Đặng Kim Vui và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
101(01): 29 - 33<br />
<br />
PHÂN CẤP VÙNG THÍCH NGHI DINH DƯỠNG<br />
MỘT SỐ LOÀI CHIM LỘI NƯỚC<br />
TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH<br />
Đặng Kim Vui, Hoàng Văn Hùng*, Vũ Thị Kim Hảo<br />
Trường Đại học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy tỉnh Nam Định là điểm Ramsar ven biển độc đáo của Việt<br />
Nam. Nơi đây có hệ sinh thái cửa sông ven biển rất quan trọng cả về mặt sinh thái và kinh tế- xã<br />
hội. Khu vực rừng ngập mặn ven cửa Ba Lạt này có diện tích hơn 7.100 ha, là điểm dừng chân của<br />
các loài chim di trú quốc tế nằm trong sách đỏ quốc tế. Kết quả nghiên cứu từ năm 2007 đến năm<br />
2010 cho thấy số lượng các loài chim lội nước biến động không lớn, tuy nhiên từ năm 2010 đến<br />
nay số lượng đang có chiều hướng giảm mạnh, đặc biệt là Rẽ mỏ thìa (Eurynorhynchus pygmeus)<br />
đã không còn thấy xuất hiện tại Vườn. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự suy giảm số lượng của các loài<br />
chim tại vườn như quai đê lấn biển, vây vùng nuôi tôm v.v. Qua khảo sát 14 kiểu sinh cảnh đặc<br />
trưng tại VQG Xuân Thủy cho thấy có 2 sinh cảnh chính được các loài chim sinh sống kiếm ăn là:<br />
Sinh cảnh đầm tôm, phù sa glay bồi lắng. Tại 55 điểm dinh dưỡng được nghiên cứu bằng hệ thống<br />
định vị toàn cầu GPS kết hợp với dữ liệu thông tin địa lý GIS thu được kết quả: Cò lạo Ấn Độ:<br />
2/15 điểm thích nghi chiếm 13,33%, Mòng bể mỏ ngắn: 1/10 điểm rất thích nghi chiếm 10%, Cò<br />
thìa: 4/17 điểm rất thích nghi chiếm 23,53%. Từ kết quả trên cho thấy vấn đề bảo tồn những vùng<br />
sinh sống của các loài chim lội nước tại VQG Xuân Thủy đặc biệt quan trọng và cần có các biện<br />
pháp hiệu quả để gìn giữ hệ sinh thái quý giá này.<br />
Từ khóa: Chim lội nước, Đất ngập nước, GIS, Vùng thích nghi, Vườn quốc gia Xuân Thủy.<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy là một<br />
vùng bãi bồi ngập nước rộng lớn nằm ở phía<br />
nam cửa Sông Hồng; bao gồm một phần cồn<br />
Ngạn (ở phía ngoài đê Vành Lược), toàn bộ<br />
cồn Lu và cồn Xanh thuộc huyện Giao Thuỷ,<br />
tỉnh Nam Định (Nguyễn Viết Cách, 2011).<br />
VQG Xuân Thuỷ nằm trong vùng khí hậu<br />
nhiệt đới gió mùa. Địa hình tự nhiên được<br />
kiến tạo bởi quy luật bồi lắng phù sa của vùng<br />
cửa sông ven biển. Các bãi sa bồi rộng lớn<br />
nằm xen kẽ với các dòng sông tạo nên cảnh<br />
quan tự nhiên đặc thù của khu vực. Vật liệu<br />
cấu thành nên các cồn bãi bao gồm cả sét lẫn<br />
cát, đã định hình nên các đầm lầy (là nơi sinh<br />
trưởng của rừng ngập mặn, cũng là nơi ăn<br />
nghỉ của những loài chim nước và chim di<br />
trú) (Hoàng Văn Hùng et al., 2012).<br />
Hàng năm, cứ đến dịp đông từ tháng 11, 12<br />
năm trước đến tháng 3, 4 năm sau, vào mùa<br />
chim di cư, hàng chục ngàn con chim nước đã<br />
dừng chân nghỉ ngơi, trú đông, kiếm mồi tích<br />
luỹ năng lượng cho cuộc hành trình dài từ<br />
*<br />
<br />
Tel: 0989 372386, Email: hvhungtn74@yahoo.com<br />
<br />
Xibêri, Trung Quốc, Triều Tiên xuống<br />
Australia và theo hướng ngược lại (Đặng Kim<br />
Vui et al., 2013). Vào thời điểm đông nhất, có<br />
