intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp trong Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

24
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này được thực hiện nhằm xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế, cộng đồng kinh tế chung Asean đi vào hoạt động. Tám mươi doanh nghiệp được lựa chọn để phỏng vấn, các dữ liệu thu được được xử lý phân tích qua phân tích nhân tố với sự trợ giúp của phần mềm SPSS20.0.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp trong Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC)

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ CHUNG ASEAN (AEC) AN ANALYSIS ON FACTORS AFFECTING THE DEVELOPMENT OF ENTERPRISES IN ASEAN ECONOMIC COMMUNITY (AEC) ThS Lê Thị Yến Đại Học Thái Nguyên lethiyenktdt@gmail.com TÓM TẮT Bài viết này được thực hiện nhằm xác đinh và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế, cộng đồng kinh tế chung Asean đi vào hoạt động. Tám mươi doanh nghiệp được lựa chọn để phỏng vấn, các dữ liệu thu được được xử lý phân tích qua phân tích nhân tố với sự trợ giúp của phần mềm SPSS20.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp, các nhân tố lần lượt có mức ảnh hưởng lớn nhất với từng nhóm nhân tố là: Chính sách hỗ trợ liên quan đến công nghệ với các doanh nghiệp, vị trí của các doanh nghiệp và Chính sách ưu đãi của chính quyền địa phương. Từ khóa: Nhân tố, chính sách hỗ trợ, cộng đồng kinh tế chung Asean ABSTRACT The aim of this article is to identify and to analyze the factors affecting the development of enterprises in the context of economic integration of AEC (Asean economic community). Eighty enterprises were selected for interviews; the collected data is analyzed through factor analysis with the help of the software SPSS20.0. Research results show that there are three main groups of factors that affect the development of enterprises, the factors have the greatest impact with each group's elements: support policy related to technology with enterprises, enterprises locations and preferential policies of local governments. Key words: Factors, policy support, Asean economic community 1. Đặt vấn đề Xu hƣớng toàn cầu hóa kinh tế quốc tế đã thúc đẩy quá trình hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng rộng và chặt chẽ hơn trên nhiều lĩnh vực với nhiều khía cạnh khác nhau, nhiều góc độ khác nhau từ song phƣơng đến đa phƣơng. Việt Nam cũng không nằm ngoài hƣớng đi chung đó của các quốc gia khi trở thành thanh viên chính thức của hàng loạt các tổ chức nhƣ ASEAN, WTO,..., là đối tác song phƣơng của rất nhiều các quốc gia. Việc tham gia vào cộng đồng kinh tế chung đó đã mở ra những cơ hội mới cho mỗi quốc gia, doanh nghiệp của quốc gia trong việc mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, tạo ra cơ hội hợp tác mới cho các doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác, thu hút đầu tƣ, đổi mới công nghệ... Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đƣợc tạo ra đó thì cũng không ít những khó khăn, thách thức và cả những rủi ro mà các doanh nghiệp nội địa cũng sẽ phải đƣơng đầu vì những quy định khắt khe của một sân chơi chung và một môi trƣờng mở cửa cạnh tranh bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp, với tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ. Về mặt lý luận, một số nghiên cứu đã đƣợc thực hiện liên quan đến hội nhập kinh tế nhƣ nghiên cứu của Quan Minh Nhựt ( 2009), trong nghiên cứu này tác giả đã phân tích những nhận định của doanh nghiệp về những thay đổi trong môi trƣờng kinh doanh gây ra bởi những tác động từ AFTA, Hiệp định Thƣơng mại Việt- Mỹ cũng nhƣ nhận thức của doanh nghiệp về WTO và những cơ hội và thách thức khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Thêm vào đó, tác giả cũng đánh giá những phản ứng, thay đổi chiến lƣợc có thể có của doanh nghiệp khi hoạt động trong môi trƣờng WTO. Kết quả nghiên cứu của tác giả chỉ ra rằng hầu hết các doanh nghiệp đƣợc khảo sát khẳng định sự tác động tích cực của WTO đối với sự phát triển và mở rộng thị trƣờng trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ sự chủ động thay 73
