VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
PHÂN LẬP VÀ THIẾT KẾ VECTOR PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỌN TẠO<br />
GIỐNG CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN CÓ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU<br />
VỚI ĐIỀU KIỆN BẤT THUẬN<br />
Nguyễn Anh Vũ, Lương Thanh Quang, Nguyễn Hữu Kiên,<br />
Bùi Thúy Hiền, Dương Tuấn Bảo, Nguyễn Minh Ngọc,<br />
Nguyễn Trung Anh, Đỗ Như Quỳnh, Trần Quốc Bảo,<br />
Vũ Hoàng Nam, Trần Thu Cúc, Phạm Thị Lý Thu,<br />
Lê Huy Hàm, Nguyễn Văn Đồng<br />
Viện Di truyền Nông nghiệp<br />
SUMMARY<br />
Gene isolation and construction of expression vector as material<br />
for creating stress-tolerant transgenic crop plants<br />
Among abiotic stress factors, drought causes most damage to crop yield world wide. In the wake<br />
of increasing frequency and scale of drought due to global warming, creating drought tolerant crop<br />
plants is not only in the interest of Vietnam but also the world. In our research, we isolated from<br />
soybean (Glycine max) 3 genes potentially involved in drought tolerance including: GmMYB, GmGLP<br />
and GmCHS7. These genes were placed under 35S promoter’s control in the binary vector pZY101-Asc<br />
carrying ammonium glufosinate resistant bar gene as the selection marker. Agrobacteium tumefaciens<br />
strains transformed with these vectors were used to create transgenic soybean lines resulting in some<br />
promising initial results.<br />
Keywords: Agrobacterium tumefaciens, drought tolerant, glufosinate, GmGLP1, GmMyb, GmCHS7,<br />
soybean, transgenic<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ *<br />
Hạn hán - tình trạng lượng nước tự nhiên<br />
thấp hơn mức trung bình trong một thời gian dài<br />
trên diện rộng và mang tính khu vực, là một<br />
trong các yếu tố phi sinh học có ảnh hưởng lớn<br />
nhất đến năng suất cây trồng trên toàn thế giới<br />
[1]. Một số mô hình dự đoán biến đổi khí hậu<br />
cho thấy hạn hán sẽ xảy ra thường xuyên hơn<br />
trong tương lai do những tác động dài hạn của<br />
hiện tượng ấm lên toàn cầu [2, 3]. Kết quả là<br />
diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp.<br />
Trước những thách thức nêu trên, việc nghiên<br />
cứu phát triển những giống cây trồng mới có<br />
khả năng thích ứng, chống chịu các điều kiện<br />
bất thuận đang là một trong những mục tiêu<br />
hàng đầu của các nhà khoa học.<br />
Tình trạng thiếu nước dẫn đến một loạt các<br />
thay đổi về hình thái, sinh lý, hóa sinh cũng như<br />
ở cấp phân tử gây ảnh hưởng xấu tới sự phát<br />
triển và năng suất cây trồng [4]. Tương tự như<br />
stress mặn, stress hạn phá vỡ sự cân bằng nội<br />
Người phản biện: GS.TSKH. Trần Duy Quý.<br />
<br />
258<br />
<br />
môi và phân bố ion trong tế bào [5, 6]. Cây<br />
trồng phản ứng với các stress hạn và mặn thông<br />