từ 30.000 - 40.000 con chim các loại dừng<br />
chân nghỉ ngơi, trú đông (Anita Pedersen,<br />
Nguyễn Huy Thắng, 1996).<br />
Các hoạt động nuôi trồng thủy sản không bền<br />
vững là mối đe dọa phá đi các bãi bùn ngập<br />
triều, dẫn đến mất đi sinh cảnh của loài chim.<br />
Xây dựng các đập chắn nước hoặc tàn phá<br />
rừng ngập mặn cũng gây ảnh hưởng đến tốc<br />
độ bồi lấn ở vùng đồng bằng và làm ảnh<br />
hưởng đến loài chim di cư (Lee et al., 1995).<br />
Tại VQG Xuân Thủy, các loài chim lội nước<br />
sống tập trung tại các khu vực: bãi Trong, cồn<br />
Ngạn, cồn Lu và cồn Xanh. Tại đây có dạng<br />
sinh cảnh phù sa glay bồi lắng. Đất chủ yếu là<br />
phù sa và các sản phẩm lắng đọng được đưa<br />
từ đất liền tới. Tầng đất dày, lầy thụt và màu<br />
mỡ tạo điều kiện cho các sinh vật phù du phát<br />
triển mạnh (Đặng Kim Vui et al., 2013). Khu<br />
vực này tập trung nhiều loài thực vật nổi và<br />
nhiều loài động vật thuỷ sinh sống phù du.<br />
Ngoài ra, đây cũng chính là nơi các loài thuỷ<br />
sản phát triển mạnh như ngao (vạng), các loài<br />
29<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đặng Kim Vui và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
cua, cáy, dạm, các loài cá v.v. Đó là nguồn<br />
thức ăn vô tận của các loài chim nước. Hầu<br />
hết các các loài chim nước di cư tới đây vì dạng<br />
sinh cảnh này (Hoàng Văn Hùng et al., 2012).<br />
Nghiên cứu tiến hành đánh giá 4 loài có mặt<br />
tại VQG Xuân Thủy: Rẽ mỏ thìa, cò thìa, cò<br />
lao Ấn Độ, mòng bể mỏ ngắn, đại diện cho 4<br />
mức độ phân cấp của IUCN.<br />
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Vật liệu nghiên cứu<br />
- Dung cụ bao gồm ống têlêcốp, ống nhòm<br />
cầm tay, phiếu điều tra, Máy GPS Trimble<br />
Juno SB, máy ảnh Canon SX30IS.<br />
- Sử dụng ảnh viễn thám SPOT- 4 (2010) đưa<br />
các dữ liệu bổ sung vào GIS. Số hóa các lớp<br />
thông tin từ các bản đồ nền bằng phần mềm<br />
Envi 4.5, kết hợp các dữ liệu thu thập được tại<br />
các điểm GPS xây dựng cơ sở dữ liệu và bản<br />
đồ phân vùng sinh thái dựa trên các tiêu chí<br />
thực, phần mềm Arcgis 9.3.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thời gian tiến hành nghiên cứu:<br />
- Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng<br />
9/2012 đến 1/2013 (đây là thời gian các loài<br />
chim lội nước di cư về VQG trú đông). Có 02<br />
nhóm nghiên cứu khoa học giúp triển khai<br />
thực hiện đề tài.<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
Thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp: kết quả điều<br />
tra khảo sát, theo chu kì 1 tháng 2 lần tại các<br />
địa điểm xác định. Các báo cáo, các niên<br />
giám thống kê, báo chí, truyền hình, internet<br />
và các nghiên cứu trước đây và xử lý bằng<br />
phần mềm Microsoft Excel.<br />
Phương pháp nghiên cứu thực địa<br />
Các số liệu đánh giá được nhóm nghiên cứu<br />
điều tra tại VQG Xuân Thủy theo ba tuyến<br />
đại diện cho tất cả các sinh cảnh mà chim<br />
kiếm ăn và trú ngự gồm:<br />
+ Tuyến 1: Cầu vọp - Cống K1 - Cống K4 chòi quan sát Cồn Ngạn - Đuôi Cồn Ngạn Cầu Trắng - Cầu K4 - Cầu vọp.<br />
