Vật lý<br />
<br />
PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ THEO THỜI GIAN<br />
TRONG HOẠT CHẤT LASER RẮN<br />
Mai Văn Lưu*<br />
Tóm tắt: Laser rắn bơm liên tục (xung bơm dài) được nghiên cứu nhiều với mục<br />
đích tạo ra các xung laser có mật độ song suất lớn. Hiệu ứng nhiệt trong hoạt chất<br />
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất phát cũng như tính chất của chùm laser phát. Bài<br />
báo trình bày biểu thức nhiệt sinh ra trong hoạt chất laser rắn bơm xung, từ đó<br />
khảo sát quá trình sinh nhiệt theo thời gian.<br />
Từ khóa: Laser rắn, Biến đổi quang nhiệt.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Laser rắn bơm xung dài (dùng đèn flash, hay laser bán dẫn tần số lặp cao) đã được<br />
nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ và đời sống. Các laser<br />
rắn trươc đây được bơm bằng đèn flash và có cần làm lạnh để tránh hiệu ứng nhiệt làm<br />
mất ổn định cấu trúc chùm tia phát ra [1,2,3,4]. Hiệu ứng nhiệt trong hoạt chất laser rắn đã<br />
được nghiên cứu nhiều bằng thực nghiệm, bằng mô phỏng bán thực nghiệm[5,6]. Trong<br />
công trình trước đây sự phụ thuộc của biến đổi quang nhiệt vào các tham số xung bơm dọc<br />
đã được khảo sát [7]. Tuy nhiên các nghiên cứu trên chưa đề cập đến sự phụ thuộc của<br />
hiệu ứng nhiệt theo thời gian bơm, tức là sự thay đổi theo thời gian của phân bố nhiệt trên<br />
tiết diện ngang.<br />
Trong bài báo này chúng tôi dẫn lại biểu thức phân bố nhiệt trong hoạt chất trong điều<br />
kiện dừng. Từ đó khảo sát phân bố nhiệt trên tiết diện ngang tại các thời điểm khác nhau.<br />
2. PHÂN BỐ NHIỆT TRONG HOẠT CHẤT<br />
2.1. Điều kiện biên và điều kiện ban đầu của bài toán<br />
Xét thanh hoạt chất dạng hình trụ, bán kính r= a và chiều dài z=l. Ở hai đáy và mặt<br />
xung quanh được cách nhiệt với môi trường làm môi trường hoạt chất laser (hình 1).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Thanh hoạt chất.<br />
Phương trình truyền nhiệt phụ thuộc thời gian khi xung bơm có dạng [7] :<br />
T r , z, t 2 1 2 <br />
k 2 T r , z, t (1)<br />
t r r r z 2 <br />
trong đó, T x, y, z, t là trường nhiệt độ phụ thuộc vào bán kính hoạt chất r và thời gian t.<br />
Giả sử phương trình nhiệt độ T x, y, z, t thỏa mãn phương trình truyền nhiệt theo thời<br />
gian như phương trình (2.17) và nghiệm phải hữu hạn.<br />
Điều kiện biên:<br />
Điều kiện biên 1: T r a, z, t 0 (2)<br />
Điều kiện biên 2: T r , z l , t 0 (3)<br />
<br />
<br />
110 Mai Văn Lưu, “Phân bố nhiệt độ theo thời gian trong hoạt chất laser rắn.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Điều kiện ban đầu:<br />
Trường hợp ngừng bơm, nhiệt độ ban đầu (ở thời điểm t=0) của hoạt chất laser là [7]:<br />
E0 pumb (4)<br />
T r , z, t 0 1 g r, z a r, z <br />
c laser <br />
trong đó, E0 là tổng năng lượng của xung bơm (J), c là nhiệt dung riêng (Jcm-3K-1),<br />
pump là bước sóng bơm (nm), laser là bước sóng laser phát (nm), là hiệu suất (%),<br />
ar , z là hàm số mô tả sự hấp thụ nhiệt trong hoạt chất, g r , z là hàm số thỏa mãn điều<br />
