TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
PHÂN BỐ CỦA HÌNH DẠNG CUNG RĂNG VĨNH VIỄN<br />
Ở NHÓM THANH NIÊN NGƯỜI VIỆT LỨA TUỔI 18 - 25<br />
Hoàng Việt Hải, Tống Minh Sơn<br />
Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội<br />
<br />
Nghiên cứu nhằm đánh giá phân bố của các loại hình dạng cung răng vĩnh viễn. Đối tượng nghiên cứu<br />
gồm 540 sinh viên người Việt (281 nam và 259 nữ) độ tuổi từ 18 - 25. Tiến hành khám lâm sàng và phân<br />
tích mẫu hai hàm răng của đối tượng nghiên cứu. Cung răng được chia thành hình vuông, hình ô van và<br />
hình thuôn dài. Kết quả nghiên cứu cho thấy dạng cung răng hình vuông chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là<br />
dạng cung răng hình ô van và dạng cung răng hình thuôn dài chiếm tỉ lệ thấp nhất. Có mối liên quan giữa<br />
hình dạng cung răng với phân loại khớp cắn Angle. Sự phân bố của các dạng cung răng ở hai giới không có<br />
khác biệt đáng kể.<br />
<br />
Từ khóa: hình dạng cung răng, khớp cắn<br />
<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cung răng đóng vai trò đặc biệt quan các chủng tộc khác nhau thường có các đặc<br />
trọng trong hoạt động của khớp cắn và đã có điểm hình thái giải phẫu khác nhau, các bác sĩ<br />
những nghiên cứu mô tả và phân loại hình chỉnh nha cũng cần đánh giá và lưu ý đến sự<br />
dạng cung răng ở người. Hình thái cung răng khác biệt về hình thái cung răng của mỗi<br />
được định dạng ban đầu bởi cấu trúc xương người khi tiến hành điều trị chỉnh nha. Việc áp<br />
nâng đỡ và sau khi đã mọc răng bởi các cơ dụng một loại dây cung môi có hình dạng duy<br />
môi má lưỡi cũng như các lực chức năng ở nhất cho nhiều bệnh nhân mà không để ý đến<br />
khoang miệng. sự khác biệt về hình dạng cung răng của mỗi<br />
Hình dạng cung răng vĩnh viễn rất đa dạng. người có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn<br />
Trên thực tế lâm sàng, cung răng được xếp định của khớp cắn sau điều trị [2].<br />
thành ba loại hình dạng chính, đó là hình ô Việc xác định hình thái cung răng thích<br />
van, hình vuông và hình thuôn dài. Vì hình hợp là yếu tố then chốt cho việc đạt được kết<br />
dạng cung răng của mỗi người có một đặc quả ổn định, thẩm mỹ và chức năng trong<br />
trưng riêng, nhiều tác giả đã cho rằng việc chẩn đoán và điều trị chỉnh nha. Trên lâm<br />
chẩn đoán và điều trị chỉnh nha cần tôn trọng sàng, nên lựa chọn dây cung môi có hình<br />
hình dạng cung răng ban đầu của bệnh nhân dạng gần nhất với hình dạng cung răng ban<br />
để đạt kết quả tốt và ổn định [1]. đầu, căn cứ vào yếu tố chủng tộc và loại sai<br />
Các hình thái khác nhau của cung răng có khớp cắn của bệnh nhân [3].<br />
thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị chỉnh nha Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục<br />
lâm sàng. Bên cạnh đó, những người thuộc tiêu: nhận xét sự phân bố của các loại hình<br />
dạng cung răng vĩnh viễn.<br />
<br />
Địa chỉ liên hệ: Hoàng Việt Hải, Viện Đào tạo Răng Hàm II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Email: hoanghairhm@gmail.com<br />
1. Đối tượng<br />
Ngày nhận: 9/9/2013<br />
Ngày được chấp thuận: 17/2/2014 Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối tượng<br />
<br />
<br />
TCNCYH 86 (1) - 2014 39<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
nghiên cứu là 540 sinh viên gồm 281 nam Khớp cắn sai loại III: Núm ngoài gần của<br />
và 259 nữ độ tuổi từ 18 - 25. răng hàm lớn thứ nhất hàm trên ở về phía xa<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ<br />
nhất hàm dưới.<br />
- Các răng vĩnh viễn đã mọc đủ.<br />
Khớp cắn bình thường: Núm ngoài gần của<br />
- Chưa từng được điều trị chỉnh nha hoặc<br />
răng hàm lớn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh<br />
phục hình.<br />
ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm<br />
- Không có dị tật hoặc tiền sử chấn thương<br />
dưới, các răng trên cung hàm sắp xếp theo<br />
vùng hàm mặt.<br />
một đường cắn khớp đều đặn.<br />
2. Phương pháp<br />
Xác định hình dạng cung răng vĩnh viễn<br />
Khám lâm sàng, lấy khuôn hai hàm răng<br />
Hình dạng cung răng được xác định bằng<br />
bằng Alginate và đổ mẫu hai hàm răng bằng<br />
thước OrthoForm (của hãng 3M Unitek). Đặt<br />
thạch cao nha khoa.<br />
thước trên mặt phẳng cắn của mẫu hàm răng,<br />
Xác định phân loại khớp cắn: Mẫu hàm<br />
nếu hình dạng cung răng trùng hoặc song<br />
trên và hàm dưới được đặt ở khớp cắn trung<br />
song với hình dạng của đường cong vẽ trên<br />
tâm. Căn cứ vào tương quan giữa đỉnh núm<br />
thước thì hình dạng của cung răng là hình của<br />
ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm<br />
trên với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ đường cong trên thước. Để tránh sai số khi<br />
nhất hàm dưới để phân loại khớp cắn theo ghi nhận hình dạng cung răng, mỗi cung răng<br />
Angle [4]. được đánh giá bởi 2 người và mỗi người thực<br />
hiện ít nhất 3 lần.<br />
Khớp cắn sai loại I: Núm ngoài gần của<br />
răng hàm lớn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh 3. Đạo đức nghiên cứu<br />
ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm Các đối tượng nghiên cứu đều tự nguyện<br />
dưới nhưng đường cắn khớp không đúng. tham gia và được khám đánh giá tình trạng<br />
Khớp cắn sai loại II: Núm ngoài gần của răng miệng, tư vấn và hướng dẫn phương<br />
răng hàm lớn thứ nhất hàm trên ở về phía gần pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng. Thông<br />
so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ tin thu thập được chỉ sử dụng cho mục đích<br />
nhất hàm dưới. nghiên cứu.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
Bảng 1. Tỷ lệ các loại hình dạng cung răng<br />
<br />
Hình vuông Hình ô van Hình thuôn dài<br />
Giới Tổng<br />
n1 % n2 % n3 %<br />
Nam 154 28,52 83 15,37 44 8,15 281<br />
Nữ 144 26,67 78 14,44 37 6,85 259<br />
Tổng 298 55,19 161 29,81 81 15,00 540<br />
<br />
<br />
Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, cung răng có hình vuông chiếm tỷ lệ nhiều nhất (55,19%),<br />
<br />
<br />
40 TCNCYH 86 (1) - 2014<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
tiếp theo là cung răng có hình ô van và chiếm tỉ lệ ít nhất là cung răng hình thuôn dài (15,00%).<br />
Phân bố hình dạng cung răng ở hai giới khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05).<br />
<br />
Bảng 2. Tỷ lệ các dạng cung răng theo phân loại khớp cắn Angle<br />
<br />
Khớp cắn Sai khớp Sai khớp Sai khớp<br />
Hình dạng Tổng<br />
bình thường cắn I cắn II cắn III<br />
cung răng<br />
n1 % n2 % n3 % n4 %<br />
Hình vuông 17 3,15 205 37,96 11 2,04 65 12,04 298<br />
Hình ô van 34 6,30 104 19,26 13 2,41 10 1,85 161<br />
Hình thuôn dài 5 0,92 22 4,08 45 8,33 9 1,67 81<br />
Tổng 56 10,37 331 61,30 69 12,78 84 15,56 540<br />
<br />
<br />
- Khớp cắn bình thường đa số có dạng cung răng hình ô van.<br />
- Khớp cắn sai loại I chủ yếu là cung răng hình vuông và ô van.<br />
- Cung răng hình thuôn dài chiếm đa số ở dạng khớp cắn sai loại II, ở khớp cắn Angle III thì<br />
đa số là cung răng hình vuông.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 1. Phân bố hình dạng cung răng trong nhóm khớp cắn bình thường<br />
Khớp cắn bình thường có cả ba dạng cung răng, trong đó chiếm tỉ lệ nhiều nhất là cung răng<br />
hình ô van (60,71%) và ít nhất là cung răng hình thuôn dài (8,93%).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 2. Phân bố hình dạng cung răng theo loại sai khớp cắn<br />
<br />
TCNCYH 86 (1) - 2014 41<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
Ở các nhóm sai khớp cắn đều có cả ba Như vậy, có sự khác biệt về sự phân bố<br />
dạng cung răng với sự phân bố khác nhau: hình dạng cung răng giữa các nhóm người<br />
Cung răng hình vuông chiếm đa số ở nhóm thuộc chủng tộc khác nhau. Ở người da trắng<br />
khớp cắn sai loại I và khớp cắn sai loại III. thì tỷ lệ cung răng hình thuôn dài khá cao<br />
Cung răng hình ô van chiếm đa số ở nhóm (43,8%) trong khi ở nghiên cứu này, cung<br />
khớp cắn sai loại II. răng hình thuôn dài chiếm tỉ lệ thấp nhất<br />
(15,00%) [7].<br />
IV. BÀN LUẬN<br />
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy có<br />
Hình thái cung răng bao gồm hình dạng và mối liên quan giữa hình dạng cung răng với<br />
kích thước của cung răng. Việc phân tích kích phân loại khớp cắn Angle. Theo bảng 2, ở<br />
thước và hình dạng cung răng giúp đánh giá khớp cắn sai loại I, dạng cung răng hình<br />
hình thái cung răng và so sánh giữa các đối vuông chiếm 61,93%; còn ở sai khớp cắn loại<br />
tượng nghiên cứu. Đã có nhiều tác giả trong II thì đa số là cung răng dạng thuôn dài<br />
và ngoài nước nghiên cứu về hình thái cung (65,22%); trong nhóm sai khớp cắn loại III,<br />
răng vĩnh viễn cũng như những yếu tố liên dạng cung răng hình vuông chiếm đa số với<br />
quan. Trên thực tế lâm sàng, hình dạng cung 77,38%.<br />
răng rất đa dạng. Các tác giả đã có những<br />
Slaj (2010) cũng đã nhận thấy sự khác<br />
cách phân loại hình dạng cung răng khác<br />
nhau về kích thước của các dạng cung răng<br />
nhau. Engel chia cung răng người thành 9 loại<br />
và mối liên quan giữa hình dạng và kích thước<br />
hình dạng khác nhau, Raberin và cộng sự<br />
cung răng với các loại khớp cắn, tác giả này<br />
chia thành 5 loại [5; 6]. Trong nghiên cứu này,<br />
khuyên nên sử dụng dây cung có dạng hình<br />
hình dạng cung răng được chia thành ba loại<br />
vuông trong điều trị bệnh nhân có sai khớp<br />
là cung răng hình vuông, hình ô van và hình<br />
cắn loại III [8].<br />
thuôn dài nhằm đánh giá sự phân bố của ba<br />
loại cung răng này trong nhóm đối tượng Trong nhóm khớp cắn bình thường thì<br />
nghiên cứu. dạng cung răng chiếm đa số là hình ô van<br />
(60,71%), ngoài ra trong nhóm này cón có<br />
Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, người<br />
cung răng hình vuông (30,36%), còn dạng<br />
có dạng cung răng hình vuông chiếm tỷ lệ cao<br />
cung răng hình thuôn dài chiếm tỷ lệ khá thấp<br />
nhất (55,19%), tiếp theo là dạng cung răng<br />
(8,93%). Theo Paranhos, cung răng hình ô<br />
hình ô van (29,81%) và dạng cung răng hình<br />
thuôn dài chiếm tỉ lệ thấp nhất (15%). Sự phân van chiếm đa số trong nhóm khớp cắn bình<br />
bố của các dạng cung răng ở hai giới là tương thường (41%), tiếp theo là cung răng hình<br />
đương. Đối với người da trắng, tỷ lệ dạng vuông (39%) và dạng cung răng hình thuôn<br />
cung răng hình ô van và hình thuôn dài chiếm dài chiếm tỉ lệ thấp nhất (20%) [1].<br />
hơn 80% (cung răng hình ô van là 38,1%;<br />
V. KẾT LUẬN<br />
hình thuôn dài là 43,8%), trong khi tỷ lệ cung<br />
răng hình vuông và hình ô van trong nghiên Dạng cung răng hình vuông chiếm tỉ lệ cao<br />
cứu của chúng tôi chiếm 85%. Theo nghiên nhất, tiếp theo là dạng cung răng hình ô van<br />
cứu của Nojima và cộng sự thì hơn 80% và dạng cung răng hình thuôn dài chiếm tỉ lệ<br />
người Nhật có dạng cung răng hình vuông và thấp nhất. Sự phân bố của các dạng cung<br />
ô van [3]. răng ở hai giới là tương đương.<br />
<br />
<br />
42 TCNCYH 86 (1) - 2014<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
Có mối liên quan giữa hình dạng cung răng 3. Nojima K, McLaughlin RP, Isshiki Y,<br />
với phân loại khớp cắn Angle. Ở khớp cắn sai Sinclair PM (2001). A Comparative Study of<br />
loại I dạng cung răng hình vuông chiếm đa số, Caucasian and Japanese Mandibular Clinical<br />
sai khớp cắn loại II thì đa số là cung răng Arch Forms. Angle Orthod, 71, 195 - 200.<br />
thuôn dài, sai khớp cắn loại III thì chủ yếu là 4. Angle EH (1899). Classification of mal-<br />
cung răng hình vuông. occlusion. Dental Cosmos, 41, 248 - 264.<br />
5. Engel GA (1979). Preformed arch: reli-<br />
Lời cảm ơn<br />
ability of fit. Am J Orthod, 76, 497 - 504.<br />
Xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn tới Ban 6. Raberin M, Laumon B, Martin J, Brun-<br />
lãnh đạo Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt và các ner F (1993). Dimensions and form of dental<br />
đối tượng tham gia nghiên cứu đã tạo điều arches in subjects with normal occlusions, Am<br />
kiện và giúp đỡ cho nghiên cứu này được J Orthod Dentofac Orthop, 104, 67 - 72.<br />
triển khai và hoàn thành. 7. Felton JM, Sinclair PM, Jones DL,<br />
Alexander RG (1987). A computerized analy-<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
sis of the shape and stability of mandibular<br />
1. Paranhos LZ, Andrews WA, Jóias RP arch form. Am J Orthod Dentofacial Orthop,<br />
et al (2011). Dental arch morphology in nor- 92, 478 - 483.<br />
mal occlusions, Braz J Oral Sci, 10(1), 65 - 68. 8. Slaj M, Spaj S, Pavlin D (2010). Dental<br />
2. Little RM (1990). Stability and relapse of archforms in dentoalveolar Class I, II and III.<br />
dental arch alignment. Br J Orthod, 17, 235 - 241. Angle Orthod, 80, 919 - 924.<br />
<br />
<br />
Summary<br />
<br />
THE FREQUENCY DISTRIBUTIONS OF THE DENTAL ARCH FORMS<br />
The purpose of this study was to determine the frequency distributions of the dental arch forms<br />
in permanent dentition. The study included 281 males and 259 females aged from 18 to 25 years<br />
old. Clinical examinations were performed and their dental casts were analysed. The dental<br />
arches were classified into square, ovoid, and tapered forms to determine and compare the<br />
frequency distributions between the Angle classifications. The results showed that the frequency<br />
of square arch form was the highest, followed by ovoid and then by tapered arch forms. The arch<br />
forms is closely related to Angle classes. There were no differences in arch forms between the<br />
male and female groups.<br />
<br />
Keywords: dental arch form, occlusion<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TCNCYH 86 (1) - 2014 43<br />