+ Tuyến 2: Cống Khai Sinh - Cống Cai Đề Cồn Lu Giao Xuân.<br />
+ Tuyến 3: Cầu Vọp - Sông Vọp - Sông Hồng<br />
- Của Ba Lạt - Cồn Lu (Nứt) - Cồn Xanh<br />
<br />
101(01): 29 - 33<br />
<br />
Phương pháp chấm điểm<br />
Mỗi điểm được chấm dựa trên sự tổ hợp các<br />
nhóm đặc trưng cho từng đối tượng. Những<br />
đặc trưng đó đã được mã hóa và cho điểm dựa<br />
vào các tiêu chí thực đã điều tra thực địa.<br />
Quy trình thành lập bản đồ phân cấp<br />
vùng thích nghi dinh dưỡng một số loài<br />
chim lội nước<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đánh giá số lượng các loài chim lội nước<br />
tại VQG Xuân Thủy<br />
<br />
Hình 1: Biểu đồ thệ hiện số lượng một số loài<br />
chim lội nước tại VQG Xuân Thủy<br />
<br />
Qua biểu đồ ta thấy các loài chim lội nước có<br />
xu thế giảm dần số lượng qua các năm, đặc<br />
biệt là những năm gần đây. Năm 2007-2008<br />
số lượng Rẽ mỏ thìa đếm được tại VQG Xuân<br />
Thủy là 2 cá thể, Cò thìa là 49 cá thể, Mòng<br />
bể mỏ ngắn là 34 cá thể, Cò lạo Ấn Độ là 17<br />
cá thể. Đến năm 2012-2013 số lượng các loài<br />
giảm mạnh. Đặc biệt là Rẽ mỏ thìa – loài rất<br />
nguy cấp nằm trong sách đỏ, không còn thấy<br />
xuất hiện tại Vườn vào những năm gần đây.<br />
Số lượng cò thìa năm 2012 -2013 giảm 13 cá<br />
thể so với năm 2007-2008, tuy nhiên nếu so<br />
với năm 2011-2012 thì số lượng Cò thìa tăng<br />
12 cá thể. Mòng bể mỏ ngắn, số lượng giảm<br />
mạnh trong 7 năm trở lại đây. Năm 20072008 ,đếm được tại VQG Xuân Thủy là 34 cá<br />
<br />
30<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đặng Kim Vui và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
thể thì đến năm 2012-2013 số lượng chỉ còn 5<br />
cá thể, giảm 14,7% và Cò lạo Ấn Độ loài đặc<br />
trưng cho các loài chim lội nước sắp bị đe dọa<br />
số lượng giảm 10 cá thể. Điều này chứng<br />
minh được rằng số lượng các loài chim lội<br />
nước tại VQG Xuân Thủy đang bị giảm mạnh<br />
và cần phải có biện pháp bảo tồn phù hợp để<br />
những mùa đông năm sau các loài chim quý<br />
hiếm về di trú tại VQG nhiều hơn.<br />
Các sinh cảnh sống chính của các loài chim<br />
tại VQG Xuân Thủy<br />
Ở hầu hết các sinh cảnh của VQG đều có các<br />
loài chim sinh sống và kiếm ăn, đó đều là các<br />
sinh cảnh đặc trưng của vùng ven biển châu<br />
thổ Sông Hồng (Hoàng Văn Hùng, Nguyễn<br />
Thanh Hải, 2012). Qua nghiên cứu tại VQG<br />
Xuân Thủy có một số sinh cảnh tiêu biểu sau:<br />
Sinh cảnh đầm tôm: Thực vật trong đầm tôm<br />
chủ yếu là Sú (Aegiceras Comiculata), Lau<br />
(Saccharum spontaneum), Sậy (Phramites<br />
vallatoris) và các loài Cói (Cypeus spp). Độ<br />
che phủ trên các đầm tôm thường chỉ đạt<br />
khoảng 30%. Trên bờ đầm là nơi đa dạng nhất<br />
về thành phần loài thực vật trong VQG, gồm<br />
3 loài cây gỗ như Giá, Tra làm chiếu, Đẻn<br />
biển (Vitex trifolia).<br />
Sinh cảnh đầm tôm là nơi kiếm ăn và làm tổ<br />
của nhiều loài chim trong khu vực, trong đó<br />
các loài quý hiếm sinh sống ở vùng này là: Cò<br />
lạo Ấn độ, Choắt lớn mỏ vàng, vịt đầu đen<br />
v.v. và đặc biệt là loài Cò thìa thường xuyên<br />
xuất hiện kiếm ăn trên sinh cảnh này.<br />
Sinh cảnh phù sa lầy bồi lắng: tập trung ở cửa<br />
sông Ba Lạt và các Bãi vạng ở phía Nam Cồn<br />
Lu. Dạng đất chủ yếu của sinh cảnh này là<br />
phù sa và các sản phẩm lắng đọng được đưa<br />
từ đất liền tới tạo nên tầng đất dày, lầy thụt và<br />
màu mỡ tạo điều kiện cho các sinh vật phù du<br />
phát triển mạnh. Ở đây không có các loài thực<br />
vật bậc cao, nhưng lại tập trung nhiều loài<br />
thực vật nổi và nhiều loài động vật thuỷ sinh<br />
sống phù du khác. Hầu hết các loài chim nước<br />
di cư tới đây vì dạng sinh cảnh phù sa lầy bồi<br />
lắng, phải khẳng định rằng nếu không có sinh<br />
cảnh này thì một số loài chim di cư sẽ không<br />
tồn tại (Hoàng Văn Hùng, Nguyễn Thanh Hải,<br />
2012). Một số loài chim nước thường xuyên<br />
xuất hiện kiếm ăn ở đây như: Cò thìa, Rẽ mỏ<br />
<br />
101(01): 29 - 33<br />
<br />
thìa, Mòng bể mỏ ngắn, Choắt mỏ cong lớn,<br />
Choắt chân màng lớn và Bồ nông chân xám.<br />
Các yếu tố ảnh hưởng tới lối sinh sống của<br />
các loài chim lội nước<br />
Thay đổi sinh cảnh sống: VQG Xuân Thủy<br />
được phân làm bốn khu là Bãi trong, cồn<br />
Ngạn, cồn Lu và cồn Xanh. Các hoạt động<br />
quai đê lấn biển mở rộng đất nông nghiệp làm<br />
mất sinh cảnh sống của các loài chim lội<br />
nước, các bãi kiếm ăn bị thu hẹp lại đồng nghĩa<br />
với việc làm mất nơi cư trú cho các loài chim.<br />
Hoạt động nuôi trồng thủy sản: hoạt động<br />
“quây vùng nuôi tôm” kèm theo chặt phá<br />
rừng ngập mặn làm mất sinh cảnh sống của<br />
các loài chim. Những hoạt động này làm phá<br />
vỡ quan hệ sinh thái trong vùng, làm chết<br />
rừng ngập mặn như chặt phá Trang, Sú làm<br />
ảnh hưởng đến sự phát triển tiếp theo của Ô<br />
Rô, Bần Chua (Đỗ Quang Trung, 2005). Do<br />
đó cũng phần nào làm mất nơi trú ngụ và<br />
kiếm ăn của các loài chim quý hiếm.<br />
Hoạt động săn bắt trái phép: Tại VQG Xuân<br />
Thủy hiện tượng săn bắt trộm các loài chim<br />
vẫn còn diễn ra như dùng lưới, súng, bẫy v.v.<br />
để bán thu lợi nhuận. Sở dĩ như vậy là do<br />
VQG khá rộng, mạng lưới nhân viên của<br />
vườn còn mỏng và ý thức của người dân về<br />
bảo vệ các loài chim quý còn hạn chế. Các<br />
hoạt động này thường vào ban đêm thường<br />
khó phát hiện, nên khó phát hiện và ngăn<br />
chặn kịp thời các hành vi săn bắt trái phép.<br />
Thiên tai: Phía đông khu vực VQG Xuân<br />
Thủy giáp biển và phía bắc giáp của sông Ba<br />
Lạt của sông Hồng, cho nên khi bão lũ sảy ra<br />
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ các loài<br />
sinh sống trong VQG, tối ngày 28/10/2012<br />
cơn bão số 8 đổ bộ vào khu vực VQG Xuân<br />
Thủy gây thiệt hại lớn về của cải và môi<br />
trường. Toàn bộ cồn Lu và côn Ngạn bão làm<br />
đổ gẫy cây cối, ô nhiễm tầng đất mặt. Một số<br />
khu dinh dưỡng chính của các loài chim lội<br />
nước đã bị biến đổi rất xấu gây ảnh hưởng lớn<br />
đến lối sinh sống của các loài.<br />
Ứng dụng GIS và GPS xây dựng bản đồ<br />
điểm, phân vùng sinh cảnh sống cho các<br />
loài chim lội nước tại VQG Xuân Thủy<br />
Ảnh vệ tinh Spot- 4 năm 2010 được giải đoán<br />
và nắn về theo bản đồ nền khu vực VQG<br />