kiện của hàm Gauss :<br />
<br />
<br />
2rg r, z drdz 1<br />
0 0<br />
(5)<br />
<br />
được xác định dưới dạng sau [7]:<br />
2 2 r 4 <br />
g r, z 2 3 / 2 exp 2 4<br />
(6)<br />
l p <br />
p <br />
<br />
trong đó, p là bán kính chùm bơm (cm), l là chiều dài của thanh hoạt chất (cm).<br />
Trường hợp ngừng bơm, lượng nhiệt giảm theo cấp số nhân thì hàm số mô tả sự hấp<br />
thụ nhiệt trong hoạt chất được xác định bởi :<br />
a r , z exp z (7)<br />
trong đó, là hệ số hấp thụ của hoạt chất.<br />
Thay phương trình (6) và phương trình (7) vào phương trình (4) thì phương trình mô tả<br />
nhiệt ban đầu ( ở thời điểm t=0) như sau:<br />
2 2 E0 pump r4 <br />
T r , z , t 0 1 exp 2 exp z (8)<br />
cl p2 3 / 2 laser p4 <br />
<br />
2.2. Phương trình phân bố nhiệt độ theo thời gian<br />
Phương trình (1) có nghiệm là hàm có ba biến số độc lập nên hàm T x, y, z, t có thể<br />
tách thành tích của ba hàm:<br />
T r , z , t R r Z z T t (9)<br />
với R r , Z z , T t tương ứng là các hàm chỉ phụ thuộc vào từng biến số độc lập tương<br />
ứng r,z,t. Sau khi thay phương trình (9) vào phương trình (1) chúng ta nhận được:<br />
1 <br />
Rr Z z T ' t k R " r Z z T t R ' r Z z T t Rr Z " z T t (10)<br />
r <br />
Chia hai vế phương trình (10) cho kR r T t thì phương trình (10) có dạng sau [9]:<br />
R " r 1 R ' r T ' t Z " z <br />
2 (11)<br />
R r r R r kT t Z z <br />
Phương trình (11) có thể tách thành hai phương trình sau:<br />
Z " z 2 Z z 0 (12)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 111<br />
Vật lý<br />
<br />
R " r 1 R ' r T ' t <br />
2 (13)<br />
R r r R r kT t <br />
Nghiệm phương trình (12) như sau:<br />
Z z A sin z B cos z (14)<br />
Giả sử trên thanh hoạt chất có nhiệt độ thích hợp, bỏ qua sự thất thoát nhiệt ra bên<br />
ngoài thanh hoạt chất và để cho cách nhiệt với môi trường ngoài chỉ giử lại hàm cosin do<br />
đó phương trình (14) được viết lại:<br />
Z z B cosz (15)<br />
Thực hiện chuyển vế ở phương trình (13) và đưa vào hệ số 2 sẽ có dạng:<br />
R " r 1 R ' r T ' t <br />
2 2 (16)<br />
R r r R r kT t <br />
Phương trình (16) có hai phương trình lần lượt là:<br />
<br />
T ' t k 2 2 T t 0 (17)<br />
và phương trình còn lại có dạng:<br />
R " r 1 R ' r <br />
2 (18)<br />
R r r R r <br />
Phương trình (17) có nghiệm:<br />
<br />
T t C exp k 2 2<br />
t (19)<br />
Thực hiện chuyển vế phương trình (18) có dạng [9]:<br />
R " r 1 R ' r <br />
2 0 (20)<br />
R r r R r <br />
Bằng cách đặt x r khi đó phương trình (20) trở thành:<br />
1 '<br />
R " x R x Rx 0 (21)<br />
x<br />
Phương trình (21) có dạng của phương trình Bessel. Khi v=n=0, phương trình (21) có<br />
nghiệm:<br />
Rx C1 J 0 x C 2Y0 x (22)<br />
Thay x r vào phương trình (22) như sau:<br />
Rr C1 J 0 r C 2Y0 r (23)<br />
Do điều kiện của hàm Neuman cấp n nên Y0 0 mà nhiệt độ hữu hạn. Đặt<br />
C 2 0 nên phương trình (23) được viết lại :<br />
Rr C1 J 0 r (24)<br />
Áp dụng điều kiện biên 1: T r a, z, t 0 .<br />
R( a ) 0 (25)<br />
Từ hai phương trình (24) và (25), suy ra [2]:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
112 Mai Văn Lưu, “Phân bố nhiệt độ theo thời gian trong hoạt chất laser rắn.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
n<br />
Ra C1 J 0 a 0 J 0 a 0 a n n , với n là hệ số<br />
a<br />
của hàm Bessel và n là số nguyên lấy giá trị n=1,2,3…<br />
Thay n vào phương trình (24) có dạng sau:<br />
<br />
<br />
Rn r C1 J 0 r n (26)<br />
a <br />
Áp dụng điều kiện biên 2: T r , z l , t 0<br />
Z (l ) 0 (27)<br />
Kết hợp hai phương trình (15) và phương trình (27) như sau:<br />
m<br />
Z l B cosl 0 cosl 0 l m m với m<br />
2 2l l<br />
là số nguyên lấy giá trị m = 0,1,2,3…<br />
Thay m vào phương trình (27) như sau:<br />
<br />
z mz mz <br />
Z m z Bm cos Bm sin (28)<br />
2l l l <br />
Từ giá trị của Z m z ở phương trình (28) để thanh hoạt chất cách nhiệt đối với môi<br />
mz<br />
trường ngoài chỉ giữ lại cosin, bằng cách thay giá trị m của phương trình (28)<br />
l<br />
trở lại vào phương trình (15) như sau:<br />
mz mz <br />
Z m z Bm cos Bm cos (29)<br />
l l <br />
Kết hợp hai phương trình (26) và phương trình (29), mối quan hệ với phương trình (19)<br />
về giá trị riêng của n và m và thay giá trị riêng n và m vào phương trình (19) chúng<br />
ta nhận được :<br />
n2 m 2 2 <br />
Tnm C nm exp k 2 2 t (30)<br />
l <br />
a<br />
Thay các phương trình (26), phương trình (29) và phương trình (30) vào phương trình<br />
(9), nghiệm riêng của phương trình (1) thỏa mãn điều kiện biên là [10]:<br />
mz 2 m 2 2 <br />
Tnm ( r , z , t ) Anm J 0 r n cos exp k n2 2 t (31)<br />
a l a l <br />
với Anm C1 Bm C nm . Dựa vào tính chất tuyến tính, nghiệm của bài toán là tổng vô hạn<br />
của các nghiệm riêng Tnm (r , z , t ) [10]:<br />
<br />
mz 2 m 2 2 <br />
T r , z , t Anm J 0 r n cos exp k n2 2 t (32)<br />
n 1 m 0 a l a l <br />
Cho phương trình (32) thỏa mãn điều kiện ban đầu ở phương trình (12) như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 113<br />
Vật lý<br />
<br />
mz <br />
T r , z, t 0 Anm J 0 r n cos (33)<br />
n 1 m 0 a l <br />
n <br />
Nhân hai vế của phương trình (33) với J 0 r rồi thực hiện lấy tích phân hai vế<br />
a <br />
trên toàn miền 0 r a , đồng thời chú ý đến tính trực giao của hàm Bessel [7]:<br />
a<br />
mz 2 <br />
Anm cos 2 2 T r, z, t 0J 0 r n rdr (34)<br />
m 0 l a J 1 n 0 a <br />
mz <br />
Nhân hai vế của phương trình (34) với cos rồi lấy tích phân hai vế trên toàn<br />
l <br />
miền 0 z l , hệ số Anm là:<br />
l a<br />
4 m z n <br />
Anm cos T r , z , t 0 J 0 r rdrdz (35)<br />
la J 1 n 0<br />
2 2<br />
l 0 a <br />
Thay T r , z, t 0 ở phương trình (12) vào phương trình (35) có dạng sau:<br />
a<br />
8 2 E0 pump 1 n r4 <br />
Anm 1 J r exp 2 4 rdr <br />
c l 2 p2 3/2 laser a 2 J12 n 0 0 a <br />
p (36)<br />
l<br />
m z <br />
cos exp z dz<br />
0 l <br />
1<br />
Thay phương trình (36) vào phương trình (32), chú ý khi m=0 lấy giá trị Anm , ta<br />
2<br />
nhận được :<br />
a<br />
<br />
8 2E0 pumb 1 n r4 <br />
T r, z, t 1 J r exp 2 rdr <br />
n1 m1 cl 2p2 3/2 laser a2 J12 n 0 0 a p4 <br />
(37)<br />
l<br />
m z n <br />
m z n2 m2 2 <br />
cos exp 0 <br />
z dzJ r cos exp k 2 2 t <br />
0 l a l a l <br />
Phương trình (37) là phương trình phân bố nhiệt độ theo thời gian trong hoạt chất laser rắn.<br />
2.3. Khảo sát phân bố nhiệt độ xuyên tâm theo thời gian<br />
Các giá trị của cấp số nhân theo tổng các giá trị của n ở phương trình (37) bao gồm giá<br />
trị a đó là giá trị lớn nhất của r. Vì vậy, nó là giá trị tách ra r thành phần của T r , z , t <br />
trong phương trình (37) để có sự phân bố nhiệt độ xuyên tâm theo thời gian trong hoạt<br />
chất laser như phương trình [7] :<br />
<br />
n n2 <br />
Tr r , t Bn J 0 r exp k 2 t (38)<br />
n 1 a a <br />
trong đó, Bn là hệ số mở rộng có giá trị như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
114 Mai Văn Lưu, “Phân bố nhiệt độ theo thời gian trong hoạt chất laser rắn.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
a<br />
4 2 E0 pumb 1 r4 <br />
Bn 1 J r exp 2 4 rdr<br />
c l p2 3/2 laser a 2 J12 n 0 0 a <br />
(39)<br />
<br />
p <br />
<br />
Từ phương trình phân bố nhiệt độ xuyên tâm theo thời gian trong hoạt chất laser rắn,<br />
chọn các thông số của laser Ti:Sapphire với chiều dài của thanh hoạt chất l=1cm năng<br />
lượng của xung bơm E0 =0,7J bán kính thanh hoạt chất a=0,36cm, bán kính mặt thắt<br />
chùm tia p 0,28cm bước sóng bơm pump 532nm, bước sóng laser phát laser 800nm<br />
nhiệt dung riêng c 3,1Jcm3K-1 hệ số truyền nhiệt 0,33wcm-1K-1, ban đầu của laser<br />
Ti :Sapphire ở nhiệt độ phòng và hiệu suất 0,64 [7]. Sử dụng phần mềm Maple, phân<br />
bố nhiệt độ trong hoạt chất laser tại các thời điểm khác nhau theo bán kính xuyên tâm của<br />
thanh hoạt chất laser rắn Ti:Sapphire được thể hiện như hình 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b) (d) (e)<br />
(c)<br />
<br />
Hình 2. Phân bố nhiệt độ xuyên tâm trong hoạt chất tại các thời điểm:<br />
t=0,011s (đen,a), t=0,015s (xanh blue,b), t=0,022s (xanh green,c),<br />
t=0,04s (vàng,d), t=0,07s (đỏ,e) với pump 532 nm, p 0,28cm.<br />
Từ đồ thị ta thấy, nhiệt độ ở trục thanh hoạt chất laser là lớn nhất và nhiệt độ giảm dần<br />
từ tâm ra biên theo bán kính thanh hoạt. Điều này là hoàn toàn phù hợp bởi hệ laser bơm<br />
dọc sử dụng nguồn bơm là laser có phân bố Gauss (năng lượng cực đại tại đỉnh - tâm của<br />
phân bố). Cũng từ hình 2, trong suốt quá trình hoạt động của laser, nhiệt độ trên tiết diện<br />
ngang của hoạt chất tăng theo thời gian, điều này được giải thích như sau:<br />
Trong hình 3, một chu kỳ hoạt động laser gồm hai chu kỳ nhỏ: chu kỳ bơm và chu kỳ<br />
làm lạnh (khi đèn bơm dừng).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 115<br />
Vật lý<br />
<br />
T [K]<br />
Tb3<br />
Tb2<br />
T4<br />
Tb1 T3<br />
<br />
T2<br />
T1<br />
<br />
<br />
<br />
tbđ t1 t2 t3 t4 t5 t6<br />
Hình 3. Quá trình sinh nhiệt trong hoạt chất [2].<br />
Ở thời điểm ban đầu (tbđ) nhiệt độ của hoạt chất là T1 (nhiệt độ ban đầu). Trong chu kỳ<br />
bơm thứ nhất: tb = t1 – tbđ, nhiệt độ sẽ tăng lên đến Tb1. Sau khi dừng bơm, tức là trong chu<br />
kỳ làm lạnh, tll= t2 –t1, nhiệt độ giảm xuống T2. Bắt đầu chu kỳ bơm thứ hai: tại thời điểm<br />