qua các con đường truyền tin và phản ứng tế bào<br />
như sản xuất protein stress, tăng cường các chất<br />
chống oxi hóa và tích lũy các chất tan tương<br />
thích [7, 8, 9]. Cơ chế phản ứng của tế bào thực<br />
vật với điều kiện hạn được thể hiện trong hình 1.<br />
Các gen phản ứng với stress hạn có thể chia<br />
thành 2 nhóm chính. Nhóm 1 mã hóa cho các<br />
protein chức năng tham gia các phản ứng cuối<br />
trong chuỗi đáp ứng stress bao gồm gen điều<br />
hòa áp suất thẩm thấu [10], các protein chống<br />
oxi hóa [11], aquaporin [12], protein phổ biến<br />
trong thời kì hình thành phôi muộn (LEA) [13],<br />
các protein vận chuyển [14]. Nhóm 2 mã hóa<br />
các protein điều khiển bao gồm các yếu tố phiên<br />
mã và các protein kinase truyền tin. Một số yếu<br />
tố phiên mã liên quan đến khả năng chịu mặn và<br />
chịu hạn thường gặp bao gồm WRKY [15,16],<br />
bZIP [15], MYB [17,18], DREB [19], NCED<br />
[20] và AP2/ERF [21]. Các protein kinase<br />
truyền tin bao gồm: Protein kinase phụ thuộc<br />
Ca2+ [22], MAPK [23], RPK [24], PIK [25] và<br />
protein kinase serine/threonine [26].<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất<br />
<br />
Hình 1. Cơ chế phản ứng của thực vật với điều kiện hạn<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn<br />
phân lập và thiết kế vector tăng cường biểu hiện<br />
3 gen: GmMYB, GmCHS7 và GmGLP1.GmMYB<br />
(XM_003549497) ban đầu được xếp vào nhóm<br />
MYB, tuy nhiên với trình tự mang vùng WRKY,<br />
gen này được xếp lại vào nhóm các yếu tố phiên<br />
mã WRKY mã hóa cho protein WRKY24.<br />
<br />
Nghiên cứu gần đây cho thấy WRKY nằm trong<br />
số các yếu tố phiên mã tăng cường biểu hiện<br />
trong điều kiện mặn và có nhiều khả năng giúp<br />
nâng cao khả năng chịu mặn của đậu tương [27].<br />
GmGLP1 (EU916269) là một trong các gen mã<br />
hóa protein giống germin (germin-like protein)<br />
tìm thấy trong hạt nảy mầm. Tất cả các protein<br />
259<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
germin đều mang motif germin tạo thành cấu<br />
trúc lõi thùng beta tham gia vào gắn kết với kim<br />
loại [28]. Mặc dù còn nhiều germin chưa được<br />
xác định chức năng, các phân tích chức năng<br />
tương đồng cho thấy germin tham gia vào nhiều<br />
quá trình quan trọng khác nhau như phát triển,<br />
điều hòa áp suất thẩm thấu, dao động quang chu<br />
kỳ và phòng vệ [29]. Một báo cáo gần đây cho<br />
thấy tăng cường biểu hiện germin tách từ đậu<br />
tương giúp tăng khả năng chịu mặn của cây<br />
thuốc lá chuyển gen [30]. Cuối cùng,<br />
GmCHS7(XM_003517481) là một trong các gen<br />
thuộc nhóm đa gen mã hóa chalcone synthase<br />
tham gia sinh tổng hợp flavonoid/isoflavonoid.<br />
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy chalcone<br />
synthase tham gia vào phản ứng phòng vệ của<br />
thực vật chống lại các tác nhân sinh học gây<br />
bệnh [31]. Một số nghiên cứu lại cho thấy<br />