31<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đặng Kim Vui và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Xuân Thuỷ được số hoá thành các lớp bản đồ<br />
bằng phần mềm Envi 4.5.<br />
<br />
Hình 2: Giải đoán hiện trạng<br />
khu vực VQG Xuân Thuỷ<br />
<br />
Sau khi tách triết được 19 lớp thông tin về<br />
VQG Xuân Thủy như: đường mép nước, ranh<br />
giới bãi cát, thực vật, dân cư v.v. Tiến hành<br />
chồng ghép các lớp chiết suất từ ảnh trên<br />
phần mềm Arcgis 9.3.<br />
<br />
Hình 3: Hiện trạng các lớp thông tin<br />
VQG Xuân Thủy<br />
<br />
Kết hợp những dữ liệu nghiên cứu, tổng hợp<br />
có được từ thực địa, ta tiến hành chồng ghép<br />
các lớp dữ liệu các loài chim lôi nước, sau đó<br />
thành lập bản đồ phân cấp thích nghi dinh<br />
dưỡng một số loài chim lội nước tại VQG<br />
Xuân Thủy.<br />
<br />
101(01): 29 - 33<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
VQG Xuân Thủy là một điểm quan trọng<br />
trong chuyến di cư trú Đông của các loài<br />
chim quý hiếm trong đó có các loài chim lội<br />
nước. Số lượng các loài chim lội nước hàng<br />
năm về Vườn đang có chiều hướng giảm mạnh<br />
trong vòng 6 năm qua. Đặc biệt Rẽ mỏ thìa 3<br />
năm trở lại đây không có cá thể nào về lại Vườn<br />
trú đông.<br />
Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đã làm biến đổi<br />
sinh cảnh sống của các loài chim lội nước tại<br />
VQG Xuân Thủy (Phạm Văn Vi, 2009). Đặc<br />
biệt sức ép con người đang làm cho sinh cảnh<br />
sống của các loài chim quý bị thu hẹp.<br />
Qua khảo sát 14 kiểu sinh cảnh đặc trưng tại<br />
VQG Xuân Thủy cho thấy có 2 sinh cảnh<br />
chính được các loài chim sinh sống kiếm ăn<br />
là: Sinh cảnh đầm tôm, phù sa glay bồi lắng.<br />
Tại 55 điểm dinh dưỡng của một số loài chim<br />
lội nước tại VQG Xuân Thủy bằng hệ thống<br />
định vị toàn cầu GPS kết hợp với dữ liệu thông<br />
tin địa lý GIS ta thu được kết quả: Rẽ mỏ thìa:<br />
2/5 điểm rất thích nghi chiếm 40%, 1/5<br />
điểm thích nghi chiếm 20%, 1/5 điểm thiếu<br />
thích nghi chiếm 20%, 1/5 điểm không nghi<br />
chiếm 20%. Cò lạo Ấn Độ: 2/15 điểm rất<br />
thích nghi chiếm 13,33%, 6/15 điểm thích<br />
nghi chiếm 40%, 3/15 điểm thiếu thích nghi<br />
chiếm 20%, 4/15 điểm không thích nghi<br />
chiếm 26,67%. Mòng bể mỏ ngắn: 1/10 điểm<br />
rất thích nghi chiếm 10%, 7/10 điểm thích<br />
nghi chiếm 70%, 1/10 điểm thiếu nghi chiếm<br />
10%, 1/10 điểm không thích nghi chiếm 10%.<br />
Cò thìa: 4/17 điểm rất thích nghi chiếm<br />
23,53%, 7/17 điểm thích nghi chiếm 41,18%,<br />
4/17 điểm thích nghi chiếm 23,53%, 2/17<br />
điểm thích nghi chiếm 11,76%.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Hình 4: Bản đồ phân cấp vùng thích nghi dinh<br />
dưỡng một số loài chim lội nước<br />
tại Vườn quốc gia Xuân Thủy<br />
<br />
[1]. Nguyễn Viết Cách (2011), Quản lý hoạt<br />
động khai thác nuôi trồng thủy hải sản trong<br />
khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy. Vườn quốc<br />
gia Xuân Thủy.<br />
[2]. Hoàng Văn Hùng, Nguyễn Thanh Hải,<br />
Nguyễn Thị Lành (2012), Đánh giá bảo tồn đa<br />
dạng sinh học một số loài quý hiếm tại Vườn quốc<br />
gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định, Tạp chí Khoa học và<br />
