. Sự phát triển của bốn tờ báo từ góc nhìn phản biện xã hội Cả bốn tờ báo đều đạt được kết quả nhất định trong hoạt động phản biện xã hội. Kết quả đó mang đến cho tờ báo động lực để tìm kiếm những đề tài phản biện mới và cách thức để tổ chức phản biện sao cho có hiệu quả và đạt được mục đích lợi ích của người dân và của đất nước. Đó cũng là thước đo tính chuyên nghiệp trong phản biện xã hội của tờ báo mà định lượng của nó là sự quan tâm của độc giả dành cho tờ báo, thông qua lượng báo xuất bản hàng ngày. Những vấn đề đó cho thấy, một tờ báo đông không hẳn là tờ báo mạnh nếu không có đội ngũ những người làm báo đáp ứng yêu cầu của hoạt động phản biện xã hội. Một tờ báo phản biện xã hội có hiệu quả là tờ báo biết tự phản biện mình hàng ngày, thường xuyên. Cơ chế đó sẽ thúc đẩy tờ báo luôn luôn vận động đi tới và phát triển. Tiểu kết chƣơng 2 Chương hai có nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng phản biện xã hội của các báo Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Pháp Luật thành phố trên cơ sở khảo sát từ năm 2007 đến nay. Chúng tôi đã tổng hợp, phân tích và phác họa những nét nổi bật của từng tờ báo, năng lực thực hiện hoạt động phản biện xã hội cũng như hiệu quả hoạt động phản biện xã hội của bốn tờ báo. Từ góc nhìn phản biện xã hội chúng tôi có lý giải các nguyên nhân vì sao dẫn đến tình trạng tờ báo được đông đảo độc giả ủng hộ, có tờ báo gặp nhiều khó khăn trong xuất bản. Lợi ích từ sự phản biện xã hội mà báo chí thành phố Hồ Chí Minh mang lại đã được thừa nhận từ nhiều phía, kể cả các cấp lãnh đạo. Lợi ích mà tờ báo thu được từ hoạt động phản biện chính là tính thực tiễn của vấn đề phản biện. Các báo Tuổi Trẻ, Pháp Luật đã chủ động thực hiện phản biện, đầu tư cho phản biện trên mặt báo về cả nội dung, hình thức dẫn đến đạt hiệu quả cao. 10
- Những kinh nghiệm rút ra từ phản biện xã hội của bốn tờ báo, tuy chưa đầy đủ và toàn diện, nhưng cũng cho thấy sự năng động và cố gắng vươn lên của báo chí thành phố trong một lĩnh vực còn mới mẻ và nhiều chông gai. Điều đó đòi hỏi đội ngũ báo chí thành phố phải không ngừng nâng cao tư duy phản biện và năng lực phản biện. Và xã hội cần phải có những chế định và cơ chế cụ thể để phản biện xã hội của báo chí mang lại hiệu quả cao hơn. CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Xu hƣớng phản biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh trong những năm tới 3.1.1. Xu hướng về đề tài 3.1.1.1. Báo chí tiếp tục phản biện xã hội phục vụ cho hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước Báo chí thành phố tiếp tục phản biện xã hội để có được những nghiên cứu mới về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phản biện một số vấn đề về công tác xây dựng Đảng, về pháp luật,… Phản biện xã hội của báo chí thành phố vẫn phải tuân thủ những quy định của Đảng, Nhà nước trong hoạt động báo chí. Tuy nhiên, trước những phát sinh mới gần đây, một số vấn đề nhạy cảm như biên giới, biển đảo, đối ngoại... có khả năng sẽ được phản biện ở mức độ và hình thức thích hợp. 3.1.1.2. Phản biện xã hội các vấn đề về kinh tế, cơ sở hạ tầng của thành phố và cả nước Hội nhập kinh tế thế giới, hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố và cả nước vẫn là những đề tài phản biện quan trọng của báo chí thành phố. 3.1.1.3. Phản biện xã hội về các vấn đề dân sinh, văn hóa xã hội Giải pháp về đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, những bất cập trong giáo dục, y tế, nhà ở cho người nghèo, nhà ở cho công nhân, quản lý lao động nhất là lao động nước ngoài,… sẽ được báo chí tham gia phản biện tích cực. 3.1.1.4. Mở rộng đối tượng phản biện Đối tượng tham gia phản biện của báo chí ngày càng mở rộng, do trình độ dân trí ngày càng cao, nhu cầu tham gia vào các công việc chung của thành phố và cả nước tăng, tạo được sự quan tâm của người nước ngoài và kiều bào ở nước ngoài đối với tình hình thành phố và cả nước. 3.1.2. Xu hướng về thể loại và trình bày Trước nhu cầu cần có sự phản biện mang tính chặt chẽ, có sự tham gia của nhiều người, thể loại báo chí tham gia phản biện sẽ có sự thay đổi. Đó là sự giao thoa của các thể loại trong nhóm thông tấn, và sự giao thoa giữa thể loại của nhóm thông tấn với nhóm chính luận, trong đó phỏng vấn là thể loại chủ yếu. Ngoài thể loại phỏng vấn, tường thuật – phỏng vấn,đã có, sẽ có thêm phóng sự - phỏng vấn, phỏng vấn – bình luận, phê bình – phỏng vấn… 11
- 3.1.3. Xu hướng tổ chức phản biện Báo chí sẽ tiếp tục tổ chức phản biện xã hội hoặc phối hợp với một số cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị báo chí thực hiện phản biện xã hội. Báo chí thành phố sẽ sử dụng tổng hợp các ấn phẩm, các phương tiện kỹ thuật hiện đại để tăng hiệu quả phản biện xã hội. Việc trình bày các phản biện, sử dụng ngôn ngữ thành văn và ngôn ngữ phi văn tự ngày càng thường xuyên và chuyên nghiệp hơn. 3.2. Giải pháp để phát triển phản biện xã hội của báo chí thành phố 3.2.1. Nâng cao nhận thức xã hội về phản biện xã hội của báo chí Những vấn đề về phản biện xã hội nói chung và phản biện xã hội của báo chí phải được tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân để nhân dân nhận thức được tầm quan trọng cũng như yêu cầu cơ bản của hoạt động phản biện xã hội. 3.2.2. Xây dựng tính chuyên nghiệp trong phản biện xã hội của báo chí Xây dựng được đội ngũ biết phản biện và phản biện chuyên nghiệp là trọng tâm của báo chí thành phố. Do đó, đòi hỏi nhà báo ngoài kỹ năng hoạt động báo chí còn phải có tư duy phản biện, có năng lực phản biện, năng lực diễn đạt ngôn từ, hiểu biết pháp luật, kỹ năng giao tiếp, sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật. Chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về hoạt động báo chí, tuân thủ quy ước đạo đức nghề nghiệp của Hội Nhà báo Việt Nam. 3.3. Một số kiến nghị để phát triển phản biện xã hội của báo chí thành phố 3.3.1. Thống nhất nhận thức về khái niệm và bản chất của phản biện, phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí 3.3.2. Ban hành một số cơ chế cần thiết để báo chí thành phố thực hiện tốt hoạt động phản biện xã hội 3.3.2.1. Cơ chế pháp lý Trong khi chưa có Luật về phản biện xã hội, để gỡ bỏ những rào cản đối với phản biện xã hội, về phía lãnh đạo thành phố cần có những quy định cụ thể về phản biện xã hội của báo chí, xác định rõ các lĩnh vực cần thực hiện phản biện xã hội, phạm vi phản biện của báo chí thành phố và cơ chế phối hợp giữa lãnh đạo thành phố với báo chí. 3.3.2.2. Có cơ chế thông tin, nhất là đối với các dự án, các công trình xã hội trọng điểm 3.3.2.3. Tổ chức đối thoại công khai, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng của thành phố 3.3.2.4. Thành lập và xây dựng quy chế hoạt động của một số cơ quan tư vấn, phản biện. Quy định những nội dung cần phải thông qua phản biện xã hội 3.3.2.5. Thực hiện đặt hàng một số đề tài phản biện cho báo chí; củng cố nâng cao hoạt động phản biện của báo Đảng thành phố 3.3.3. Nâng cao chất lượng phản biện xã hội của báo chí từ vai trò của Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh và từ các cơ quan báo chí. Tiểu kết chƣơng 3 Trong chương này, chúng tôi cung cấp một số thông tin để phân tích phản biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh có những điểm khác biệt so với báo chí cả nước. Trong đó, cơ chế phối hợp trong chỉ đạo, quản lý báo chí và cơ chế thông tin, 12
- phối hợp thông tin đối thoại công khai của thành phố đã tạo cho phản biện xã hội của báo chí những nét tích cực. Thực tiễn của thành phố đặt ra cho báo chí thành phố những yêu cầu mới về phản biện xã hội, trong đó, báo chí phải dự báo được nội dung phản biện, tính chất phản biện để có sự chuẩn bị và tham gia đạt hiệu quả. Những giải pháp để phát triển phản biện xã hội của thành phố trong chừng mực nào đó chỉ là giải pháp tạm thời, bởi chưa có luật hóa về phản biện xã hội từ phía Nhà nước. Đồng thời, những vấn đề cơ bản về phản biện xã hội của báo chí cũng chưa được thống nhất và triển khai trong nhân dân, trong các cơ quan công quyền và cả trong đội ngũ báo chí. Từ thực tiễn các hoạt động của báo chí thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận định một số xu hướng và nêu lên các giải pháp – kiến nghị cụ thể để góp phần thúc đẩy hoạt động phản biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh. Khi mà các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho báo chí thực hiện tốt phản biện xã hội cũng có nghĩa là tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình một cách hữu hiệu. KẾT LUẬN Ở chương 1, chúng tôi đã nêu lên một số cách hiểu khác nhau, cách đánh giá hoạt động phản biện xã hội không dựa trên bản chất khoa học của phản biện xã hội. Và do đó, trong hoạt động báo chí, cũng có những trường hợp nhận diện chưa chính xác về hiệu quả phản biện xã hội của báo chí. Chúng tôi cũng làm rõ việc nghiên cứu về phản biện xã hội của báo chí theo tinh thần chỉ đạo mới của Đảng là quan trọng và cần thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn. Trong quá trình khảo sát hệ thống báo chí của Thành phố, chúng tôi đã lựa chọn báo in vì đây là sản phẩm gắn liền với văn hóa đọc và được đông đảo độc giả tiếp nhận vì tính tiện lợi của nó về nhiều mặt. Trong báo in, chúng tôi chỉ khảo sát trên bốn tờ báo in Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Pháp Luật từ năm 2007 đến nay. Con số này tuy ít so với số lượng báo in của Thành phố, nhưng tầm quan trọng, vị trí và số lượng phát hành hàng ngày của bốn tờ báo là rất lớn, có ảnh hưởng đến trên 600 ngàn độc giả mỗi ngày. Đặc biệt, mốc thời gian năm 2007, đối với báo chí thành phố Hồ Chí Minh, có ý nghĩa rất quan trọng vì đã tham gia phản biện thành công việc ngưng cổ phần hóa Bệnh viện Bình Dân, tiếp đó là ngưng cổ phần hóa trường học… giúp báo chí tích lũy nhiều kinh nghiệm để sau này phản biện xã hội thành công nhiều dự án quan trọng của cả nước như Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam,.... Trong chương 2, chúng tôi đã đi sâu phân tích thực trạng phản biện xã hội của bốn tờ báo trên các phương diện: tôn chỉ, mục đích và đối tượng phục vụ; nội dung phản biện, phạm vi phản biện; tính chủ động phản biện; cách tổ chức phản biện; cách trình bày và sử dụng thể loại. Chúng tôi cũng phân tích một số nguyên nhân dẫn đến thành công cũng như hạn chế của các tờ báo trong hoạt động phản biện xã hội. Đặc biệt là có sự phân tích tương đối kỹ về trường hợp của báo Sài Gòn Giải Phóng – một tờ báo từng giữ vị trí đầu đàn trong hệ thống báo chí thành phố nhưng đang có nguy cơ tụt hậu lớn so với các báo ngày khác của thành phố, trong đó có nguyên nhân từ phản biện xã hội. 13
- Qua phản biện xã hội của bốn tờ báo, chúng tôi nêu lên yếu tố quyết định nhất vẫn là bản lĩnh nghề nghiệp, năng lực, kiến thức, đạo đức của nhà báo. Đối với tòa soạn, đòi hỏi phải xây dựng và duy trì bền vững mối quan hệ giữa tòa soạn với độc giả và rộng rãi công chúng trên từng trang báo, từng mỗi số báo. Tuy nhiên đó mới chỉ là những điều kiện cần. Nghệ thuật phản biện xã hội sẽ là nhân tố quan trọng để thúc đẩy tờ báo phát triển, trong đó phát hiện vấn đề phản biện, tổ chức phản biện, hướng đến giải pháp là một nội dung đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của những người làm báo hiện nay. Thiếu phản biện, không biết phản biện, tờ báo chỉ là “công cụ truyền tin”. Và trong thời buổi cạnh tranh thông tin như hiện nay, những cách truyền tải thông tin xơ cứng, một chiều chắc chắn sẽ không lôi cuốn được độc giả. Từ một số hạn chế, bất cập về phản biện xã hội của báo chí thành phố, trong chương 3, luận văn đã đưa ra một số dự báo và đề xuất giải pháp, kiến nghị để phát triển phản biện xã hội trên địa bàn, mà trước nhất là sự cần thiết thống nhất về khái niệm, về đặc điểm, bản chất của phản biện, phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí. Đồng thời nêu lên một số giải pháp về cơ chế mà khi thực hiện sẽ tạo nhiều điều kiện để phản biện xã hội của báo chí thành phố đi vào chiều sâu và phát huy tác dụng cao. Những giải pháp và kiến nghị cụ thể này phù hợp với tình hình hoạt động của báo chí thành phố Hồ Chí Minh, nhằm giúp lãnh đạo thành phố và các cơ quan liên quan đến hoạt động báo chí có thêm cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt động phản biện xã hội trên địa bàn. Trong bối cảnh chưa có sự nghiên cứu về vai trò tổ chức và phản biện xã hội của báo chí một cách tương đối hoàn chỉnh, nhưng may mắn được cập nhật quan điểm chỉ đạo mới của Đảng về phản biện xã hội của báo chí; được tích lũy một số kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp nên luận văn đã nêu ra được một số vấn đề để nhiều người cùng quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, đánh giá phản biện xã hội của báo chí, nhất là báo chí thành phố Hồ Chí Minh còn cần được nghiên cứu và bổ sung, hoàn thiện một cách thường xuyên và lâu dài. Chúng tôi mong những nghiên cứu trên mang lại phần nào bổ ích cho những người nghiên cứu tiếp theo và cho những người đang hoạt động trong lĩnh vực này. References. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Quang A, Báo chí và phản biện, báo Tiền Phong, ngày 22-6-2010 2. Việt Anh, Báo chí thể hiện bản lĩnh trong phản biện xã hội, VnExpresss, 21-6-2009 3. Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (1997), Thành phố Hồ Chí Minh hai mươi năm (1975-1995), Nxb TP. Hồ Chí Minh 4. Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, Tạp chí Sổ tay Xây dựng đảng (2010), Những dấu ấn đấu tranh cách mạng, Nxb Tổng hợp TP.HCM 5. Ban Tư tưởng – Văn hóa Thành ủy TP.HCM (2006), Báo cáo báo chí thành phố hai năm thực hiện Thông báo 162-TB/TW của Bộ Chính trị 6. Báo Sài Gòn Giải Phóng (2010), Ký ức 35 năm, Nxb Văn học 14
- 7. Báo Tuổi Trẻ, sơ kết 3 năm thực hiện CTHĐ của Thành ủy TP.HCM thực hiện NQTW 5 khóa X về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới 8. Báo Pháp Luật TP.HCM (2010), Hai mươi năm những bài báo đổi mới, Nxb Trẻ 9. Báo Pháp Luật TP.HCM (2010), Kỷ yếu 20 năm báo Pháp Luật 10. Báo Đất Việt, Ban Thông tin và Phổ biến kiến thức của Liên hiệp các Hội KH và KT Việt Nam, Tư vấn, phản biện và giám định xã hội: làm thế nào để tạo sức bật?, báo Đất Việt, 14-6-2011 11. Lê Thanh Bình (2005), Quản lý và phát triển báo chí xuất bản, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 12. Nguyễn Trọng Bình, Về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tác dụng đối với hoạt động của hệ thông chính trị nước ta hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông, số tháng 8 -2009 13. Nguyễn Mạnh Bình, Vai trò của báo chí trong phản biện, giám sát thực thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông, số tháng 7 -2009 14. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Một số văn bản chỉ đạo và quản lý của Đảng, Nhà nước về hoạt động báo chí, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội 15. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Báo chí với công tác tuyên truyền, đấu tranh, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội 16. Nhiều tác giả (2008), Cẩm nang nghiệp vụ Tuyên giáo, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội 17. TS Hoàng Cúc – TS Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Lý luận chính trị 18. Nguyễn Văn Dững, Nâng cao năng lực giám sát xã hội của báo chí, Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông, số xuân Đinh Hợi 2007 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 21. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ TP.HCM, Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ IX, lưu hành nội bộ, tháng 10-2010 22. Nguyễn Điển, Phản biện xã hội trong quá trình xây dựng và phát triển ở TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Tuyên giáo (tháng 8-2009) 23. Vũ Quang Hào (2009), Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội 24. PGS. TS Vũ Hiền (2000), Chống “diễn biến hòa bình” trên các phương tiện thông tin đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 25. Quý Hiền, Phải biết đối thoại tiếp thu phản biện, báo Người Lao Động, 08 – 6- 2009 26. Vũ Thị Như Hoa, Cơ sở triết học của phản biện xã hội, Tạp chí Sinh hoạt lý luận số 2, 2010 27. Văn Hoài, Không nên có vùng cấm trong phản biện, báo Nông thôn ngày nay, 21- 6-2011 15
- 28. Mai Thị Thúy Hường (2009), luận văn thạc sĩ Báo chí với vấn đề kiểm soát quyền lực và phản biện xã hội 29. Đoàn Minh Huấn (2010), Vai trò của giám sát và phản biện đối với việc xây dựng Nhà nước và pháp quyền, www hanhchinh.com 30. GS, TS. Nguyễn Văn Huyên chủ biên (2011), Đảng Cộng sản cầm quyền, nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia 31. Phan Văn Kiền (2008), luận văn cử nhân Tính phản biện xã hội của báo chí qua loạt bài “Đêm trước đổi mới” trên báo Tuổi Trẻ năm 2005 32. Thăng Long, Chất vấn có phải là phản biện không?, báo Người Đại biểu nhân dân ngày 26-8-2010 33. Đàm Văn Lợi, Phản biện xã hội về thực chất là phản biện của nhân dân, Tạp chí Mặt trận, số 47 (9-2007) 34. Minh Nam, Ngưng thực hiện đề án cổ phần hóa bệnh viện Bình Dân, báo Người Lao Động, 21-6-2007 35. Đỗ Chí Nghĩa, Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trong định hướng dư luận xã hội của báo chí, Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông, số tháng 10 – 2009 36. Vũ Văn Nhiêm, Một số vấn đề về phản biện xã hội, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11 – 2007 37. Phân viện Báo chí tuyên truyền, Khoa báo chí, (2001), Báo chí những điểm nhìn thực tiễn - tập 2, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 38. Phân viện Nghiên cứu văn hóa tại TP.HCM (2006), Đề tài Những thay đổi trong đời sống văn hóa ở TP.Hồ Chí Minh từ 1986 đến nay 39. Phan Quang (2001), Về diện mạo báo chí Việt Nam - Tiểu luận và chân dung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 40. Vũ Đình Quân, Giám sát xã hội góp phần giải quyết mâu thuẫn lợi ích trong quá trình đô thị hóa – công nghiệp hóa tại TP.HCM hiện nay, Tạp chí Khoa học xã hội, viện KHXH vùng Nam Bộ, tháng 7-2009 41. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia 42. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2003), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 43. TS Phạm Minh Sơn – TS Nguyễn Thị Quế đồng chủ biên (2009), Truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội 44. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb CTQG, Hà Nội 45. Lê Đức Tiết, Phản biện xã hội từ khái niệm đến thực tiễn, Tạp chí Mặt trận, số 67, tháng 5 – 2009 46. TS Nguyễn Thị Minh Thái (2006), Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 47. Hồ Bá Thâm, Nguyễn Tôn Thị Tường Vân (2009), Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền, Nxb Chính trị quốc gia 16