GmCHS7 biểu hiện mạnh ở rễ và có nhiều khả<br />
năng tham gia vào quá trình hình thành nốt sần<br />
rễ cây họ Đậu [32].<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu<br />
Vật liệu thực vật: Giống đậu tương<br />
DT2008, DT84,Williams 82 và ĐT22. Các hóa<br />
chất, vật tư tiêu hao cơ bản phục vụ tách chiết<br />
và clone gen. Các plasmid pGEMT-easy,<br />
pRTL2 và pZY101-Asc.<br />
<br />
gen<br />
<br />
GmMYB,<br />
<br />
GmGLP1<br />
<br />
và<br />
<br />
Ba dòng đậu tương DT2008, DT84 và<br />
Williams 82 đã được cho nảy mầm trong xô<br />
nhựa chứa đất giá thể. Mỗi dòng gieo 100 hạt<br />
kích thước lớn, vỏ trơn đều, không rạn nứt hay<br />
bị tổn thương, không có dấu hiệu bị mọt. Các thí<br />
nghiệm được tưới nước đầy đủ hàng ngày, mỗi<br />
xô 100 ml nước. Sau ba tuần, ngừng tưới nước<br />
trong 3 ngày. Sau đó xử lý hạn nhân tạo bằng<br />
cách tưới 200 ml dung dịch sorbitol 7% (w/v).<br />
15 mẫu lá đã thu được từ 3 giống tại 5 thời<br />
điểm: Ngay trước khi xử lý hạn, sau xử lý hạn<br />
1h, 5h, 12h và 24h. Với mỗi mẫu lá, chúng tôi<br />
đã thu lá từ 20 cây khác nhau của cùng một điều<br />
kiện (giống và thời điểm). Mẫu được xử lý lạnh<br />
sâu bằng cách ngâm trong ni tơ lỏng (-196oC) để<br />
làm ngưng toàn bộ các phản ứng sinh hóa trong<br />
260<br />
<br />
ARN tổng số từ các mẫu được dùng để tổng<br />
hợp thư viện cDNA sử dụng enzyme reverse<br />
transcriptase. Tổng hợp mạch cDNA đầu tiên<br />
bằng cách ủ hỗn hợp ARN tổng số (tối đa 5 g)<br />
(4 l), mồi oligo (dT)20 50 M (1 l), dNTP 10<br />
mM (1 l) và nước cất đã qua xử lý DEPC (4 l)<br />
trong 5 phút ở 65oC, chuyển sang giữ trên đá<br />
trong 2 phút. Sau đó trộn với hỗn hợp Tổng hợp<br />
cDNA bao gồm: Dịch đệm 10x (2 l), MgCl2 25<br />
mM (4 l), DTT 0,1 M (2 l), RnaseOUT 40<br />
U/l (1 l), superScript III RT 200U/l (1 l) vả<br />
ủ trong 50 phút ở 50oC. Sau đó ủ 5 phút ở 80oC<br />
để ngưng phản ứng phiên mã ngược, làm lạnh<br />
ống nghiệm trên đá, ly tâm nhanh để thu mẫu,<br />
sau đó thêm 1 µl RnaseH và ủ ở 37oC trong 20<br />
phút để phân hủy ARN.<br />
Các gen quan tâm được PCR từ thư viện<br />
cDNA với các cặp mồi đặc hiệu:<br />
+ GmMYB Forward:<br />
GTGAGCACAGTCATGATC<br />
<br />
và<br />
<br />
GmMYB Reverse:<br />
TCAGCAAGGCTTAATTTC;<br />
<br />
+ GmGLP1 Forward:<br />
<br />
2.1. Phương pháp nghiên cứu<br />
*Tách chiết<br />
GmCHS7<br />
<br />
mẫu, ngăn chăn sự phân hủy ARN thông tin.<br />
Mẫu lá được nghiền nhỏ thành bột mịn trong<br />
nitơ lỏng và được dùng để tách ARN theo quy<br />
trình sử dụng bộ kit SV Total RNA isolation<br />
(Promega).<br />
<br />
ATGAAGCTCACAGGTTTCCTG và<br />
<br />
GmGLP1 Reverse:<br />
TTATTTCTTAGGAGCAAGCCTAGAC;<br />
<br />
+ GmCHS7 Forward:<br />
ATGGTTAGCGTAGCTGAGAT và<br />
<br />
GmCHS7 Reverse:<br />
TCAGATGGCCACACTATGC.<br />
<br />
Thành phần phản ứng bao gồm: Dung dịch<br />