Công nghệ Đại học Thái Nguyên. 97(09): 135-140.<br />
[3]. Đỗ Quang Trung (2005), Kế hoạch quản lý<br />
<br />
32<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đặng Kim Vui và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Vườn Quốc Gia Xuân Thủy 2005-2010 và định<br />
hướng đến 2020.<br />
[4]. Phạm Văn Vi (2009), Ảnh hưởng của một số<br />
yếu tố khí tượng tới các quá trình thủy lực vùng<br />
cửa sông Hồng – Thái Bình, Tạp chí Khoa học Đại<br />
học Quốc gia Hà Nội. 1: 25-15.<br />
[5]. Đặng Kim Vui, Hoàng Văn Hùng, Hồ Thanh<br />
Tuấn (2013), Nghiên cứu điều kiện sinh cảnh sống<br />
loài Cò thìa (Platalea Minor) tại Vườn quốc gia<br />
<br />
101(01): 29 - 33<br />
<br />
Xuân Thủy, tỉnh Nam Định, Tạp chí Nông nghiệp<br />
và Phát triển Nông thôn. 1: 13-20.<br />
[6]. Anita Pedersen và Nguyễn Huy Thắng,<br />
(1996). Bảo tồn các vùng đất ngập nước ven biển<br />
chủ yếu ở vùng châu thổ sông Hồng. Viện Điều tra<br />
Quy hoạch Rừng.<br />
[7]. Pei-Fen Lee, Jia-En Sheu, Bor-Wen Tsai<br />
(1995), “Wintering habitat characteristics of<br />
Black-faced Spoonbill (Platelea minor) at Chi-Ku,<br />
Taiwan”. Acta Zoologica Taiwanica 6(1): 67-78.<br />
<br />
SUMMARY<br />
DECENTRALIZATION ADAPTIVE NUTRITION AREA OF SOME WADING<br />
BIRDS IN XUAN THUY NATIONAL PARK IN NAM DINH PROVINCE<br />
Dang Kim Vui, Hoang Van Hung*, Vu Thi Kim Hao<br />
College of Agriculture and Forestry - TNU<br />
<br />
Xuan Thuy National Park in Nam Dinh province is the unique coastal Ramsar of Vietnam. It has<br />
coastal estuarine ecosystems are important both ecologically and socio-economic. Mangrove areas<br />
along the border Ba Lat covers an area of over 7,100 hectares, is the destination of the<br />
international migratory birds in the International Red Book. Research results from 2007 to 2010<br />
shows that the number of wading birds variation is not large, but since 2010 the number has tended<br />
to decline, particularly Eurynorhynchus pygmeus was no longer seen to appear in the garden. The<br />
factors affecting the decline in the number of birds in the garden as encroachment to the sea, so<br />
farming shrimp ect. The survey featured 14 habitat types at Xuan Thuy National Park shows two<br />
main habitat for birds live and foraging are: shrimp habitat, silt sediment Glay. At 55 point of<br />
nutrients were determined by a global positioning system GPS combined with geographic<br />
information system GIS obtained result: Mycteria leucocephala 2/15 point adaptive 13.33%, Larus<br />
saundersi: 1/10 point very adaptive 10%, Platalea minor: 4/17 point very adaptive accounting for<br />
23.53%. From the above results show that problem of conservation areas inhabited of wading birds<br />
in Xuan Thuy National Park is particularly important and needed effective measures to preserve<br />
this precious ecosystem.<br />
Keywords: Wading birds, Wetland, GIS, Adapted area, Xuan Thuy National Park<br />
<br />
Ngày nhận bài:28/2/2013, ngày phản biện: 05/3/2013, ngày duyệt đăng:26/3/2013<br />
*<br />
<br />
Tel: 0989 372386, Email: hvhungtn74@yahoo.com<br />
<br />
33<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />