intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân lập nấm mối (Termitomyces microcarpus) và mối quan hệ di truyền

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Phân lập nấm mối (Termitomyces microcarpus) và mối quan hệ di truyền trình bày việc phân lập nấm mối (Termitomyces microcarpus) nhằm cung cấp giống phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như bảo vệ nguồn gen quý hiếm của loài nấm này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân lập nấm mối (Termitomyces microcarpus) và mối quan hệ di truyền

  1. Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4 doi: 10.15625/vap.2022.0152 PHÂN LẬP NẤM MỐI (Termitomyces microcarpus) VÀ MỐI QUAN HỆ DI RUYỀN Nguyễn Thị Ngọc Nhi 1*, Trần Nhân Dũng2 1 Trường Đại học Thủ Dầu Một, 2 Trường Đại học Cần Thơ * Email: nhintn@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Nấm mối (Termitomyces microcarpus) là loại nấm từ tự nhiên với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị rất thơm ngon. Trong nghiên cứu này, chủng nấm mối thuần khiết Termitomyces microcarpus từ quả thể nấm đã được phân lập trên môi trường: agar 15 g/L; glucose 10 g/L; cao nấm men 1g/L; KH2PO4 0,5 g/L; MgSO4.7H2O 0,5 g/L; (NH4)2SO4 0,5 g/L. Việc phân lập thành công giống nấm mối (Termitomyces microcarpus) đã góp phần vào việc chủ động nguồn cung cấp giống nấm mối trong điều kiện nguồn giống từ tự nhiên ngày càng khan hiếm, nhằm phục vụ cho công tác nhân giống, tạo ra sinh khối và làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo. Từ khoá: Định danh, mối quan hệ di truyền, nấm mối tua dua, phân lập. 1. MỞ ĐẦU Nấm mối (Termitomyces) là loại nấm được thiên nhiên ban tặng với giá trị dinh dưỡng rất cao và hương vị rất thơm ngon [1]. Nó chứa đầy đủ các acid amin không thay thế và khoáng chất với hàm lượng cao [2]. Trong nấm mối có nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, điều hòa miễn dịch, ức chế sự phát triển các khối u [3]. Termitomyces microcarpus giàu dinh dưỡng chứa 40 % protein và 55 % carbohydrat trọng lượng khô [4], đặc biệt nó có β-D-glucan có khả năng ức chế các tế bào ung thư [5]. Ở Tanzania, T. microcarpus được sử dụng để tăng cường hệ miễn dịch [6]. Ngoài ra, nó được sử dụng trong điều trị sốt, cảm lạnh và nhiễm trùng nấm, hỗ trợ điều trị ung thư [7, 8]. Nấm mối hiện nay chưa nuôi trồng được bằng phương pháp truyền thống như các loài nấm lớn khác mà nguồn cung cấp từ tự nhiên vẫn còn rất ít. Do vậy, việc phân lập nấm mối (Termitomyces microcarpus) vô cùng quan trọng nhằm cung cấp giống phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như bảo vệ nguồn gen quý hiếm của loài nấm này. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Vật liệu nghiên cứu: Mẫu nấm mối được thu hái tại xã An Linh, huyện Phú Giáo (vĩ độ: 11 33’16,93; kinh độ: 106o71’13,28) tỉnh Bình Dương. o Môi trường phân lập: agar 15 g/L; glucose 10 g/L; cao nấm men 1 g/L; KH2PO4 0,5 g/L; MgSO4.7H2O 0,5 g/L; (NH4)2SO4 0,5 g/L. Phương pháp phân lập: Quả thể nấm Mối thu từ tự nhiên, bảo quản trong các túi nylon có lỗ, đưa về phòng thí nghiệm để phân lập. Quả thể được rửa sạch bề mặt bằng nước cất vô trùng, lau cồn 70o, để khô tự nhiên, sau đó ngâm mẫu trong dung dịch javel 0,1 % trong 30 giây, lau khô, bổ đôi quả thể nấm trong buồng cấy vô trùng, dùng dao cắt mẫu mô nấm phía trong cấy lên các môi 235
  2. Nguyễn Thị Ngọc Nhi & Trần Nhân Dũng trường thạch vô trùng đã được chuẩn bị trước. Mẫu cấy được ủ trong tối ở nhiệt độ phòng (28 oC) và được kiểm tra mỗi ngày, đảm bảo không nhiễm các vi sinh vật khác. Phương pháp định loại: Giống nấm nghiên cứu được định danh dựa trên khóa định loại và các đặc điểm hình thái: Sử dụng khóa định loại của Mossebo và cs., (2009) [9]. Đây là khóa định loại đã được sửa đổi và bổ sung từ khóa định loại của Heim (1977) [10]; Pegler & Vanhaecke (1994) [11]. Dựa theo mô tả về hình dạng, màu sắc, kích thước của mũ nấm, cuống nấm, thân nấm, kích thước bào tử,… của Tibuhwa (2012b) [12], Karun & Sridhar (2013) [13], ngoài ra còn dựa trên cơ sở kết quả giải trình tự DNA. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả phân lập và định danh nấm mối (Termitomyces microcarpus) Tên địa phương: Nấm Mối mũ nhỏ, nấm Tua dua (Trịnh Tam Kiệt, 2011) [14], nấm Mối tí hon. Đặc điểm: Quả thể có cuống mảnh, mũ nấm mới đầu hình chuông, sau nở ra thành hình nón dẹp, mép bị nứt ra. Mép mũ thẳng và chia thùy khác nhau ở các cây nấm, không tuân theo quy luật nào. Mũ nấm màu trắng nhạt, ở đỉnh màu hơi đậm hơn các phần khác của cây nấm. Đường kính mũ nấm từ 0,4 - 1,9 cm, phiến nấm xếp xít, dày, khi nứt ra nhìn mép có dạng răng cưa không đều nhau, bào tử hình bầu dục. Nấm mối T. microcarpus mọc thành từng đám trên tổ mối (Hình 1). Phân bố: Việt Nam [14], Thái Lan [15], Ấn Độ [16], Pháp [16], Trung Quốc [17]. Hình 1. Nấm mối T. microcarpus Theo dõi sự phát triển của mô nấm Mối (T. microcarpus) trên môi trường phân lập cho thấy hình thái khuẩn lạc gồ ghề, sáng, gấp nếp, dày và có màu trắng đục. Sau khi cấy chuyền 20 ngày, khuẩn lạc lan rộng khắp bề mặt thạch, gồ ghề và có vàng đậm. Bào tử có dạng bầu dục, trong (Hình 2). Sản phẩm PCR thu được có chất lượng tốt với một băng rõ duy nhất trên gel điện di. Băng nằm ở vị trí khoảng 700 đến 800 bp. Kết quả sau khi giải trình tự mẫu nấm mối phân lập được và so sánh với các trình tự từ Ngân hàng gen NCBI, cho thấy trình tự 721 bp của mẫu nấm mối này với Termitomyces microcarpus của Jannual và cs. công bố năm 2020 có mức tương đồng 99,69 % và không có đột biến mất đoạn hay thêm đoạn xảy ra. Sau khi có kết quả giải trình tự DNA, kết hợp với các đặc điểm về hình thái kết luận loài nấm Mối phân lập được là Termitomyces microcarpus (có mã truy cập trên Ngân hàng gen NCBI là: MT672480). 236
  3. Phân lập nấm Mối (Terminomyces microcarpus) và mối quan hệ di truyền Hình 2. Hình thái khuẩn lạc nấm Mối T. microcarpus a. Phân lập được 15 ngày; b. Sau khi cấy chuyền được 20 ngày); c. Hình dạng bào tử nấm mối 3.2. Mối quan hệ di truyền của các chủng nấm mối tại Bình Dương Một số quả thể cũng như tổ mối (vườn cấy nấm) tại Bình Dương được thu thập để phân lập và giải trình tự DNA. Kết quả giải trình tự đã được đưa lên Ngân hàng gen NCBI (Bảng 1). Bảng 1. Các chủng nấm Mối phân lập được tại Bình Dương STT Chủng nấm Mối Địa điểm thu mẫu Toạ độ thu mẫu GenBank T. microcarpus Xã An Linh, 11033’16,93; 106071’13,28 MT672480 1 huyện Phú Giáo T. clypeatus Xã An Linh, 11027’57,5; 106043’42,2 KU569480 2 huyện Phú Giáo T. clypeatus Xã Định Hiệp, huyện 11020’16,07; 106028’21,81 MF163152 3 Dầu Tiếng Termitomyces sp.1 Xã Định Hiệp, huyện 11019’15,08; 106027’20,76 MF163149 4 (BD4) Dầu Tiếng Termitomyces sp.2 Vườn cao su - 11026’25,9; 106047’47,8 MF163445 5 (BD3) An Thái, huyện Phú Giáo Termitomyces sp.3 Vườn cao su - Phước 11021’59,8, 106046’7,6 MF163446 6 (BD6) Sang, huyện Phú Giáo Chỉ số bootstrap của nhóm gồm MF163152 và KU569480 là 100 %, nghĩa là có 1.000 lần MF163152 và KU569480 đứng chung trong một nhóm. Phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu của NCBI cho thấy 2 chủng MF163152 (938 bp) và KU569480 (980 bp) có tỷ lệ tương đồng 99 % và có độ phủ 100 %, 2 chủng này cùng một loài Termitomyces clypeatus (Hình 3). 237
  4. Nguyễn Thị Ngọc Nhi & Trần Nhân Dũng Termitomyces microcarpus có mối quan hệ di truyền gần với 3 giống phân lập BD3, BD4 và BD6. Nhóm này cũng cùng nhánh với T. clypeatus với chỉ số bootstrap 100 %. Khi sử dụng thêm các trình tự DNA của các loài nấm mối khác nhau từ dữ liệu trên NCBI để vẽ cây phát sinh loài, cho thấy MF163445 và MF163446 có chỉ số bootstrap của nhóm rất cao nhưng hình thái khuẩn lạc lại có nhiều điểm khác nhau nên chưa đủ dữ liệu để khẳng định được cùng loài. Các chủng còn lại có thể là các loài nấm mối khác nhau. 98 KY809208-T. clypeatus 86 KY809218-T. eurrhizus 27 KY809216-T. titanicus KY809181-T. schimperi 30 27 KY809207-T. clypeatus KY809195-T. medius 99 27 KY809217-T. robustus AF357092-T. microcarpus 99 AF357091-T. heimii KY809182-T. mammiformis 100 KU569480-T. clypeatus MF163152.1 T.clypeatus 100 MT672480-T. microcarpus MF163445-BD3 94 98 MF163149-BD4 76 MF163446-BD6 Hình 3. Cây phát sinh loài được phân tích bằng phương pháp Maximum Likehood trong Mega X dựa vào trình tự của các chủng nấm mối (chỉ số bootstrap được lặp lại 1000 lần) 4. KẾT LUẬN Gần đây, thời tiết không thuận lợi cùng với tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất nông nghiệp nên nấm Mối mọc giảm hơn nhiều. Nếu không có biện pháp kịp thời có lẽ một ngày không xa chúng ta sẽ không còn cơ hội để nhìn thấy và thưởng thức nấm Mối. Chính vì vậy, việc phân lập thành công giống nấm Mối (T. microcarpus) đã góp phần vào việc chủ động nguồn cung cấp giống nấm Mối trong điều kiện nguồn giống từ tự nhiên ngày càng khan hiếm. Nó tạo động lực và niềm hy vọng cho những nhà nghiêm cứu thật thụ với mong muốn tạo ra sản phẩm từ loài nấm này. 238
  5. Phân lập nấm Mối (Terminomyces microcarpus) và mối quan hệ di truyền TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Pegler, D. N., & Piearce, G. D. (1980). The edible mushrooms of Zambia. Kew bulletin, 475-491. [2]. Nakalembe, I., Kabasa, J. D. & Olila, D. (2015). Comparative nutrient composition of selected wild edible mushrooms from two agro-ecological zones, Uganda. Springerplus, 4(1), 1-15. [3]. Hsieh, H. M. & Ju, Y. M. (2018). Medicinal components in Termitomyces mushrooms. Applied Microbiology and Biotechnology, 102(12), 4987-4994. [4]. Chandra, K., Ghosh, K., Ojha, A. K. & Islam, S. S., (2009). A protein containing glucan from an edible mushroom, Termitomyces microcarpus (var). Natural Product Communications, 4(4), 553-556. [5]. Villares, A., Mateo-Vivaracho, L. & Guillamón, E. (2012). Structural features and healthy properties of polysaccharides occurring in mushrooms. Agriculture, 2(4), 452-471. [6]. Tibuhwa, D. D. (2012a). Folk taxonomy and use of mushrooms in communities around Ngorongoro and Serengeti National Park, Tanzania. Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine, 8(1), 1-9. [7]. Venkatachalapathi, A. & Paulsamy, S. (2016). Exploration of wild medicinal mushroom species in Walayar valley, the Southern Western Ghats of Coimbatore District Tamil Nadu. Mycosphere, 7(2), 118-130. [8]. Njue, A. W., Omolo, J. O., Cheplogoi, P. K., Langat, M. K. & Mulholland, D. A. (2018). Cytotoxic ergostane derivatives from the edible mushroom Termitomyces microcarpus (Lyophyllaceae). Biochemical Systematics and Ecology, 76, 12-14. [9]. Mossebo, D. C., Njounkou, A. L., Piatek, M., Kengni, B., Diasbe, M. D. (2009). Termitomyces striatus f. pileatus f. nov. and f. brunneus f. nov. from Cameroon with a key to central African species. Mycotaxon, 107, 315-329(15). [10]. Heim, R. (1977). Termites et Champignons. Les termitophiles d'Afrique Noire at d'Asie Meridionale. Paris, France: Societe Novelle des Edition. 205 pp. Boubee, Paris. [11]. Pegler, D. N. & Vanhaecke, M. (1994). Termitomyces of southeast Asia. Kew Bulletin, 717-736. [12]. Tibuhwa, D. D. (2012b). Termitomyces species from Tanzania, their cultural properties and unequalled basidiospores. Journal of Biology and Life Science, 3(1), 31-45. [13]. Karun, N. C. & Sridhar, K. R. (2013). Occurrence and distribution of Termitomyces (Basidiomycota, Agaricales) in the Western Ghats and on the west coast of India. Czech Mycology, 65(2), 233-254. [14]. Trịnh Tam Kiệt (2011). Nấm lớn ở Việt Nam (Tập 1, Tái bản lần thứ 2). Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ. [15]. Wong, M. S., Oasis, Fragrance & Moralee, S. (2013). Receptacle Structure of Termite Fungus (Termitomyces), KKU Sci. J., 41(4), 928-935. [16]. Borkar, P., Doshi, A. & Navathe, S. (2015). Mushroom diversity of Konkan region of Maharashtra, India. Journal of Threatened Taxa, 7(10), 7625-7640. [17]. Wei, T. Z., Tang, B. H., Yao, Y. J. & Pegler, D. N. (2006). A revision of Sinotermitomyces, a synonym of Termitomyces (Agaricales). Fungal Diversity, 21, 225-237. 239
  6. Nguyễn Thị Ngọc Nhi & Trần Nhân Dũng ABSTRACT ISOLATION OF Termitomyces microcarpus SPECIES AND GENETIC RELATIONSHIPS Nguyen Thi Ngoc Nhi 1*, Tran Nhan Dung2 1 Thu Dau Mot University, 2 Can Tho University * Email: nhintn@tdmu.edu.vn Termite mushroom (Termitomyces microcarpus) is a natural mushroom with high nutritional value and a delicious taste. In this study, Termitomyces microcarpus was isolated on the medium: agar 15 g/L; glucose 10 g/L; yeast extract 1 g/L; KH2PO4 0.5 g/L; MgSO4.7H2O 0.5 g/L; (NH4)2SO4 0.5 g/L. The successful isolation of Termitomyces microcarpus has contributed to the proactive supply of termite mushroom that natural seed sources are increasingly scarce, in order to serve the propagation and creation of biomass and as a basis for further studies. Keywords: Identification, genetic relationship, isolation, termite fungus. 240
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2