PHẦN MỀM THIẾT KẾ VÀ CHẤM ĐIỂM TỰ ĐỘNG BIỂU MẪU THI TRẮC NGHIỆM - 9
lượt xem 41
download
Phần mềm thiết kế và chấm điểm tự động biểu mẫu thi trắc nghiệm 4.2.2 Phần chấm điểm tự động: Chúng em đã thực hiện việc chấm bài thi qua 2 cách thức: Chấm bằng tay bằng cách sử dụng bảng đục lỗ. Chấm bằng chương trình chấm điểm tự động. Với mỗi cách chấm được thực hiện bởi 2 người và thu được kết quả như sau: - Về mặt thời gian: Chấm thủ công: thời gian tổng cộng là 4 giờ 30 phút. Tuy nhiên đây chỉ là khoảng thời gian để chấm bài chứ chưa kể đến việc ghi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PHẦN MỀM THIẾT KẾ VÀ CHẤM ĐIỂM TỰ ĐỘNG BIỂU MẪU THI TRẮC NGHIỆM - 9
- Phần mềm thiết kế và chấm điểm tự động biểu mẫu thi trắc nghiệm 4.2.2 Phần chấm điểm tự động: Chúng em đã thực hiện việc chấm bài thi qua 2 cách thức: Chấm bằng tay bằng cách sử dụng bảng đục lỗ. Chấm bằng chương trình chấm điểm tự động. Với mỗi cách chấm được thực hiện bởi 2 người và thu được kết quả như sau: - Về mặt thời gian: Chấm thủ công: thời gian tổng cộng là 4 giờ 30 phút. Tuy nhiên đây chỉ là khoảng thời gian để chấm bài chứ chưa kể đến việc ghi lại thông tin thí sinh và tạo bảng điểm. Chấm bằng chương trình chấm điểm tự động: Thời gian tổng cộng là 2 giờ 26 phút. Trong đó thời gian để scan vào là 2 giờ 15 phút và thời gian để nhận dạng là 278 bài là 10 phút 51 giây. Ta thấy rằng việc chấm điểm bằng phầm mềm sở dĩ thời gian lâu là do thời gian scan (2 giờ 15 phút chiếm 92.56% thời gian). - Về kết quả: Chấm thủ công: số bài chấm sai là 24/278 bài chiếm tỉ lệ 8.63%. Nguyên nhân của việc chấm sai này là do người chấm nhầm lẫn. Trong đó số câu chấm sai là 33/(70*278) câu (mỗi đề thi có 70 câu) chiếm tỉ lệ 0.17%. Vậy tỉ lệ chấm chính xác của phương pháp này là 99.83%. Chấm bằng chương trình chấm điểm tự động: số bài chấm sai 11/278 bài chiếm tỉ lệ 3.96%. Tỉ lệ chấm chính xác của cách này là 96.04%. Trong đó số câu bị chấm sai là 17/(70*278) câu chiếm tỉ lệ 0.09%. Vậy tỉ lệ chấm chính xác của phương pháp này là 99.1%. Tuy nhiên việc chấm sai này chủ yếu tập trung vào 3 nguyên nhân: - 100 -
- Phần mềm thiết kế và chấm điểm tự động biểu mẫu thi trắc nghiệm Thí sinh dùng bút chì tô quá nhạt làm chương trình không thể nhận ra được vị trí tô. Thí sinh đã xóa không kỹ những câu chọn sai và chương trình đã hiểu nhầm nơi đó vẫn có tô. Thí sinh tô không trọn vùng tô hoặc tô lem ra ngoài vùng tô. Như vậy ta có thể thấy nguyên nhân sai không phải là do lỗi chương trình mà do thí sinh tô không đúng qui cách. Nếu các bài làm được tô đúng qui cách thì tỉ lệ này sẽ còn cao hơn nhiều. Chấm bằng máy Chấm bằng tay - Thời gian: 2 giờ 26 phút - Thời gian: 4 giờ 30 phút (scan: 2 giờ 15 phút, chấm điểm: 10 phút (chưa kể thời gian lấy thông tin của thí 51 giây). sinh và lập bảng điểm). - Số bài sai: 11/278. Chiếm tỉ lệ 3.96%. - Số bài sai: 24/278. Chiếm tỉ lệ 8.6%. Nguyên nhân: do bài làm tô không đủ Nguyên nhân: do người chấm nhầm lẫn. đậm hay bài thi bị dơ do tẩy xóa không kỹ. - Số câu sai: 17/(70*278). Chiếm tỉ lệ - Số câu sai: 33/(70*278). Chiếm tỉ lệ 0.09%. 0.17%. Bảng 4-1 : So sánh chấm bằng tay và chấm bằng máy 4.3 Đánh giá Kết quả thực hiện của cả 2 chương trình thiết kế và chấm điểm tự động là rất khả quan, tốc độ và kết quả chấp nhận được. Tuy nhiên, trong phần chấm điểm tự động, khuyến nghị người dùng nên quét bài thi có góc lệch không quá 5 độ, độ phân giải từ 200 DPI đến 300 DPI` - 101 -
- Phần mềm thiết kế và chấm điểm tự động biểu mẫu thi trắc nghiệm Ngoài ra, do chương trình chấm điểm chuyển các cảnh báo về các dạng không hợp lệ trong bài thi ra phần thông tin tham khảo, cho nên kết quả chấm điểm của bài thi vẫn không bị ảnh hưởng. Cụ thể như phần so sánh giữa chữ viết tay với vị trí tô: Nếu không khớp, chúng vẫn không làm ảnh hưởng đến kết quả làm bài, thay vào đó sẽ có những thông tin tham khảo thêm về vị trí sai giữa chữ viết tay và vùng tô, đồng thời bài làm được đánh dấu cần xem lại. 4.4 Kết luận Luận văn đã đạt được một số mục tiêu đề ra ban đầu. Đầu tiên, phần mềm này là một giải pháp thi trắc nghiệm có thể áp dụng ngay, cụ thể là Khoa Công Nghệ Thông Tin chúng ta với giá thành khá rẻ. Tiếp đến, phần mềm cho phép linh động tạo các mẫu đề thi theo nhu cầu. Tuy nhiên, phần mềm thực hiện vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục. Do nhận dạng chữ viết tay in hiện chỉ cho kết quả đúng từ 70% đến 80%, nên kết quả nhận dạng này chưa có giá trị sử dụng trong việc kiểm tra tính hợp lệ của bài thi mà chỉ được xem là thông tin tham khảo. Ngoài ra, phần mềm chỉ có thể nhận dạng đúng đối với các bài thi còn nguyên vẹn (đặc biệt là các đánh dấu ở 4 góc) và không được quét vào mà có góc lệch quá 5 độ. 4.5 Hướng phát triển: Trong tương lai, phần mềm cần được kết hợp với các ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm. Khi thực hiện được điều này, biểu mẫu sẽ có thêm phần nội dung các câu hỏi, và đáp án được tự động tạo ra theo dữ liệu có sẵn trong ngân hàng câu hỏi. Do đó, tăng thêm tính hiệu quả của chương trình, hỗ trợ tối đa người dùng trong việc thiết kế một đề thi trắc nghiệm hoàn chỉnh, bao gồm phần trả lời và phần đề thi. Tiếp đến, chương trình cần được cải tiến các thuật toán nhận dạng góc, nhằm tăng tốc độ thực hiện chấm bài và cho phép bài thi quét vào có dạng tổng quát hơn (tức được phép lệch nhiều hơn). - 102 -
- Phần mềm thiết kế và chấm điểm tự động biểu mẫu thi trắc nghiệm Thêm các thông tin cảnh báo về bài làm nếu có gì nghi ngờ nhằm giúp người dùng có thể kiểm tra thông tin được dễ dàng. Cuối cùng, phần nhận dạng chữ viết tay in cần được xem xét lại cách thực hiện để nâng cao hiệu suất nhận dạng hơn, góp phần vào việc kiểm tra tính hợp lệ cũng như cung cấp các thông tin kèm theo cho bài làm. - 103 -
- Phần mềm thiết kế và chấm điểm tự động biểu mẫu thi trắc nghiệm PHỤ LỤC PL.1 Các thao tác xử lý ảnh cơ bản: PL.1.1 Làm xám ảnh: Cách thực hiện: Mỗi ảnh bitmap bao gồm nhiều pixel. Mỗi pixel của ảnh lại bao gồm 3 giá trị Red, Green và Blue hợp lại tạo nên màu sắc thể hiện của pixel đó. Cho nên, mỗi pixel gồm 3 byte, với mỗi byte lưu các giá trị riêng biệt cho từng sắc Red, Green và Blue riêng biệt mà ta lần lượt đặt tên là byte RED, byte GREEN và byte BLUE. Quá trình làm xám ảnh chuyển giá trị mỗi pixel của ảnh gốc từ 3 byte về thành một byte, trong đó giá trị của byte kết quả được tính bằng các công thức tuỳ theo cách làm xám ảnh được dùng. Ví dụ, đối với cách làm xám ảnh BT709 (được áp dụng cho đề tài), ta có công thức tính pixel kết quả như sau: pixel kết quả = (0.2125 * byte RED + 0.7154 * byte GREEN + 0.0721 * byte BLUE) Trong khi đó, cách làm xám ảnh RMY lại có công thức tính pixel kết quả là: pixel kết quả = (0.5 * byte RED + 0.419 * byte GREEN + 0.081 * byte BLUE) Do đó ảnh sau khi thực hiện xám ảnh sẽ có mỗi pixel chỉ gồm một byte là giá trị tính từ 3 byte của pixel tương ứng trong ảnh ban đầu. . - 104 -
- Phần mềm thiết kế và chấm điểm tự động biểu mẫu thi trắc nghiệm Hình PL-1: ảnh trước khi được làm xám Hình PL-2: ảnh sau khi được làm xám - 105 -
- Phần mềm thiết kế và chấm điểm tự động biểu mẫu thi trắc nghiệm PL.1.2 Chuyển sang ảnh nhị phân Cách thực hiện: Quét qua toàn bộ pixel của ảnh, nếu giá trị pixel nằm trong khoảng quy định thì chuyển màu tại pixel đó thành trắng, ngược lại thì chuyển thành đen. Thuật toán: Đầu tiên kiểm tra xem ảnh cần chuyển sang nhị phân có được làm xám ảnh chưa? Nếu chưa thì thực hiện việc làm xám ảnh trước. Sau đó, quét tất cả các pixel của ảnh: nếu màu của pixel nằm trong khoảng quy định (mặc định giá trị max của khoảng quy định là 255 và giá trị min là 128) thì chuyển sang trắng (tức giá trị của pixel là 255) còn ngược lại thì chuyển thành đen (giá trị là 0). Ý nghĩa: Chuyển ảnh từ dạng ảnh xám sang thành dạng ảnh trắng đen bằng cách nếu tại một pixel, màu lợt (hơn giá trị cụ thể do ta quy định) thì trở thành màu trắng, còn không thì chuyển sang đen. - 106 -
- Phần mềm thiết kế và chấm điểm tự động biểu mẫu thi trắc nghiệm Hình PL-3: ảnh xám trước khi được chuyển thành ảnh nhị phân Hình PL-4: ảnh sau khi chuyển thành ảnh nhị phân với ngưỡng là 128 - 107 -
- Phần mềm thiết kế và chấm điểm tự động biểu mẫu thi trắc nghiệm PL.1.3 Xoay ảnh. Hình PL-5: Bài thi trong file ảnh bị lệch. - 108 -
- Phần mềm thiết kế và chấm điểm tự động biểu mẫu thi trắc nghiệm Hình PL-6: Bài thi sau khi xoay sẽ không còn bị lệch. - 109 -
- Phần mềm thiết kế và chấm điểm tự động biểu mẫu thi trắc nghiệm PL.1.4 Biến đổi tỉ lệ ảnh (Scale) Phép biến đổi tỉ lệ làm thay đổi kích thước của ảnh. Hình PL-7: ảnh trước khi biến đổi tỉ lệ Hình PL-8: ảnh sau khi biến đổi tỉ lệ còn 60% so với ảnh ban đầu - 110 -
- Phần mềm thiết kế và chấm điểm tự động biểu mẫu thi trắc nghiệm PL.2 Lý thuyết về mạng nơron PL.2.1 Đặt vấn đề Với một yêu cầu cụ thể và tập mẫu cho sẵn trong đó tập mẫu là các dữ liệu được thu thập từ thực tế, có đầy đủ điều kiện đầu vào cho yêu cầu (được gọi là biến độc lập) cũng như kết quả đầu ra (được gọi là biến phụ thuộc). Nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra bài giải cho bài toán trên. PL.2.2 Định nghĩa Mạng nơron là công cụ dùng để tìm gần đúng nhất bài giải của một vấn đề bất kỳ mà không cần quan tâm đến nội dung chi tiết bên trong của bài toán. Để làm được điều này, mạng nơron cần phải trải qua một quá trình, gọi là quá trình học được thực hiện lặp đi lặp lại trên tập mẫu có sẵn. Sau khi được học xong, mạng nơron có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến bài toán đã cho cũng như các bài toán cùng loại tương tự với độ chính xác chấp nhận được. Mạng nơron được ứng dụng trong các bài toán nhận dạng, phân lớp như nhận dạng mặt người, nhận dạng ký tự... PL.2.3 Sơ lược cấu tạo của mạng nơron Một mạng nơron tổng quát là một mạng có n (n>2) lớp: lớp thứ nhất gọi là lớp nhập, lớp thứ n gọi là lớp xuất, và (n-2) lớp ẩn. Tuy nhiên với đề tài này, để đơn giản, mạng nơrơn bao gồm nhiều nút được phân trong 3 lớp: lớp nhập, lớp ẩn và lớp xuất. Mỗi nút trong lớp nhập nhận giá trị của một biến độc lập và chuyển vào mạng. Dữ liệu từ tất cả các nút trong lớp nhập được tích hợp mà ta gọi là tổng trọng hoá, và chuyển kết quả cho các nút trong lớp ẩn. Gọi là ẩn vì các nút trong lớp này chỉ liên lạc với các nút trong các lớp nhập và lớp xuất, và chỉ người thiết kế mạng biết lớp này (người sử dụng mạng sẽ không biết lớp này). Tương tự, các nút trong lớp - 111 -
- Phần mềm thiết kế và chấm điểm tự động biểu mẫu thi trắc nghiệm xuất cũng nhận các tín hiệu tổng trọng hoá từ các nút ẩn. Mỗi nút trong lớp xuất tương ứng với một đầu ra (tức là một biến phụ thuộc). Số nút của lớp nhập và lớp xuất là do bài toán quy định, còn số nút của lớp ẩn do người thiết kế mạng quy định. Tuỳ theo bài toán cần giải quyết mà quyết định số nút ở lớp xuất (tức số đầu ra). Chẳng hạn với bài toán nhận dạng các chữ số thì ta xây mạng nơron với 10 nút xuất, hoặc nhận dạng chữ thì mạng cần 24 nút xuất. Trong mạng nơron, mỗi nút của lớp thứ i (0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Alibobo - Phần mềm quản lý phòng khám đa khoa, chuyên khoa, tư nhân, bệnh viện tư miễn phí bản quyền
32 p | 690 | 158
-
Photoshop CS5 - Chương 7 – Chấm sửa ản
23 p | 253 | 127
-
PHẦN MỀM THIẾT KẾ VÀ CHẤM ĐIỂM TỰ ĐỘNG BIỂU MẪU THI TRẮC NGHIỆM - 5
13 p | 498 | 80
-
PHẦN MỀM THIẾT KẾ VÀ CHẤM ĐIỂM TỰ ĐỘNG BIỂU MẪU THI TRẮC NGHIỆM - 3
13 p | 334 | 67
-
PHẦN MỀM THIẾT KẾ VÀ CHẤM ĐIỂM TỰ ĐỘNG BIỂU MẪU THI TRẮC NGHIỆM - 1
13 p | 240 | 55
-
PHẦN MỀM THIẾT KẾ VÀ CHẤM ĐIỂM TỰ ĐỘNG BIỂU MẪU THI TRẮC NGHIỆM - 2
13 p | 276 | 49
-
PHẦN MỀM THIẾT KẾ VÀ CHẤM ĐIỂM TỰ ĐỘNG BIỂU MẪU THI TRẮC NGHIỆM - 4
13 p | 164 | 36
-
PHẦN MỀM THIẾT KẾ VÀ CHẤM ĐIỂM TỰ ĐỘNG BIỂU MẪU THI TRẮC NGHIỆM - 7
13 p | 200 | 33
-
PHẦN MỀM THIẾT KẾ VÀ CHẤM ĐIỂM TỰ ĐỘNG BIỂU MẪU THI TRẮC NGHIỆM - 6
13 p | 201 | 29
-
PHẦN MỀM THIẾT KẾ VÀ CHẤM ĐIỂM TỰ ĐỘNG BIỂU MẪU THI TRẮC NGHIỆM - 8
13 p | 158 | 26
-
PHẦN MỀM THIẾT KẾ VÀ CHẤM ĐIỂM TỰ ĐỘNG BIỂU MẪU THI TRẮC NGHIỆM - 10
6 p | 183 | 25
-
Bài tập quản lý dự án phần mềm
10 p | 177 | 18
-
Phần mềm đóng băng ổ cứng shadown defender
3 p | 182 | 18
-
Giáo trình nghiên cứu phần mềm ứng dụng lập trình trong dây chuyền chăm sóc cây trồng p7
11 p | 82 | 7
-
Những phần mềm phổ thông có thể thay thế hoàn hảo cho Nero
8 p | 113 | 4
-
Giáo trình hướng dẫn nghiên cứu phần mềm ứng dụng lập trình trong dây chuyền chăm sóc cây trồng p6
11 p | 62 | 3
-
Giáo trình hướng dẫn nghiên cứu phần mềm ứng dụng lập trình trong dây chuyền chăm sóc cây trồng p7
11 p | 72 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn