TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 66, 2011<br />
PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NGỮ DỤNG CỦA HÀNH ðỘNG RÀO ðÓN<br />
TRONG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG HỘI THOẠI<br />
Lê Thị Thanh Xuân<br />
Trường ðại học Ngoại ngữ, ðại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Từ bao ñời nay, trong cách giao tiếp hàng ngày, ñể tránh nói ra những ñiều không hay<br />
có thể làm phật lòng người nghe hay không phải tự chịu trách nhiệm trước những ñiều mình nói,<br />
ñồng thời thể hiện sự khiêm nhường, người ta không quên sử dụng cách nói lịch sự, là cách nói<br />
"rào trước ñón sau". Quan sát thực tế giao tiếp của người Việt, chúng tôi thấy rất nhiều tình<br />
huống người nói lựa chọn hành ñộng rào ñón, và mục ñích của hành ñộng rào ñón và các hình<br />
thức ngôn ngữ ñể thể hiện chúng khá là ña dạng. Ở bài viết này, chúng tôi muốn ñi sâu tìm hiểu<br />
về giá trị ngữ dụng của hành ñộng rào ñón ñể thấy rõ tầm quan trọng của hành ñộng này từ<br />
thực tế giao tiếp và từ tác phẩm văn học.<br />
<br />
1. Mở ñầu<br />
Rào ñón (Hedges) là “nói có tính chất ngăn ngừa truớc sự hiểu lầm hay phản<br />
ứng về ñiều mình sắp nói”.<br />
Cũng theo ñịnh nghĩa của Nguyễn Như Ý trong cuốn ðại từ ñiển tiếng Việt thì<br />
rào ñón là “nói trước cho kín cạnh, tránh sơ hở”.<br />
Như chúng ta ñều biết, người Việt trong giao tiếp thường hay nói vòng, nói tránh,<br />
nói giảm, nói bóng gió, nói rào ñón… với mục ñích chính là tránh làm mất thể diện<br />
người nghe. ðiều này có sự khác biệt so với lối văn hóa giao tiếp của người phương Tây<br />
(không thích nói bóng gió, rào trước ñón sau mà thích nói trực tiếp vào vấn ñề hơn).<br />
Ngoài ra, việc ñưa hình thức rào ñón vào trong quá trình giao tiếp của người Việt sẽ rất<br />
hay bởi “Yếu tố rào ñón ñược sử dụng ñể rào ñón cả nội dung thông tin và hiệu quả<br />
ngoài lời của phát ngôn. Yếu tố rào ñón khiến cho phát ngôn trở nên uyển chuyển hơn,<br />
liên tục hơn. Trong những trường hợp nhất ñịnh, yếu tố rào ñón ñược diễn tả bằng<br />
những từ ngữ có tính chất chuyên dụng trong phát ngôn”.<br />
Theo sự phân loại của Austin, rào ñón thuộc phạm trù hành ñộng ứng xử khu xử<br />
(behabitive). Vì vậy, rào ñón có liên quan mật thiết ñến phép lịch sự và việc giữ gìn thể<br />
diện cho người nói (Nói ra mong anh ñừng giận…; Nói anh bỏ quá cho…; Có ñiều gì<br />
không phải mong anh thứ lỗi…) và ñặc biệt là người nghe, kể cả người khác (Tôi nghe<br />
nói…; Nghe thiên hạ ñồn là…; Hình như…; Có lẽ…). Sử dụng rào ñón trong giao<br />
tiếp là cách duy nhất không phá vỡ ñi mối quan hệ tốt ñẹp ñã có giữa người nói và<br />
207<br />
<br />
người nghe. Ngoài ra, trong một số trường hợp ñặc biệt hơn, nó cũng có vai trò ngăn<br />
ngừa những phản ứng thái quá hay quá tích cực của người nghe khi người nói thông báo<br />
một tin vui nào ñó. Những trường hợp này cũng có xuất hiện trong ñời sống giao tiếp<br />
của người Việt, nhưng tần số xuất hiện của nó thường ít hơn so với hành ñộng rào ñón<br />
trước những phản ứng tiêu cực.<br />
Nói chung, sử dụng rào ñón còn thể hiện ñược lối ứng xử, giao tiếp khéo léo,<br />
thông minh của người Việt.<br />
2. Nội dung<br />
2.1. ðặc ñiểm văn hoá trong giao tiếp của người Việt với hình thức rào ñón<br />
Người Việt từ xưa ñến nay luôn trọng cách giao tiếp có trước, có sau, trọng tình<br />
trọng nghĩa. Người Việt luôn cân nhắc, ñắn ño, suy nghĩ thấu ñáo trước khi nói nên ñối<br />
với người Việt, giao tiếp còn là một nghệ thuật. Công việc làm ăn có thành công, quan<br />
hệ giao tiếp có bền vững hay không ñều phụ thuộc vào sức mạnh của lời nói, của ngôn<br />
từ. Do ñó, ñể ñạt ñược những hiệu quả cao trong giao tiếp, người Việt luôn coi trọng<br />
yếu tố nói năng trong ñời sống hàng ngày: Uốn lưỡi 3 lần trước khi nói, Học ăn, học nói<br />
hay Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.<br />
Hành ñộng rào ñón ñóng vai trò rất quan trọng trong ñời sống giao tiếp của<br />
người Việt, bởi không phải bất kỳ việc gì cũng có thể giải quyết ñược qua lối nói thẳng<br />
(nói trực tiếp) mà phải qua cách nói gián tiếp, lịch sự, tế nhị, kín ñáo nhưng vẫn ñạt<br />
ñược mục ñích giao tiếp của cá nhân. ðúng như quan niệm của Lyons: “Trong một số<br />
xã hội, cũng là bất lịch sự khi ñưa ra một nhận ñịnh không rào trước ñón sau hoặc một<br />
mệnh lệnh thẳng thừng. Căn nguyên và những lối dùng ña dạng, ít nhiều ñược qui ước<br />
hóa của các hành ñộng ngôn từ gián tiếp có thể ñược giải thích bởi những lý do như<br />
vậy”.<br />
Hành ñộng rào ñón còn chịu ảnh hưởng bởi ñặc trưng văn hóa truyền thống của<br />
người Việt với gốc tích nông nghiệp (có sức mạnh cố kết cộng ñồng cao, nếp sống thì<br />
rất chan hòa, cởi mở), nên người Việt rất thích giao tiếp và trong giao tiếp thì luôn ñặt<br />
yếu tố tình cảm lên hàng ñầu. Có thể nói, rào ñón có những ñặc trưng rất thuần Việt,<br />
không hoàn toàn giống với bất kỳ một nước nào trên thế giới bởi ñã tiếp thu một cách<br />
sáng tạo các quan niệm của Nho giáo, Phật giáo.<br />
2.2. Giá trị dụng học của hành ñộng rào ñón qua việc phân tích tình huống<br />
Từ những thông tin về rào ñón ñã ñược nêu ra ở trên, chúng tôi tiến hành tìm<br />
hiểu giá trị dụng học của hình thức rào ñón trong giao tiếp của người Việt. Có rất nhiều<br />
tình huống thú vị của hành ñộng rào ñón ñược thể hiện qua nguồn ngữ liệu văn học<br />
nhưng do dung lượng bài viết có hạn, chúng tôi chỉ phân tích một số tình huống rào ñón<br />
tiêu biểu ñể làm rõ giá trị dụng học trong một số tình huống hội thoại cụ thể sau ñây<br />
(chúng tôi gọi tắt S (Speaker: Người nói) và H (Hearer: Người nghe):<br />
208<br />
<br />
2.2.1. Rào ñón nhằm tôn trọng thể diện người nói – người nghe<br />
+ Tình huống 1:<br />
S: - Nghe nói ông xin ñi Tổng ñốc Thanh Hóa có phải không?<br />
H: - Tâu, chúng tôi không hề xin ñi chi cả, nhưng cách ñây… (bỏ bớt một phần)<br />
S: - Thế thì ông muốn ñi Thanh Hóa hay muốn ở lại ñây?<br />
H: - Tâu chúng tôi muốn ở lại Huế thôi.<br />
S: - Có lẽ ông không biết rằng chính tui ñã phải hai lần nói với ông Khâm sứ và<br />
nhiều lần năn nỉ với Hoàng ñế ngài mới quyết ñịnh cất nhắc ông từ Quản ñạo ðà Lạt lên<br />
Ngự tiền văn phòng Tổng lí?<br />
(Trích Hồi ký Phạm Khắc Hòe)<br />
ðoạn hội thoại trên trích trong Hồi ký từ triều ñình Huế ñến chiến khu Việt Bắc.<br />
Người tham gia giao tiếp là Nam Phương Hoàng hậu, vợ của Bảo ðại và tác giả hồi ký<br />
(Phạm Khắc Hòe), nhân vật xưng tôi. Qua ñoạn hội thoại trên, chúng ta thấy ñược rằng,<br />
trong giao tiếp không phải lúc nào cũng nói thẳng, mà cần phải biết rào ñón, bóng gió<br />
ñể nghệ thuật giao tiếp ñạt ñến hiệu quả cao nhất, giúp thuận lợi trong công việc mà lại<br />
làm “mát lòng” người nghe. Ở ñây, có thể thấy bà Nam Phương Hoàng hậu là người<br />
khéo léo trong hoạt ñộng giao tiếp. So với người nghe, ông Phạm Khắc Hòe, thì bà là<br />
người có vai xã hội cao hơn thế nhưng bà vẫn có chiến lược rào ñón khi giao tiếp với<br />
người thuộc cấp của mình.<br />
Câu hỏi ñầu tiên bà có thể hỏi thẳng: Ông xin ñi Tổng ñốc Thanh Hóa phải không?<br />
thế nhưng bà chọn cách rào ñón bằng hai từ Nghe nói với mục ñích thể hiện sự từ tốn, lịch<br />
sự của mình, bà không muốn tỏ ra dồn ép kẻ dưới quyền.<br />
Lần thứ hai, trong câu “Có lẽ ông không biết…”, hai từ Có lẽ trong cách dùng<br />
này không phải là cách ñể hạn chế thông tin mà chính là cách ñể lời nói của bà không<br />
mang mục ñích kể công quá lộ liễu. Chính nhờ hai từ Có lẽ ấy khiến người nghe cảm<br />
thấy thoải mái hơn.<br />
2.2.2. Rào ñón khi ñề cập ñến những câu chuyện khó nói<br />
+ Tình huống 2:<br />
S: - Chị Thảo, còn hai chị em, giờ ta nói chuyện theo kiểu… cánh ñàn bà với<br />
nhau.<br />
H: - Kìa Loan… ñừng làm chị sợ. Có chuyện gì thế?<br />
S: - Chị yêu lão Hùng phải không?<br />
H: - Loan… Chị biết rồi thế nào em cũng hỏi chị ñiều này. ðàn bà chúng<br />
mình khi vướng vào, ñâu có giấu ñược ai. Loan… ñã nhiều lần chị ñã ñịnh nói với<br />
209<br />
<br />
em nhưng chị sợ…<br />
…<br />
S: - Nói tí tí nữa thôi, không lại bảo chị em lúc gặp trắc trở lại bỏ nhau, em<br />
hỏi tiếp, chị ñừng phật lòng nhé: Có phải chị thật sự chán anh Nam rồi không?<br />
H: - Không…<br />
(Phố - Chu Lai)<br />
Qua ñoạn hội thoại trên, chúng ta thấy rằng cách mở ñầu câu chuyện của Loan<br />
rất khéo léo, ñặc biệt là ñối với những chuyện tế nhị, khó nói. Cô phải rào ñón trước, ñể<br />
ngăn ngừa sự ñe dọa thể diện ñối với người nghe. ðây là sự báo trước những ñiều có thể<br />
gây bất lợi cho người nghe sau câu nói rào ñón ñầy ẩn ý, giúp giảm “sốc” cho người<br />
nghe: “Chị Thảo! Còn hai chị em, giờ ta nói chuyện theo kiểu… cánh ñàn bà với nhau”.<br />
Trong hoạt ñộng giao tiếp, ñặc ñiểm về giới cũng có những vấn ñề ứng xử tế nhị. Khi<br />
lời rào ñón ñề cập vấn ñề liên quan về giới, người nói ngầm báo với người nghe có thể<br />
trao ñổi thẳng thắn các vấn ñề tế nhị. Và cách trả lời câu hỏi của Loan là tuy không trả<br />
lời thừa nhận trực tiếp về hành vi của mình nhưng là sự rào ñón gián tiếp thừa nhận việc<br />
ngoại tình của mình nhằm tìm kiếm sự thông cảm từ phía Thảo: “Loan… Chị biết rồi<br />
thế nào… nhiều lần chị ñịnh nói với em nhưng chị sợ…”.<br />
Tiếp theo, ñó là sự ngăn ngừa trước việc hiểu nhầm của Thảo, cho rằng Loan là<br />
người vô tâm: “Nói tí tí nữa thôi, không lại bảo chị em lúc gặp trắc trở lại bỏ nhau”.<br />
Loan là người rất biết nghĩ, trước câu hỏi có tính chất tiêu cực như “Có phải chị thực sự<br />
chán anh Nam rồi không?” thì trước ñó cô ñã rào ñón thể diện tích cực, không áp chế H<br />
(người nghe): “em hỏi tiếp, chị ñừng phật lòng nhé” khiến cho Thảo không cảm thấy<br />
khó chịu, chấp nhận ñược câu hỏi khó mà Loan ñặt ra.<br />
2.2.3. Rào ñón với tình huống người thứ 3<br />
+ Tình huống 3<br />
Trong truyện “Thằng Quýt”, thằng Quýt tuy chỉ là người giúp việc thôi nhưng<br />
nó cũng rất khôn khéo, “biết ăn, biết nói”, ñược thể hiện rõ qua ñoạn trích sau, qua ñoạn<br />
thoại với cậu chủ của nó:<br />
S: - Con hỏi câu này, nếu không phải, cậu bỏ ngoài tai nhé?<br />
H: - ðược, gì, anh cứ nói.<br />
S: - Con hỏi khí không phải, có người bảo ông Phán lấy tiền của con, thật hay<br />
dối hả cậu?<br />
(Thằng Quýt – Nguyễn Công Hoan)<br />
Thằng Quýt ñã sử dụng biểu thức “Con hỏi khí không phải” là sự rào ñón trước<br />
cho hành vi hỏi có thể de dọa thể diện người khác. Còn biểu thức “có người bảo” là sự<br />
210<br />
<br />
không xác ñịnh thông tin. Sự không xác ñịnh thông tin này của thằng Quýt có tính mục<br />
ñích rất rõ ràng bởi nó biết rằng nếu mình ñổ tội oan cho chủ thì sẽ rất ñáng trách nhất<br />
là người nghe vốn là bạn của chủ nó (ông Phán) chính vì vậy nó buộc lòng phải có chiến<br />
lược rào ñón.<br />
2.2.4. Rào ñón với tình huống không xác tín thông tin nhằm tôn trọng thể diện<br />
người thứ 3<br />
+ Tình huống 4: ñoạn hội thoại giữa Nam và Bình:<br />
S: - Có phải thằng cha kia ở khu mình không? Lảng vảng suốt.<br />
H: - Không – Nam lắc ñầu – Ai ñấy?<br />
S: - Người ta bảo mấy tối nay thường thấy hắn lảng vảng ở ñây. Dám trộm lắm!<br />
Bảo cô ấy ñi ngủ nhớ khóa khoáy cửa giả cho cẩn thận.<br />
Nói xong, vị ñạo diễn nhũi mình biến vào con ñường lầy lội…<br />
(Phố - Chu Lai)<br />
Vị ñạo diễn ñã dùng những từ ngữ biểu thị sự rào ñón “Người ta bảo” với hàm ý<br />
không xác ñịnh ai ñã ñưa ra thông tin về kẻ hay xuất hiện lảng vảng ở khu tập thể. Lý<br />
do là chưa xác ñịnh ñược kẻ ñó là trộm hay không, nếu ñưa thông tin trái chiều, không<br />
ñúng thực hư sẽ mang tiếng hàm oan cho người phát ngôn và cho cả ñối tượng trung<br />
tâm ñang ñược ñề cập. ðưa ra thông tin rào ñón như vậy, người nói chỉ muốn người<br />
nghe cẩn thận, ñề phòng mọi bất trắc có thể xảy ra.<br />
2.2.5. Rào ñón trong tình huống “phải” tác ñộng ñến trạng thái tâm lý của<br />
người nghe<br />
+ Tình huống 5: Xem xét ñoạn hội thoại sau:<br />
S: - Mình ơi! Em…<br />
H: - Biết rồi. Nôn hử?<br />
S: - Nôn… nhưng mà em… Mình bình tĩnh nghe em nói.<br />
H: - Cứ nói mẹ nó ñi! Có cái ñ. gì mà không bình tĩnh.<br />
S: - Hình như em ñã…<br />
H: - Biết rồi. Chửa hử?<br />
S: - Trời! Mình biết rồi ư? Thế mà em…<br />
(Phố - Chu Lai)<br />
Với ñoạn hội thoại chúng tôi ñã trích dẫn ở trên, có thể thấy rằng vợ Lãm ñã rào ñón,<br />
không dám nói thật rằng mình ñã có thai. Bởi cô biết rằng, nếu có thêm con thì sẽ là gánh<br />
nặng cho gia ñình, chồng cô vì thế sẽ rầy la cô. Cô chỉ biết nói rào ñón, ấp úng qua những<br />
211<br />
<br />