Trần Trung Vỹ và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
186(10): 219 - 222<br />
<br />
PHÂN TÍCH CÁC DẠNG HOẠT ĐỘNG TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ<br />
SẢN PHẨM DƯỢC LIỆU TỈNH QUẢNG NINH<br />
Trần Trung Vỹ1, Nguyễn Thị Lan Anh2*, Phạm Thị Lý3<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Hạ Long, 2Đại học Thái Nguyên<br />
3<br />
Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Phân tích một số sản phẩm dược liệu thuộc chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” tại tỉnh<br />
Quảng Ninh cho biết các dạng hoạt động của ngành nhằm định hướng những chiến lược cạnh<br />
tranh bền vững cho chuỗi giá trị dược liệu trong thời gian sắp tới. Mục tiêu của nghiên cứu là chỉ<br />
rõ các dạng hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ của chuỗi giá trị dược liệu, từ đó có chiến lược<br />
phát triển bền vững cho ngành dược liệu tỉnh, bên cạnh đó đưa ra chính sách gợi ý nhằm phát triển<br />
và hoàn thiện chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh.<br />
Từ khóa: Chuỗi giá trị, dược liệu, sản phẩm, OCOP, Quảng Ninh<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ *<br />
Sản xuất theo chuỗi giá trị là một khái niệm<br />
khá mới đối với Việt Nam. Việc sản xuất theo<br />
chuỗi là một yêu cầu cần thiết để sản phẩm có<br />
sức cạnh tranh và xâm nhập thị trường quốc tế<br />
trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Khi<br />
Việt Nam ra nhập WTO, các sản phẩm của<br />
Việt Nam không còn chỉ cạnh tranh trong<br />
phạm vi quốc gia, mà còn phải cạnh tranh với<br />
các sản phẩm cùng chủng loại trên toàn cầu<br />
[1]. Vì vậy, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm là<br />
rất quan trọng và xác định rõ được những hoạt<br />
động trong chuỗi giá trị góp phần gia tăng giá<br />
trị trong các khâu hoạt động của chuỗi.<br />
Nhằm phát huy thế mạnh địa phương, ứng<br />
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, hướng<br />
tới sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, giá<br />
trị cho sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả sản<br />
xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nhân dân<br />
khu vực nông thôn, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ<br />
đạo tập trung phát triển sản xuất theo chuỗi giá<br />
trị [2]. Năm 2013, Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên<br />
ở Việt Nam triển khai Chương trình OCOP<br />
(One commune, one product - mỗi xã,<br />
phường một sản phẩm” [3].<br />
Một trong những quan điểm về quy hoạch,<br />
phát triển dược liệu tỉnh Quảng Ninh là:<br />
*<br />
<br />
"Phát triển dược liệu theo hướng sản xuất<br />
hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn<br />
sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm,<br />
xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công<br />
nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng<br />
bảo đảm an toàn và chất lượng, khả năng<br />
cạnh tranh cao, theo nhu cầu sử dụng dược<br />
liệu trong nước và xuất khẩu” [4], [5]. Với<br />
quan điểm trên, vấn đề xây dựng chuỗi giá trị<br />
dược liệu và xác định rõ các hoạt động trong<br />
chuỗi giá trị là rất quan trọng để thực hiện<br />
quan điểm nêu trên.<br />
KHUNG LÝ THUYẾT<br />
Các hoạt động giá trị có thể chia ra làm hai<br />
loại cho ngành bao gồm: hoạt động chính và<br />
hoạt động hỗ trợ. Hoạt động chính là những<br />
hoạt động mang tính vật chất liên quan đến<br />
việc tạo ra sản phẩm, bán và chuyển giao cho<br />
khách hàng cũng như những công tác hỗ trợ<br />
sau bán hàng. Các hoạt động tạo giá trị mang<br />
tính hỗ trợ cho việc cạnh tranh trong mọi ngành<br />
có thể được phân chia thành 4 nhóm tổng quát,<br />
cũng như các hoạt sơ cấp, các loại hình của hoạt<br />
động giá trị khác nhau mang tính đặc thù của<br />
ngành bao gồm các hoạt động như thu mua,<br />
phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân lực,<br />
cơ sở hạ tầng (chi tiết hình 1).<br />
<br />
Tel: 0916258995; Email: ctminhanh@gmail.com<br />
<br />
219<br />
<br />
Trần Trung Vỹ và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Hình 1. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp [6]<br />
<br />
NHỮNG DẠNG HOẠT ĐỘNG TRONG<br />
CHUỖI GIÁ TRỊ DƯỢC LIỆU TỈNH<br />
QUẢNG NINH<br />
Các hoạt động chủ yếu<br />
Hậu cần đầu vào<br />
- Về đất đai: Hỗ trợ dồn điền, đổi thửa. Mức<br />
hỗ trợ không quá 6 triệu đồng/ha. Hỗ trợ thuê<br />
đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quy mô<br />
diện tích 5 ha trở lên thì được hỗ trợ chi phí<br />
thuê đất không quá 20 triệu đồng/ha/năm đối<br />
với đất trồng trọt. Thời gian hỗ trợ không quá<br />
03 năm. Tổng kinh phí hỗ trợ cho 01 dự án/<br />
người sản xuất không quá 200 triệu/năm.<br />
- Về hỗ trợ hạ tầng và thiết bị sản xuất: Đầu<br />
tư 100% kinh phí xây dựng các hạng mục cơ<br />
sở hạ tầng dùng chung bao gồm: Đường giao<br />
thông trục chính; đường điện trục chính; hệ<br />
thống cấp, thoát nước; hệ thống xử lý nước<br />
thải và chất thải theo dự án được cấp có thẩm<br />
quyền phê duyệt. Tổng kinh phí không quá<br />
15.000 triệu đồng/dự án. Hỗ trợ 50% chi phí<br />
để xây dựng nhà sơ chế, bảo quản, chế biến<br />
nông sản; kho bảo quản nông sản. Mức hỗ trợ<br />
không quá 2.000 triệu đồng/người sản xuất/dự<br />
án. Hỗ trợ 50% chi phí để xây dựng điểm<br />
trưng bày các sản phẩm thuộc Chương trình<br />
mỗi xã phường một sản phẩm, cụ thể: Đối với<br />
điểm giới thiệu sản phẩm cấp huyện, hỗ trợ<br />
không quá 1.000 triệu đồng/dự án; Đối với<br />
điểm giới thiệu sản phẩm cấp tỉnh, hỗ trợ<br />
không quá 2.000 triệu đồng/dự án. Hỗ trợ<br />
50% kinh phí để mua, xây dựng, lắp đặt hệ<br />
thống kho lạnh, dây chuyền chế biến nông<br />
lâm thủy sản, dây chuyền sản xuất, nhà lưới,<br />
nhà xưởng, máy nông nghiệp và cơ sở sản<br />
220<br />
<br />
186(10): 219 - 222<br />
<br />
xuất giống nông lâm thủy sản. Mức hỗ trợ<br />
không quá 5.000 triệu đồng/dự án.<br />
- Về hỗ trợ mua giống cây dược liệu: mức hỗ<br />
trợ tối đa một lần cho Khu vực các xã, thôn<br />
đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã đặc biệt<br />
khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo<br />
tối đa 70%; các xã còn lại là 50%. Kinh phí<br />
hỗ trợ tối đa/dự án: Đối với Doanh nghiệp,<br />
hợp tác xã là 250 triệu đồng/lần; Tổ hợp tác,<br />
trang trại 150 triệu đồng/lần; Cá nhân, hộ gia<br />
đình 100 triệu đồng/lần.<br />
- Hỗ trợ mua vật tư nông nghiệp cho sản xuất<br />
theo hướng nông nghiệp hữu cơ: Người sản<br />
xuất được hỗ trợ 01 lần 50% kinh phí mua vật<br />
tư nông nghiệp cho các dự án sản xuất gồm:<br />
Phân hữu cơ, chế phẩm sinh học, thuốc bảo<br />
vệ thực vật có nguồn gốc sinh học. Mức hỗ<br />
trợ không quá 50 triệu đồng/dự án.<br />
- Hỗ trợ lãi suất vốn vay: Dự án thuộc danh<br />
mục sản phẩm có lợi thế cấp tỉnh phê duyệt<br />
(triển khai thực hiện theo quy hoạch sản xuất<br />
nông nghiệp tập trung), người sản xuất được<br />
áp dụng mức hỗ trợ lãi suất tại Nghị quyết<br />
số 232/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 của<br />
Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành<br />
chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản<br />
xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên<br />
địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 2020. Mức hỗ trợ lãi suất là 6%/năm/số dư nợ<br />
thực tế.<br />
Vận hành<br />
Dược liệu trồng và thu hái tự nhiên phần lớn<br />
được sơ chế tại chỗ bằng các thiết bị thủ<br />
công, mức gia tăng giá trị thấp, sản phẩm<br />
chưa có tiêu chuẩn chất lượng quy định, khó<br />
khăn cho việc tiêu thụ. Một số ít cơ sở áp<br />
dụng máy móc, thiết bị trong sơ chế, chế biến<br />
dược liệu, tạo ra các sản phẩm từ dược liệu có<br />
mức gia tăng giá trị cao như: Trà hoa vàng (túi<br />
lọc), cao ba kích, trà chùm ngây, trà nụ vối<br />
(trà thô, trà túi lọc)…<br />
Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm<br />
(OCOP) đã thành lập hoặc hỗ trợ nhiều tổ<br />
chức kinh tế ứng dụng công nghệ sản xuất<br />
một số sản phẩm từ thảo dược và bước đầu<br />
tham gia chuỗi giá trị sản xuất dược liệu trên<br />
địa bàn. Hiện nay, trên địa bàn Quảng Ninh có<br />
19 tổ chức tham gia chế biến dược liệu, điển<br />
<br />
Trần Trung Vỹ và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
hình là: Công ty TNHH trồng chế biến và sản<br />
xuất dược liệu Đông Bắc: HTX Dược liệu<br />
xanh Đông Triều; Công ty Nam Dược Y Võ;<br />
Hợp tác xã Thảo dược Yên Tử; Công ty CP<br />
DTFopro.<br />
Tiếp thị và bán hàng<br />
Đối với sản phẩm dược liệu hiện nay, để tăng<br />
cường khả năng tiếp cận thị trường UBND<br />
tỉnh đã có chính sách hỗ trợ: Mức hỗ trợ<br />
không quá 10 triệu đồng/người sản xuất/lần<br />
đối với hội chợ, triển lãm tổ chức trên địa bàn<br />
tỉnh. Mức hỗ trợ không quá 20 triệu<br />
đồng/người sản xuất/lần đối với hội chợ, triển<br />
lãm tổ chức ở ngoài tỉnh. Mức hỗ trợ không<br />
quá 40 triệu đồng/người sản xuất/lần đối với<br />
hội chợ, triển lãm tổ chức tại nước ngoài.<br />
Người sản xuất chỉ được hỗ trợ tối đa 01<br />
lần/năm khi tham dự hội chợ, triển lãm tại<br />
nước ngoài và khi được Chủ tịch UBND tỉnh<br />
chấp thuận.<br />
Các hoạt động hỗ trợ<br />
Thu mua<br />
Từ những thống kê ban đầu này cũng có thể<br />
thấy, dược liệu ở Quảng Ninh khá đa dạng,<br />
phong phú. Xong, từ nhiều năm nay việc khai<br />
thác quá mức mà chưa chú ý đến vấn đề bảo<br />
tồn, tái sinh đã dẫn đến nguồn tài nguyên được<br />
quý giá này có nguy cơ bị cạn kiệt; trong đó,<br />
nhiều loại có nguy cơ bị “tiệt chủng”. Hiện<br />
nay chưa hình thành phương thức thu mua<br />
dược liệu có hệ thống, người sản xuất bán tự<br />
phát không qua các thương lái có ràng buộc<br />
hợp đồng.<br />
Phát triển công nghệ<br />
Thực tế tại Quảng Ninh, công nghệ chế biến<br />
dược liệu còn rất hạn chế, trên địa bàn có rất<br />
ít doanh nghiệp, công ty chế biến dược liệu,<br />
do đầu tư công nghệ với chi phí rất cao,<br />
doanh nghiệp nhỏ rất khó khăn vốn, cũng như<br />
thị trường tiêu thụ sản phẩm.<br />
Chương trình “Mỗi xã, phường một sản<br />
phẩm” (OCOP) phát triển theo 5 nhóm sản<br />
phẩm, trong đó, nhóm thảo dược đã phát triển<br />
được 41 sản phẩm có chất lượng từ dược liệu<br />
của tỉnh Quảng Ninh, Thực tế, có công ty cổ<br />
phần dược và vật liệu y tế Quảng Ninh có<br />
công nghệ chế biến, sản xuất thuốc đạt tiêu<br />
chuẩn GMT của WTO, còn lại các doanh<br />
<br />
186(10): 219 - 222<br />
<br />
nghiệp khác đều chưa có công nghệ chế biến<br />
đạt chuẩn: Công ty nuôi trồng và chế biến<br />
dược liệu Đông Bắc, HTX dược liệu xanh<br />
Tinh Hoa, HTX dược liệu xanh Đông Triều...<br />
Đối với người sản xuất trong vùng sản xuất<br />
tập trung tự ứng dụng công nghệ mới, tiên<br />
tiến vào sản xuất thành công được hỗ trợ<br />
100% kinh phí mua tài liệu hướng dẫn, phân<br />
tích mẫu, một phần kinh phí chuyển giao<br />
công nghệ; hỗ trợ 50% kinh phí thuê chuyên<br />
gia. Mức hỗ trợ không quá 50% giá chuyển<br />
giao của một công nghệ và không quá 1.000<br />
triệu đồng/dự án. Hỗ trợ hoàn thiện quy trình<br />
sản xuất, thiết bị công nghệ và dây chuyền<br />
sản xuất các sản phẩm thuộc Chương trình<br />
mỗi xã phường một sản phẩm thuộc danh<br />
mục được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt khi<br />
thực hiện tại xã, thôn đặc biệt khó khăn, xã<br />
biên giới, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi<br />
ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện<br />
hành, mức hỗ trợ không quá 70%/tổng kinh<br />
phí dự án được phê duyệt; địa phương còn lại<br />
mức hỗ trợ không quá 60%/tổng kinh phí dự<br />
án được phê duyệt. Mức hỗ trợ không quá<br />
1.000 triệu đồng/dự án.<br />
Quản trị nguồn nhân lực<br />
Việc phân tích lao động nông thôn trong chuỗi<br />
giá trị giúp cho những nhà quản lý cấp địa<br />
phương có thể nắm bắt được chính xác hiện<br />
trạng của lao động nông thôn trong chuỗi.<br />
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp<br />
Có thể nói cơ sở hạ tầng doanh nghiệp để<br />
thực hiện các hoạt động trong chuỗi giá trị<br />
dược liệu thuộc chương trình OCOP tỉnh<br />
Quảng Ninh còn rất hạn chế. Ngoài Công Ty<br />
cổ phần dược và vật tư y tế có cơ sở hạ tầng<br />
tương đối khá hơn, các cơ sở khác đều rất yếu<br />
kém về cơ sở hạ tấng.<br />
- Công ty TNHH Nuôi trồng, sản xuất và chế<br />
biến dược liệu Đông Bắc (TP Cẩm Phả) được<br />
thành lập từ năm 2010. Đây là một trong<br />
những doanh nghiệp đầu tiên đầu tư và phát<br />
triển sản xuất các sản phẩm từ cây dược liệu<br />
của tỉnh. Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất<br />
các sản phẩm thực phẩm chức năng từ các<br />
loại cây dược liệu. Hiện nay, Công ty đã chế<br />
biến thành công 7 sản phẩm trà túi lọc và 3<br />
loại thực phẩm chức năng dạng viên nang từ<br />
thảo dược, với sản lượng 1,2 triệu gói trà túi<br />
221<br />
<br />
Trần Trung Vỹ và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
186(10): 219 - 222<br />
<br />
lọc và 3 triệu viên thuốc mỗi năm. Khảo sát<br />
động này được diễn ra đồng bộ, tạo nên thế<br />
thực tế thấy rằng: Công ty Đông Bắc tuy đã<br />
mạnh cho ngành dược liệu tỉnh. Đối với các<br />
có rất nhiều cố gắng trong hoạt động sản xuất<br />
hoạt động hỗ trợ, cần đầu tư hơn nữa cơ sở hạ<br />
nhưng với cơ sở hạ tầng hiện tại không đáp<br />
tầng, chất lượng nguồn nhân lực nhằm gia<br />
ứng được nhu cầu tiêu thu nguyên liệu đầu<br />
tăng quy mô ngành dược liệu tương xứng với<br />
vào cho các hộ nông dân, chính điều này hạn<br />
các hoạt động chính của chuỗi. Như vậy, để<br />
chế đến sự vận hành của chuỗi giá trị dược<br />
có thể tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm<br />
liệu tại tỉnh<br />
mang tính bền vững đòi hỏi các tác nhân của<br />
chuỗi cùng nhau xây dựng mối liên kết chặt<br />
- Đối với HTX Thảo dược Yên Tử được<br />
chẽ, thực hiện các dạng hoạt động của ngành<br />
thành lập từ năm 2014, với các sản phẩm<br />
nhằm định hướng những chiến lược cạnh tranh<br />
thuộc chương trình OCOP là: Dầu xoa bóp<br />
bền vững cho chuỗi giá trị dược liệu trong thời<br />
trầu tiên, tinh dầu trầu tiên, nấm linh chi, rượu<br />
gian sắp tới.<br />
sâm cau và rượu ba kích Yên Tử. Trong năm<br />
2016, HTX đã cung cấp ra thị trường từ 6.000<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
đến 7.000 lọ dầu xoa bóp trầu tiên Yên Tử;<br />
1. Andersen Camilla (2005), Nghiên cứu dược<br />
20.000 lọ (10ml) tinh dầu trầu tiên Yên Tử.<br />
liệu quốc tế, Ucodep.<br />
Mặc dù vậy, khi đến thăm HTX, cơ sở hạ tầng<br />
2. Ban điều hành chương trình mỗi xã phường một<br />
sản phẩm tỉnh Quảng Ninh (2014), Tài liệu hướng dẫn<br />
chưa có gì ngoài đất đai, vườn ươm. Như vậy,<br />
triển khai chương trình OCOP, Quảng Ninh.<br />
cơ sở hạ tầng doanh nghiệp là một trong<br />
3. UBND tỉnh Quảng Ninh (2017) đề án chương<br />
những nhân tố quan trọng trong tác nhân chế<br />
trình “mỗi xã phường một sản phẩm tỉnh Quảng<br />
biến của chuỗi giá trị dược liệu, nhằm gia<br />
Ninh”, giai đoạn 2017 – 2020, ban hành kèm theo<br />
tăng giá trị sản phẩm trước khi đưa ra thị<br />
quyết định số 2366/QĐ-UBND, ngày 21 tháng 6<br />
trường, nhưng yếu tố này còn rất hạn chế.<br />
năm 2017.<br />
KẾT LUẬN<br />
4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013),<br />
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh<br />
Nghiên cứu đã chỉ ra các hoạt động chủ yếu<br />
Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Ban<br />
và các hoạt động hỗ trợ cho chuỗi giá trị sản<br />
hành kèm theo Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày<br />
phẩm dược liệu tỉnh Quảng Ninh hiện nay<br />
31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ.<br />
còn hạn chế. Đối với các hoạt động chủ yếu,<br />
5. UBND tỉnh Quảng Ninh (2016), Quy hoạch phát<br />
các dịch vụ và khâu tiếp thị bán hàng chưa<br />
triển dược liệu Quảng Ninh đến năm 2020 và định<br />
được chú trọng, để có thể phát triển thị trường<br />
hướng đến năm 2030.<br />
dược liệu cần lập bản đồ quy hoạch dược liệu,<br />
6. Michael E. Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh<br />
quốc gia, Nxb Trẻ, Hà Nội.<br />
nâng cấp chuỗi giá trị dược liệu để các hoạt<br />
SUMMARY<br />
ANALYSIS OF ACTIVITIES IN THE VALUE CHAIN<br />
OF QUANG NINH PHARMACEUTICAL PRODUCTS<br />
Tran Trung Vy1, Nguyen Thi Lan Anh2*, Pham Thi Ly3<br />
1<br />
<br />
Ha Long University,2Thai Nguyen University<br />
3<br />
Vietnam Bank for Social Policies<br />
<br />
An analysis of a number of pharmaceutical products under the "One Commune, One Product"<br />
program in Quang Ninh province shows the types of industry activities that drive sustainable<br />
competitive strategies for the pharmaceutical value chain. forthcoming. The objective of the study<br />
was to identify the major types of activities and support activities of the pharmaceutical value<br />
chain, thereby developing a sustainable strategy for the provincial pharmaceutical industry.<br />
Develop and improve the pharmaceutical value chain of Quang Ninh province.<br />
Key words: value chain, pharmaceutical products, OCOP, Quang Ninh<br />
Ngày nhận bài: 04/9/2018; Ngày phản biện: 25/9/2018; Ngày duyệt đăng: 28/9/2018<br />
*<br />
<br />
Tel: 0916258995; Email: ctminhanh@gmail.com<br />
<br />
222<br />
<br />