TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
<br />
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM SỌ - MẶT TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG<br />
TỪ XA THEO PHƢƠNG PHÁP TWEED Ở NGƢỜI 18 - 25 TUỔI<br />
TẠI HÀ NỘI NĂM 2017<br />
Phùng H u Đại*; Vũ Lê Hà*; Lê Hoàng Anh*; Đào Thị Dung*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: xác định một số chỉ số đo sọ - mặt trên phim sọ nghiêng theo phương pháp Tweed<br />
ở nhóm người Việt tại Hà Nội tuổi 18 - 25 năm 2017. Mô tả mối tương quan giữa vị trí trục răng<br />
cửa hàm dưới so với mặt phẳng hàm dưới theo tương quan xương. Đối tượng và phương<br />
pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 562 sinh viên (tuổi 18 - 25), bao gồm 243 nam và 319<br />
nữ tại Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam và Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. Kết quả: giá<br />
trị trung bình các góc trong tam giác Tweed của nhóm đối tượng: FMA = 26,62 ± 5,29°, FMIA =<br />
57,13 ± 8,03°, IMPA = 96,07 ± 7,61°. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi so sánh giá trị<br />
trung bình các góc của nhóm nghiên cứu với người Caucasian (p = 0,000) cũng như khi so<br />
sánh giá trị trung bình của góc IMPA ở tương quan xương (p = 0,000). Kết luận: giá trị trung<br />
bình các góc trong tam giác Tweed ở nhóm đối tượng nghiên cứu không có khác biệt giữa<br />
2 giới. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa nhóm nghiên cứu với nhóm người Caucasian. Giá trị<br />
góc IMPA ở tương quan xương loại II lớn nhất và nhỏ nhất ở loại III.<br />
* Từ khóa: Đặc điểm sọ - mặt; Phim sọ nghiêng; Phân tích Tweed.<br />
<br />
Craniofacial Characteristics in Cephalometric with Tweed Analysis<br />
in Adults Aged 18 to 25 Years Old in Hanoi, 2017<br />
Summary<br />
Objectives: To identify some cranial-facial indexes on cephalometric according to Tweed<br />
analysis in 18 - 25 year old Vietnamese adults in Hanoi, 2017. To describe correlation between<br />
lower incisor axis and mandibular plane according to skeletal pattern. Subjects and methods: A<br />
cross-sectional study was conducted in a series of 562 students (18 - 25 years old), including<br />
243 males and 319 females from Traditional Medicine University and Hanoi Medical College.<br />
Results: Mean of angles in Tweed triangle: FMA = 26.62 ± 5.29°, FMIA = 57.13 ± 8.03°, IMPA =<br />
96.07 ± 7.61°. There was no statistically significant differences when comparing means of<br />
angles in this research with in Caucasian (p = 0.000) as well as comparing means of IMPA<br />
angle in different skeletal pattern (p = 0.000). Conclusions: There is no significant difference<br />
about means of angles in Tweed triangle between male and female. However, there is<br />
significant difference in this research with in Caucasian. Mean of IMPA angle is the largest in<br />
class II skeletal pattern and the smallest in class III skeletal pattern.<br />
* Keywords: Craniofacial feature; Cephalometric film; Tweed analysis.<br />
* Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Phùng H u Đại (phunghuudai133@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 04/09/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 08/09/2017<br />
<br />
459<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phim sọ nghiêng dùng để đánh giá<br />
dạng tăng trưởng của phức hợp sọ - mặt,<br />
phân tích tỷ lệ các thành phần sọ - mặt và<br />
xác định vị trí sai hình khớp cắn. Phân<br />
tích phim sọ nghiêng cũng giúp đánh giá<br />
tương quan theo chiều trước sau cũng<br />
như chiều đứng các thành phần chức<br />
năng chính của sọ - mặt, bao gồm: sọ và<br />
nền sọ, khối xương hàm trên, xương hàm<br />
dưới, răng hàm trên và xương ổ răng<br />
hàm trên, răng hàm dưới và xương ổ<br />
răng hàm dưới.<br />
Phương pháp phân tích Tweed trên<br />
phim sọ nghiêng được Charles H. Tweed<br />
đưa ra năm 1946. Điều quan trọng trong<br />
phân tích của ông khác với triết lý của<br />
Edward Angle (người thầy của Tweed),<br />
Dr Edward Angle đã thực hiện điều trị để<br />
đạt được khớp cắn hài hòa mà không nhổ<br />
răng trên bệnh nhân. Tweed tin rằng điều<br />
trị có nhổ răng dẫn đến nhiều trường hợp<br />
khớp cắn hài hòa hơn là quan điểm điều<br />
trị mà Dr Edward Angle đã thực hiện. Ông<br />
phát triển phân tích của mình dựa vào 3<br />
góc của một tam giác lấy các cạnh là mặt<br />
phẳng Frankfurt, mặt phẳng hàm dưới và<br />
trục răng cửa hàm dưới [1].<br />
Bảng 1:<br />
Biến số<br />
<br />
Giá trị trung bình<br />
<br />
Phạm vi<br />
<br />
FMA<br />
<br />
25°<br />
<br />
16 - 35°<br />
<br />
IMPA<br />
<br />
90°<br />
<br />
85 - 95°<br />
<br />
FMIA<br />
<br />
65°<br />
<br />
60 - 75°<br />
<br />
Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào<br />
đi sâu vào phân tích Tweed nhằm so<br />
sánh số đo các góc trong tam giác Tweed<br />
tương ứng với từng loại sai hình khớp<br />
cắn và khớp cắn bình thường, trợ giúp<br />
tiên lượng trước điều trị và đánh giá kết<br />
quả điều trị chỉnh nha.<br />
460<br />
<br />
Mục đích của nghiên cứu này: Xác<br />
định số đo sọ - mặt trên phim sọ nghiêng<br />
theo phương pháp Tweed ở nhóm người<br />
tuổi 18 - 25 ở Hà Nội, đánh giá vị trí răng<br />
cửa dưới so với mặt phẳng hàm dưới ở<br />
các tương quan xương.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
562 sinh viên 2 trường: Học viện Y<br />
Dược học Cổ truyền Việt Nam và Trường<br />
Cao đẳng Y tế Hà Nội tự nguyện tham gia<br />
đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu đặc<br />
điểm nhân trắc đầu mặt ở người Việt<br />
Nam để ứng dụng trong y học”, thực hiện<br />
tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường<br />
Đại học Y Hà Nội.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn: không mắc các<br />
dị tật bẩm sinh, chấn thương hàm mặt,<br />
chưa từng phẫu thuật thẩm mỹ, chưa<br />
điều trị phục hình hay chỉnh hình răng<br />
mặt. Không có biến dạng xương hàm. Có<br />
sai lệch khớp cắn, khớp cắn bình thường<br />
theo phân loại của Angle. Có bộ răng vĩnh<br />
viễn đầy đủ (28 - 32 răng). Không có tổn<br />
thương tổ chức cứng của răng trên 1/2<br />
thân răng.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: đối tượng không<br />
đạt các tiêu chuẩn trên.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
Thời gian và địa điểm nghiên cứu: từ<br />
01 - 04 - 2017 đến 31 - 05 - 2017 tại Viện<br />
Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học<br />
Y Hà Nội.<br />
* Các bước tiến hành nghiên cứu:<br />
- Chụp X quang: tất cả đối tượng<br />
nghiên cứu đều được chụp phim sọ<br />
nghiêng bằng máy X quang Orthophos<br />
(Hãng Sirona, Đức). Đối tượng nghiên<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
cứu đứng thẳng, đầu tư thế chuẩn, môi ở<br />
tư thế nghỉ tự nhiên, răng ở tư thế lồng<br />
múi tối đa. Phim được căn chỉnh lấy tỷ lệ<br />
1:1, lưu trữ vào ổ cứng máy tính.<br />
- Phân tích phim: phim được đánh dấu<br />
các điểm giải phẫu bằng phần mềm nhân<br />
trắc của Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, đo<br />
đạc trên phần mềm VNCeph.<br />
- Để hạn chế sai số đo, tất cả phim đo<br />
lại sau 1 tháng do cùng một người đo,<br />
tính chỉ số tương quan giữa hai lần đo với<br />
giá trị r > 0,7, cho thấy người đo có kiên<br />
định cao giữa các lần đo.<br />
- Số liệu được nhập và phân tích bằng<br />
phần mềm SPSS 16.0 để tính giá trị trung<br />
<br />
bình góc FMA, FMIA, IMPA. Giá trị lớn<br />
nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn. So<br />
sánh các giá trị ở mỗi loại sai khớp cắn.<br />
Đánh giá trục răng cửa hàm dưới với mặt<br />
phẳng hàm dưới với từng loại tương<br />
quan xương.<br />
- Các điểm mốc trên phim sọ nghiêng:<br />
Po: điểm nằm trên ống tai ngoài; Or: điểm<br />
thấp nhất của huyệt ổ mắt. Me: điểm thấp<br />
nhất của cằm. Go: điểm góc hàm dưới.<br />
Mặt phẳng nền sọ SN, mặt phẳng đi qua<br />
điểm S và Na. Mặt phẳng này không thay<br />
đổi do phát triển. Mặt phẳng Frankfurt:<br />
mặt phẳng đi qua điểm Po và điểm Or.<br />
Mặt phẳng hàm dưới đi từ Me đến Go<br />
trục răng cửa hàm dưới kéo dài.<br />
<br />
Hình 1: Các điểm mốc trên phim sọ nghiêng.<br />
Bảng 2: Các chỉ số được khảo sát trong nghiên cứu.<br />
STT<br />
<br />
Ký hiệu<br />
<br />
Đơn vị<br />
<br />
1<br />
<br />
SNA<br />
<br />
0°<br />
<br />
Tương quan xương hàm trên (XHT) so với nền sọ<br />
<br />
Định nghĩa<br />
<br />
2<br />
<br />
SNB<br />
<br />
0°<br />
<br />
Tương quan xương hàm dưới (XHD) so với nền sọ<br />
<br />
3<br />
<br />
ANB<br />
<br />
0°<br />
<br />
Tương quan xương (TQX) hàm trên so với hàm dưới<br />
Cách tính: ANB = SNA - SNB<br />
Phân loại: 0º ≤ ANB ≤ 4º: tương quan xương loại I<br />
ANB > 4º<br />
: tương quan xương loại II<br />
ANB < 0º<br />
: tương quan xương loại III<br />
<br />
4<br />
<br />
FMA<br />
<br />
0°<br />
<br />
Góc mặt phẳng hàm dưới giữa Po-Or và Me-Go<br />
<br />
5<br />
<br />
FMIA<br />
<br />
0°<br />
<br />
Góc trục răng cửa dưới (Ii-Iia) với Po-Or<br />
<br />
6<br />
<br />
IMPA<br />
<br />
0°<br />
<br />
Góc trục răng cửa dưới với Me-Go<br />
<br />
461<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
* Đạo đức trong nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu của chúng tôi tuân thủ hoàn toàn theo các quy định trong Đề tài cấp<br />
Nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc đầu mặt ở người Việt Nam để ứng dụng<br />
trong y học” đã được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, Trường Đại học<br />
Y Hà Nội thông qua và cấp chấp thuận nghiên cứu theo quyết định số<br />
202/HĐĐĐĐHYHN.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu gồm 562 người có độ tuổi trung bình 19, nam 43,2%, nữ 56,8%.<br />
Bảng 3: Phân loại TQX trong nhóm nghiên cứu.<br />
Nam<br />
<br />
Giới<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
TQX<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Loại I<br />
<br />
108<br />
<br />
44,4<br />
<br />
171<br />
<br />
52,56<br />
<br />
279<br />
<br />
49,64<br />
<br />
Loại II<br />
<br />
109<br />
<br />
44,9<br />
<br />
122<br />
<br />
38,46<br />
<br />
231<br />
<br />
41,11<br />
<br />
Loại III<br />
<br />
26<br />
<br />
10,7<br />
<br />
26<br />
<br />
8,98<br />
<br />
52<br />
<br />
9,25<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
243<br />
<br />
43,2<br />
<br />
319<br />
<br />
56,8<br />
<br />
562<br />
<br />
100,0<br />
<br />
TQX loại I lớn nhất trong nhóm nghiên cứu (49,64%); TQX loại II 41,11% và 9,25%<br />
là TQX loại III.<br />
Bảng 4: Phân bố các góc trong tam giác Tweed theo giới.<br />
Giới<br />
Phép đo<br />
<br />
Nam<br />
<br />
X<br />
<br />
± SD<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
X<br />
<br />
± SD<br />
<br />
Chung<br />
<br />
X<br />
<br />
± SD<br />
<br />
Giá trị p<br />
(t-test)<br />
<br />
FMA (0°)<br />
<br />
26,5 ± 5,37<br />
<br />
26.71 ± 5,23<br />
<br />
26,62 ± 5,29<br />
<br />
0,633<br />
<br />
FMIA (0°)<br />
<br />
57,08 ± 8,31<br />
<br />
57,17 ± 7,82<br />
<br />
57,13 ± 8,03<br />
<br />
0,895<br />
<br />
IMPA (0°)<br />
<br />
96,43 ± 7,37<br />
<br />
95,8 ± 7,76<br />
<br />
96,07 ± 7,61<br />
<br />
0,326<br />
<br />
Trung bình giá trị các góc FMA, FMIA và IMPA khác biệt không có ý nghĩa thống kê<br />
(p > 0,05).<br />
Bảng 5: So sánh giá trị các góc trong tam giác Tweed ở nhóm đối tượng nghiên cứu<br />
với các giá trị trong tam giác Tweed ở người Caucasian.<br />
Giá trị<br />
<br />
Việt Nam<br />
<br />
Caucasian<br />
<br />
p<br />
<br />
Khác biệt<br />
<br />
FMA (0°)<br />
<br />
26,62<br />
<br />
25<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Có<br />
<br />
FMIA (0°)<br />
<br />
57,13<br />
<br />
65<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Có<br />
<br />
IMPA (0°)<br />
<br />
96,07<br />
<br />
90<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Có<br />
<br />
Các góc trong tam giác Tweed của đối tượng nghiên cứu khác biệt có ý nghĩa thống<br />
kê với giá trị góc trong tam giác Tweed của người Caucasian (p = 0,000 < 0,001).<br />
462<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
Bảng 6: So sánh trung bình giá trị góc IMPA theo TQX.<br />
Giá trị<br />
<br />
Số lƣợng<br />
<br />
Min<br />
<br />
Max<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Độ lệch chuẩn<br />
<br />
p<br />
<br />
Loại I<br />
<br />
279<br />
<br />
73,64<br />
<br />
110,69<br />
<br />
94,81<br />
<br />
6,45<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Loại II<br />
<br />
231<br />
<br />
76,61<br />
<br />
122,82<br />
<br />
99,31<br />
<br />
7,06<br />
<br />
Loại III<br />
<br />
52<br />
<br />
71,34<br />
<br />
106,53<br />
<br />
88,4<br />
<br />
7,6<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm các góc tam giác Tweed<br />
trong nhóm nghiên cứu.<br />
So sánh giá trị trung bình các góc<br />
trong tam giác Tweed ở 2 giới thấy có sự<br />
chênh lệch 1,21° ở góc FMA. Ở nam,<br />
trung bình góc FMA 26,5°, ít hơn so với ở<br />
nữ (26,71°). Như vậy, ở nhóm nghiên<br />
cứu nữ có xu hướng phát triển sọ - mặt<br />
theo chiều ngang hơn nam. Điều này là<br />
do nam giới có tuổi phát triển dài hơn,<br />
trong khi nữ thường dừng phát triển trước<br />
nam. Xu hướng phát triển của xương<br />
hàm dưới thường xuống dưới và ra<br />
trước. Do vậy, xu hướng phát triển sọ mặt của nam theo chiều dọc hơn nữ. Giá<br />
trị trung bình góc FMIA của nam (57,08°)<br />
nhỏ hơn nữ (57,17°) là 0,09°, sự chênh<br />
lệch quá nhỏ của góc FMIA cho thấy góc<br />
này ở cả 2 giới như nhau. Giá trị trung<br />
bình góc IMPA của nam (96,43°) nhiều<br />
hơn nữ (95,8°) là 0,63°, điều này có<br />
nghĩa là trục răng cửa hàm dưới ở nam<br />
đưa ra trước so với trục răng cửa dưới ở<br />
nữ, tuy nhiên sự khác biệt không có ý<br />
nghĩa thống kê khi so sánh từng góc<br />
trong tam giác Tweed theo giới.<br />
Chủng tộc Caucasian là nhóm người<br />
da trắng do Tweed nghiên cứu và đưa ra<br />
phương pháp phân tích của mình [1]. So<br />
<br />
sánh giá trị trung bình các góc trong tam<br />
giác Tweed ở nhóm đối tượng nghiên<br />
cứu với giá trị của phân tích Tweed cho<br />
thấy: giá trị trung bình góc FMA của nhóm<br />
đối tượng nghiên cứu là 26,62°, lớn hơn<br />
1,62° góc FMA của người Caucasian<br />
(25°), chênh lệch này chỉ ra góc phát triển<br />
sọ - mặt theo chiều dọc hơn trong nhóm<br />
đối tượng nghiên cứu của Tweed, sự<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê. Khi so<br />
sánh giá trị trung bình góc FMIA ở nhóm<br />
nghiên cứu (57,13°) nhỏ hơn 7,87° so với<br />
góc FMIA ở nhóm người Caucasian (65°).<br />
Trung bình góc IMPA của nhóm nghiên<br />
cứu (96,07°) lớn hơn so với 90° của<br />
nhóm người Caucasian. Sự khác biệt có<br />
ý nghĩa thống kê (p = 0,000 < 0,001).<br />
Điều này có ý nghĩa, tỷ lệ nhổ răng của<br />
nhóm nghiên cứu khi điều trị chỉnh nha<br />
lớn hơn so với tỷ lệ nhổ răng của người<br />
Caucasian [3, 4]. Nghiên cứu của Tweed<br />
và CS cho rằng vị trí răng cửa hàm dưới<br />
đứng thẳng trục trên xương hàm dưới<br />
làm cho tổ chức liên kết ổn định. Tương<br />
tự, sự khỏe mạnh của răng và mô quanh<br />
răng có liên quan tới vị trí răng cửa dưới<br />
không vượt quá trục cơ sở của hàm dưới.<br />
Vì vậy, cần chú ý tới giá trị và vị trí thích<br />
hợp của góc giữa trục răng cửa hàm dưới<br />
và mặt phẳng hàm dưới [5].<br />
463<br />
<br />