đệm 10X (5 l), dNTP 10 mM (5 l), mồi xuôi<br />
(5 l), mồi ngược (5 l), Pfu DNA polymerase<br />
(1,25 l), cDNA (1 l), H2O (27,75 l)với chu<br />
trình nhiệt: Biến tính ở 95oCtrong 3 phút; 40<br />
chu kỳ 95oC trong 30 giây, 55oC trong 30 giây<br />
và 72oC trong 1 phút; sau đó kéo dài mạch lần<br />
cuối ở 72oC trong 7 phút. Sản phẩm PCR sau<br />
khi đã kiểm tra điện di được tinh sạch bằng bộ<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất<br />
<br />
kit GenCatch PCR Purification (Epoch Life<br />
Science), tạo đầu dính với Taq polymerase, gắn<br />
vào vector nhân dòng pGEMT-easy và đưa và<br />
E. coli DH5 bằng phương pháp sốc nhiệt.<br />
Các gen quan tâm tiếp tục được PCR với cặp<br />
mồi đặc hiệu mang trình tự giới hạn để cắt giới<br />
hạn và chuyển vào cassette biểu hiện gen dưới sự<br />
kiểm soát của promoter 35S trong vector pRTL2.<br />
Trình tự của các cặp mồi đặc hiệu:<br />
+ GmMyb-KpnI:<br />
GC GGTACC ATGGCCCAGCGCCGCA<br />
<br />
và<br />
<br />
GmMyb-BamHI:<br />
GC GGATCC TCAGCAAGGCTTAATTTCAAAACCTA<br />
<br />
+ GmGLP1-XmaI:<br />
GC CCCGGG ATGAAGCTCACAGGTTTCCTG và<br />
<br />
GmGLP1-BamHI:<br />
GC GGATCC TTATTTCTTAGGAGCAAGCCTAGAC<br />
<br />
+ GmCHS7-NcoI:<br />
CCATGG ATGGTTAGCGTAG và<br />
<br />
GmCHS7-XbaI:<br />
AGATCT TCAGATGGCCACAC<br />
<br />
Sau khi các gen quan tâm được đưa vào<br />
cassette biểu hiện gen pRTL2, toàn bộ cassette<br />
biểu hiện gen mang promoter, enhancer, gene<br />
quan tâm cùng trình tự poly A được cắt bằng<br />
enzyme cắt giới hạn AscI và gắn vào vector nhị<br />
thể pZY101-Asc mang gen chọn lọc bar kháng<br />
<br />
ammonium glufosinate. Vector pZY101-Asc<br />
mang cassette biểu hiện gen quan tâm được biến<br />
nạp vào một số chủng A. tumefaciens bằng<br />
phương pháp xung điện. Các chủng khuẩn A.<br />
tumefaciens mang gen được dùng để chuyển nạp<br />
vào hạt đậu tương đang nảy mầm theo phương<br />
pháp của Zeng và cộng sự [33] có cải tiến.<br />
Cây chuyển gen tái sinh trồng ra đất sau<br />
khoảng 20 ngày được phun BASTA (tương<br />
đương ammonium glufosinate 60 mg/L) để kiểm<br />
tra khả năng kháng thuốc trừ cỏ. Các cây sống<br />
sót sau khi phun được thu mẫu lá để phân tích.<br />
Sự có mặt của gen cần chuyển trong cây chuyển<br />
gen được kiểm tra bằng PCR với mồi xuôi nằm<br />
trong<br />
vùng<br />
promoter<br />
35S_F<br />
(GTGACAGATAGCTGGGCAATG) và mồi<br />
ngược nằm trong gen tương ứng. Như vậy mặc<br />
dù mồi ngược có thể gắn vào gen nội sinh, sản<br />
phẩm PCR chỉ được hình thành trên cassette<br />
biểu hiện gen mang gen cần chuyển nằm ngay<br />
sau promoter 35S.<br />
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Từ thư viện cDNA của 3 giống đậu tương<br />
DT2008, DT84 và Williams 82, chúng tôi đã tiến<br />
hành PCR và tách chiết được gen GmMYB,<br />
GmGLP1 và GmCHS7, chủ yếu từ giống Williams<br />
82 với các mẫu sau khi xử lý hạn nhân tạo cho<br />
thấy nhiều khả năng các gen này phản ứng và biểu<br />
hiện trong điều kiện hạn (Hình 2, Hình 3).<br />
<br />
Hình 2. A. Kết quả PCR GmMYB từ các thư viện cDNA của giống Williams 82. M: Thang ADN chuẩn<br />
1kb plus; 1-5 lần lượt các mẫu cDNA thu ở 0h, 1h, 5h, 12h và 24h sau khi xử lý hạn. B: Kết quả PCR<br />
GmCHS7 từ các thư viện cDNA của giống Williams 82. M: Thang ADN chuẩn 1kb plus; 1-4 lần lượt<br />
các mẫu 1h, 5h, 12h và 24h.<br />
<br />
261<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Hình 3. Kết quả PCR GmGLP1từ các thư viện cDNA sau xử lý hạn.M: Thang chuẩn DNA 1kb plus;<br />
1-5 lần lượt các mẫu 0h, 1h, 5h, 12h và 24h giống DT2008; 6-10: lần lượt các mẫu 0h, 1h, 5h, 12h và<br />
24h giống Williams82.<br />
Các gen GmMYB, GmGLP1 và GmCHS7 sau<br />
khi được PCR thành công từ thư viện cDNA đã<br />
được đưa vào plasmid pGEMT-easy, nhân dòng<br />
và giải trình tự. Kết quả giải trình tự cho thấy các<br />
gen này mang trình tự đúng với trình tự đã công<br />
<br />
bố trên cơ sở dữ liệu NCBI. Các gen này được<br />
chuyển vào cassette biểu hiện gen dưới sự điều<br />
khiển của promoter 35S và đưa vào vector nhị thể<br />
pZY101-Asc (Hình 4).<br />
<br />
Hình 4. Kết quả PCR kiểm tra cassette biểu hiện gen trong pZY101-Asc mang GmMYB (1) 2742 bp,<br />
GmGLP1 (2) 1884 bp và GmCHS7 (3) 2334 bp.<br />
Sau khi thiết kế thành công các vector nhị<br />
thể pZY101-Asc mang GmMYB, GmGLP1 và<br />
GmCHS7, chúng tôi đã tiến hành biến nạp vào<br />
các chủng A. tumefaciens EHA101, EHA105,<br />
GV3101, LBA4404 và AGL1. Các chủng khuẩn<br />
mang gen này được dùng để chuyển nạp vào<br />
một số giống đậu tương của Việt Nam. Hình 5<br />
minh họa quy trình chuyển nạp gen vào đậu<br />
tương bằng phương pháp gây tổn thương nốt lá<br />
mầm thông qua vi khuẩn A. tumefaciens. Các<br />
nghiên cứu trước đây đã cho thấy tần số chuyển<br />
gen vào đậu tương bằng phương pháp này bị<br />
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có giống<br />
đậu tương sử dụng để tiếp nhận gen. Các giống<br />
đậu tương phản ứng rất khác nhau quy trình tái<br />
262<br />
<br />
sinh chồi và chọn lọc. Ngay trong giai đoạn nảy<br />
mầm, các giống có tốc độ nảy mầm khác nhau,<br />
ảnh hưởng đến khả năng gây tổn thương nốt lá<br />
mầm và độ mẫn cảm với chuyển nạp. Ở giai<br />
đoạn tái sinh chồi, với cùng một nồng độ chất<br />
kích thích sinh trưởng nhất định, một số giống<br />
đáp ứng tạo chồi rất tốt trong khi các giống<br />
khác tạo mô xốp thay vì phát sinh chồi. Tương<br />
tự, phản ứng của các giống với áp lực chọn lọc<br />
thực vật cũng có khác biệt rõ rệt. Ở cùng một<br />
nồng độ chất chọn lọc ammonium glufosinate,<br />
chồi tái sinh ở một số giống chuyển màu nâu và<br />
chết đồng loạt trong vòng một tuần. Một số<br />
giống khác có khả năng chống chịu cao hơn và<br />
chồi giữ xanh lâu hơn.<br />
<br />