PHẢN HỒI CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐẾN CÚ SỐC <br />
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ: BẰNG <br />
CHỨNG TẠI NHIỀU QUỐC GIA<br />
TÓM LƯỢC<br />
Mô hình Structural Var được dùng để điều tra những ảnh hưởng của <br />
cú sốc chính sách tài khóa và tiền tệ đến hoạt động của thị trường chứng <br />
khoán ở Đức, Anh và Mỹ. Nhiều nghiên cứu quan trọng trong thời gian vừa <br />
qua tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và hoạt động <br />
trên thị trường chứng khoán , chỉ một vài bài nghiên cứu về ảnh hưởng của <br />
chính sách tài khóa lên thị trường chứng khoán . Thậm chí nếu có, cũng có <br />
một vài bài nghiên cứu về tác động của hai chính sách taì khóa và tiền tệ đến <br />
thị trường chứng khoán khi cả hai chính sách này có sự tương tác. Nghiên <br />
cứu này nhắm mục đích lấp đầy thiếu sót này. Kết quả nghiên cứu chúng tôi <br />
thấy rằng cả hai chính sách đều có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán <br />
thông qua các kênh gián tiếp lẫn trực tiếp. Điều quan trọng hơn, chúng tôi có <br />
bằng chứng về sự tương tác giữa hai chính sách này là rất quan trọng trong <br />
việc giải thích sự phát triển của thì trường chứng khoán. Như vậy, các nhà <br />
đầu tư và các nhà phân tích mà đang cố gắng tìm hiểu mối quan hệ giữa <br />
chính sách kinh tế vĩ mô và hoạt động của thị trường chứng khoán thì nên <br />
xem xét song song hai chính sách này với nhau thay vì tách rời chúng.<br />
GIỚI THIỆU:<br />
Nghiên cứu này nhằm xem xét ảnh hưởng chính sách tiền tệ và tài <br />
khóa đến thị trường chứng khoán ở Anh, Mỹ, và Đức. Chính sách tiền tệ <br />
không nên tách rời chính sách tài khóa, và ngược lại, vì theo như các lập <br />
trường cá nhân, và sự tác động qua lại giữa chúng đóng vai trò quan trọng <br />
trong nền kinh tế và do đó, chúng cũng ảnh hưởng đến hoạt động của thị <br />
trường chứng khoán, đây là vấn đề mà chúng ta đang tranh cãi. Mặc dù <br />
nhiều nghiên cứu trong thời gian qua đều tập trung vào mối quan hệ giữa <br />
chính sách tiền tệ và hoạt động thị trường chứng khoán (xem thêm , <br />
Bjornland and Leitemo, 2009;<br />
Conover et al., 1999; Fama and French, 1989; Gali and Gertler, 2007;<br />
Gertler and Gilchrist, 1993; Jensen and Johnson, 1995; Patelis, 1997;<br />
Thorbecke, 1997), chỉ một vài trong số đó tìm ra những tác động của chính <br />
sách tài khóa lên thị trường chứng khoán (xem, ví dụ, Afonso and Sousa, <br />
2011, 2012; Agnello and Sousa, 2010; Darrat, 1988; Jansen et al., 2008). Ngoài <br />
ra, chúng ta cũng biết một ít về những tác động của chính sách tiền tệ và tài <br />
khóa đến thị trường chứng khoán khi hai chính sách này tương tác với nhau <br />
(Jansen et al., 2008). Mục đích của nghiên cứu là nhằm lấp đi những thiếu <br />
sót này.<br />
Các cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ đang nỗ lực để duy trì mức <br />
lạm phát thấp chủ yếu tác động lên tỷ lệ lãi suất của nền kinh tế. Một khi <br />
điều này thiết lập, nó gây ra tranh cãi rằng những lập trường về chính sách <br />
tiền tệ có thể gây ảnh hưởng đến sự hoàn lại trên thị trường chứng khoán <br />
qua 5 kênh , cụ thể, (i)kênh lãi suất, (ii) kênh tín đụng, (iii) Hiệu ứng của <br />
cải, (iv) kênh tỷ giá hối đoái và (v) kênh tiền tệ.<br />
Mặt khác, những lập trường vê chính sách tài khóa cũng có thể ảnh <br />
hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán. Chính sách tài khóa mà <br />
được dùng trong trường phái kinh tế học Keynes có thể hỗ trợ đường tổng <br />
cầu, thúc đẩy nền kinh tế và đưa giá chứng khoán có tiềm năng cao hơn. <br />
Trái lại, giả thuyết kinh tế cổ điển tập trung vào hiệu ứng chèn lấn của thị <br />
trường tài khóa đến các quỹ vay và các ngành sản xuất của nền kinh tế. Do <br />
đó, chính sách tài khóa có tiềm năng đưa giá chứng khoán xuống thấp hơn <br />
qua sự chén ép của hoạt động tư doanh. Ngòai ra từ quan điểm của Ricardo <br />
(Barro, 1974, 1979) chính sách tài khóa không có hiệu lực và vì thế nên cũng <br />
không có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. <br />
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, tài liệu trong lĩnh vực nghiên cứu này đã <br />
bỏ qua mối quan hệ phức tạp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ (Agnello <br />
and Sousa, 2010; Darrat, 1988). Xem xét các tác động của chính sách tài khóa <br />
và chính sách tiền tệ lên hoạt động thị trường chứng khoán chỉ là một nửa <br />
trong bức tranh toàn cảnh nền kinh tế mà thôi, trừ phi sự tương tác của hai <br />
chính sách này được xét đến. Sự tương tác này có thể hơi phức tạp vì có cả <br />
kênh gián tiếp và kênh trực tiếp qua đó chính sách tài khóa có tác động lên <br />
chính sách tiền tệ và ngược lại. Ví dụ, chính sách tài khóa có lẽ tương tác <br />
qua lại với chính sách tiền tê thông qua (i) ảnh hưởng do hạn chế ngân sách <br />
liên ngân hàng chính phủ với chính sách tiền tệ và (ii) ảnh hưởng của chính <br />
sách tài khóa lên các biến số tiền tệ như lạm phát, lãi suát và tỷ giá hối đoái.<br />
Về vấn đề này, những đóng góp chính của bài nghiên cứu đến tài liệu <br />
hiện có có thể được mô tả một cách ngắn gọn. Trước tiên, chúng ta xét đến <br />
vai trò của cả chính sách tài khóa và tiền tệ lên hoạt động của thị trường <br />
chứng khoán, xem xét tương tác giữa chúng, bằng cách sử dụng mô hình <br />
Structural Var. Thứ hai, chúng ta xác minh những đóng góp của thị trường tài <br />
khóa thực sự quan trọng và vậy nên nó có thể được xem xét song song với <br />
thị trường tiền tệ. Thứ ba, trái với những nghiên cứu trước đây, chúng ta <br />
cũng xem xét đến cú sốc nhu cầu toàn cầu, tính cả cú sốc ngoại sinh đến <br />
nền kinh tế đang được điều tra. Ngoài ra, chúng ta gộp cú sốc thu nhập và cú <br />
sốc về giá khi chúng ta xem xét những điều này như một điều gì đó quan <br />
trọng trong việc nắm bắt toàn bộ những biến động của cả hai cơ chế của <br />
thị trường tài khóa và thị trường tiền tệ tác động đến thị trường chứng <br />
khoán.<br />
Tóm lại, kết quả chỉ ra rằng cả hai chính sách tiền tệ và tài khóa đều <br />
ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán ở những quốc gia <br />
đang được điều tra, bằng cả kênh gián tiếp và trực tiếp. Quan trọng hơn, <br />
mặc dù chúng ta có bằng chứng về sự tương tác giữa hai chính sách rất quan <br />
trọng trong việc giải thích về sự phát triển của thị trường chứng khoán.<br />
Phần cón lại của bài nghiên cứu được sắp xếp như sau: Phần 2 đánh <br />
giá tài liệu, Phầm 3 mô tả phương pháp và dữ liệu được dùng. Phần 4 trình <br />
bày những kết quả thực nghiệm của bài nghiên cứu và phần 5 kết luận <br />
phần nghiên cứu.<br />
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ<br />
Trong bài nghiên cứu này, chúng ta sử dụng mô hình Structural Var để <br />
xem xét những ảnh hưởng của cú sốc từ chính sách tài khóa cũng như chính <br />
sách tiền tệ đến hoạt động của thị trường chứng khoán ở Đức, Anh, và Mỹ. <br />
Việc sử dụng dữ liệu theo Qúy cho khoảng thời gian 1991:12010:4, chúng ta <br />
có bằng chứng cho thấy rằng cả chính sách tiền tệ và tài khóa đều ảnh <br />
hưởng đến thị trường chứng khoán, hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp. Mặc dù <br />
quan trọng hơn, chúng ta đã có bằng chứng về sự tương tác giữa hai chính <br />
sách với nhau đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải thích sự phá triển <br />
của thị trường chứng khóan. Cụ thể hơn, những lập trường cá nhân về các <br />
chính sách tài khóa và tiền tệ, cũng như sự tương tác của chúng, ảnh hưởng <br />
trực tiếp đến sự phát triển của thị trường chứng khoán Anh. Về ván đề ở <br />
Đức, chúng ta không tìm thấy những bằng chứng về sự tác động trực tiếp <br />
của chính sách tài khóa lên hoạt động của thị trường chứng khoán, mặc dù <br />
đã thấy được những tác động gián tiếp của nó thông qua kênh lãi suất. Mặt <br />
khác, nguồn cung tiền có ảnh hưởng tích cực đến chỉ số DAX 30, (không <br />
được lọc qua kênh lãi suất). Vì vậy, qua những gì thể hiện ở Đức cho thấy <br />
sự tương tác giữa chính sách tài khóa và lãi suất cũng góp phần quan trọng <br />
trong việc giải thích sự đổi mới trng chỉ số DAX 30. Cuối cùng, nguồn cung <br />
tiền ở Mỹ ảnh hưởng đến lãi suất, tác động tiêu cực đến thị trường chứng <br />
khoán. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones dường như không nhận bất <br />
kỳ tác động trực tiếp nào từ chính sách tài khóa. Tuy vậy, nó đã được chỉ ra <br />
rằng vẫn có một mối liên kết giữa chi tiêu tài khóa và cung tiền được thiết <br />
lập, chúng ta còn tranh cãi về việc liệu sự tương tác giữa các biến chính sách <br />
tiền tệ và tài khóa thì quan trọng trong việc lý giải những phát triển của thị <br />
trường chứng khoán Mỹ.<br />
Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự liên kết hai chính sách này lại với <br />
nhau trong cùng một mô hình, vì sự tương tác giữa chúng đóng góp quan <br />
trọng đến việc phân tích hành vi thị trường chứng khoán.<br />
Những kết quả này đưa ra những gợi ý quan trọng cho cả nhà đầu tư <br />
và những nhà phân tích khi mà họ đang cố gắng để hiểu mối quan hệ giữa <br />
các chính sách kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán, tốt hơn nên xem xét <br />
hai chính sách này song song với nhau thay vì tách rời chúng. <br />
Việc xác định những tác động của các chính sách đã được dự báo cũng <br />
như chưa được dự báo trên thị trường chứng khoán quốc gia, xét trong <br />
khuôn khổ của bài nghiên cứu, là một lĩnh vực hứa hẹn nhiều điều thú vị <br />
mở ra cho các nghiên cứu trong tương lai. Ngoài ra, các nghiên cứu chuyên <br />
sâu về sau cần có thực nghiệm cụ thể ở những quốc gia có các chế độ chính <br />
sách tiền tệ khác nhau rõ rệt (ví dụ: các quốc gia có tỷ giá hối đoái nhắm vào <br />
ngân hàng trung ương)<br />