t2, chu kỳ làm việc thứ nhất kết thúc, bắt đầu chu kỳ thứ hai, tức là bơm quang học hoạt<br />
động trở lại, nhiệt độ lại tăng lên Tb2, dừng bơm cho đến khi chu kỳ hai kết thúc thì nhiệt<br />
độ giảm xuống còn T3 (T3 > T2, nghĩa là nhiệt độ thanh hoạt tăng lên). Như vậy ta thấy,<br />
theo thời gian làm việc thì nhiệt độ của hoạt chất laser sẽ tăng lên. Quá trình này lặp lại<br />
nhiều lần cho đến một thời điểm, trạng thái nhiệt ổn định, dạng và giá trị trường nhiệt ổn<br />
định. Đây gọi là trạng thái tựa ổn định trường nhiệt trong hoạt chất [2].<br />
Để thấy được ảnh hưởng của bán kính mặt thắt chùm bơm đến mức độ tăng nhiệt trong<br />
thanh hoạt chất, chúng tôi khảo sát phân bố nhiệt độ xuyên tâm khi bán kính mặt thắt<br />
chùm bơm p 0,2 cm, kết quả như hình 4.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Phân bố nhiệt độ xuyên tâm trong hoạt chất tại các thời điểm:<br />
t=0,011s (đen), t=0,015s (xanh blue), t=0,022s (xanh green), t=0,04s (vàng), t=0,07s<br />
(đỏ) với pump 532 nm, p 0,2cm.<br />
Chúng ta thấy, khi bán kính mặt thắt chùm bơm giảm thì nhiệt độ trong thanh hoạt chất<br />
sẽ tăng lên nhiều hơn (nhiệt độ tăng gần 21,50C khi p 0,28cm - hình 2 và tăng gần<br />
22,50C khi p 0,2cm - hình 4). Điều này là hoàn toàn hợp lý vì khi bán kính mặt thắt<br />
chùm bơm nhỏ thì năng lượng chùm tia sẽ tập trung, dẫn đến nhiệt độ trong hoạt chất laser<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
116 Mai Văn Lưu, “Phân bố nhiệt độ theo thời gian trong hoạt chất laser rắn.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
rắn tăng nhiều hơn. Thay đổi bước sóng laser bơm, pump 694 nm thì phân bố nhiệt độ<br />
trong hoạt chất laser rắn được thể hiện như hình 5.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Phân bố nhiệt độ xuyên tâm trong hoạt chất tại các thời điểm:<br />
t=0,011s (đen), t=0,015s (xanh blue), t=0,022s (xanh green), t=0,04s (vàng), t=0,07s<br />
(đỏ) với pump 694 nm, p 0,28cm.<br />
Từ đồ thị ta thấy, mức độ tăng nhiệt độ trong thanh hoạt chất laser sẽ giảm khi sử dụng<br />
laser bơm có bước sóng lớn hơn (nhiệt độ tăng gần 21,50C khi pump 532 nm - hình 2 và tăng<br />
hơn 20,90 C khi pump 694 nm - hình 5). Điều này là phù hợp vì bước sóng tăng thì năng<br />
lượng của chùm tia giảm, trong cùng một điều kiện thì dẫn đến nhiệt độ của hoạt chất giảm.<br />
3. KẾT LUẬN<br />
Trong quá trình hoạt động của laser, nhiệt độ thanh hoạt chất tăng lên do năng lượng dư<br />
thừa không tham gia vào quá trình hấp thụ cưỡng bức để tạo ra laser mà năng lượng này<br />
làm sinh nhiệt trong hoạt chất laser. Từ phương trình truyền nhiệt theo thời gian trong hoạt<br />
chất laser rắn chúng tôi dẫn ra phương trình phân bố nhiệt độ xuyên tâm theo thời gian. Sử<br />
dụng phương pháp đồ thị bằng phần mềm Maple, chúng tôi khảo sát phân bố nhiệt độ<br />
xuyên tâm ở những thời điểm khác nhau trong hoạt chất laser rắn Ti:Sapphire để thấy<br />
được mức độ tăng nhiệt cũng như phân bố nhiệt độ theo bán kính thanh hoạt ở những thời<br />
điểm cụ thể. Mặc dù nhiệt độ thanh hoạt tăng lên là không nhiều, nhưng do phân bố không<br />
đều trong thanh sẽ dẫn đến hiện tượng gradient nhiệt, đây là nguyên nhân xuất hiện nhiều<br />
hiệu ứng nhiệt mà kết quả là ảnh hưởng không tốt đến quá trình làm việc của laser.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Mai Văn Lưu, “Ảnh hưởng của chùm laser xung Gauss lên quá trình quang phân<br />
bố của môi trường bị kích thích”, Luận án Tiến sĩ Vật lí, Đại học Vinh, 2010.<br />
[2]. Hồ Quang Quý, “Vật lý laser và ứng dụng”, NXB KHKT, Hà Nội, 2013.<br />
[3]. P. V. Thinh, L. N. Anh, L. V. Đại, “Mô phỏng phân bố năng lượng hấp thụ trong<br />
thanh hoạt chất laser rắn bơm bằng đèn flash sử dụng phần mềm ZEMAX,”<br />
NCKHCNQS, Số Đặc san VLKT’13, 08-2013, 29-33.<br />
[4]. P. V. Thịnh, L. N. Anh, L. V. Đại, “Sử dụng phương pháp chùm tia thử xác<br />
định các đặc trưng của thấu kính nhiệt trong thanh hoạt chất laser rắn bơm<br />
bằng đèn flash,” NCKHCNQS, Số Đặc san VLKT’13, 08-2013, 29-33.<br />
[5]. Weihua Guan, “High-Power Single-Frequency Fiber Laser”, PhD Thesis,<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 117<br />
Vật lý<br />
<br />
University of Rochester Rochester,New York, 2009.<br />
[6]. Alexander J. Boyland, Jayanta K. Sahu, Seunghwan Chung, Johan Nilsson, and<br />
David N. Payne, “Multi-kilowatt Single-mode Ytterbium-doped Large-core Fiber<br />
Laser,” Journal of the Optical Society of Korea Vol. 13, No. 4, 2009, pp. 416-<br />
422, DOI: 10.3807/JOSK.2009.13.4.416.<br />
[7]. H. Nadagran and Sabaian, “Pulsed pump: Thermal efects in solid lasers under<br />
super-Gaussian pulses”, Jourmal of physics, Vol. 67, No. 6, December 2006,<br />
pp. 1119-1128.<br />
[8]. Paulo André, Ana Rocha, Fátima Domingues and Margarida Facão, “Thermal<br />
Effects in Optical Fibres, Developments in Heat Transfer”, Dr. Marco Aurelio<br />
Dos Santos Bernardes (Ed.), ISBN: 978-953-307-569-3, In Tech, 2011<br />
[9]. N. N. Khanh, “Các bài giảng về phương trình Vật lý”, Toán, NXB Đại học Quốc<br />
gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 2003.<br />
[10]. Đinh Xuân Khoa, Nguyễn Huy Bằng, “Toán cho Vật lý”, Vinh 2003.<br />
ABSTRACT<br />
TEMPORAL DISTRIBUTION OF TEMPERATURE IN LASER ROD<br />
CW laser (using pump long pulse) has been investigating to design the powerful<br />
laser beam. The thermal effect in laser rod influence on generation efficiency and<br />
qualities of laser beam. In this paper, the expression of temperature in laser rod is<br />
divided and the temporal distribution of temperature in laser rod is investigated and<br />
discussed.<br />
Keywords: Solid laser, Optothermal transfer.<br />
<br />
Nhận ngày 28 tháng 10 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 15 tháng 11 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 22 tháng 02 năm 2016<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: Trường Đại học Vinh;<br />
*<br />
Email: mailuudhv@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
118 Mai Văn Lưu, “Phân bố nhiệt độ theo thời gian trong hoạt chất laser rắn.”<br />