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG đối trong chiến lƣợc kinh doanh của họ để có thể tồn tại và phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt theo những quy tắc của WTO. Hay nhƣ trong nghiên cứu: Hội nhập kinh tế quốc tế: Tác động của việc gia nhập Asean và thực hiện hiệp định thƣơng mại Việt- Mỹ đối với xuất nhập khẩu và đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài tại Việt Nam. Bài viết của tác giả đã phác hoạ những khó khăn, cơ hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á (ASEAN) cũng nhƣ trong quá trình thực hiện những cam kết liên quan đến Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Phần lớn những nghiên cứu về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế đang dừng lại ở việc xem xét những thuận lợi, khó khăn của các quốc gia, doanh nghiệp của mỗi quốc gia khi gia nhập một tổ chức quốc tế cụ thể. Chính vì những lý do trên, nghiên cứu này đƣợc thực hiện để xác định và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế, cụ thể là cộng đồng kinh tế chung Asean dƣới góc nhìn trực tiếp của các doanh nghiệp – chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động khi AEC đi vào hoạt động. Từ đó tác giả đƣa ra một số kiến nghị liên quan đến những hỗ trợ của các cơ quan quản lý để giảm thiểu rủi ro cũng nhƣ góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cƣờng khả năng thích ứng và cạnh tranh của các doanh nghiệp khi hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt này. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2.1. Phạm vi nghiên cứu Các doanh nghiệp đƣợc lựa chọn để thu thập dữ liệu là các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Phương pháp thu thập số liệu Thông tin sơ cấp trong nghiên cứu thu thập đƣợc qua quá trình phỏng vấn bằng bảng hỏi. Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn là các doanh nghiệp. Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về dung lƣợng mẫu điều tra. Nhóm nghiên cứu xác định dung lƣợng mẫu điều tra theo cách của Hair & ctg (1998). Theo đó, để sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố, kích thƣớc mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến đo lƣờng là 5/1, nghĩa là một biến đo lƣờng cần tối thiểu là 5 quan sát. Để phục vụ cho nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành điều tra 80 doanh nghiệp. Thông tin thu thập đảm bảo đƣợc yêu cầu về dung lƣợng mẫu cho mô hình nghiên cứu. Thang đo Likert 5 mức độ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo đƣợc tính nhƣ sau: 1- Rất thấp, 2- Thấp, 3- Trung bình (Bình thƣờng), 4- Khá và 5- Tốt. 2.3. Phương pháp phân tích nhân tố Dùng phƣơng pháp phân tích nhân tố để tìm ra những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế nói chung và cộng đồng kinh tế chung Asean chính thức đi vào hoạt động. 3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong cộng đồng kinh tế chung Asean Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp dƣới góc nhìn của các doanh nghiệp đƣợc thu thập từ quá trình phỏng vấn các doanh nghiệp có sử dụng bảng hỏi. Kết quả cho thấy, có tám nhân tố ảnh hƣởng chính đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Để thuận tiện cho quá trình phân tích dữ liệu, tác giả tiến hành mã hóa các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp, cụ thể các nhân tố đƣợc mã hóa nhƣ sau: 74
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) CCTTTT: Các chính sách liên quan đến hỗ trợ thị trƣờng, hỗ trợ tìm kiếm đối tác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp DVCN: Chính sách hỗ trợ liên quan đến công nghệ với các doanh nghiệp HTXTTM: Dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại CSHT: Yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng LD: Lao động VTDT: Vị trí của các doanh nghiệp NL: Vùng nguyên liệu. CSDT: Chính sách ƣu đãi của chính quyền địa phƣơng Nhằm đo lƣờng mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp, tác giả sử dụng mô hình phân tích nhân tố. Để xác định các biến có tƣơng quan nhƣ thế nào, sử dụng kiểm định Bartlett để kiểm định cặp giả thuyết: Ho: Các biến không có tƣơng quan H1: Các biến có tƣơng quan Kết quả kiểm định Bartlett nhƣ sau: Bảng 1. Kết quả kiểm định Bartlett (Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS từ số liệu điều tra) Từ kiểm định trên bằng sự trợ giúp của phần mềm SPSS, trị số của KMO = 0,777. Với mức ý nghĩa 5%, giả thuyết H0 bị bác bỏ, phân tích nhân tố là phù hợp. Theo tiêu chuẩn eigenvalue lớn hơn 1, có ba nhân tố đƣợc rút ra. Nhân tố 1 có mối tƣơng quan cao với 4 biến: DVCN (Chính sách hỗ trợ liên quan đến công nghệ với các doanh nghiệp); CSHT (Yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng); HTXTTM Dịch vụ (hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại); CCTTTT (Các chính sách liên quan đến hỗ trợ thị trƣờng, hỗ trợ tìm kiếm đối tác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp) và có thể đặt tên cho nhóm nhân tố này là: ― Nhóm nhân tố về hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nƣớc với doanh nghiệp‖. Nhân tố 2 liên quan chặt chẽ với VTDD (Vị trí của các doanh nghiệp) và NL (Vùng nguyên liệu) với nhóm nhân tố này có thể đặt tên cho nhóm là: ―Nhóm vị trí và yếu tố đầu vào của doanh nghiệp‖. Nhân tố 3 liên quan đến CSDT (Chính sách ƣu đãi của chính quyền địa phƣơng) và LD ( lao động), tác giả có thể đặt tên nhóm này là nhóm: ― Lao động và ƣu đãi của địa phƣơng‖. Cụ thể ƣớc lƣợng điểm nhân tố F1, F2 và F3 nhƣ sau: F1 = 0,861DVCN + 0,843CSHT + 0,823HTXTTM + 0,804CCTTTT F2= 0,917VTĐ + 0,861NL F3= 0,881CSDT + 0,847LD 75
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Bảng 2. Ma trện hệ số nhân tố Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS từ số liệu điều tra Nhân tố F1 có hệ số điểm là 0,861 ( Chính sách hỗ trợ liên quan đến công nghệ với các doanh nghiệp) ảnh hƣởng lớn nhất; Nhân tố F2 có hệ số điểm là 0,917 ( vị trí của các doanh nghiệp) ảnh hƣởng lớn nhất; và nhân tố F3 có hệ số điểm là 0,881 ( Chính sách ƣu đãi của chính quyền địa phƣơng) có ảnh hƣởng lớn nhất. Sự phát triển của các doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau, có những nhân tố quan sát trực tiếp đƣợc, nhƣng cũng có những nhân tố không nhìn thấy đƣợc. Từ kết quả thu đƣợc qua phỏng vấn doanh nghiệp, qua tổng hợp và phân tích cho thấy, có ba nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp: ― Nhóm nhân tố về hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nƣớc với doanh nghiệp‖; ―Nhóm vị trí và yếu tố đầu vào của doanh nghiệp‖ và nhóm: ― lao động và ƣu đãi của địa phƣơng‖. Đối tác kinh doanh là yếu tố không thể thiếu cho mỗi doanh nghiệp, là một trong những kênh khá hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, hạn chế rủi ro,.. Quá trình hội nhập kinh tế, đối tác của mỗi doanh nghiệp không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia, mà còn có các đối tác khác đến từ các quốc gia trong khu vực và châu lục. Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, thị trƣờng tốt, sẽ là động lực, là nhân tố có vai trò quan trọng trong sự phát triển của các doanh nghiệp. Ở đâu dịch vụ hỗ trợ đó phát triển, ở đó có lợi thế cạnh tranh trong thu hút doanh nghiệp đầu tƣ. Hiện nay, lao động cũng là một trong những vấn đề lớn với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp gia công, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Hàng năm, sau mỗi dịp nghỉ tết truyền thống, rất nhiều công ty phải đi tìm nguồn lao động mới để tiếp tục vận hành quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, là việc lao động của nƣớc ta hiện nay phần lớn vẫn còn yếu về kỹ năng, tay nghề. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nƣớc cần phải có những biện pháp trong việc ổn định lao động, đào tạo kỹ năng lao động cho các doanh nghiệp. 4. Một số giải pháp nhằm hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp 4.1. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Các doanh nghiệp nên kết hợp với các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc: 76
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) + Tăng cƣờng hoạt động quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm, lợi thế của các doanh nghiệp. + Hỗ trợ các doanh nghiệp về chi phí thuê đất, khả năng tiếp cận với các thị trƣờng.. + Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các đối tác kinh doanh, tìm kiếm thị trƣờng... Để thực hiện hoạt động đó cần thực hiện: + Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung Ƣơng cũng nhƣ địa phƣơng, tổ chức các buổi tọa đàm… nhằm giới thiệu về tiềm năng của các doanh nghiệp, lợi thế của các doanh nghiệp với các sản phẩm, tiềm năng đầu tƣ của doanh nghiệp... + Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tƣ một cách toàn diện, hƣớng vào những đối tác truyền thống. + Cơ quan quản lý nhà nƣớc cần có cơ chế ƣu đãi cụ thể cho các doanh nghiệp. 4.2. Nâng cao chất lượng nguồn lao động Nguồn nhân lực - yếu tố con ngƣời có ý nghĩa quan trọng hàng đầu và quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì thế, giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho phát triển các doanh nghiệp cần: - Tiếp tục tuyên truyền và nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đáp ứng cho nhu cầu của doanh nghiệp nói riêng. - Mở rộng quy mô và tiếp tục đa dạng hoá, xã hội hoá trong đào tạo nguồn nhân lực nhằm tăng nhanh quy mô lực lƣợng lao động đƣợc qua đào tạo. - Nâng cao chất lƣợng và đổi mới nội dung, phƣơng pháp đào tạo nguồn nhân lực. Yêu cầu chất lƣợng đào tạo của các trƣờng phải theo sát những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và sự phát triển về công nghệ nhằm đáp ứng đƣợc nguồn nhân lực theo yêu cầu của các doanh nghiệp - Xây dựng hệ thống chính sách về đào tạo, sử dụng và thu hút nguồn nhân lực. 4.3. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư Chất lƣợng cung cấp thị trƣờng và hỗ trợ tìm kiếm đối tác là một trong những bài toán lớn nhất với các cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ các doanh nghiệp. Xúc tiến đầu tƣ đƣợc thực hiện tốt sẽ góp phần giúp địa phƣơng, doanh nghiệp giải quyết tốt bài toán này. Xúc tiến đầu tƣ là một trong những kênh thu hút đầu tƣ quan trong với mỗi địa phƣơng, nó mở ra cơ hội mới cho cả nhà đầu tƣ và địa phƣơng đó. Vì vậy cần làm tốt công tác vận động xúc tiến đầu tƣ, công tác tuyên truyền quảng bá về môi trƣờng đầu tƣ của các địa phƣơng, các doanh nghiệp: + Lựa chọn địa bàn xúc tiến đầu tƣ thích hợp. + Tổ chức Hội thảo trong và ngoài nƣớc với nội dung liên quan đến công tác xúc tiến đầu tƣ. 4.4. Giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp Doanh nghiệp hoạt động chế biến cần gắn kết với một vùng nguyên liệu ổn định để đảm bảo đầu vào cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đầu tƣ cho khâu bảo quản nguồn nguyên liệu, dự trữ để chủ động nguồn nguyên liệu. Cần có kế hoạch cụ thể để đảm bảo nguồn nguyên liệu. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hair & ctg (1998), Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International, Inc [2] Phạm Thanh, Vai trò động lực của khu công nghiệp, khu chế xuất trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, Toàn cảnh sự kiện dƣ luận. 77
  6. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG [3] Trần Văn Hậu, Đáp ứng nhu cầu vốn ngân hàng cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp khu chế xuất, tạp chí thƣơng mại số 12. [4] Thanh Tùng, Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp khu chế xuất Thành Phố Hồ Chí Minh, Tạp chí lao động và xã hội số 248. [5] Nguyễn Thị Tƣờng Anh, Nghiên cứu định lƣợng về các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại các tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tạp chí Kinh tế đối ngoại. [6] Quan Minh Nhựt, (2009), Đánh giá các phản ứng chiến lƣợc của doanh nghiệp Đồng bằng Sông cửu long trong điều kiện hội nhập kinh tế, tạp chí khoa học, Đại học cần thơ [7] Quan Minh Nhựt, (2006), Hội nhập kinh tế quốc tế: Tác động việc gia nhập Asean và thực hiện hiệp định thƣơng mại Việt – Mỹ đối với xuất nhập khẩu và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam, Tạp chí khoa học- Đại học Cần Thơ. 78
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0