Lê Thị Phương Hoa<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
133(03)/1: 95 - 99<br />
<br />
PHẢN HỒI TỪ SINH VIÊN VỚI CÔNG TÁC TỰ BỒI DƯỠNG PHÁT TRIỂN<br />
NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN SƯ PHẠM<br />
Lê Thị Phương Hoa*<br />
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Vấn đề lấy ý kiến phản hồi từ người học đã và đang được nhiều trường đại học thực hiện, trong đó<br />
có các trường Đại học sư phạm. Kết quả phản hồi từ người học tạo thêm kênh thông tin giúp giảng<br />
viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy, nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân trong việc thực<br />
hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường; góp phần tăng cường tinh thần trách nhiệm của sinh viên đối<br />
với quyền lợi, nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân; tạo điều kiện để sinh viên được phản ánh<br />
tâm tư, nguyện vọng, được thể hiện chính kiến về hoạt động giảng dạy của giảng viên, đề xuất<br />
mong muốn, nguyện vọng và những yêu cầu đối với nhà trường cũng như đối với từng giảng viên<br />
để đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập. Bài viết đề cập tới một khía cạnh khác của vấn đề đó là: hiệu<br />
quả của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên với công tác tự bồi dưỡng phát triển năng lực nghề<br />
nghiệp của giảng viên thông qua kết quả nghiên cứu trên 317 giảng viên các khoa và 80 sinh viên<br />
của trường Đại học Sư phạm-ĐHTN và khối sư phạm trường Đại học Hùng Vương Phú Thọ.<br />
Từ khóa: Năng lực, năng lực nghề nghiệp, phát triển năng lực nghề nghiệp, đánh giá, giảng viên.<br />
<br />
Thực trạng của việc lấy ý kiến phản hồi từ<br />
sinh viên*<br />
Chủ trương lấy ý kiến phản hồi từ người học<br />
về hoạt động giảng dạy của giảng viên được<br />
Bộ Giáo dục- Đào tạọ chỉ đạo từ năm học<br />
2009- 2010 trên cơ sở kết quả triển khai thí<br />
điểm tại một số trường đại học từ năm học<br />
2008- 2009. Mục đích của hoạt động này<br />
được Bộ Giáo dục- Đào tạo xác định là:1/<br />
Góp phần thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ<br />
sở giáo dục đại học; xây dựng đội ngũ giảng<br />
viên có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề<br />
nghiệp và trình độ chuyên môn cao, phương<br />
pháp và phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện<br />
đại; 2/ Tạo thêm kênh thông tin giúp giảng<br />
viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy; nâng<br />
cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên<br />
trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của cơ<br />
sở giáo dục đại học; 3/ Tăng cường tinh thần<br />
trách nhiệm của người học với quyền lợi,<br />
nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân; tạo<br />
điều kiện để người học được phản ánh tâm tư,<br />
nguyện vọng, được thể hiện chính kiến về<br />
hoạt động giảng dạy của giảng viên; 4/ Nhà<br />
quản lí có kế hoạch cải tiến nâng cao chất<br />
lượng Đào tạo và chất lượng đội ngũ giáo<br />
viên. [2].<br />
*<br />
<br />
Tel: 0986 167716<br />
<br />
Phương thức đào tạo theo tín chỉ đã đặt ra cho<br />
người giảng viên ĐHSP những yêu cầu mới<br />
cả về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư<br />
phạm. Để giúp giảng viên có thể nhìn nhận về<br />
năng lực của bản thân một cách rõ ràng, các<br />
trưường sư phạm đã áp dụng nhiều “kênh”<br />
khác nhau trong đánh giá năng lực giảng viên,<br />
trong đó có một “kênh” được nhiều giảng<br />
viên quan tâm: Đánh giá năng lực giảng viên<br />
thông qua phiếu phản hồi của sinh viên.<br />
Cách thức tiến hành việc lấy ý kiến phản hồi<br />
của sinh viên<br />
Việc tiến hành lấy ý kiến phản hồi từ sinh<br />
viên cần phải có lộ trình. Những ý kiến phản<br />
hồi của sinh viên sẽ là kênh tham khảo cần<br />
thiết, góp phần giúp giảng viên nâng cao chất<br />
lượng giảng dạy, đồng thời giúp sinh viên<br />
phát huy tính dân chủ, tự chủ. Phiếu đánh giá<br />
được xây dựng một cách khoa học,với các<br />
tiêu chí rõ ràng. Nội dung đánh giá chú trọng<br />
vào kiến thức, phương thức truyền giảng và<br />
đạo đức giảng viên trong quan hệ thày – trò.<br />
Nhà trường gửi bản câu hỏi đến sinh viên<br />
trong đó ghi rõ tên giảng viên được sinh viên<br />
đánh giá, sinh viên điền ý kiến của mình vào<br />
phiếu theo các nội dung phiếu yêu cầu. Số<br />
phiếu sau khi đã được sinh viên điền ý kiến sẽ<br />
được nhà trường tổng hợp và xử lí số liệu.<br />
95<br />
<br />
Lê Thị Phương Hoa<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Các ý kiến sinh viên nhận xét, đóng góp sẽ<br />
được tổng hợp lại, đề rõ số ý kiến và số liệu<br />
% theo các tiêu chí và lấy thang đánh giá là<br />
các mức Tốt- Khá- Trung bình và Yếu sau đó<br />
gửi về khoa cho mỗi giảng viên (phiếu được<br />
để trong từng phong bì và dán kín). Giảng<br />
viên có thể xem đó như một kênh thông tin để<br />
tự bồi dưỡng, hoàn thiện mình. Với nhà<br />
trường, đây cũng là một kênh tham khảo<br />
trong việc xem xét, đánh giá giảng viên. Sau<br />
mỗi đợt phản hồi ý kiến của sinh viên về<br />
giảng viên, Trường yêu cầu thủ trưởng đơn vị<br />
cần báo cáo kế hoạch khắc phục những tồn tại<br />
về kết quả phản hồi của sinh viên với Ban<br />
Giám hiệu, Ban giám hiệu có kế hoạch theo<br />
dõi từng cá nhân và tập thể.<br />
Như vậy, có thể thấy xét về qui trình, phương<br />
pháp này hoàn toàn đảm bảo tính khách quan<br />
và khoa học. Sinh viên cảm thấy bản thân họ<br />
được tôn trọng và được dịp thẳng thắn bày tỏ<br />
quan điểm của mình. Qua trò chuyện, chúng<br />
tôi nhận thấy đa số sinh viên đều ủng hộ việc<br />
làm này, họ cùng có chung quan điểm: Phiếu<br />
không yêu cầu điền tên nên họ không thấy bị áp<br />
lực khi đưa ra nhận xét về thầy cô (76%). Do<br />
đó, họ dám nói thật hơn dù sẽ có những lời nhận<br />
xét thật sẽ làm một số thầy cô không vui.<br />
Cũng tìm hiểu về vấn đề này, qua khảo sát ý<br />
kiến của giảng viên với câu hỏi: “Theo thầy/<br />
cô việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên có<br />
đảm bảo được tính khách quan trong đánh giá<br />
năng lực giảng viên không? Thầy cô có ủng<br />
hộ việc làm này không”, kết quả thu được như<br />
sau: 42% số ý kiến cho rằng việc lấy ý kiến<br />
của sinh viên là khách quan và ủng hộ, 45%<br />
số ý kiến cho là không hoàn toàn khách quan<br />
và 13% số ý kiến cho rằng việc làm này<br />
không khách quan và hoàn toàn phản đối. Lí<br />
do các giảng viên đưa ra là: Việc sinh viên<br />
đánh giá giảng viên là không phù hợp với<br />
truyền thống tôn sư trọng đạo của Việt Nam<br />
(28,7%); Việc làm này có thể là cái cớ để<br />
những hiện tượng tiêu cực, những thái độ bất<br />
kính của sinh viên với thày sẽ có dịp được cổ<br />
súy và lây lan (42,1%); Đây có thể là dịp để<br />
những sinh viên học hành chưa tốt, bị điểm<br />
96<br />
<br />
133(03)/1: 95 - 99<br />
<br />
kém, bị phê bình, sẽ có cơ hội nói xấu, đổ lỗi<br />
cho thày cô nghiêm khắc (51,8%); Một số<br />
sinh viên không quan tâm tới việc đánh giá<br />
nhận xét giảng viên do đó có thể họ sẽ coi việc<br />
đánh dấu vào phiếu phản hồi là việc”làm cho<br />
xong”, không cần biết đúng hay sai (18%).<br />
Sự băn khoăn của các giảng viên không phải<br />
là không có căn cứ bởi có một số giảng viên<br />
cho rằng họ nhận được những ý kiến (có thể<br />
chỉ là 1 hoặc 2 ý kiến) nhận xét về những điều<br />
hoàn toàn không đúng. Để giúp các giảng<br />
viên giải tỏa những băn khoăn này nhà trường<br />
cũng đã đưa ra cách để đánh giá từng vấn đề<br />
theo số ý kiến như: Vấn đề nào chiếm từ 20 ý<br />
kiến đánh giá của sinh viên trở lên sẽ được<br />
coi là một hiện tượng cần lưu tâm.. Để việc<br />
lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên có chất lượng<br />
và khách quan, Ban chỉ đạo lấy ý kiến sinh<br />
viên đã định hướng cho các lớp và quán triệt<br />
các em quan điểm của trường: Việc lấy ý kiến<br />
sinh viên chứng tỏ sự tôn trọng của nhà<br />
trường đối với mong muốn và đánh giá của<br />
các em; Việc đóng góp ý kiến về giảng viên<br />
thực chất là văn hóa phê bình và tự phê bình,<br />
tất cả đều hướng tới một môi trường học tập<br />
văn hóa và dân chủ, sinh viên có thể khen<br />
ngợi và góp ý với thày cô một cách đúng mực<br />
và theo phương thức phù hợp. Nhà trường<br />
cũng lưu ý tác động đến nhận thức, trách<br />
nhiệm cũng như ý thức của người đánh giá<br />
(SV), tránh sự tác động của những yếu tố<br />
không tích cực bởi trong quá trình giảng dạy<br />
những giảng viên nghiêm khắc có thể không<br />
nhận được những đánh giá tích cực; tình trạng<br />
sinh viên thiếu trách nhiệm khi đưa ra nhận<br />
xét, coi đó như một việc “làm cho xong”.<br />
Thày và trò là 2 chủ thể trong quá trình dạy<br />
và học. Ở bậc ĐH sinh viên tự giác cao trong<br />
quá trình học, người thầy thường xuyên tổ<br />
chức thi, kiểm tra, đánh giá trò. Sinh viên có<br />
vai trò phản hồi nên thầy phải biết được đánh<br />
giá của trò về quá trình dạy, phong thái sư<br />
phạm... để nhìn nhận lại quá trình giảng dạy<br />
của mình, và có những điều chỉnh (nếu cần)<br />
nhằm nâng cao chất lượng bài giảng. Mặc dù<br />
<br />
Lê Thị Phương Hoa<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
chỉ là một kênh để tham khảo song nếu 70%<br />
sinh viên đánh giá không tốt về giảng viên thì<br />
bản thân giảng viên cần phải xem xét lại mình.<br />
Các nội dung được sinh viên đánh giá<br />
Việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên chủ<br />
yếu xoay quanh các vấn đề :1/Nội dung và<br />
phương pháp giảng dạy của giảng viên; 2/Tài<br />
liệu phục vụ giảng dạy, học tập và việc sử<br />
dụng phương tiện dạy học của giảng viên; 3/<br />
Trách nhiệm, sự nhiệt tình của giảng viên đối<br />
với người học và thời gian giảng dạy của<br />
giảng viên; 4/Khả năng của giảng viên trong<br />
việc khuyến khích sáng tạo, tư duy độc lập<br />
của người học trong quá trình học tập; 5/Sự<br />
công bằng của giảng viên trong kiểm tra đánh<br />
giá quá trình và kiểm tra đánh giá kết quả học<br />
tập của người học; 6/Năng lực của giảng viên<br />
trong tổ chức, hướng dẫn và tư vấn hoạt động<br />
học cho người học; 7/Tác phong sư phạm của<br />
giảng viên [1].<br />
Đánh giá của giảng viên và sinh viên về hiệu<br />
quả của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên<br />
Năng lực nghề nghiệp của người giảng viên<br />
có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc<br />
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.<br />
Người giảng viên có năng lực là người biết<br />
tạo ra uy tín đối với sinh viên. Do đó họ phải<br />
là người có phẩm chất chính trị - đạo đức<br />
trong sáng; có xu hướng nghề nghiệp sư<br />
phạm ổn định, bền vững; có kiến thức toàn<br />
diện; có năng lực sư phạm và trình độ chuyên<br />
môn nghiệp vụ…nhờ đó có sức mạnh cảm<br />
hoá lớn, thu hút, lôi kéo, định hướng và điều<br />
khiển hoạt động học của sinh viên. Trong<br />
<br />
133(03)/1: 95 - 99<br />
<br />
những năm gần đây, đại bộ phận đội ngũ<br />
giảng viên các trường đại học có uy tín cao,<br />
tạo được niềm tin đối với các thế hệ sinh viên.<br />
Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số ít giảng viên<br />
chưa tạo được niềm tin, thậm chí làm mất<br />
lòng tin đối với sinh viên. Có giảng viên chưa<br />
mẫu mực trong giao tiếp, ứng xử; có giảng<br />
viên vi phạm quy chế giáo dục - đào tạo; có<br />
giảng viên vi phạm luật pháp của Nhà nước;<br />
có giảng viên năng lực, trình độ hạn chế… Do<br />
đó, việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên dù<br />
chỉ với mục đích để tham khảo trong xem xét<br />