- 48. Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Viết Thông (2011) Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia 49. TS Vũ Minh Thông chủ biên (2004), Mác – Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh bàn về báo chí xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia 50. Trần Đăng Tuấn, Phản biện xã hội, báo Thanh niên, ngày 09-8-2006 51. Trần Đăng Tuấn, Phản biện xã hội: những vấn đề chung, Tạp chí Cộng sản điện tử, số 114-2006 52. Trung tâm KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh (2005), Khoa học xã hội TP.HCM - Những vấn đề nghiên cứu, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM 53. Trương Ngọc Tường, Nguyễn Ngọc Phan (2007), 100 câu hỏi đáp về báo chí ở TP. Hồ Chí Minh, Nxb Tổng hợp, Nxb Văn hóa Sài Gòn 54. Trung tâm Từ điển học (2009), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 55. Thiện Văn, Nhận thức đúng về phản biện xã hội trên báo chí, báo Quân đội Nhân dân ngày 21-6-2010 Trang web 56. www.saigongiaiphong 57. www.tuoitre.vn 58. www.nguoilaodong.com 59. www.phapluattp.vn 60. www.thanhtra.com 61. vi.wikipedia.org Tài liệu dịch 62. The Missouri Group (2007), Nhà báo hiện đại, (Trần Đức Tài, Lê Thanh Nhàn, Từ Lê Tâm, Phạm Duy Phúc, Triệu Thanh Lê dịch), Nxb Trẻ 63. Nguyễn Văn Dững, Hoàng Anh biên dịch (1998), Nhà báo – Bí quyết kỹ năng nghề nghiệp, Nxb Lao Động, Hà Nội 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Văn hóa phản biện trên báo chí Việt Nam thời kỳ hội nhập và phát triển
10 p | 198 | 57
-
Vai trò phản biện của báo chí và dư luận xã hội
13 p | 162 | 23
-
Biến đổi xã hội - Góp phần tìm hiểu chúng ở Việt Nam hiện nay: Phần 1
100 p | 89 | 15
-
Phản biện xã hội trên tuoitre.vn và vnexpress.net về sự kiện thay thế cây xanh ở Hà Nội năm 2015
12 p | 97 | 11
-
Báo cáo thường niên Ngân hàng Chính sách xã hội 2021
68 p | 32 | 7
-
Một số vấn đề của các tạp chí khoa học Việt Nam tham gia phản biện khoa học và phản biện xã hội
10 p | 74 | 6
-
Nhận diện về Tự diễn biến, Tự chuyển hóa và giải pháp đấu tranh ngăn chặn (Tái bản): Phần 1
147 p | 16 | 6
-
Phát triển năng lực phản biện xã hội trên không gian mạng cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội
3 p | 11 | 4
-
Sức mạnh phản biện xã hội của báo điện tử với vấn đề bảo tồn cầu Long Biên
15 p | 49 | 4
-
Đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang - Âm mưu thâm độc nhằm chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
13 p | 7 | 4
-
Sinh kế hiện nay của người Thái thành phố Sơn La qua nghiên cứu trường hợp xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
8 p | 34 | 3
-
Ebook Công an quận Tân Bình biên niên sự kiện lịch sử (1975-2005): Phần 2
224 p | 6 | 3
-
Biến động của từ ngữ phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thủ đô trên báo Hà Nội mới
7 p | 62 | 3
-
Vận dụng các nguyên lý của triết học sinh thái trong phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay
12 p | 55 | 2
-
Tư duy xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
7 p | 66 | 1
-
Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2022 (Statistical yearbook of Vietnam 2022): Phần 1
582 p | 17 | 1
-
Nâng cao ý thức đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên các phương tiện truyền thông xã hội cho sinh viên hiện nay
4 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn