intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng đặc điểm, nguyên lý làm việc, quy trình tháo lắp hệ thống khởi động động cơ, chương 13

Chia sẻ: Do Van Nga Te | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

156
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bình lọc nhiên liệu dùng trong động cơ diesel là sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa. Lọc thô nhiên liệu đặc trên đường từ thùng nhiên liệu đến bơm chuyển nhiên liệu. Lọc nhiên liệu tinh đặt giữa bơm chuyển nhiên liệu đến bơm cao áp. Ngoài hai bầu lọc trên, nhiều động cơ còn cho nhiên liệu qua bình lọc phụ đặt trên đường ống cao áp (là bộ lọc cao áp). Lọc nhiên liệu tức là cho nhiên liệu đi qua vật liệu đặc biệt, đi qua những lỗ nhỏ trên lưới lọc hoặc qua khe hở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng đặc điểm, nguyên lý làm việc, quy trình tháo lắp hệ thống khởi động động cơ, chương 13

  1. chương 13: Bình lọc nhiên liệu Bình lọc nhiên liệu dùng trong động cơ diesel là sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa. Lọc thô nhiên liệu đặc trên đường từ thùng nhiên liệu đến bơm chuyển nhiên liệu. Lọc nhiên liệu tinh đặt giữa bơm chuyển nhiên liệu đến bơm cao áp. Ngoài hai bầu lọc trên, nhiều động cơ còn cho nhiên liệu qua bình lọc phụ đặt trên đường ống cao áp (là bộ lọc cao áp). Lọc nhiên liệu tức là cho nhiên liệu đi qua vật liệu đặc biệt, đi qua những lỗ nhỏ trên lưới lọc hoặc qua khe hở giữa các phiến lọc…Người ta thường dùng sợi vải, giấy, da hoặc vật liệu hấp thụ đặc biệt làm vật liệu lọc. 2.6.1. Lọc thô nhiên liệu Trên hình 2.36 lọc thô nhiên liệu, bộ phận chính của lọc là lõi lọc 2 hình phễu nằm trong cốc 1. Nhiên liệu đi vào bình lọc thô theo đường ống 6, do thay đổi đột ngột hướng chuyển động, nhiên liệu sạch qua lưới lọc lên rãnh trong ống nối ở giữa. Còn các cặn cơ học văng ra, rơi xuống đáy cóc. Để cặn này không xáo lộn ở trong cốc lọc trên đấy cốc có làm một cánh làm lắng 7 hình phểu.
  2. Hình.2.36. Lọc thô nhiên liệu. 1. cốc; 2. lõi lọc và lưới lọc; 3. vòng ép; 4. thân bầu lọc; 5. đường nhiên liệu vào; 6. đường nhiên liệu ra; 7. cánh làm lắng; 8. nút xả cặn Chăm sóc bình lọc thô, người ta thường kỳ xả cặn và rửa bình lọc. Xả cặn sau 50 giờ làm việc động cơ. Rửa bình lọc sau 960 giờ. Tháo lưới lọc. Rửa cẩn thận cốc lọc 1, cánh làm lắng 7 và lưới lọc 2. Rửa lưới lọc trong nhiên liệu diesel đến khi hết cặn bẩn. 2.6.2. Lọc tinh nhiên liệu. Hình 2.37. Bầu lọc tinh 1. lỗ xả cặn; 2, 3, 11, 16. bulông 4. van bi; 5 Cốc; 6. lò xo 7. đĩa vòng bịt dầu 8. vòng bịt dầu 9. lõi lọc; 10, 12, 23. đệm 13, 14. đai ốc; 15. vít cấy 17. ống lót; 18. bích cúa van 19. nút ren của van 20, 22. vòng phớt
  3. 21. vòng hãm
  4. Bình lọc có hai cốc 5. Bên trong mỗi cốc lại có một phần tử lọc 9. Phần tử lọc gồm có một ống các tông với nhiều lỗ bên để cho nhiên liệu đi qua, có hai nắp cứng ở hai đầu và bên trong là một hộp giấy lọc đặc biệt chế tạo theo kiểu đèn xếp, hai cốc lọc có chung một nắp. Trong nắp có van ba ngả 19, cho phép rửa cóc không cần tháo. Hai cốc làm việc song song. Khi van ba ngả để ở vị trí làm việc nhiên liệu đi từ bơm thấp, qua van ba ngả đồng thời vào cả hai cốc, qua hộp giấy lọc để đi vào bơm cao áp. Muốn rửa bình lọc bên trái, dùng clê xoay van ba ngả cho cạnh giữa của van hướng về cốc bên phải. Nới ốc dưới đấy cốc bên trai vài vòng. Cho động cơ làm việc ở số vòng quay lớn nhất. Lúc này nhiên liệu chỉ đi qua cốc bên phải, sau khi thấm vào hộp giấy lọc bên trong một phần lớn tiếp tục đi vào bơm cao áp, còn một phần thấm vào bên trong hộp giấy lọc của cốc bên trái rồi từ bên trong thấm chẩy ra bên ngoài, nhờ vậy mà làm sạch được cẳn bẩn bám bên trong hộp giấy lọc. Để rửa cốc bên phải, xoay van ba ngả theo chiều ngược lại 2.6.3. Lọc cao áp Nguyên lý hoạt động : Hình.2.38. Lọc cao áp. 1. thân; 2. lõi lọc 3. vành đai đầu trên 4. vành đai đầu dưới Bộ lọc gồm có thân 1 và lõi lọc 2 lắp trong thân. Đầu thanh lọc
  5. còn dạng hình cầu dùng để ép vào đế tựa của đầu nối. Thanh lọc còn hai vành đai ở đầu trên và đầu dưới. Hai vành đai này tỳ sát vào thân. Bên sườn thanh lọc người ta phay mười hai rãnh, trong đó còn su rãnh phay qua vành đai đầu dưới 4 tới gờ vành đai đầu trên, còn su rãnh khác được phay qua vành đai đầu trên 3 tới gờ vành đai đầu dưới. Các rãnh ấy nằm xen kẽ nhau. Phần giữa hai vành đai tạo thành một khe hở hướng
  6. kính 0,04mm giữa thân lọc và lõi lọc để nhiên liệu đi vào các rãnh còn đường thông đi tới vòi phun. Khi đi qua các khe hở ấy, nhiên liệu được lọc sạch và những tạp chất cơ học lớn hơn 0,02mm đều bị giữ lại trong các rãnh ăn thông với bơm cao áp. Ưu, nhược điểm So với hai loại lọc kia thì lọc cao áp còn khả năng giữ lại các hạt bẩn còn kích thước nhỏ hơn. 2.6.4. Sửa chữa, lắp và thử các bầu lọc nhiên liệu Các hư hỏng chính của các chi tiết bầu lọc nhiên liệu là nứt rạn vỏ bề mặt bắt vào thân động cơ, nứt, đứt, mòn ren. Các vết nứt ngoài được hàn hoặc dán bằng nhựa êpôxít. Sau khi hàn dán thì kiểm tra độ kín của các chi tiết. Các chi tiết của bầu lọc bị mòn hoặc kết thúc đem sửa chữa bằng cách cắt lại ren theo kích thước sửa chữa hoặc bằng cách lắp các đầu nối chuyển rồi cắt ren có kích thước tiêu chuẩn. Đem rửa các lõi lọc thô nhiên liệu bằng cách nhúng chúng vào chậu dầu hỏa từ 10 - 15 phút. Cứ sau 3 – 4 phút lắc một lượt. Dùng các thiết bị siêu âm để rửa các lõi lọc thì tốt hơn. Sau khi rửa kiểm tra các phần tử nhìn thấy được bằng mắt và hàn các chỗ bị hỏng. Tổng diện tích hàn trên lõi lọc cho phép không quá 1cm2. Nhúng các lõi lọc bẩn vào trong dầu hỏa sạch, dịch trượt các bản lọc với nhau và lắc các phần tử đó để các muội bẩn bám giữa các bản lọc bị rơi ra. Không tiến hành các lõi lọc nhiên liệu tinh mà phải thay mới
  7. chúng. Trước khi lắp các chi tiết bầu lọc nhiên liệu thì cần phải rửa lại bằng dầu diesel và được sấy khô 2.7. Bộ điều chỉnh tốc độ (bộ điều tốc) 2.7.1. Tính ổn định tốc độ quay của động cơ Khi thay đổi tải, tốc độ của động cơ bị thay đổi theo cơ cấu nếu không có cơ cấu tự điều chỉnh. Bánh đà không có khả năng điều chỉnh những thay đổi lớn về tải. Muốn cho tốc độ động cơ không thay đổi cần phải có cơ cấu hoặc hệ thống làm nhiệm vụ điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp cho chu trình một cách tự động. Những điều kiện làm viêc cần lắp bộ điều tốc. Các động cơ yêu cầu phải làm việc ở tốc độ quay không đổi hoặc động cơ làm
  8. việc ở chế độ dễ vượt quá tốc độ giới hạn. Động cơ diesel là động cơ làm việc không ổn, rất nhảy cảm với chế độ tốc độ, nên cần có bộ điều tốc. 2.7.2. Phân loại bộ điều tốc Bảng.2.3. Bảng phân loại bộ điều tốc Tiêu chí Phân loại 1. Bộ điều tốc cơ giới Nguyên tắc làm việc của các phần tử 2. Bộ điều tốc thủy lực. cảm ứng 3. Bộ điều tốc chân không... 1. BĐT một chế độ. Công dụng 2. BĐT hai chế độ. 3. BĐT đa chế độ. 1.BĐT có sai số tĩnh. Sai số tĩnh của BĐT 2.BĐT không sai số tĩnh. 1.BĐT độc lập. Cấu tạo 2.BĐT nằm trong cụm bơm cao áp quay hai chiều 1. BĐT Chiều quay 2. BĐT quay một chiều 2.7.3. Bộ điều tốc cơ khí Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: Bộ điều tốc thuộc loại ly tâm, mọi chế độ. Tỷ số truyền với trục bơm cao áp là 3,06. Trục điều tốc 3 quay nhờ bánh răng truyền động 5 với bánh răng trên trục bơm cao áp. Khi trục 3 quay, quả văng 7 văng ra, chân của nó đảy bạc trượt 17 và nỉa 13, kéo thanh kéo 9 và do đó kéo thanh thước bơm cao áp về phía giảm hay tăng cung cấp nhiên liệu, đo là điểm bắt đầu tác động bộ điều tốc.
  9. Hình.2.39. Bộ điều tốc cơ khí. 1. vít giới hạn; 2. tay đòn; 3. trục bộ điều tốc; 4. ổ lăn tựa;5. bánh răng truyền động; 6. ổ bi; 7. quả văng; 8. chạc chữ thập; 9. thanh kéo; 10. trục miếng vát nghiêng; 11. miếng vát nghiêng; 12. vít mổ cò; 13. nỉa; 14. lò xo ngoài;15 lò xo trong; 16; trụcquả văng;17. bạc trượt; 18.bulông giới hạn; 19. lò xo kép; 20. vành tựa. Kiểm tra điểm bắt đầu tác dộng bộ điều tốc . Vít mổ cò 12 sẽ rời ra miếng vát của miệng 11 khi số vòng quay trục cam bơm đến 865 – 875 vòng /phút. Để kiểm tra, đưa tay đòn 2 vào vị trí tận cùng tỳ sát vào bulông giới hạn số vòng quay cực đại. tăng số vòng quay trục cam bơm, nhìn dồng đồ đo số vòng quay xác định số vòng quay khi đó vít mổ cò 12 bắt đầu rời khỏi mặt miếng vát của miếng 11. Có thể xác định vít cò mổ rời khỏi mặt nghiêng, tức là tay thước bắt đầu chuyển động, bằng cách đặt một tờ giấy
  10. mỏng giữa cò mổ và mặt vát nghiêng, khi đó tờ giấy dịch chuyển tự do. Điều chỉnh bằng cách đặt thêm hoặc lấy bớt đi số đệm dưới bulông giới hạn số vòng quay cực đại, lấy bơt đệm là tăng, còn thêm vào là giảm số vòng quay của trục bơm. Ưu, nhược điểm