đánh giá năng lực giảng viên song không thể<br />
phủ nhận là việc làm này cũng đã mang lại<br />
những hiệu quả nhất định, giúp giảng viên có<br />
căn cứ để tham khảo, tự nhìn nhận lại bản<br />
thân để có kế hoạch tự bồi dưỡng hoàn thiện<br />
mình. So với thời điểm trước năm học 20082009 - thời điểm các trường bắt đầu thực hiện<br />
việc lấy ý kiến sinh viên, nhiều lĩnh vực đã<br />
được cải thiện đáng kể. Qua đánh giá kết quả<br />
thu được như sau:<br />
Qua trò chuyện, một số giảng viên trẻ đều có<br />
chung ý kiến: Mặc dù là người trực tiếp giảng<br />
dạy, khi "bị" sinh viên nhìn nhận không tốt,<br />
ban đầu cũng hơi khó chịu và buồn. Song<br />
phiếu góp ý của sinh viên sẽ giúp giảng viên<br />
trẻ có điều kiện nhìn lại mình và hoàn thiện<br />
để trở thành một giảng viên tốt, chuyên môn<br />
vững vàng. Nhờ ý kiến của học sinh và đồng<br />
nghiệp, các giảng viên đã khắc phục được<br />
tính không mạnh dạn, nói không hết ý từng<br />
mắc phải khi mới ra trường.<br />
<br />
Bảng 1: Hiệu quả của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Hiệu quả<br />
Giảng viên thực hiện giờ lên lớp nghiêm túc hơn<br />
Giảng viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học<br />
Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học<br />
Công bằng và khách quan và thận trọng hơn trong kiểm tra đánh giá<br />
Tích cực tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực<br />
do nhà trường tổ chức<br />
Không có thay đổi gì<br />
<br />
Số ý kiến<br />
205<br />
182<br />
157<br />
174<br />
95<br />
<br />
%<br />
64,7<br />
57,4<br />
49,5<br />
54,9<br />
29,9<br />
<br />
2<br />
<br />
0,6<br />
<br />
97<br />
<br />
Lê Thị Phương Hoa<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
133(03)/1: 95 - 99<br />
<br />
Bảng 2: Đánh giá của sinh viên về việc lấy ý kiến phản hồi<br />
STT<br />
<br />
Ý kiến của sinh viên<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
Họ thấy được tôn trọng<br />
Họ thấy vai trò của người học được nâng lên<br />
Sinh viên luôn mong muốn sự công bằng và việc làm này giúp họ thỏa<br />
mãn điều đó<br />
Đây là cơ hội để sinh viên bày tỏ mong muốn của mình một cách<br />
thẳng thắn nhất mà không bị áp lực.<br />
<br />
4<br />
<br />
Như vậy, đa số giảng viên đều cho rằng dù<br />
ủng hộ hay không ủng hộ việc lấy ý kiến phản<br />
hồi từ sinh viên, các giảng viên đều nhìn thấy<br />
một sự thay đổi từ sau khi nhà trường thực<br />
hiện việc này: Giảng viên thực hiện thời gian<br />
lên lớp nghiêm túc hơn, giảng viên tích cực<br />
đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng<br />
công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đặc biệt<br />
là việc kiểm tra đánh giá sinh viên được thực<br />
hiện đảm bảo tính công bằng và khách quan<br />
hơn như: Giảng viên phải trả bài kiểm tra<br />
trước khi kết thúc môn học một tuần để sinh<br />
viên có thể phản hồi nếu thấy việc đánh giá<br />
không đúng, giảng viên phải cung cấp chương<br />
trình môn học ngay từ buổi học đầu tiên để<br />
sinh viên có thể tự theo dõi tiến trình môn<br />
học... Tuy nhiên vẫn có 0,6% giảng viên cho<br />
rằng việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên<br />
không có ảnh hưởng gì đến giảng viên, con số<br />
này chiếm tỉ lệ rất nhỏ song đây cũng là một<br />
căn cứ để xem xét trong công tác tổ chức lấy<br />
ý kiến phản hồi của sinh viên và trong nhìn<br />
nhận, đánh giá giảng viên.<br />
Tìm hiểu sinh viên về việc có ủng hộ việc lấy<br />
ý kiến phản hồi của sinh viên hay không,<br />
100% sinh viên cho rằng họ ủng hộ việc làm<br />
này. Lí do họ đưa ra là:<br />
Khi được hỏi về việc: Liệu việc làm này có<br />
thể trở thành dịp để sinh viên đưa ra những<br />
nhận xét thiếu thiện chí đối với các giảng viên<br />
mà họ không thích không? Liệu sinh viên có<br />
bị giảng viên “trù dập” không? Đa số sinh<br />
viên đều cho rằng điều này có thể có song con<br />
số này rất ít bởi nếu sự nghiêm khắc của<br />
giảng viên là đúng, sự đánh giá của giảng<br />
viên là công bằng, công khai thì sinh viên vẫn<br />
<br />
98<br />
<br />
SYK<br />
n= 80<br />
46<br />
40<br />
47<br />
<br />
%<br />
57,5<br />
50<br />
58,8<br />
<br />
50<br />
<br />
100<br />
<br />
sẽ “tâm phục khẩu phục”. Việc” trù dập” sinh<br />
viên hoàn toàn không có vì việc lấy ý kiến<br />
phản hồi chỉ được triển khai với những môn<br />
học đã hoàn thành, đã tổ chức thi xong và đã<br />
công bố điểm.<br />
Kết luận<br />
Lấy ý kiến sinh viên về giảng viên là bước<br />
đầu tiên của quy trình đánh giá chất lượng<br />
đào tạo trong các trường đại học. Mặc dù chỉ<br />
là một cách để tham khảo trong công tác đánh<br />
giá năng lực nghề nghiệp giảng viên song<br />
không thể phủ nhận hiệu quả mà việc làm này<br />
đã mang lại đối với những thay đổi tích cực ở<br />
giảng viên. Thiết nghĩ hoạt động này nếu duy<br />
trì thường xuyên, quá trình xử lý kết quả đảm<br />
bảo tính khách quan, đúng mực sẽ giúp nhà<br />
trường có thêm thông tin tham khảo để đánh<br />
giá chính xác hơn chất lượng đào tạo của<br />
mình, có kế hoạch cải tiến nâng cao chất<br />
lượng Đào tạo và chất lượng đội ngũ giảng<br />
viên, củng cố thương hiệu để đáp ứng tốt hơn<br />
yêu cầu ngày càng tăng cao của xã hội.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Công văn số 1276/BGDĐT-NG ngày 20/2/2008<br />
của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tổ chức lấy ý<br />
kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy<br />
của<br />
giảng<br />
viên<br />
(http://www.hup.edu.vn/Content/tabid/55/nid/324/<br />
Default.aspx<br />
2. Nguyễn Bằng. Sinh viên đánh giá giảng viên:<br />
Đừng hiểu sai!<br />
(http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/200912/Sinhvien-danh-gia-giang-vien-Dunghieu-sai886914/)<br />
3. Trần Văn Tùng, (2012) “Chất lượng giảng viên<br />
và chất lượng đào tạo đại học Việt Nam”, tạp chí<br />
KHGD, số 83 tháng 8.<br />
<br />
Lê Thị Phương Hoa<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
133(03)/1: 95 - 99<br />
<br />
SUMMARY<br />
FEEDBACK FROM STUDENTS WITH THE SELF TRAINING DEVELOPMENT<br />
PROFESSIONAL COMPENTENCY OF PEDAGOGICAL TEACHERS<br />
Le Phuong Hoa*<br />
College of Education - TNU<br />
<br />
Getting feedback idea from students has been done many universities, including the University of<br />
Pedagogy. Results of getting feedback from learners create communication channels to help<br />
teachers adjust teaching, enhance the sense of responsibility of myself in implementing the<br />
training objectives of the school; contribute to strengthening the sense of responsibility of the<br />
student to the rights and obligations of learning, training of itself; create conditions for students to<br />
reflect the aspirations, political opinions expressed on teaching activities of the faculty, the<br />
proposed wishes, aspirations and requirements for schools as well as for each lecture members to<br />
better meet the learning needs. Article mentions another aspect: effecting of taking feedback from<br />
students with self and fostering development of professional competency of teachers through<br />
research results on 317 teachers and 80 students of Thái Nguyên university of education and the<br />
pedagogical faculty of Hung Vuong university, Phu Tho province.<br />
Key words: Compentency, professional compentency, developing professional competence,<br />
assessment, teacher.<br />
<br />
Ngày nhận bài:12/11/2014; Ngày phản biện:27/11/2014; Ngày duyệt đăng: 03/4/2015<br />
Phản biện khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Tính – Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN<br />
*<br />
<br />
Tel: 0986 167716<br />
<br />
99<br />
<br />