Nguyễn Thị Thanh Thủy<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
188(12/3): 9 - 15<br />
<br />
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT<br />
NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM<br />
Nguyễn Thị Thanh Thủy*<br />
Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Phân tích báo cáo tài chính là phương pháp phân tích tình hình tài chính dựa trên cơ sở phân tích<br />
các chỉ tiêu tài chính trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tổng công ty cổ phần Xuất<br />
nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) là Tổng công ty nhà nước đầu tiên thí điểm cổ<br />
phần hóa theo chủ trương của Chính phủ, hoạt động đa doanh trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh<br />
bất động sản, xây lắp, tư vấn đầu tư - thiết kế - khảo sát quy hoạch, kinh doanh xuất nhập khẩu<br />
thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác, sản xuất công nghiệp và vật<br />
liệu xây dựng, xuất khẩu chuyên gia và lao động ra nước ngoài [5]. Việc phân tích tình hình tài<br />
chính của Vinaconex rất cần thiết cho các nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng sử dụng<br />
thông tin tài chính khác. Bài báo này đi từ phân tích khái quát tình hình tài chính của Vinaconex<br />
đến phân tích các chỉ tiêu cụ thể trong các báo cáo tài chính, từ đó đề xuất một số giải pháp tài<br />
chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.<br />
Từ khóa: báo cáo tài chính, chỉ tiêu, lợi nhuận, tình hình tài chính, Vinaconex<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp<br />
với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó tất<br />
cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có<br />
ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp.<br />
Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều<br />
có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với<br />
quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy,<br />
phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa quan<br />
trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và<br />
các đối tượng bên ngoài có liên quan đến tài<br />
chính của doanh nghiệp Phân tích tài chính là<br />
tổng thể các phương pháp được sử dụng để<br />
đánh giá tình hình tài chính quá khứ và hiện<br />
tại, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết<br />
định quản lý chuẩn xác và đánh giá được các<br />
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh<br />
nghiệp, từ đó giúp cho những đối tượng quan<br />
tâm đưa ra những dự đoán chính xác về mặt<br />
tài chính của doanh nghiệp, từ đó có các<br />
quyết định phù hợp với lợi ích của mình [3].<br />
Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng<br />
thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp.<br />
Mỗi đối tượng lại quan tâm theo góc độ và<br />
với mục tiêu khác nhau. Do nhu cầu về thông<br />
tin tài chính của doanh nghiệp rất đa dạng, đòi<br />
hỏi phân tích tài chính phải được tiến hành<br />
bằng nhiều phương pháp khác nhau để từ đó<br />
đáp ứng nhu cầu các đối tượng quan tâm [4].<br />
*<br />
<br />
Tel: 0917 505676, Email: thanhthuyktcntt@gmail.com<br />
<br />
Việc phân tích báo cáo tài chính từ khái quát<br />
đến chi tiết có thể giúp cho các đối tượng sử<br />
dụng thông tin tài chính của doanh nghiệp đạt<br />
được mục tiêu đặt ra.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích<br />
