T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
<br />
PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG<br />
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ NĂM 2015<br />
Nguyễn Kỳ Nhật*; Nguyễn Thanh Bình**; Phạm Trí Dũng***<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: làm rõ tính hợp lý của danh mục thuốc đã được bệnh viện lựa chọn và sử dụng<br />
trong năm 2015. Phương pháp: mô tả hồi cứu. Kết quả và kết luận: danh mục thuốc sử dụng tại<br />
Bệnh viện Trung ương Huế năm 2015 phù hợp với nhu cầu điều trị tại bệnh viện. Có 27 nhóm<br />
thuốc với 1.517 loại thuốc trong danh mục, tổng kinh phí sử dụng khoảng 450,21 tỷ đồng. Trong<br />
đó, thuốc nội 16,53%; thuốc ngoại 83,47%; thuốc đơn thành phần 91,37%; thuốc đa thành phần<br />
8,63%; thuốc generic 77,14%; thuốc biệt dược gốc 22,86%; thuốc tiêm truyền 79,56% tổng kinh<br />
phí; thuốc được sử dụng chủ yếu nằm trong danh mục thuốc (DMT) của Bộ Y tế (99,8%).<br />
* Từ khóa: Danh mục thuốc; Bệnh viện Trung ương Huế; 2015.<br />
<br />
An Analysis on the Drug List Used in Hue Central Hospital in 2015<br />
Summary<br />
Objectives: To clarify the appropriateness of the list of drugs that have been selected and<br />
used by the hospital in 2015. Method: Descriptive, retrospective study. Results and conclusion:<br />
The list of drugs used at Hue Central Hospital in 2015 was suitable for treatment in hospitals.<br />
There were 27 drug classes with 1,517 drugs in the list, the total cost of about 450.21 billions.<br />
Of which, internal medicine accounted for 16.53%; foreign drugs accounted for 83.47%; single<br />
component drugs accounted for 91.37%; multi-component drugs 8.63%; generic drugs<br />
accounted for 77.14%; brand-name drugs accounted for 22.86%; injections drugs accounted for<br />
79.56% of total funding; the drug is mainly used in the main drug category of the Ministry of<br />
Health (99.8%).<br />
* Keywords: Drug list; Hue Central Hospital; 2015.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ở các nước đang phát triển, việc<br />
quản lý cung ứng thuốc còn chưa hiệu<br />
quả ở tất cả các bước trong chu trình<br />
cung ứng và một trong những nguyên<br />
nhân dẫn đến thực trạng này là các nhà<br />
quản lý, hoạch định chính sách chưa có<br />
<br />
nhiều phân tích, đánh giá để tìm ra hạn<br />
chế, bất cập trong hệ thống cung ứng<br />
thuốc thuộc phạm vi quản lý nhằm đề ra<br />
những biện pháp can thiệp phù hợp.<br />
Lựa chọn thuốc là một nội dung quan<br />
trọng trong cung ứng thuốc bệnh viện, có<br />
ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc y tế,<br />
<br />
* Bệnh viện Trung ương Huế<br />
** Trường Đại học Dược Hà Nội<br />
*** Trường Đại học Y tế Công cộng<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Kỳ Nhật (nhatnguyenky@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 25/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 11/09/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 18/09/2017<br />
<br />
22<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
trong đó bao gồm 2 khâu là xây dựng và<br />
thực hiện danh mục thuốc [7]. Danh mục<br />
thuốc bệnh viện cần các thuốc an toàn,<br />
có hiệu quả điều trị cao, chi phí hợp lý và<br />
luôn sẵn có đáp ứng được yêu cầu điều<br />
trị tại cơ sở.<br />
<br />
hành đề tài này với mục tiêu: Làm rõ<br />
được tính hợp lý hoặc chưa hợp lý của<br />
danh mục thuốc đã được bệnh viện lựa<br />
chọn và sử dụng trong năm 2015.<br />
<br />
Bệnh viện Trung ương Huế là bệnh<br />
viện đa khoa tuyến cuối, hạng đặc biệt<br />
với mô hình bệnh tật rất đa dạng, chi phí<br />
dành cho thuốc chiếm tỷ lệ cao trong tổng<br />
chi phí điều trị. Trong những năm gần<br />
đây, bệnh viện đã có nhiều nỗ lực trong<br />
lựa chọn danh mục thuốc đáp ứng việc<br />
sử dụng an toàn, hiệu quả, tiết kiệm,<br />
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.<br />
Với mục đích đưa ra những kiến nghị góp<br />
phần nâng cao hoạt động lựa chọn sử<br />
dụng thuốc tại bệnh viện, chúng tôi tiến<br />
<br />
Tiến hành thu thập số liệu liên quan<br />
đến thuốc đã sử dụng tại bệnh viện trong<br />
năm 2015 dựa vào các báo cáo sử dụng<br />
thuốc của Khoa Dược bệnh viện:<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
- Tên thuốc, hàm lượng, dạng bào<br />
chế.<br />
- Nhóm tác dụng dược lý.<br />
- Nguồn gốc/xuất sứ.<br />
- Số lượng và giá trị sử dụng.<br />
- Phân tích tỷ lệ phần trăm các nhóm<br />
số liệu và hiệu giải kết quả.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Cơ cấu danh mục theo thuốc đơn thành phần, đa thành phần.<br />
Bảng 1: Kết quả phân tích cơ cấu thuốc đơn thành phần, đa thành phần.<br />
Nhóm<br />
<br />
Số chủng loại<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Chi phí (tỷ đồng)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
1.387<br />
<br />
91,43<br />
<br />
411,38<br />
<br />
91,37<br />
<br />
130<br />
<br />
8,57<br />
<br />
38,83<br />
<br />
8,63<br />
<br />
1.517<br />
<br />
100,00<br />
<br />
450,21<br />
<br />
100,00<br />
<br />
Thuốc đơn thành phần<br />
Thuốc đa thành phần<br />
Tổng<br />
<br />
Thuốc đơn thành phần chiếm tỷ lệ lớn so với thuốc đa thành phần trong danh mục<br />
thuốc bệnh viện năm 2015.<br />
2. Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc xuất xứ.<br />
Bảng 2: Kết quả phân tích cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại.<br />
Nguồn gốc<br />
<br />
Số chủng loại<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Chi phí (tỷ đồng)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Thuốc ngoại nhập<br />
<br />
1.117<br />
<br />
73,63<br />
<br />
375,80<br />
<br />
83,47<br />
<br />
400<br />
<br />
26,37<br />
<br />
74,41<br />
<br />
16,53<br />
<br />
1.517<br />
<br />
100,00<br />
<br />
450,21<br />
<br />
100,00<br />
<br />
Thuốc nội<br />
Tổng<br />
<br />
Thuốc có nguồn gốc ngoại nhập chiếm tỷ lệ lớn về chủng loại và kinh phí sử dụng<br />
tại bệnh viện năm 2015 với 73,63% theo chủng loại, 83,47% theo kinh phí. Thuốc có<br />
nguồn gốc trong nước cũng đáng chú ý với 26,37% theo chủng loại, 16,53% theo kinh phí.<br />
23<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
3. Cơ cấu danh mục thuốc theo tên generic, tên biệt dược.<br />
Bảng 3:<br />
Số chủng loại<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Chi phí (tỷ đồng)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
1.191<br />
<br />
78,5<br />
<br />
347,31<br />
<br />
77,14<br />
<br />
Thuốc biệt dược gốc<br />
<br />
326<br />
<br />
21,5<br />
<br />
102,90<br />
<br />
22,86<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
1.517<br />
<br />
100,00<br />
<br />
450,21<br />
<br />
100,00<br />
<br />
Thuốc generic<br />
<br />
Thuốc generic chiếm tỷ lệ 77,14% giá trị tiêu thụ trong tổng giá trị kinh phí mua<br />
thuốc và chiếm 78,5% số khoản mục. Các thuốc biệt dược gốc chiếm tỷ lệ thấp về số<br />
khoản mục (21,5%) và về giá trị (22,86%), tập trung ở các thuốc dùng chẩn đoán, ung<br />
thư, tim mạch, hô hấp. Các thuốc generic tập trung vào các nhóm kháng sinh, dịch<br />
truyền sản xuất trong nước, tim mạch.<br />
4. Cơ cấu tỷ trọng các dạng thuốc.<br />
Bảng 4: Kết quả phân tích cơ cấu các dạng thuốc.<br />
Thuốc tiêm truyền<br />
Giá trị tiêu thụ<br />
358,19<br />
<br />
Thuốc uống<br />
<br />
Thuốc dạng khác<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Giá trị tiêu thụ<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Giá trị tiêu thụ<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
79,56<br />
<br />
82,374<br />
<br />
18,29<br />
<br />
9,66<br />
<br />
2,14<br />
<br />
Kết quả phân tích các dạng thuốc cho thấy thuốc dạng tiêm truyền chiếm tỷ lệ cao<br />
nhất về giá trị sử dụng (79,56%). Tỷ lệ thuốc uống chiếm 18,29% giá trị tiêu thụ. Các<br />
dạng thuốc khác chiếm tỷ lệ thấp trong danh mục thuốc bệnh viện (2,14%).<br />
5. Phân tích cơ cấu thuốc nằm trong DMT của Bộ Y tế.<br />
Bảng 5:<br />
Nhóm thuốc<br />
Thuốc nằm trong DMT<br />
Thuốc không nằm trong DMT<br />
<br />
Giá trị tiêu thụ<br />
<br />
Số khoản mục<br />
<br />
Thành tiền (Tỷ đồng)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Số khoản mục<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
449,39<br />
<br />
99,8<br />
<br />
1502<br />
<br />
99,01<br />
<br />
0,82<br />
<br />
0,2<br />
<br />
15<br />
<br />
0,99<br />
<br />
Thuốc nằm trong DMT chiếm tỷ lệ 99,8% giá trị tiêu thụ trong tổng giá trị kinh phí<br />
mua thuốc và 99,01% trong tổng số khoản mục thuốc tại bệnh viện. Kết quả phân tích<br />
cho thấy danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện được xây dựng căn cứ theo DMT sử<br />
dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành.<br />
Thuốc nằm ngoài DMT chiếm tỷ lệ rất thấp (0,2% giá trị tiêu thụ và 0,99% số khoản<br />
mục thuốc). Các thuốc này chủ yếu là thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép<br />
trong ghép thận, thuốc chống huyết khối.<br />
24<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
BÀN LUẬN<br />
Để đáp ứng nhu cầu khám và điều trị,<br />
đồng thời thực hiện tốt các quy định của<br />
Bộ Y tế, hàng năm Bệnh viện Trung ương<br />
Huế tổ chức đấu thầu mua thuốc và xây<br />
dựng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh<br />
viện. Danh mục thuốc năm 2015 đảm bảo<br />
đầy đủ các nhóm thuốc theo danh mục<br />
thuốc sử dụng tại các cơ sở khám chữa<br />
bệnh của Bộ Y tế.<br />
Một trong số các tiêu chí được<br />
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo khi lựa<br />
chọn thuốc là nên chọn thuốc được bào<br />
chế ở dạng đơn chất [5]. Thuốc sử dụng<br />
tại bệnh viện năm 2015 chủ yếu là thuốc<br />
đơn thành phần (91,43% theo chủng loại<br />
và 91,37% kinh phí). Bệnh viện ưu tiên<br />
sử dụng thuốc đơn thành phần sẽ thuận<br />
lợi hơn trong kiểm soát tương tác thuốc.<br />
Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu tại<br />
Bệnh viện Nội tiết Trung ương (88,7%<br />
theo chủng loại).<br />
Sử dụng thuốc nội có thể làm giảm chi<br />
phí cho bệnh nhân, đồng thời góp phần<br />
khuyến khích sản xuất trong nước phát<br />
triển. Với tỷ lệ sử dụng thuốc nội tại bệnh<br />
viện năm 2015 là 16,53%, chứng tỏ bệnh<br />
viện đã quan tâm sử dụng thuốc nội có<br />
chất lượng đảm bảo. Bệnh viện sử dụng<br />
nhiều thuốc nhập khẩu phần là do bệnh<br />
nhân điều trị tại tuyến cuối, gồm nhiều<br />
bệnh nhân nặng, cần thuốc chuyên khoa<br />
sâu do nước ngoài sản xuất. Tuy nhiên,<br />
đối với các thuốc nhập khẩu sử dụng<br />
nhiều chủ yếu được sản xuất từ Ấn độ và<br />
Hàn Quốc, bệnh viện cần quan tâm hơn<br />
đến nguồn gốc những thuốc này. Kết quả<br />
này cũng phù hợp với nghiên cứu của Vũ<br />
Thị Thu Hương, giá trị sử dụng thuốc nội<br />
<br />
ở các bệnh viện tuyến trung ương từ 12,1 27,9% [4].<br />
Kết quả phân tích cơ cấu thuốc<br />
generic - thuốc biệt dược cho thấy thuốc<br />
generic chiếm 78,5% về số khoản mục và<br />
77,14% về giá trị. Thuốc generic với ưu<br />
điểm giá thành rẻ hơn, nhưng lại có đầy<br />
đủ các hoạt chất cần thiết, được sử dụng<br />
khá rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, ở<br />
Mỹ là 50%, Đức 60%, Malaysia 40%... và<br />
đang có xu hướng tăng mạnh ở các nước<br />
đang phát triển. Vì vậy, việc sử dụng<br />
thuốc generic mang lại lợi ích lớn cho cả<br />
người bệnh và doanh nghiệp. Sử dụng<br />
thuốc generic là cách thức giúp giảm chi<br />
phí điều trị.<br />
Sử dụng nhiều thuốc ngoại và thuốc<br />
mang tên biệt dược đắt tiền tại các bệnh<br />
viện tuyến trung ương là điều không tránh<br />
khỏi, vì phần lớn bệnh nhân đều trong<br />
tình trạng nặng, rất nặng. Tuy nhiên, bệnh<br />
viện cần tăng cường sử dụng thuốc nội<br />
và thuốc mang tên gốc, vì hiện nay có rất<br />
nhiều thuốc gốc, thuốc sản xuất trong<br />
nước có chất lượng tốt, giá rẻ, hiệu quả<br />
điều trị tương đương các thuốc mang tên<br />
biệt dược cùng hoạt chất.<br />
Tỷ lệ và tỷ trọng thuốc tiêm - truyền tại<br />
bệnh viện cao hơn các dạng thuốc uống.<br />
Đây là nơi điều trị nhiều bệnh nhân nặng,<br />
việc sử dụng các thuốc dạng tiêm truyền<br />
sẽ hiệu quả hơn. Trên thế giới, mỗi năm<br />
có khoảng 4,7 triệu ca nhiễm virut viêm<br />
gan B/C và 160.000 người nhiễm HIV có<br />
liên quan đến kê đơn sử dụng thuốc tiêm.<br />
Vì vậy, bệnh viện nên giảm bớt một số<br />
thuốc tiêm trong DMT bệnh viện nếu như<br />
dạng thuốc khác có thể đáp ứng được<br />
nhu cầu điều trị cho bệnh nhân.<br />
25<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
Kết quả phân tích cũng cho thấy<br />
99,01% các thuốc sử dụng nằm trong<br />
DMT của Bộ Y tế. Điều này cho thấy hội<br />
đồng thuốc và đấu thầu đã lựa chọn các<br />
thuốc dựa trên DMT của Bộ Y tế và DMT<br />
đáp ứng được yêu cầu điều trị tại bệnh<br />
viện, đảm bảo quyền lợi cho người tham<br />
gia bảo hiểm y tế.<br />
KẾT LUẬN<br />
Danh mục thuốc bệnh viện năm 2015<br />
gồm 27 nhóm thuốc với 1.517 chủng loại<br />
thuốc, tổng kinh phí sử dụng là 450,21 tỷ<br />
đồng. Thuốc đơn thành phần, thuốc đa<br />
thành phần có tỷ lệ sử dụng kinh phí lần<br />
lượt là 91,37% và 8,63%. Tỷ lệ kinh phí<br />
thuốc nội 16,53%. Thuốc generic 77,14%<br />
kinh phí và tỷ lệ thuốc tiêm truyền<br />
79,56%. Thuốc được sử dụng chủ yếu<br />
nằm trong DMT của Bộ Y tế (99,01%).<br />
Bệnh viện đã lựa chọn thuốc sử dụng<br />
hợp lý, cơ cấu thuốc phù hợp với mô hình<br />
bệnh tật và đặc thù của bệnh viện. Các<br />
thuốc được sử dụng chủ yếu là thuốc<br />
nhập khẩu, ở dạng đơn thành phần,<br />
mang tên thương mại, đa phần đều có<br />
hoạt chất nằm trong DMT được quỹ bảo<br />
hiểm y tế chi trả. Bệnh viện đã quan tâm<br />
đến việc sử dụng thuốc sản xuất trong<br />
nước.<br />
<br />
26<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bệnh viện Trung ương Huế. Danh mục<br />
thuốc bệnh viện. 2015.<br />
2. Bộ Y tế. Thông tư 23/2011/TT-BYT: Về<br />
việc hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ<br />
sở y tế có giường bệnh. 2011.<br />
3. Vũ Thị Thu Hương. Đánh giá hoạt động<br />
của hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng<br />
và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh<br />
viện đa khoa. Luận án Tiến sỹ Dược học.<br />
Trường Đại học Dược Hà Nội. 2012.<br />
4. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hội đồng<br />
thuốc và điều trị - cẩm nang hướng dẫn thực<br />
hành. 2004.<br />
5. Huỳnh Hiền Trung. Nghiên cứu một số<br />
giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng<br />
thuốc tại Bệnh viện Nhân dân 115. Luận án<br />
Tiến sỹ Dược học, Trường Đại học Dược<br />
Hà Nội. 2012.<br />
6. Anthony Savelli Harald Schwarz, Andrei<br />
Zagoski, Alerxander Bykov. Manual for the<br />
development and mainteance of hospital drug<br />
formularies Management Sciences for Health.<br />
1996, April.<br />
7. WHO. Drug and Therapeutics Committee<br />
Practical. World Health Organization. 2004.<br />
8. Management sciences for health, drug<br />
and therapeutics committee training course.<br />
World Health Organization. 2007.<br />
<br />