  11. Ưu điểm chính của bộ điều tốc này là lực lò xo điều tốc và lực ly tâm của quả văng chỉ tác dụng lên khớp trượt và ổ bi của khớp trượt, còn lại tất cả các cơ cấu khác đều không chịu tác dụng của hai lực ấy. Do đó tuổi thọ và độ tin cậy của bộ điều tốc này tốt hơn. Ngoài ra tác dụng của người điều khiển trên tay điều khiển rất nhẹ. Nhược điểm chính của bộ điều tốc này là cấu tạo hơi phức tạp, kích thước hơi lớn và còn nhiều chi tiết, ngồi ra ở các chế độ tốc độ thấp, độ không đồng đều của bộ điều tốc cũng tương đối lớn. 2.8. Bộ tự động điều chỉnh góc phun sớm Hình. 2. 42. Cấu tạo của bộ tự động điều chỉnh góc phun sớm 1. mâm thụ động, 2. quả tạ, 3. miếng chêm, 4. lò xo, 5. vỏ trong, 6. vỏ ngoài 7. mâm chủ động, 8. trục quả tạ, 9. vít giới hạn. 10. ống then. Cũng như đánh lửa sớm tự động trên động cơ xăng. Trên động cơ diesel khi tốc độ càng cao, góc phun dầu phải càng sớm để nhiên liệu đủ thời gian hòa trộn tự bốc cháy phát ra công suất lơn nhất. Do đó trên hầu hết động cơ có phạm vi thay đổi số vòng quay
  12. lớn đều có trang bị bộ phun dầu sớm tự động. Đối với bơm cao áp cụm việc định lượng nhiên liệu tùy thuộc vị trí lằn vát xéo ở piston đối với lỗ dầu vào và ra ở xylanh. Đối với piston vát xéo phía trên thì điểm khởi phun thay đổi và kết thúc phun cố định. Đối với
  13. piston vát xéo phía trên lẫn dưới thì điểm khởi phun và kết thúc phun đều thay đổi. Vì vậy đối với loại piston vát cả trên lẫn dưới không cần trang bị bộ tự động vì bản thân nó đã thực hiện việc phun dầu sớm tự động. Đối với piston vát xéo phía dưới thì điểm khởi phun cố định và kết thúc phun thay đổi. thông thường, bơm cao áp cụm đều có vát rãnh xéo phía dưới. Nên phải trang bị bộ phun sớm dầu sớ tự động. Đa số bơm cao m áp cụm người ta trang bị bộ phun dầu sớm tự động kiều ly tâm. Điển hình loại này là bộ phun sớm tự động của hãng Bosh. Bộ phận gồm: một mân nối thụ động được bắt vào cốt bơm cao áp nhờ then hoa và đai ốc giữ. Một mân nối chủ động có khớp nối đễ nhận truyền động từ động cơ. Chuyển động quay của mân chủ động truyền qua mân thụ động qua hai quả tạ. Trên mân nối thụ động có ép hai trục thẳng gốc với mân, hai quả tạ quay trên hai trục này. Đầu lồi còn lại của quả tạ tỳ vào chốt của mân chủ động. Hai quả tạ được kềm vòa nhau nhờ hai lò xo, đầu lò xo tựa vào trục, đầu còn lại tỳ vào chốt ở mâm chủ động. Một miếng chêm nằm trên lò xo để tăng lực lò xo theo định mức. Hai vít cố định nằm ở mâm chủ động có nhiệm vụ giới hạn tầm duy chuyển của hai quả tạ. Tất cả các chi tiết trên được che kín bằng vỏ ngoài vặn vào bề mặt có ren của mâm thụ động. Các vòng đệm kín cao su bảo
  14. đảm kín giữa chúng. Nhờ vậy mà bên trong bộ phun sớm chứa dầu bôi trơn. Khi động cơ làm việc, nếu vận tốc tốc tăng, dưới tác động của lực ly tâm hai quả tạ văn ra do mâm thụ động quay, đối với mâm chủ động theo chèo chuyển động của cốt bơm do đó làm tăng góc phun sớm nhiên liệu. Khi tốc độ giảm lực ly tâm yếu hai quả tạ xếp lại và lò xo quay mâm thụ động cùng với cốt bơm đối với nân chủ động về phía chiều quay ngược lại. Do đó giảm gó độ phun sớm nhiên liệu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2