số liệu<br />
Bài viết sử dụng số liệu thứ cấp thông qua các<br />
báo cáo tài chính của Tổng công ty cổ phần<br />
Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam<br />
(Vinaconex) giai đoạn 2015 – 2017. Trên cơ<br />
sở đó tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ<br />
quá trình nghiên cứu. Sau đó, áp dụng các<br />
phương pháp so sánh và phương pháp phân<br />
tích báo cáo tài chính thông qua các nhóm chỉ<br />
tiêu tài chính bao gồm: nhóm chỉ tiêu về khả<br />
năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu về đòn bảy tài<br />
chính, nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động,<br />
nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời để đánh giá<br />
chi tiết tình hình tài chính của doanh nghiệp.<br />
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA<br />
VINACONEX TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2017<br />
Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây<br />
dựng Việt Nam (Vinaconex) là một doanh<br />
nghiệp lớn kinh doanh đa ngành. Tình hình tài<br />
chính của Tổng công ty được phản ánh khá rõ<br />
nét qua các chỉ tiêu trong các báo cáo tài<br />
chính quan trọng (Bảng cân đối kế toán và<br />
Báo cáo kết quả kinh doanh).<br />
9<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Thủy<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
188(12/3): 9 - 15<br />
<br />
Bảng 1. Một số chỉ tiêu tài chính trong Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2015-2017 (Đvt: Tỷ đồng)<br />
Chỉ tiêu<br />
TỔNG<br />
Tài sản ngắn hạn<br />
Tiền, các khoản tương<br />
đương tiền<br />
Đầu tư TC ngắn hạn<br />
Phải thu ngắn hạn<br />
Hàng tồn kho<br />
Tài sản dài hạn<br />
Phải thu dài hạn khách hàng<br />
Tài sản cố định<br />
Bất động sản đầu tư<br />
Tài sản dở dang dài hạn<br />
Đầu tư TC dài hạn<br />
Nợ phải trả<br />
Nợ ngắn hạn<br />
Nợ dài hạn<br />
Vốn chủ sở hữu<br />
<br />
2015<br />
Tỷ trọng<br />
Số tiền<br />
(%)<br />
20.729<br />
100<br />
10.423<br />
50,3<br />
<br />
2016<br />
Tỷ trọng<br />
Số tiền<br />
(%)<br />
22.801<br />
100<br />
12.619<br />
55,3<br />
<br />
2017<br />
Tỷ trọng<br />
Số tiền<br />
(%)<br />
21.629<br />
100<br />
12.988<br />
60,0<br />
<br />
2016/<br />
2015<br />
(%)<br />
10,0<br />
21,1<br />
<br />
2017/<br />
2016<br />
(%)<br />
(5,1)<br />
2,9<br />
<br />
1.513<br />
<br />
7,3<br />
<br />
1.603<br />
<br />
7,0<br />
<br />
2.249<br />
<br />
10,4<br />
<br />
5,9<br />
<br />
40,3<br />
<br />
522<br />
5.333<br />
2.761<br />
10.306<br />
1.989<br />
3.436<br />
1.165<br />
1.953<br />
1.465<br />
13.401<br />
9.887<br />
3.514<br />
7.328<br />
<br />
2,5<br />
25,7<br />
13,3<br />
49,7<br />
9,6<br />
16,6<br />
5,6<br />
9,4<br />
7,1<br />
64,6<br />
47,7<br />
17,0<br />
35,4<br />
<br />
1.386<br />
5.311<br />
4.066<br />
10.182<br />
1.775<br />
3.399<br />
1.708<br />
1.626<br />
1.332<br />
15.346<br />
10.680<br />
4.666<br />
7.455<br />
<br />
6,1<br />
23,3<br />
17,8<br />
44,7<br />
7,8<br />
14,9<br />
7,5<br />
7,1<br />
5,8<br />
67,3<br />
46,8<br />
20,5<br />
32,7<br />
<br />
1.204<br />
5.345<br />
4.110<br />
8.641<br />
1.322<br />
3.400<br />
1.665<br />
1.492<br />
1.155<br />
13.771<br />
10.435<br />
3.336<br />
7.858<br />
<br />
5,6<br />
24,7<br />
19,0<br />
40,0<br />
6,1<br />
15,7<br />
7,7<br />
6,9<br />
5,3<br />
63,7<br />
48,2<br />
15,4<br />
36,3<br />
<br />
165,5<br />
(0,4)<br />
47,3<br />
(1,2)<br />
(10,8)<br />
(1,1)<br />
46,6<br />
(16,7)<br />
(9,1)<br />
14,5<br />
8,0<br />
32,8<br />
1,7<br />
<br />
(13,1)<br />
0,6<br />
1,1<br />
(15,1)<br />
(25,5)<br />
0,0<br />
(2,5)<br />
(8,2)<br />
(13,3)<br />
(10,3)<br />
(2,3)<br />
(28,5)<br />
5,4<br />
<br />
Nguồn: Báo cáo tài chính của Vinaconex giai đoạn 2015-2017 [1]<br />
<br />
Đánh giá sơ bộ chúng ta có thể thấy tình hình tài<br />
chính của Vinaconex trong giai đoạn 2015-2017<br />
có nhiều biến động. Bảng 1 cho thấy:<br />
Năm 2016 tình hình tài chính của Vinaconex<br />
có nhiều biến động nhất trong giai đoạn 20152017. Tổng tài sản tăng 10% so với năm<br />
2015; Tài sản ngắn hạn tăng 21,1%, trong đó:<br />
Tiền và các khoản tương đương tiền tăng<br />
5,9%; Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn<br />
tăng đáng kể 165,5%; Nguyên nhân là năm<br />
2016 Vinaconex sử dụng khá nhiều tiền vào<br />
các khoản đầu tư tài chính. Các khoản phải<br />
thu ngắn hạn giảm 0,4%; Hàng tồn kho tăng<br />
khá cao 47,3% do đặc thù của ngành xây<br />
dựng; Tài sản dài hạn giảm 1,2%, trong đó<br />
Phải thu dài hạn của khách hàng, Tài sản cố<br />
định, tài sản dở dang dài hạn và Đầu tư tài<br />
chính dài hạn đều giảm lần lượt là 10,8%;<br />
1,1%; 16,7%; 9,1%. Riêng Bất động sản đầu<br />
tư tăng cao 46,6%. Về nguồn vốn, chúng ta có<br />
thể thấy hầu hết các chỉ tiêu đều tăng. Nợ phải<br />
trả tăng 14,5%, trong đó Nợ ngắn hạn tăng<br />
8% còn Nợ dài hạn tăng đến 32,8%. Vốn chủ<br />
sở hữu tăng 1,7%.<br />
Năm 2017 khá nhiều chỉ tiêu sụt giảm so với<br />
năm 2016. Tổng tài sản giảm 5,1%. Tài sản<br />
10<br />
<br />
ngắn hạn tăng 2,9%, trong đó tăng cao nhất là<br />
Tiền và các khoản tương đương tiền tăng đến<br />
40,3%. Nếu như năm 2016 các khoản đầu tư<br />
tài chính ngắn hạn tăng 165,5% so với năm<br />
2015 thì năm 2017 chỉ tiêu này giảm 13,1%<br />
so với năm 2016 do năm 2017 Vinaconex bán<br />
cổ phiếu đầu tư để thu hồi tiền. Các chỉ tiêu<br />
Phải thu ngắn hạn và Hàng tồn kho tăng nhẹ<br />
lần lượt là 0,6%; 1,1%; Tài sản dài hạn giảm<br />
15,1% so với năm 2016, trong đó Phải thu dài<br />
hạn khách hàng giảm 25,5% do Vinaconex áp<br />
dụng nhiều chính sách thúc đẩy tiêu thụ và<br />
đẩy mạnh các biện pháp thu nợ. Tài sản cố<br />
định không thay đổi; các chỉ tiêu tài sản dài<br />
hạn khác như Bất động sản đầu tư, Tài sản dở<br />
dang dài hạn và Đầu tư tài chính dài hạn đều<br />
giảm lần lượt là 2,5%; 8,2%; 13,3%. Về<br />
nguồn vốn, Nợ phải trả giảm 10,3% so với<br />
năm 2016, trong đó Nợ ngắn hạn giảm 2,3%<br />
còn Nợ dài hạn giảm mạnh 28,5%. Riêng Vốn<br />
chủ sở hữu tăng 5,4% so với năm 2016.<br />
Nguyên nhân là do trong giai đoạn này<br />
Vinaconex tăng cường thu nợ khách hàng nên<br />
vay nợ ít hơn. Điều này chứng tỏ công ty đã<br />
cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc tài chính vào<br />
các đối tượng khác, tăng tính tự chủ về tài<br />
chính để phát triển bền vững hơn.<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Thủy<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Xét về tỷ trọng, Tài sản ngắn hạn của<br />
Vinaconex luôn chiếm tỷ trọng trên 50% tổng<br />
tài sản. Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng trên<br />
40% tổng tài sản. Trong khi đó, Nợ phải trả<br />
chiếm tỷ trọng trên 60% tổng nguồn vốn, với<br />
Nợ ngắn hạn trên 45% còn Nợ dài hạn chiếm<br />
tỷ trọng thấp hơn (dưới 21%). Vốn chủ sở<br />
hữu chiếm tỷ trọng trên 32% tổng nguồn vốn<br />
của Vinaconex và tăng qua các năm. Với các<br />
doanh nghiệp hiện nay, Vốn chủ sở hữu<br />
chiếm tỷ trọng trên 30% là tương đối hợp lý.<br />
Dựa vào bảng 2, ta có thể phân tích các chỉ<br />
tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh<br />
của Vinaconex trong giai đoạn 2015-2017<br />
như sau:<br />
Các chỉ tiêu doanh thu đều tăng và tăng mạnh<br />
nhất vào năm 2017. Năm 2017 so với năm<br />
2016, doanh thu bán hàng & CCDV tăng<br />
27,7%, doanh thu thuần tăng 27,71%. Nếu<br />
như doanh thu hoạt động tài chính năm 2016<br />
giảm 44,77% so với năm 2015 do đầu tư tài<br />
chính không hiệu quả thì năm 2017 doanh thu<br />
hoạt động tài chính tăng 411,08% so với năm<br />
2016. Còn các khoản giảm trừ doanh thu năm<br />
2016 thì tăng đến 200% do hàng tồn kho<br />
nhiều nên phải sử dụng các giải pháp như<br />
giảm giá, chiết khấu thương mại để giải<br />
phóng hàng tồn kho nhưng năm 2017 giảm đi<br />
50% so với 2016. Chi phí bán hàng năm 2017<br />
tăng 111,91% so với năm 2016 do các chính<br />
<br />
188(12/3): 9 - 15<br />
<br />
sách thúc đẩy tiêu thụ như các chương trình<br />
quảng cáo, xúc tiến bán hàng. Chỉ tiêu chi phí<br />
tài chính (chủ yếu là chi phí lãi vay) cũng<br />
giảm đáng kể (29,55%) vào năm 2016. Các<br />
chỉ tiêu lợi nhuận trong giai đoạn này đều<br />
tăng mỗi năm. Năm 2016 hầu hết các chỉ số<br />
doanh thu và lợi nhuận đều tăng khá cao cho<br />
thấy sự nỗ lực rất lớn Vinaconex, các chỉ tiêu<br />
này tăng mạnh vào năm 2017: lợi nhuận gộp<br />
tăng 26,53%, lợi nhuận từ hoạt động kinh<br />
doanh tăng 153,32%, lợi nhuận trước thuế<br />
tăng 142,99% và lợi nhuận sau thuế tăng<br />
137,08% so với năm 2016. Nguyên nhân là<br />
do năm 2017 Vinaconex phát triển thêm<br />
nhiều sản phẩm mới, đáp ứng tốt nhu cầu của<br />
khách hàng và áp dụng hiệu quả các chính<br />
sách thúc đẩy tiêu thụ như quảng cáo, xúc tiến<br />
thương mại, mở rộng thị trường.<br />
Như vậy, trong giai đoạn 2015-2017 hầu hết<br />
các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận<br />
Vinaconex đều tăng nhưng tăng mạnh nhất<br />
vào năm 2017.<br />
PHÂN TÍCH CHI TIẾT TÌNH HÌNH TÀI<br />
CHÍNH THÔNG QUA CÁC NHÓM CHỈ<br />
TIÊU TÀI CHÍNH<br />
Để có thể nhìn nhận được một cách chi tiết và<br />
rõ nét nhất về bức tranh tài chính của<br />
Vinaconex, chúng ta cùng phân tích các nhóm<br />
chỉ tiêu tài chính quan trọng.<br />
<br />
Bảng 2. Một số chỉ tiêu tài chính trong Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2015-2017 (Đvt: Tỷ đồng)<br />
Chỉ tiêu<br />
Doanh thu BH&CCDV<br />
Các khoản giảm trừ doanh thu<br />
Doanh thu thuần<br />
Giá vốn hàng bán<br />
Lợp nhuận gộp<br />
Doanh thu hoạt động tài chính<br />
Chi phí tài chính<br />
Trong đó chi phí lãi vay<br />
Chi phí bán hàng<br />
Chi phí quản lý doanh nghiệp<br />
Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD<br />
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế<br />
Lợi nhuận sau thuế TNDN<br />
<br />
2015<br />
8.026,4<br />
0,2<br />
8.026,2<br />
6.756,0<br />
1.270,2<br />
359,6<br />
419,9<br />
338,3<br />
41,4<br />
452,3<br />
556,8<br />
603,0<br />
523,6<br />
<br />
2016<br />
8.533,8<br />
0,6<br />
8.533,2<br />
7.136,0<br />
1.397,2<br />
198,6<br />
295,8<br />
282,4<br />
47,0<br />
495,6<br />
766,1<br />
802,9<br />
687,1<br />
<br />
2017<br />
10.897,8<br />
0,3<br />
10.897,5<br />
9.129,6<br />
1.767,9<br />
1.015,0<br />
306,0<br />
285,1<br />
99,6<br />
533,2<br />
1.940,7<br />
1.951,0<br />
1.629,0<br />
<br />
2016/2015<br />
(%)<br />
<br />
2017/2016<br />
(%)<br />
<br />
6,32<br />
200<br />
6,32<br />
5,62<br />
10,00<br />
-44,77<br />
-29,55<br />
-16,52<br />
13,53<br />
9,57<br />
37,59<br />
33,15<br />
31,23<br />
<br />
27,70<br />
-50<br />
27,71<br />
27,94<br />
26,53<br />
411,08<br />
3,45<br />
0,96<br />
111,91<br />
7,59<br />
153,32<br />
142,99<br />
137,08<br />
<br />
Nguồn: Báo cáo tài chính của Vinaconex giai đoạn 2015-2017 [1]<br />
<br />
11<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Thủy<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Qua phân tích nhóm chỉ tiêu về khả năng<br />
thanh toán (bảng 3), chúng ta thấy được các<br />
hệ số khả năng thanh toán của Vinaconex đều<br />
cao, tương đối ổn định và hầu hết lớn hơn 1.<br />
Cụ thể là khả năng thanh toán hiện hành của<br />
Vinaconex năm 2015 bằng 1,55 hay 1 đồng<br />
nợ phải trả được đảm bảo bằng 1,55 đồng tài<br />
sản. Khả năng thanh toán hiện hành các năm<br />
2016, 2017 lần lượt là 1,49 và 1,57 vẫn<br />
tương đối cao. Chi tiết chúng ta thấy khả năng<br />
thanh toán nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và lãi vay<br />
đều cao cho thấy khả năng thanh toán của<br />
Vinaconex rất tốt. Chỉ duy nhất có chỉ tiêu hệ<br />
số khả năng thanh toán nhanh của Vinaconex<br />
là nhỏ hơn 0,5. Chỉ số khả năng thanh toán<br />
nhanh của các năm 2015, 2016 và 2017 lần<br />
lượt là 0,21; 0,28 và 0,33. Chỉ tiêu này có giá<br />
trị trong khoảng từ 0,5 đến 1 là tốt nhất.<br />
<br />
188(12/3): 9 - 15<br />
<br />
Trong giai đoạn này, khả năng thanh toán lãi<br />
vay của Vinaconex có nhiều biến động và có<br />
xu hướng tăng mạnh từ 2,78 (năm 2015) lên<br />
3,84 (năm 2016) và đạt mức rất cao năm 2017<br />
là 7,84 do chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán<br />
trước thuế tăng mạnh mẽ qua các năm và chi<br />
phí lãi vay lại giảm đi (năm 2016) hoặc tăng<br />
lên không đáng kể (năm 2017). Nếu như năm<br />
2015 tổng lợi nhuận kế toán trước thuế đạt<br />
603 tỷ đồng thì đến năm 2016 lên đến 802,9<br />
tỷ đồng và tăng vượt bậc vào năm 2017 đạt<br />
1.951 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí lãi vay<br />
các năm 2015, 2016 và 2017 lần lượt là:<br />
338,3 tỷ đồng; 282,4 tỷ đồng và 285,1 tỷ<br />
đồng. Điều đó cho thấy khả năng thanh toán<br />
lãi vay của Vinaconex trong giai đoạn này là<br />
rất tốt.<br />
<br />
Bảng 3. Các nhóm chỉ tiêu tài chính của Vinaconex giai đoạn 2015-2017<br />
CHỈ TIÊU<br />
- Tổng tài sản bình quân (tỷ đồng)<br />
- TSLĐ bình quân (tỷ đồng)<br />
- TSCĐ bình quân (tỷ đồng)<br />
- Vốn chủ sở hữu bình quân (tỷ đồng)<br />
- Hàng tồn kho bình quân (tỷ đồng)<br />
- Khoản phải thu bình quân (tỷ đồng)<br />
- Lợi nhuận thuần thuộc về cổ đông phổ thông (triệu đồng)<br />
- Số cổ phiếu phổ thông bình quân (triệu cổ phiếu)<br />
Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán<br />
1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành<br />
2. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn<br />
3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh<br />
4. Hệ số thanh toán nợ dài hạn<br />
5. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay<br />
Chỉ tiêu về đòn bảy tài chính<br />
1. Hệ số nợ<br />
2. Hệ số tự tài trợ<br />
3. Hệ số đầu tư vào TSLĐ<br />
4. Hệ số đầu tư vào TSCĐ<br />
Chỉ tiêu về khả năng hoạt động<br />
1. Vòng quay hàng tồn kho (vòng)<br />
2. Số ngày tồn kho (ngày)<br />
3. Vòng quay khoản phải thu (vòng)<br />
4. Kỳ thu tiền bình quân (ngày)<br />
5. Vòng quay TSLĐ (vòng)<br />
6. Vòng quay TSCĐ (vòng)<br />
7. Vòng quay tổng tài sản (vòng)<br />
Chỉ tiêu về khả năng sinh lời (%)<br />
1. Suất sinh lời của TS (ROA)<br />
2. Suất sinh lời của VCSH (ROE)<br />
3. Tỷ suất LN ròng trên DTT (ROS)<br />
4. Chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu EPS (đồng)<br />
<br />
2015<br />
21.780<br />
10.968<br />
2.585<br />
7.300<br />
2.761<br />
5.677<br />
390.570<br />
441,711<br />
<br />
2016<br />
21.765<br />
11.521<br />
3.418<br />
7.392<br />
3.414<br />
5.322<br />
483.557<br />
441,711<br />
<br />
2017<br />
22.215<br />
12.804<br />
3.400<br />
7.657<br />
4.088<br />
5.328<br />
1.341.382<br />
441,711<br />
<br />
1,55<br />
1,05<br />
0,21<br />
2,93<br />
2,78<br />
<br />
1,49<br />
1,18<br />
0,28<br />
2,18<br />
3,84<br />
<br />
1,57<br />
1,24<br />
0,33<br />
2,59<br />
7,84<br />
<br />
0,65<br />
0,35<br />
0,50<br />
0,50<br />
<br />
0,67<br />
0,33<br />
0,55<br />
0,45<br />
<br />
0,64<br />
0,36<br />
0,60<br />
0,40<br />
<br />
2,91<br />
124<br />
1,41<br />
255<br />
0,73<br />
3,10<br />
0,37<br />
<br />
2,50<br />
144<br />
1,60<br />
225<br />
0,74<br />
2,50<br />
0,39<br />
<br />
2,67<br />
135<br />
2,05<br />
176<br />
0,85<br />
3,21<br />
0,49<br />
<br />
2,40<br />
7,17<br />
6,52<br />
884<br />
<br />
3,16<br />
9,30<br />
8,05<br />
1.095<br />
<br />
7,33<br />
21,28<br />
14,95<br />
3.037<br />
<br />
Nguồn: Báo cáo tài chính của Vinaconex giai đoạn 2015-2017 [1] và tính toán của tác giả<br />
<br />
12<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Thủy<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
188(12/3): 9 - 15<br />
<br />
Như vậy, giai đoạn 2015-2017 Vinaconex có<br />
khả năng thanh toán tương đối tốt và ổn định<br />
với đa số các hệ số về khả năng thanh toán<br />
đều đảm bảo ở ngưỡng an toàn, chỉ có khả<br />
năng thanh toán nhanh là chưa đảm bảo.<br />
<br />
thu tiền bình quân khá dài nhưng có xu hướng<br />
giảm dần từ 255 ngày xuống 176 ngày.<br />
Nguyên nhân là do đặc thù của doanh nghiệp<br />
là xây dựng và xuất nhập khẩu nên hàng tồn<br />
kho thường rất nhiều, thu hồi nợ chậm.<br />
<br />
Phân tích nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính<br />
(bảng 3) cho thấy: Hệ số nợ của Vinaconex<br />
năm 2015 là 0,65 có ý nghĩa là 1 đồng giá trị<br />
tài sản được tài trợ bằng 0,65 đồng nợ. Hệ số<br />
này lần lượt là 0,67 và 0,64 vào các năm<br />
2016, 2017. Chỉ tiêu này cho ta thấy: giai<br />
đoạn 2015-2017, Nợ phải trả luôn chiếm tỷ<br />
trọng trên 60% tổng nguồn vốn. Hệ số tự tài<br />
trợ của Vinaconex năm 2015 là 0,35; trong<br />
khi các năm 2016, 2017 lần lượt là 0,33; 0,36.<br />
Hệ số này cũng tương đối hợp lý, vốn chủ sở<br />
hữu chiếm trên 30% tổng nguồn vốn. Hệ số<br />
này thể hiện khả năng tự chủ, mức độ độc lập<br />
về mặt tài chính của Vinaconex. Như vậy, với<br />
cấu trúc vốn của Vinaconex trong giai đoạn<br />
này là Nợ phải trả trên 60% và Vốn chủ sở<br />
hữu trên 30%, Vinaconex đã thể hiện được<br />
mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính khá tốt,<br />
đem lại hiệu quả kinh doanh tương đối cao.<br />
<br />
Vòng quay tài sản cố định lớn hơn 2,5 cho<br />
thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định rất tốt,<br />
tạo được nhiều doanh thu. Các vòng quay<br />
tổng tài sản đều lớn hơn 0,3 và vòng quay tài<br />
sản lưu động đều lớn hơn 0,7 cũng khá tốt. Vì<br />
vậy, nó đẩy nhanh quá trình sản xuất kinh<br />
doanh (Vinaconex sử dụng công nghệ tiên<br />
tiến), từ đó sản phẩm tạo ra nhiều hơn, có chất<br />
lượng tốt, tiết kiệm thời gian và chi phí giúp<br />
Vinaconex thu được nhiều lợi nhuận hơn.<br />
Phân tích nhóm chỉ tiêu về khả năng khả năng<br />
sinh lời (bảng 3) cho thấy: suất sinh lời của tài<br />
sản (ROA) đạt giá trị trên 2,4% và có xu<br />
hướng tăng dần có nghĩa là 100 đồng tài sản<br />
tạo ra trên 2,4 đồng lợi nhuận ròng. Chỉ số<br />
này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài<br />
sản tốt. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu<br />
(ROE) trong giai đoạn này đạt từ 7,17% năm<br />
2015 tăng lên 9,3% năm 2016, và năm 2017<br />
hệ số này lên đến 21,28% là rất cao thể hiện<br />
hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tốt, điều này<br />
có nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra<br />
21,28 đồng lợi nhuận ròng (năm 2017). Suất<br />
sinh lời trên doanh thu thuần (ROS) giai đoạn<br />
này có xu hướng tăng dần và đều đạt giá trị<br />
trên 6,5% cho thấy trong 100 đồng doanh thu<br />
thuần thu được thì có trên 6,5 đồng lợi nhuận<br />
ròng. Chỉ tiêu này tương đối cao chứng tỏ<br />
hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp<br />
khá tốt. Giai đoạn 2015-2017, Vinaconex có<br />
chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) rất<br />
cao và có xu hướng tăng mạnh mẽ.<br />
Vinaconex có 441,711 triệu cổ phiếu. Số cổ<br />
phiếu này không thay đổi trong giai đoạn<br />
2015-2017. Mỗi cổ phiếu có mệnh giá 10.000<br />
đồng thì chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu<br />
EPS các năm 2015, 2016, 2017 lần lượt là:<br />
884 đồng; 1.095 đồng; 3.037 đồng.<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT<br />
<br />
Hệ số đầu tư vào tài sản lưu động trên 50%<br />
còn hệ số đầu tư vào tài sản cố định trên 40%.<br />
Như vậy, giai đoạn 2015-2017 Vinaconex đầu<br />
tư nhiều hơn tài sản lưu động. Vinaconex có<br />
sự đầu tư ít hơn vào tài sản cố định vì khả<br />
năng thanh khoản của những tài sản này thấp,<br />
vốn đầu tư nhiều còn tài sản lưu động có khả<br />
năng thanh khoản cao hơn, vốn đầu tư ít hơn.<br />
Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường không<br />
nên đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định mà<br />
có thể đi thuê để giảm bớt chi phí.<br />
Phân tích nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt<br />
động (bảng 3) cho thấy: Vòng quay hàng tồn<br />
kho trong giai đoạn 2015-2017 chưa cao. Các<br />
năm 2015, 2016, 2017 có vòng quay hàng tồn<br />
kho lần lượt là 2,91; 2,5; 2,67 vòng/năm;<br />
Chính vì vậy mà số ngày tồn kho của cũng<br />
khá cao trên 120 ngày. Vòng quay các khoản<br />
phải thu trong giai đoạn này giao động trong<br />
khoảng từ 1,41 đến 2,05 vòng/năm là khá<br />
thấp nhưng có xu hướng tăng dần làm cho kỳ<br />
<br />
Dựa vào kết quả phân tích tài chính ở trên,<br />
chúng ta có thể thấy rằng tình hình tài chính<br />
của Vinaconex là khá tốt. Tuy nhiên, muốn<br />
13<br />
<br />